VĂN TẢ CỦA TRẺ
(Cười để quên hết nỗi nhọc nhằn ngày hôm qua....)
1. Tả chú thương binh:
“Gần nhà em có chú thương binh, chú đã bị thương 2 lần, một lần ở Buôn Mê Thuột và một lần ở đùi”.
2. Viết cảm nhận của em về nhà thơ Tú Xương qua bài Thương vợ:
“Tú Xương rất thương vợ nên ông có nhiều con. Ông cũng là người thông minh, khôn khéo, biết nhường vợ những việc nặng nhọc, dù ông thi hoài không đậu”.
3. Tả trường em trước giờ học:
“Khi tiếng trống trường báo hiệu 15 phút đầu giờ, sân trường em thật hỗn loạn. Các bạn chen lấn, xô đẩy nhau. Các bạn còn đè lên nhau, dẫm đạp nhau để kịp vào lớp. Vài cô giáo đi muộn hối hả chạy vào lớp vì bận cho con bú”.
4. Giải thích câu thành ngữ 'Anh em như thể tay chân':
“Nghĩa là khi chân đau thì tay băng bó, còn tay đau thì chân đưa tay đi bệnh viện”.
5. Tả bà ngoại:
“Nhà em có nuôi một bà ngoại, mỗi sáng, bà thường lên phòng bố mẹ và em hỏi to: Vợ chồng con cái chúng mày ăn gì để tao đi mua?"
6. Hãy điền từ thích hợp vào ô trống: “… đi đôi với hành”:
"THỊT đi đôi với hành".
7. Hãy kể lại chuyện Lạc Long Quân:
“Lạc Long Quân hiện lên nói: Ta và nàng đến đây hết tình. Ta đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên bờ. Nói xong, Lạc Long Quân nhảy ùm xuống biển lặn mất”.
8. Tả chiếc xe mô-tô:
“Gần nhà em có một chú có chiếc xe mô-tô. Hằng ngày chú thường xách xe đi chợ. Mỗi lần bước lên xe, chú rồ ga thật lớn. Mỗi lần như thế là mẹ em lại bảo: Thằng mất dạy, trời đánh!".
9. Tả cảnh đêm đông của gia đình em:
“Đêm đông, gia đình em quây quần ấm cúng bên bếp lửa. Bố em ngồi đọc báo, mẹ em ngồi đan len, chúng em thì học bài, còn ông bà nội thì ngồi nói chuyện ở bàn ăn. Ngọn đèn dầu soi bóng ông bà lên tường trông như hai con khỉ già vậy”.
10. Tả thầy giáo:
“Bố mẹ em rất quý thầy em. Một hôm, thầy đến chơi, lúc tiễn thầy về, bố đưa thầy tới tận đầu cầu bắc qua sông. Thầy đi rồi mà bố vẫn chưa chịu về, ông còn đứng trông theo bóng thầy nhỏ dần, nhỏ dần, cho tới khi nhỏ bằng con chó, lúc đó bố mới chịu quay về nhà”.