VỀ HƯU…
Nghỉ hưu là một bước ngoặt lớn của cuộc đời, từ thói quen sinh hoạt, thu nhập tài chính, địa vị xã hội và danh tiếng của một người sẽ hoàn toàn thay đổi, cho phép chúng ta sống tự do và thoải mái. Tôi năm nay 62 tuổi, từng làm quản lý tại một công ty tư nhân trước khi nghỉ hưu.
Sau hơn 40 năm làm việc, tôi nghĩ mình đã tích lũy được rất nhiều mối quan hệ. Trước đây, vì tôi có chút quyền lực trong công việc nên nhiều người khen ngợi tôi, mọi người thường mời tôi ăn tối và tặng quà. Tuy nhiên, sau khi nghỉ hưu được hai năm, tôi nhận ra rất nhiều điều khác xa so với quá khứ. Tôi nghỉ hưu ở tuổi 60.
Khi mới về hưu, tôi vẫn thường xuyên liên lạc với các đồng nghiệp cũ, vừa nghỉ hưu, tôi không thể ngồi yên và luôn muốn tìm việc gì đó để làm, tôi vẫn quen với việc được mọi người vây quanh. Nhưng tôi nhận thấy có sự khác biệt rất lớn giữa việc nghỉ hưu và trước khi nghỉ hưu. Trước đây tôi không cần chào hỏi, nhiều người sẽ nhắn tin để hẹn tôi, bây giờ điện thoại của tôi im lặng mấy ngày, không có ai hỏi han, nhắn tin, chỉ có cuộc gọi của vợ tôi. Tôi nhận thấy đồng nghiệp không còn nhiệt tình với tôi như trước nữa, mỗi lần tôi rủ đi chơi, họ luôn tìm đủ lý do để trốn tránh. Dần dần tôi nhận thấy không còn ai chủ động liên lạc với mình nữa.
Cuối cùng tôi cũng hiểu rằng khi mình nghỉ hưu, không còn quyền lực thì sẽ không có điều kiện để trao đổi giá trị với người khác. Họ sẽ không còn cố tình khen ngợi và làm hài lòng mình nữa. Sau khi nghỉ hưu, tôi thấy rằng những đồng nghiệp từng là bạn tốt lại là những người đầu tiên xa lánh tôi.
Trải qua 2 năm nghỉ hưu, tôi hiểu ra được những điều này: 1. Hầu hết các quan hệ xã giao đều dựa trên việc trao đổi lợi ích: Khi bạn về hưu, nếu bạn không còn giá trị với người khác như đồng nghiệp chẳng hạn, đừng trách họ không còn quan tâm đến bạn. Mối quan hệ của người trưởng thành thường được xây dựng trên cơ sở lợi ích.
Hãy tự hỏi: Bạn có thể liên tục dành thời gian cho người không có giá trị với mình không? Con người thường rất thực tế. Là một người đã nghỉ hưu, tôi không nên lo lắng về những chuyện không đáng này nữa. Tôi hay nói vui với những người bạn già của mình rằng: Khi chúng ta già đi, đôi khi con cái còn không thích chứ đừng nói đến những người khác. Kỳ vọng càng lớn, thất vọng càng nhiều. Sau khi về hưu, chúng ta nên học cách từ bỏ một số thứ, điều đó sẽ làm cho cuộc sống của mình trở nên nhẹ nhàng hơn.
2. Sau khi về hưu, biết cách sống "một mình": Sau khi về hưu, chúng ta nên giảm bớt các mối quan hệ xã hội. Cuối cùng, mọi người đều sẽ phải học cách sống một mình. Cuộc sống bị chi phối bởi người khác thường không là cuộc sống mà chúng ta muốn. Nếu trước khi về hưu, tôi phải tham gia các sự kiện xã hội để phục vụ cho công việc, thì sau khi về hưu, tôi không cần phải ép bản thân tham gia vào những hoạt động như vậy nữa. Tôi cho phép bản thân làm những điều chúng ta thích mà không cần quan tâm quá nhiều đến ý kiến của người khác, miễn là việc tôi làm không ảnh hưởng đến đạo đức, quy định. Những người già sống thông thái thường biết cách tận hưởng cuộc sống một mình.
3. Tận hưởng sớm: Hãy tận hưởng từ sớm. Khi về hưu cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã sống qua hai phần ba cuộc đời. Khoảng thời gian còn lại, chúng ta nên tận hưởng. Khi chúng ta còn khỏe mạnh, hãy thử đủ các món ngon trên đời, ngắm nhìn những vùng đất đẹp, đi du lịch. Hãy làm những điều có ý nghĩa, khiến bản thân vui vẻ và không hối hận.
4. Thương mình đi, đừng chỉ lo cho con cái: Có những người già cả đời vì con cái, sau khi nghỉ hưu lại dùng tiền lương hưu để cho con cái trả nợ mua nhà, tôi đặc biệt không đồng tình với điều này. Cha mẹ nuôi dạy con cái, cho con ăn học, cho con tiền thành gia lập thất, chúng ta đã hoàn thành trách nhiệm của mình với tư cách là cha mẹ. Ngược lại, sau khi nghỉ hưu, chúng ta già đi, sức khỏe giảm sút, lương hưu là nguồn thu nhập duy nhất của chúng ta. Lúc này, chúng ta nên lo cho bản thân mình trước tiên.
5. Nuôi dưỡng một sở thích: Sau khi nghỉ hưu, bạn không cần phải làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không cần phải đi làm đúng giờ, cuộc sống là của riêng bạn. Nhàn rỗi một thời gian cũng không sao, nếu cứ nhàn rỗi không có sở thích gì, chúng ta sẽ cảm thấy rất buồn chán. Con người luôn cần có việc gì đó để làm, những người già như chúng ta có thể nuôi dưỡng một sở thích, chẳng hạn như đọc sách, tập thể dục…
6. Đừng tức giận, vui vẻ luôn đặt lên hàng đầu: Những việc không cần thiết, không đáng tức giận, tôi đều coi như cơn gió thoảng qua cho nhẹ lòng. Nhiều bệnh của người cao tuổi xuất phát từ những ưu phiền, nóng giận. Sau khi về hưu, chúng ta cần rèn luyện tâm lý cởi mở, không ngại nói, không ngại bàn luận, không sợ người khác nói xấu sau lưng, sẽ không sợ tổn thương. Khi tôi già đi, tôi làm những điều tôi muốn, chỉ cần không vi phạm những tiêu chuẩn đạo đức, dù người khác nói gì đi nữa, tôi cũng không quan tâm.
Tôi vẫn là tôi, tận hưởng niềm vui mỗi ngày. Điều quan trọng nhất của cuộc sống là học cách vui vẻ, học cách tha thứ, không bị phiền não về vấn đề nhỏ nhặt. Hãy giữ một tâm hồn trẻ trung. Sau bao vất vả nửa đầu cuộc đời, chúng ta có thể có được cuộc sống hạnh phúc trong nửa sau cuộc đời. Hãy tận hưởng cuộc sống, ưu tiên hạnh phúc lên hàng đầu. Sau khi về hưu, tôi tin rằng, nếu chúng ta sống với tâm lý này thì quãng đời còn lại của chúng ta sẽ rất vui vẻ... “
SƯU TẦM
________________
Hoang Nguyen gởi