Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh
Vinh Gia Chung Dao Ca
Vinh Gia Chung Dao Ca
Vinh Gia Chung Dao Ca Vinh Gia Chung Dao Ca
Vinh Gia Chung Dao Ca
Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca
Vinh Gia Chung Dao Ca
Vinh Gia Chung Dao Ca
Sa Môn Huyền Giác soạn
 

Vĩnh Gia Chứng Ðạo Ca

Sa-Môn Huyền Giác soạn

 

HòaThượng Tuyên Hóa

Thuyết Giảng tại Kim Luân Thánh Tự

Los Angeles, California,

Mỹ Quốc, tháng 2 năm 1985

 

Quân bất kiến,

Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân?

Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân.

Vô minh thực tánh tức Phật tánh,

Ảo hóa không thân tức pháp thân.

Pháp thân giác liễu vô nhất vật,

Bổn nguyện tự tánh thiên chân Phật,

Ngũ ấm phù vân không khứ lai,

Tam độc thủy bào hư xuất một.

Chứng thực tướng vô nhân pháp,

Sát-na diệt khước A-tỳ nghiệp.

Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh

Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp.

Ðốn giác liễu Như Lai thiền,

Lục độ vạn hạnh thể trung viên.

Mộng lý minh minh hữu lục thú,

Giác hậu không không vô đại thiên.

Vô tội phước, vô tổn ích,

Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch.

Tỷ lai trần kính vị tằng ma,

Kim nhật phân minh tu phẫu tích.

Thùy vô niệm, thùy vô sinh,

Nhược thực vô sinh, vô bất sinh.

Hoán thủ cơ quan mộc nhân vấn,

Cầu Phật thi công tảo vãn thành

Phóng tứ đại, mạc bả tróc,

Tịch diệt tính trung tùy ẩm trác

Chư hành vô thường nhất thiết không

Tức thị Như Lai đại viên giác.

Quyết định thuyết, biểu Chân thặng

Hữu nhân bất khẳng nhiệm tình trưng.

Trực triệt căn nguyên Phật sở ấn,

Trích diệp tầm chi ngã bất năng.

Ma-ni châu, nhân bất thức,

Như Lai tàng lý thân thâu đắc.

Lục ban thần dụng không bất không

Nhất lỏa viên quang sắc phi sắc.

Tịnh ngũ nhãn, đắc ngũ lực,

Duy chứng nãi tri nan khả trắc.

Kính lý khán hình kiến bất nan,

Thủy trung tróc nguyệt tranh niêm đắc.

Thường độc hành, thường độc bộ,

Ðạt giả đồng du Niết-bàn lộ.

Ðiều cổ thần thanh phong tự cao,

Mạo tụy cốt cương nhân bất cố.

Cùng thích-tử, khẩu xưng bần,

Thực thị thân bần đạo bất bần.

Bần tắc thân thường phi lũ hạt,

Ðạo tắc tâm tàng vô giá trân.

Vô giá trân, dụng vô tận,

Lợi vật ứng cơ chung bất lận.

Tam thân tứ trí thể trung viên,

Bát giải lục thông tâm địa ấn.

Thượng sĩ nhất quyết nhất thiết liễu,

Trung hạ đa văn đa bất tín.

Ðản tự hoài trung giải cấu y,

Thùy năng hướng ngoại khoa tinh tấn.

Tòng tha báng, nhiệm tha phi,

Bả hỏa thiêu thiên đồ tự bị.

Ngã văn cáp tự ẩm cam lồ,

Tiêu dung đốn nhập bất tư nghị.

Quán ác ngôn, thị công đức,

Thử tắc thành ngô thiện tri thức.

Bất nhân san báng khởi oán thân,

Hà biểu vô sanh từ nhẫn lực.

Tông diệc thông, thuyết diệc thông,

Ðịnh huệ viên minh bất trệ không.

Phi đản ngã kim độc đạt liễu,

Hằng sa chư Phật thể giai đồng.

Sư tử hống, vô úy thuyết,

Bách thú văn chi giai não liệt.

Hương tượng bôn ba thất khước uy,

Thiên long tịch thính sinh hân duyệt.

Du giang hải, thiệp sơn xuyên,

Tầm sư phỏng đạo vị tham thiền.

Tự tòng nhận đắc Tào Khê lộ,

Liễu tri sinh tử bất tương quan.

Hành diệc thiền, tọa diệc thiền,

Ngữ mặc động tĩnh thể an nhiên.

Túng ngộ phong đao thường thản thản,

Giả nhiêu độc dược dã nhàn nhàn.

Ngã sư đắc kiến Nhiên-Ðăng Phật,

Ða kiếp tằng vi nhẫn nhục tiên.

Kỷ hồi sinh, kỷ hồi tử?

Sinh tử du du vô định chỉ.

Tự tòng đốn ngộ liễu vô sinh,

Ư chư vinh nhục hà ưu hỷ.

Nhập thâm sơn, trú Lan-nhã,

Sầm cương u thúy trường tùng hạ.

Ưu du tĩnh tọa dã tăng gia,

Khuých tịch an cư thực tiêu sái.

Giác tức liễu, bất thi công,

Nhất thiết hữu vi pháp bất đồng.

Trú tướng bố thí sanh thiên phước,

Do như ngưỡng tiễn xạ hư không.

Thế lực tận, tiễn hoàn đọa,

Chiêu đắc lai sanh bất như ý.

Tranh tự vô vi thực tướng môn,

Nhất siêu trực nhập Như Lai địa.

Ðản đắc bổn, mạc sầu mạt,

Như tịnh lưu-ly hàm bảo nguyệt.

Ký năng giải thử như ý châu,

Tự lợi lợi tha chung bất kiệt.

Giang nguyệt chiếu, tùng phong xuy,

Vĩnh dạ thanh tiêu hà sở vi.

Phật tánh giới châu tâm địa ấn,

Vụ lộ vân hà thể thượng y.

Hàng long bát, giải hổ tích,

Lưỡng cổ kim hoàn minh lịch lịch.

Bất thị tiêu hình hư sự trì,

Như Lai bảo trượng thân tung tích.

Bất cầu chân, bất đoạn vọng,

Liễu tri nhị pháp không, vô tướng.

Vô tướng, vô không vô bất không,

Tức thị Như Lai chân thực tướng.

Tâm kính minh, giám vô ngại,

Quách nhiên oánh triệt châu sa giới.

Vạn tượng sâm la ảnh hiện trung,

Nhất lỏa viên quang phi nội ngoại.

Khoát đạt không, bát nhân quả,

Mảng mảng đãng đãng chiêu ương họa.

Khí hữu trước không bệnh diệc nhiên,

Hoàn như tị nịch nhi đầu hỏa.

Xả vọng tâm, thủ chân lý,

Thủ xả chi tâm thành xảo ngụy.

Học nhân bất liễu dụng tu hành,

Chân thành nhận tặc tương vi tử.

Tổn pháp tài, diệt công đức,

Mạc bất do tư tâm ý thức.

Thị dữ thiền môn liễu khước tâm,

Ðốn nhập vô sanh tri kiến lực.

Ðại trượng phu, bỉnh huệ kiếm,

Bát-nhã phong hề kim cang diệm.

Phi đản không thôi ngoại đạo tâm,

Tảo hội lạc khước thiên ma đởm.

Chấn pháp lôi, kích pháp cổ,

Bố từ vân hề sái cam lồ.

Long tượng xúc đạp nhuận vô biên,

Tam thừa ngũ tánh giai tỉnh ngộ.

Tuyết sơn phì nhị cánh vô tạp,

Thuần xuất đề-hồ ngã thường nạp.

Nhất tánh viên thông nhất thiết tánh,

Nhất pháp biến hàm nhất thiết pháp,

Nhất nguyệt phổ hiện nhất thiết thủy,

Nhất thiết thủy nguyệt nhất nguyệt nhiếp

Chư Phật pháp thân nhập ngã tánh,

Ngã tánh đồng cộng Như Lai hợp.

Nhất địa cụ túc nhất thiết địa,

Phi sắc phi tâm phi hành nghiệp.

Ðàn chỉ viên thành bát vạn môn,

Sát-na diệt khước tam kỳ kiếp.

Nhất thiết số cú phi số cú,

Dữ ngô linh giác hà giao thiệp.

Bất khả hủy, bất khả tán,

Thể nhược hư không vật nhai ngạn.

Bất ly đương xứ thường trạm nhiên,

Mịch tức tri quân bất khả kiến.

Thủ bất đắ�c, xả bất đắc,

Bất khả đắc trung chỉ ma đắc.

Mặc thời thuyết, thuyết thời mặc,

Ðại thí môn khai vô ủng tắc.

Hữu nhân vấn ngã giải hà tông?

Báo đạo ma-ha bát-nhã lực.

Hoặc thị hoặc phi nhân bất thức,

Nghịch hành thuận hành thiên mạc trắc.

Ngô tảo tằng kinh đa kiếp tu,

Bất thị đẳng nhàn tương cuống hoặc.

Kiến pháp tràng, lập tông chỉ,

Minh minh Phật sắc Tào-Khê thị.

Ðệ nhất Ca-diếp thủ truyền đăng,

Nhị thập bát đại Tây thiên ky.�

Pháp đông lưu, nhập thử độ,

Bồ-đề Ðạt-ma vi Sơ tổ.

Lục đại truyền y thiên hạ văn,

Hậu nhân đắc đạo hà cùng số.

Chân bất lập, vọng bổn không,

Hữu vô câu khiển bất không không.

Nhị thập không môn nguyên bất trước,

Nhất tánh Như Lai thể tự đồng.

Tâm thị căn, pháp thị trần,

Lưỡng chủng do như kính thượng ngân.

Ngân cấu tận trừ quang thủy hiện,

Tâm pháp song vong tánh tức chân.

Ta mạt pháp, ác thời thế,

Chúng sanh phước bạc nan điều chế.

Khứ thánh viễn hề tà kiến thâm,

Ma cường pháp nhược đa oán hại.

Văn thuyết Như Lai đốn giáo môn,

Hận bất diệt trừ lệnh ngõa toái.

Tác tại tâm, ương tại thân,

Bất tu oán tố cánh vô nhân.

Dục đắc bất chiêu vô gián nghiệp,

Mạc báng Như Lai chánh pháp luân.

Chiên đàn lâm, vô tạp thụ,

Uất mật sâm trầm sư tử trú.

Cảnh tĩnh lâm gian độc tự du,

Tẩu thú phi cầm giai viễn khứ.

Sư tử nhi, chúng tùy hậu,

Tam tuế tiện năng đại hao hống.

Nhược thị dã can trục pháp vương,

Bách niên yêu quái hư khai khẩu.

Viên đốn giáo, một nhân tình,

Hữu nghi bất quyết trực tu tranh.

Bất thị sơn tăng sính nhân ngã,

Tu hành khủng lạc đoạn trường khanh.

Phi bất phi, thị bất thị,

Sai chi hào ly thất thiên lý.

Thị tắc Long Nữ đốn thành Phật,

Phi tắc Thiện Tinh sanh hãm trụy.

Ngô tảo niên lai tích học vấn,

Diệc tằng thảo sớ tầm kinh luận.

Phân biệt danh tướng bất tri hưu,

Nhập hải toán sa đồ tụ khốn.

Khước bị Như Lai khổ kha trách,

Sổ tha trân bảo hữu hà ích.

Tòng lai thặng đặng giác hư hành,

Ða niên uổng tác phong trần khách.

Chủng tánh tà, thố tri giải,

Bất đạt Như Lai viên đốn chế.

Nhị thừa tinh tấn một đạo tâm,

Ngoại đạo thông minh vô trí huệ.

Diệc ngu si, diệc tiểu ngãi,

Không quyền chỉ thượng sanh thực giải.

Chấp chỉ vi nguyệt uổng thi công,

Căn cảnh pháp trung hư niết quái.

Bất kiến nhất pháp tức Như Lai,

Phương đắc danh vi Quán Tự Tại.

Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không,

Vị liễu ưng tu hoàn túc trái.

Cơ phùng vương thiện bất năng san,

Bệnh ngộ y vương tranh đắc sái.

Tại dục hành thiền tri kiến lực,

Hỏa trung sanh liên chung bất hoại.

Dũng thi phạm trọng ngộ vô sanh,

Tảo thời thành Phật vu kim tại.

Sư tử hống, vô úy thuyết,

Thâm ta mộng đổng ngoan bì đát.

Chỉ tri phạm trọng chướng bồ-đề,

Bất kiến Như Lai khai bí quyết.

Hữu nhị Tỳ-kheo phạm dâm sát,

Ba-ly huỳnh quang tăng tội kết.

Duy-ma đại sĩ đốn trừ nghi,

Do như xích nhật tiêu sương tuyết.

Bất tư nghì, giải thoát lực,

Diệu dụng Hằng sa dã vô cực.

Tứ sự cung dưỡng cảm từ lao,

Vạn lưỡng hoàng kim diệc tiêu đắc.

Phấn cốt toái thân vị túc thù,

Nhất cú liễu nhiên siêu bá ức.

Pháp trung vương, tối cao thắng,

Hằng sa Như Lai đồng cộng chứng.

Ngã kim giải thử như ý châu,

Tín thọ chi giả giai tương ứng.

Liễu liễu kiến, vô nhất vật,

Diệc vô nhân, diệc vô Phật.

Ðại thiên sa giới hải trung âu,

Nhất thiết thánh hiền như điện phất.

Giả sử thiết luân đỉnh thượng toàn,

Ðịnh huệ viên minh chung bất thất.

Nhật khả lãnh, nguyệt khả nhiệt,

Chúng ma bất năng hoại chân thuyết.

Tượng giá tranh vanh mạn tiến đồ,

Thùy kiến đường lang năng cự triệt.

Ðại tượng bất du ư thỏ kính,

Ðại ngộ bất câu ư tiểu tiết.

Mạc tương quản kiến báng thương thương

Vị liễu ngô kim vi quân quyết.

 

 

Have you not seen!

People whose study has ended, who do nothing, who abide in the Way at ease?

They do not banish false thoughts; they do not seek the truth.

The true nature of ignorance is the Buddha-nature;

This empty body, an illusory transformation, is the Dharma-body.

In the Dharma-body’s enlightenment, there is not a single thing;

At its source the inherent nature is the Buddha of divine innocence.

The five skandhas, like floating clouds, emptily come and go;

The three poisons, like bubbles of water, rise and sink, unreal.

The karma of the Avichi is cancelled in a kshana.

If I were deceiving living beings with untrue words,

I’d invite upon myself the ripping out of tongues for eons as many as dust and sand.

The six crossing-over and ten thousand practices are complete in substance.

In a dream, very clearly, there are six destinies;

After enlightenment, completely empty, there is no universe.

No offenses or blessings, no benefit or loss,

In the still, extinct nature no questions or seeking.

Recently the dusty mirror has not been polished.

Today we must analyze and make clear distinctions.

Who is without thought? Who is without birth?

If there is really no production, there is nothing not produced.

Summon a wooden statue and inquire of it.

Apply yourself t seeking Buddhahood; sooner or later you will accomplish it.

Let the four elements go. Do not grasp at them.

The nature of still quiescence accords with drinking and eating

All activities are impermanent; everything is empty.

It is certain that these words express the True Vehicle.

Whoever does not accept them may inquire as they wish.

It cuts directly through to the source; it is sealed by all Buddhas.

I cannot pluck leaves and seek out branches.

People do not recognize the Mani-pearl.

The six kinds of spiritual functionings are empty, yet not empty.

This pearl of perfect brightness has form, yet has no form.

Purify the five eyes; attain the five powers.

Simply accomplish them and know what’s hard to fathom.

Shapes in a mirror are not hard to see,

Ever practicing in solitude, ever walking alone,

Those who have penetrated, roam Nirvana’s road together.

Their tune is ancient, their expression pure, their bearing naturally lofty.

Their appearance is haggard, their integrity unshakeable. People ignore them.

The Shakyan disciples say that they are poor;

They are indeed poor in body, but not poor in the Way.

As to poverty, their bodies are ever wrapped in coarse rags.

As to the Way, a priceless jewel is stored in their hearts.

A priceless jewel, its uses inexhaustible,

For benefiting beings, responding to potentials always generously.

Three bodies, four wisdoms are complete in the substance.

Eight liberations, six spiritual powers are in the mind-ground seal.

Middling and inferior people learn much, yet doubt much

Simply cast off your own cherished dirty clothes.

Who could go out and boast about his vigor?

Let others slander me; I bear their condemnation.

When I hear it, it’s just like drinking sweet dew.

Contemplate vicious words as merit and virtue.

Do not let abuse and slander arouse enmity or liking.

How else can the power of compassion and patience with non-production be manifest?

The school penetrated and the words penetrated.

Concentration and wisdom are completely clear; I do not stagnate in emptiness.

All the Buddhas, myriad as Ganges" sands, are of the very same substance.

The roar of the lion is fearless proclamation,

When the hundred wild beasts hear it, their brains split,

And the musk-elephant flees in confusion, losing his awesomeness.

The gods and dragons listen in stillness and in great joy.

Roaming the rivers and oceans, crossing mountains and streams;

Searching for a Master to ask about the Way of investigating dhyana.

Since I came to know the Ts’Ao Creek road,

I understand birth and death and have no connection with them.

Walking is dhyana, sitting is also dhyana.

In speech or silence, in movement or stillness, my substance is at peace.

Even if I meet with a knife’s point, I am always completely tranquil.

If I am given a poisonous drug, I am still totally at ease.

Our Master met Burning-Lamp Buddha

After many aeons as a patient immoral.

How many births? How many deaths?

Births and deaths stretch far into the distance, with no fixed end.

Since I suddenly awakened and understood non-production,

How can I be grieved by insult, or pleased by glory?

Deep in the mountains dwelling in an Aranya,

Carefree, I sit in meditation, a rustic monk at home.

In quietude I live at ease in true lightheartedness.

Enlightenment is completion. There is no further effort.

It is not the same as any conditioned dharmas.

To dwell in characteristics while giving is to create the blessings of the heavens;

It is like looking up and loosing an arrow into the sky.

When its force is exhausted, an arrow falls back down;

Unlike the door to the real characteristic of the unconditioned:

Only get the root; have no concern for the branch-tips,

Like a pure crystal containing a jeweled moon,

When this wish-granting pearl can be understood,

Self-benefit and the benefit of others are forever unending.

In the river the moon shines; in the pines the wind sighs.

What needs to be done in the clear, long night?

The Buddha-nature’s precept-pearl is the mind-ground seal.

Fog and dew, clouds and mists are the body’s clothing.

The alms-bowl subdues the dragons; the tin staff vanquishes tigers,

And the golden rings of its two parts sound in clear succession.

It is no symbolic form unsupported by real events;

Do not seek the true, do not cut off the false.

Comprehend that both dharmas are empty; they have no characteristics.

Without characteristics, there is no emptiness and no non-emptiness,

A pearl of perfect light, neither within nor without.

This is the mistake of abandoning existence and being attached to emptiness–

Some reject the false mind to grasp true principle.

But the mind that grasps and rejects is ingenious and fraudulent.

Students who do not understand and use it in cultivation,

Really are mistaking a thief for their own son.

Dharma wealth is lost, and merit and virtue destroyed,

Due to nothing else than the conscious mind.

Through the door of dhyana the mind is ended,

The great hero wields the wisdom sword.

From its Prajna point, a Vajra blaze!

It also has long since terrified the heavenly demons!

Roll the dharma thunder, beat the dharma drum.

Clouds of kindness gather. Sweet dew is dispersed;

Dragons and elephants tread upon it, moistening everything.

The three vehicles and five natures are all roused awake.

The Himalaya Pinodhni grass is unalloyed indeed;

Pure Gee produced from it I have often partaken of.

One nature completely pervades all natures.

One dharma everywhere contains all dharmas.

One moon universally appears in all waters.

The dharma body of all Buddhas enters my nature;

On a single level, every level is complete.

It is neither form, nor mind, nor the karma of action–

In a finger-snap, eighty thousand doors are fully realized.

In a kshana, three asamkhyeya quakes are extinguished.

No number or phrase can describe it.

What reelation could they have to our spiritual awakening?

It cannot be slandered and cannot be praised.

Its substance is like space; it has no shore.

It does not leave where it is; it is always clear.

If you search for it, know that you will not see it.

I cannot be grasped; I cannot be rejected.

Just what can be obtained within the unobtainable?

When silent, there is speech; when speaking, there is silence.

The great gate of giving is open and unblocked.

Should someone ask what the principle of my explanations is,

I inform him that it is the power of Mahaprajna.

People do not know what it is and what it is not.

One may oppose the flow or comply, but the gods do not fathom it.

I have already cultivated it through many aeons.

This is not the ordinary case of mutual lies and deceit.

The dharma banner is raised; the school’s purport is established.

The Buddha very clearly directed that it was to be at Ts’Ao Creek.

With Kashyapa, the first, began the transmission of the Lamp.

Twenty-eight generations were recorded in India.

The Dharma flowed east and entered this land.

Bodhidharma was the First Patriarch.

The robe was transmitted to the six generation, as all the world has heard.

The true is not established; the false is fundamentally empty.

Both existence and non-existence are banished, and non-emptiness is emptied.

The twenty doors to emptiness are basically in order to be not-attached.

The mind is the root; dharmas are the dust.

When the steaks are entirely removed, light begins to appear.

When mind and dharmas are both forgotten, then the nature is true.

Alas! In the evil time of the Dharma-Ending Age,

Living beings" blessing are slight; it is difficult to train them.

Far indeed from the Sages of the past! Their deviant views are deep.

Demons are strong, the dharma is weak; many are the wrongs and injuries.

They hate not destroying it as they would smash a title.

The doing is in the mind; the body suffers the calamities.

There’s no need for unjust accusations that shift the blame to others.

If you don’t wish to invite the karma of the unintermittent,

In the Chandana forest there are no other trees.

Deep in the dense and luxuriant vegetation the lion dwells.

In the quietude of the forest he roams alone.

Beasts that walk and birds that fly all go far away.

The lion’s cubs together follow along.

Three years, and then the too can loudly roar.

Should jackals pursue the Dharma King

They are hundred year-old goblins who open their mouths in vain.

The complete and sudden teaching is without sentiment.

If there is doubt and indecision, you should confront it direct.

It is not that the mountain Sanghan indulges in self and others;

"Wrong" is not wrong; "Right" is not right.

"Right" was the Dragon-maiden’s suddenly achieving Buddhahood;

"Wrong" was Good Star’s sinking and falling while alive.

In my early years, I set out to acquire learning,

And I studied commentaries and inquired into Sutras and Shastras.

Distinguishing among terms and characteristics, I didn’t know how to stop.

Entering the sea to count the sands I exhausted myself in vain.

What benefit is there in counting other’s treasures?

Unsuccessful all along, I felt I had practiced in vain.

Many years I wasted as a transient, like dust in the wind.

Those of the Two Vehicles are vigorous, but lack the heart of the Way.

Those of external paths may be intelligent, but they lack wisdom.

They are stupid, petty, and foolish.

They mistake the empty first and pointing finger as producing genuine knowledge;

But becoming attached to the finger as being the moon is a waste of effort.

Amidst the dharmas of sense organs" states, it is blameworthy to make empty fabrications.

The famished encounter the royal banquet, yet cannot eat.

The sick meet the physician king, yet how can they be cured?

Practice dhyana in the midst of desire, through the power of knowledge and insight.

The lotus born in the fire is never destroyed.

Courageous donor’s offense was serious; he awakened to non-production.

He realized Buddhahood early, and is here now.

The lion’s roar is fearless proclamation.

I sigh deeply that confused, barbaric fools

There were two Bhikshus who transgressed in sexual misconduct and killing.

Upali's firefly-light exaggerated the offense.

The Bodhisattva Vimilakirti immediately dispelled their doubts,

Just as the burning sun melts the frost and snow.

The power of liberation is inconceivable.

Its miraculous functions are as numerous as the Ganges’ sands, and without end.

Ten thousand ounce of gold may also be received.

The King among dharmas is the highest, the most supreme.

I now understand this wish-fulfilling pearl.

All who receive it in faith will evoke a response.

It is clearly seen: There is not a single thing.

Nor are there any people; nor are there any Buddhas.

The great thousand worlds are bubbles in the sea.

All the worthy Sages are like flashes of lightning.

Samadhi and wisdom would be fully bright and never lost.

The sun may grow cold, the moon may grow hot;

The multitude of demons cannot destroy true speech.

The elephant’s carriage slowly and with dignity advances along the road.

Who has seen a mantis that could deflect it from its course?

The great elephant does not travel in the rabbit’s path.

The great awakening is not confined to a small space.

Do not detract from the azure sky by looking at it through a reed.

For those of you who have not understood, I now impart the secret.

 

 

 

 

Anh thấy chăng:

Dứt học, vô vi ấy đạo nhân,

Không trừ vọng tưởng, chẳng cầu chân.

Tánh thực vô minh tức Phật tánh,

Thân không ảo hóa tức pháp thân.

Pháp thân giác rồi không một vật,

Bổn nguồn tự tánh thiên chân Phật.

Năm ấm ảo hư: mây lại qua,

Ba độc huyễn hoặc: bọt còn mất.

Chứng thực tướng, không nhân pháp,

Sát-na rũ sạch a-tỳ nghiệp.

Bằng đem lời vọng dối chúng sanh,

Tội rút lưỡi nguyện mang cùng kiếp.

Thoắt giác rồi Như Lai thiền,

Sáu độ muôn hạnh thể tròn nguyên.

Trong mộng lao xao bầy sáu nẻo,

Tỉnh ra bằng bặt chẳng ba ngàn.

Không tội phước, không thêm bớt,

Tánh mình vắng lặng đừng hỏi bắt.

Bấy lâu gương bụi chửa từng lau,

Này lúc rõ phân cần dứt khoát.

Ai không niệm, ai không sanh?

Ví thực không sanh, không chẳng sanh

Gọi người gỗ hỏi nguồn cơn ấy,

Cầu Phật ra công sớm sẽ thành.

Buông bốn đại, đừng nắm bắt,

Tánh mình vắng lặng tùy ẩm trác.

Muôn vật vô thường thảy thảy không

Ðấy chính Như Lai thật viên giác.

Dám nói quyết rõ Chân thừa,

Còn ai chẳng khứng cứ nghiên tầm.

Thẳng tận đầu nguồn phăng dấu Phật,

Chọn lá tìm cành ta chẳng đang

Ngọc ma-ni, ngươi có biết,

Như Lai kho ấy thâu trọn hết.

Sáu ban thần dụng không chẳng không,

Một điểm viên quang sắc chẳng sắc.

Tịnh năm mắt, được năm lực,

Có chứng mới hay không lượng được

Trong gương ngắm ảnh dễ thấy hình,

Ðáy nước mò trăng không nắm nguyệt.

Thường một mình, thường tản bộ,

Ðạt giả lại qua Niết-bàn lộ.

Ðiệu xưa thần nhẹ dáng thanh thanh,

Xương cứng thân gầy ai chiếu cố.

Hèn con Phật miệng xưng nghèo,

Rõ thực thân nghèo đạo chẳng nghèo.

Nghèo ắt thân thường manh áo chắp,

Ðạo ắt hằng châu báu đeo.

Châu báu đeo, dùng chẳng hết,

Tùy duyên rải khắp thèm keo kiết.

Ba thân bốn trí thể tròn nguyên,

Tám giải sáu thông tâm ấn hiệp.

Bậc cao một quyết là xong hẳn,

Kẻ thấp càng nghe lại lắm ngờ.

Hãy vứt trong lòng manh áo bẩn,

Sá gì tinh tấn hướng ngoài khoe.

Mặc ai biếm, mặc ai dèm,

Châm lửa đốt trời nhọc xác thêm.

Ta nghe như uống cam lồ vậy,

Tan hết vào trong chẳng nghĩ bàn.

Xét lời ác ấy công đức,

Ðó mới chính là thầy ta thực.

Chớ vì báng bổ khởi oán, thân,

Sao tỏ vô sanh, nêu nhẫn lực.

Tông cũng thông thuyết cũng thông,

Ðịnh huệ sáng tròn chẳng trệ không.

Nào phải mình ta riêng đạt đấy,

Hằng sa chư Phật thể chung đồng.

Sư tử hống thuyết vô úy,

Trăm thú nghe qua xé óc tủy.

Hương tượng chạy dài hết liệt uy,

Thiên long lặng ngóng lòng hoan hỷ.

Chơi biển cả dạo rừng thiêng,

Tìm thầy hỏi lấy đạo tham thiền.

Từ ngày rõ nẻo Tào-khê ấy,

Mới hay sống chết chẳng tương can.

Ði cũng thiền, ngồi cũng thiền,

Nói im động tĩnh thảy an nhiên.

Phỏng gặp gươm đao thường nhẹ hững,

Ví nhằm thuốc độc vẫn bồng tênh.

Thầy ta được thấy Nhiên-đăng Phật,

Bao kiếp từng làm tiên nhẫn nhục.

Mấy hồi tử, mấy hồi sanh?

Sanh tử mơ màng không định dứt!

Tự thời thoắt ngộ pháp vô sanh,

Cơn vinh nhục mừng lo gì tá.

Vào rừng sâu ở Lan-nhã,

Núi dựng tùng già ôm bóng cả,

Thong dong ngồi tịnh mái chùa tranh,

Cảnh lặng lòng yên thanh thoát lạ!

Biết là xong tất chẳng cần công,

Thảy thảy hữu vi pháp chẳng đồng.

Của cho trụ tướng phước trời hưởng,

Ví như tên bắn nhắm hư không.

Ðà bắn hết mũi tên rơi,

Kiếp sau hận cũ lại bời bời,

Sao bằng tự cửa vô vi ấy,

Một nhảy vào liền đất Như Lai

Cốt ở gốc lo chi cành,

Như ngọc lưu ly ngậm ánh trăng.

Ðã hay thấu được châu như ý,

Lợi ta lợi người không biết mấy.

Trăng sông tỏ, gió tùng lay,

Ðêm trường thanh vắng để chi đây?

Ngọc giới hạnh, tâm in, tánh tỏ,

Trên mình mây ráng khoác làm y.

Bát thâu rồng gậy giải cọp,

Hai dãy khoen vàng khua lảnh lót,

Phải đâu hư sự giữ làm vì,

Gậy báu Như Lai dấu tự ghi.

Không cầu chân, chẳng dứt vọng,

Mới hay chân vọng không, chẳng tướng.

Chẳng tướng, chẳng không không chẳng không,

Ấy mới Như Lai chân thực tướng.

Gương tâm sáng, soi chẳng ngại,

Suốt thông chiếu khắp hằng sa giới.

Muôn tượng um tùm ảnh hiện trong,

Một điểm viên quang không nội ngoại.

Ðắm ngoan không, phá nhân quả,

Bừa bãi, rối ren, càng thêm họa.

Bỏ có, níu không, bệnh vẫn nguyên,

Khác nào trốn nước sa vào lửa.

Buông vọng tâm, giữ chân lý,

Buông giữ tâm hoàn tâm xảo ngụy.

Ðạo nhân chẳng rõ dốc lòng tu,

Chân thành nhận giặc làm con quý.

Tốn pháp tài, dứt công đức,

Chỉ vì điên đảo theo vọng thức.

Cho nên thiền pháp dạy thông tâm,

Thoắt chứng vô sanh sáng trí Phật.

Ðại truợng phu cầm kiếm huệ,

Ánh Bát-nhã hề kim cương lóe.

Ðã hay ngoại đạo bạt tâm mê,

Lại khiến thiên ma lùi khiếp vía.

Nổi pháp lôi, đánh pháp cổ,

Bủa mây từ hề rưới cam lồ.

Voi rồng dẫm bước nhuận ân sâu,

Năm tánh ba thừa đều tỉnh ngộ.

Cỏ phì-nhị đơm ròng đỉnh Tuyết,

Vị đề-hồ ta từng nếm biết.

Một tánh viên thông muôn tánh hệt

Một pháp bao gồm muôn pháp hết,

Một trăng hiện khắp tất cả nước,

Tất cả trăng nước một trăng nhiếp,

Chư pháp thân Phật vào tánh ta,

Tánh ta cùng với Như Lai hiệp.

Một địa gồm đủ tất cả địa,

Chẳng sắc chẳng tâm chẳng hạnh nghiệp.

Búng tay, tám vạn pháp môn thành,

Nháy mắt rủ xong ba kỳ kiếp.

Tất cả văn tự chẳng văn tự,

Cùng linh giác ấy nào can dự?

Không thể chê không thể khen,

Như hư không ấy vốn vô biên.

Tìm kiếm đã hay không thấy được,

Mà luôn trước mắt vẫn thường nhiên.

Lấy chẳng được, bỏ chẳng được,

Trong cái chẳng được gì là được.

Im thời nói, nói thời im,

Cửa đại thí mở thông thông suốt.

Có người hỏi ta giải tông nào,

Xin thưa: Ma-ha-bát-nhã lực.

Làm ngược làm xuôi trời biết đâu,

Rằng phải rằng trái ai rõ được.

Ta sớm từng qua bao kiếp tu,

Nào dám sai ngoa lời dối mị.

Dựng pháp tràng, lập tông chỉ,

Rõ ràng tâm Phật ứng Tào-khê.

Thoạt tiên Ca-diếp đèn tâm truyền,

Hăm tám đời tổ sư Tây thiên.

Pháp sang đông vào trung thổ,

Bồ-đề Ðạt-ma là sơ tổ.

Sáu đời y bát thiên hạ nghe,

Người sau được đạo nhiều vô số.

Chân chẳng lập, vọng vốn không,

Hữu vô dứt trọn chẳng không không.

Hai chục cửa không nguyên chẳng chấp,

Một tánh Như Lai vốn thể đồng.

Tâm là căn, pháp là trần,

Thảy đều ngấn bụi ám gương trong.

Bao giờ ngấn hết gương trong lại,

Tâm pháp cùng quên tánh rõ chân.

Ôi mạt pháp! Ác thời thế!

Chúng sanh phước mỏng không cầm chế.

Hiền thánh xa rồi tà vạy sâu,

Ma mạnh pháp yếu nhiều ác tệ,

Nghe nói Như Lai phép đốn tu,

Hận chẳng nghiền tan như ngói bể.

Tại tâm làm, tại thân chịu,

Ðừng có kêu oan chớ trách người.

Muốn khỏi nghiệp vương muôn kiếp lụy,

Vành xe chánh pháp chớ chê cười.

Rừng chiên đàn không tạp thụ,

Sâu kín um tùm sư tử trú.

Cảnh vắng rừng im một mình chơi,

Cao chạy xa bay chim cùng thú.

Sư tử con, chúng theo mẹ,

Tuổi mới lên ba đà hống khỏe.

Chó rừng dầu bén gót Pháp vương,

Trăm năm yêu quái há mồm suông!

Pháp viên đốn vượt tình thường,

Một niềm ngờ vực quyết không vương.

Sãi tôi đâu sính bàn nhân ngã,

Sợ lạc đường tu hố đoạn thường.

Thị chẳng thị, phi chẳng phi,

Sai lạc đường tơ ngàn dặm đi.

Thị: đấy Long nữ thoắt thành Phật,

Phi: đấy Thiện tinh rơi địa ngục.

Ta sớm bao năm chuyên học vấn,

Từng viết sớ sao tìm kinh luận,

Phân biệt danh tướng mãi không thôi,

Vào biển đếm cát tự chuốc hận,

Quả đáng bị Như Lai quở trách,

Châu báu của người có gì ích?

Lâu nay đắng đót rõ công suông,

Uổng bấy làm thân phong trần khách!

Tánh tà vạy, giải lạc lầm,

Chẳng được pháp Như Lai đốn chế.

Hai thừa tinh tấn thiếu đạo tâm,

Ngoại đạo thông minh không trí huệ.

Như trẻ dại, như ngu si,

Thấy nắm tay không quyền tưởng thiệt,

Chấp lấy ngón tay làm mặt nguyệt,

Bóng ma căn cảnh uổng công ghi!

Chẳng thấy một pháp tức Như Lai,

Nên cũng kêu là Quán Tự Tại.

Tỏ rồi, nghiệp chướng hóa thành không,

Chưa tỏ, nợ xưa đành trang trải.

Ðói gặp tiệc vua không thể ăn,

Bệnh tránh Y vương sao mạnh được?

Thiền trong biển dục rõ kiến lực,

Sen trong lửa đỏ muôn đời rực.

Dõng Thi phạm giới chứng vô sanh,

Sớm vẫn viên thành trong cõi tục.

 

 

Sư tử hống thuyết vô úy,

Thương thay ai vẫn mê mờ tối,

Mảng e tội chướng lấp bồ đề,

chẳng được Như Lai mở kho bí.

Có hai tỳ-kheo phạm dâm sát,

Dóm huỳnh Ba-ly thêm buộc xiết.

Bồ-tát Duy-ma chốc giải ngờ,

Như vừng dương hực tiêu sương tuyết.

Bàn nghĩ chi sức giải thoát,

Diệu dụng Hằng hà như số cát.

Bốn sự cúng dường dẫu nhọc bao,

Muôn lượng vàng ròng dầu tiêu hết,

Thịt tan xương nát chửa đền xong,

Một câu thấu suốt siêu ngàn ức.

Ðấng Pháp vương, bậc tối thắng,

Hằng sa Như Lai cùng chung chứng.

Ta nay giải vậy Như-ý châu,

Người người tin nhận đều tương ứng.

Suốt suốt thấy không một vật,

Cũng không người, cũng không Phật.

Thế giới ba ngàn bọt nước xao,

Mỗi mỗi thánh hiền như điện phất.

Ví phỏng thiết luân trên đầu chuyển,

Ðịnh huệ sáng tròn luôn chẳng biến.

Nguyệt dầu thành lửa, nhật thành băng,

Ma nào phá được chân thuyết hiện.

Xe voi dốc ngược vững đường lên,

Sức mấy bọ trời ngăn bước tiến?

Voi lớn đâu thèm đi dấu thỏ,

Ngộ lớn sá gì chút tiết nhỏ.

Ðừng dòm trong ống biếm trời xanh,

Chưa tỏ, vì anh ta mở rõ.

Trúc Thiên dịch.

 

 

Lời Tựa

 

Bài Chứng Ðạo Ca này giải bầy hết mọi điều tâm đắc của Ðại sư Vĩnh-Gia, kết quả một đời tu hành của ngài. Quí vị chẳng nên chỉ nghe lướt qua, mà phải đọc cho thuộc, kẻo uổng mất giá trị của nó. Ðây là lời khuyên của Thượng Nhân Tuyên Hóa, nhân kỳ thuyết giảng "Vĩnh-Gia Chứng Ðạo Ca," năm 1985 tại Kim Luân Thánh Tự, Los Angeles, Mỹ Quốc. Với tâm bi thiết tha, và cũng như Ðại sư Vĩnh-Gia, Thượng nhân đã chẳng nề hà, dùng lời phương tiện trỏ thẳng cho chúng ta cái tướng chân thật của viên "Ngọc Ma-ni, ngươi chẳng biết."

Lần đầu giảng bài ca này tại đất Mỹ là năm 1965, Thượng nhân đã dùng văn ngôn để chú giải, và tập chú thích tựa đề là "Vĩnh-Gia Ðại-sư Chứng Ðạo Ca Thuyên Thích." Nay, nhằm mục đích quảng bá, giúp các bạn trẻ chưa quen với lối văn cổ, có thể lãnh hội được ý nghĩa của bài ca nói trên, chúng tôi mang các băng ghi âm khóa giảng của Thượng nhân năm 1985 để ấn hành thành tập văn bạch thoại này. Trước khi giảng vào nội dung ca từ, và để ứng hợp với tinh thần của Chứng Ðạo Ca, Thượng nhân đã làm mười bốn câu tụng kệ (nói rõ ở đoạn sau), trong đó có hai câu như sau:

Duy nguyện Tam Bảo thùy gia hộ

Khải ngã chánh giác chuyển pháp luân

 

Có nghĩa là "nguyện xin Tam Bảo gia hộ, giúp đệ tử được chân chánh giác ngộ đặng chuyển bánh xe pháp." Cho nên chúng ta thấy, từng chữ Thượng-nhân giảng, đều phát ra tự đáy lòng. Người trỏ thẳng, không nề nà, căn bệnh của chúng ta, khích lệ chúng ta y theo bài ca mà tu hành. Người dạy chúng ta như sau: "Nếu quí vị đọc bài ca, thuộc lòng một cách trôi chảy, tự nhiên sẽ thông đạt, thấu hiểu đạo lý của nó."

Thấu hiểu đạo lý gì vậy? Chính là đạo lý liễu tri sanh tử bất tương quan, nghĩa là mới hay sống chết chẳng tương can. Khi gặp một hoàn cảnh khó khăn, lấy một đoạn của "Chứng Ðạo Ca" ra đọc, tâm của chúng ta sẽ trở lại bình thản, vậy là cảnh ngộ dù khó khăn cũng có thể vượt qua. Thí dụ gặp chuyện oan ức, hoặc có ai nói xấu, chúng ta chỉ cần nhớ câu "mặc ai báng, mặc ai dèm, châm lửa đốt trời nhọc xác thêm"; như có ai mắng ta, thì đã có câu "ngẫm lời ác, ấy công đức, đấy mới chính là thầy ta thực."

Giả tỷ chúng ta sợ sau khi chết sẽ bị luân hồi trong lục đạo, chúng ta sẽ phải tin theo lời của Ðại sư Vĩnh-Gia trong câu: "Chứng thực tướng, không nhân pháp, sát-na rũ sạch a-tỳ nghiệp... Trong mộng lao xao bầy sáu nẻo, tỉnh ra bằng bặt chẳng ba ngàn."

Khi đã hiểu thấu thời chúng ta phải gắng tu tập, như Ðại sư đã nói: "Không cầu chân, không dứt vọng... Tâm là căn, pháp là trần... Tâm pháp cùng quên tánh rõ chân."

Ðối với vị nào chỉ biết nghiên cứu kinh giáo, mà không dụng công tu tâm dưỡng tánh, nghĩa là không biết y theo giáo lý mà phụng hành tu tập, Vĩnh-Gia Ðại sư đã có lời chỉ bảo: "Phân biệt danh tướng mãi không thôi... Châu báu của người có ích gì?"

Trong bài Chứng Ðạo Ca, mỗi câu là một tiếng chuông cảnh tỉnh người học Phật pháp. Nếu có người lại nghĩ rằng bài ca này dành cho những người tu sĩ xuất gia mới đúng, còn như người thường thì khỏi bàn tới, như vậy chúng ta nên đọc câu sau đây: "Thầy ta được thấy Nhiên-Ðăng Phật, bao kiếp từng làm tiên nhẫn nhục," để hiểu rằng muốn thành Phật phải tu nhân tích lũy công đức. Ðại sư Vĩnh-Gia cũng nói: "Ta sớm từng qua bao kiếp tu, nào dám sai ngoa lời dối mị."

Ðại sư quả quyết với chúng ta rằng những điều nói ra trong "Chứng Ðạo Ca" là để dẫn chúng ta "Chứng thực tướng, không nhân pháp," đưa thẳng chúng ta vào pháp môn nhất thừa, tới chỗ ngộ đạo. Ðại sư nói: "Bằng đem lời vạy dối chúng sanh, tội rút lưỡi nguyện mang cùng kiếp." Một tâm lượng Bồ-tát, tự lợi lợi tha như vậy không lẽ chúng ta không thấy lòng rung động sao? Vậy còn chờ gì mà chúng ta không nghiên cứu, không đọc tụng?

Quốc Tế Dịch Kinh Học Viện

Ðêm trước ngày lễ "Tắm Phật," năm 1991

 

 

 

 

VĨNH-GIA ÐẠI SƯ

CHỨNG ÐẠO CA THIỂN THÍCH

 

HòaThượng Tuyên Hóa

Thuyết Giảng tại Kim Luân Thánh Tự

 

 

Tôi đến Los Angeles là muốn xem quí vị nghe kinh như thế nào? Quí vị học Phật pháp có tiến bộ và hiểu được gì không? Mặt khác, tôi cũng muốn coi thử hơn mười năm về trước tôi giảng kinh ra sao. Quí vị không nên có lòng chấp trước, bảo rằng Hòa thượng trụ trì về đây mà cũng không thuyết pháp cho chúng ta nghe; kỳ thực hằng ngày, tôi vẫn thuyết pháp cho quí vị đó! Ở đây mỗi ngày đều có tiếng của máy ghi âm, qua các băng ghi âm để lại từ trước; lúc đó tôi còn trẻ, tinh thần tương đối sung mãn, giảng kinh còn hay hơn bây giờ nhiều. Nếu quả quí vị muốn nghe tôi giảng kinh, thì bất cứ thời khắc nào cũng có thể nghe được, chẳng cần phải đợi lúc tôi về đây mới có thể nghe kinh. Hồi đó, giọng tôi nói, ý nghĩa tôi giảng ra, so với ngày nay đều hay hơn. Chẳng qua, đây cũng do lòng tham của các vị, cứ muốn tôi giảng nữa. Hiện nay tôi gắng sức thu xếp để nghỉ ngơi, cho nên quí vị phải tự mình lo lấy, tự mình liệu cách để hoằng dương Phật pháp.

Bài Chứng Ðạo Ca là do một vị tổ sư người Trung Hoa, tên là Huyền-Giác trước tác. Sư quê quán ở Vĩnh-Gia, một địa danh của Trung Quốc thuộc Ôn Châu (tỉnh Triết-Giang), huyện Vĩnh-Gia. Ôn-châu cũng như Phúc-châu, Ninh-ba, Quảng-đông, mỗi nơi đều có tiếng nói địa phương riêng, người ở vùng khác nghe rất khó hiểu. Cái đó là do tiếng nói ở Trung Quốc không thống nhất, giọng nói cũng như tiếng nói có sự khác biệt tùy theo từng vùng. Khi lên bốn tuổi, Sư đã được cha mẹ gởi vào chùa cho xuất gia, và sau này trở thành một người học rộng vô cùng. Số là, mới bốn tuổi đã xuất gia, nên nhà chùa phải kiếm người chuyên môn, đặc biệt dạy riêng cho Sư. Vì vậy mà căn bản học vấn của Sư rất vững vàng. Học đã rộng, lại dụng công tu tập nên Sư đã được khai ngộ. Ngộ rồi, Sư không giữ pháp riêng cho lợi ích của chính mình, nên đã viết thành bài ca chứng đạo khai thị mọi người, muốn cho tất cả được hiểu thấu và nhận thức đúng chánh pháp để tu hành.

Hồi đó, Sư nghe nói lối truyền tâm ấn (Nhĩ đề diện mệnh, khẩu thọ tâm hội, tức là "đối diện rỉ tai, lời trao tâm lãnh") của phái Tào-khê, tức Lục-tổ ở Chùa Nam Hoa, được truyền thừa y bát từ Phật Thích Ca, Sư bèn không quản ngàn dặm đường xa, tới kiếm Lục-tổ để cầu ấn chứng.

Sư tới Chùa Nam Hoa thì gặp Lục-tổ đương thuyết pháp. Sư đắp y, tay cầm tích trượng tiến lên pháp tòa, đi nhiễu bên phải ba vòng, rồi đứng trước Lục-tổ, không cúi đầu đảnh lễ mà quát lên một tiếng lớn. Tổ hỏi:

–Người xuất gia gọi là Sa-môn phải có phép tắc, phải đủ ba trăm oai nghi, ba ngàn tế hạnh. Tại sao ông tới đây mà lại có thái độ thô lỗ như vậy, một chút lễ phép cũng không có?

Sư đáp:

–Sanh tử là việc lớn, vô thường quá mau.

Sư muốn nói rằng việc dụng công tu tập quá cấp bách, làm gì còn thời gian để làm lễ nữa? Làm gì còn thời gian để lo những điều tiểu tiết? Ðể nghiên cứu cái gì là ba trăm oai nghi, ba ngàn tế hạnh? Chẳng còn chuyện gì to lớn bằng chuyện sanh tử, quỷ vô thường đến bất chợt lúc nào không hay, vậy tôi còn thời gian nào để hành lễ nữa?

Tổ bèn nói:

–Sao chẳng thể giải cái không sanh và liễu ngộ cái không mau chóng?

Ý Tổ muốn nói rằng sao không nghiên cứu pháp vô sanh? Sao không minh bạch đạo lý của cái không mau? Sư thưa lại:

–Thể giải (tự tánh) tức là không sanh, liễu ngộ (tự tánh) rồi thì vốn không có mau chóng.

Ý Tổ nói rằng đừng nói tới nghiên cứu, bởi nghiên cứu không kiếm ra sanh tử, khi minh bạch rồi thì không có cái gì gọi là mau chậm, cũng không có cái vô thường.

Tổ bảo:

–Nếu ông đã nói rằng thể giải tức vô sanh, ngộ rồi thì vốn không có mau, vậy ai là kẻ phân biệt? Ý nói rằng ai là người có ý nghĩ phân biệt đó?

–Phân biệt cũng chẳng phải ý. Nghĩa là không có tâm niệm tại chỗ phân biệt.

Lúc đó, Lục-tổ bèn ấn chứng cho Ðại sư Vĩnh-Gia:

–Ðúng thế! Ðúng thế!

Sư thấy Tổ đã ấn chứng cho mình, bèn dùng đầy đủ oai nghi lễ tạ Tổ, sau đó Sư xin cáo từ.

Tổ thấy Sư tới nơi chỉ nói mấy câu rồi ra đi, mới hỏi rằng:

–Sao lại ra đi quá mau như vậy?

Sư thưa:

–Vốn tự không động, há có mau ư? Sư muốn nói bổn lai không đến, không đi, thì có gì là mau chậm.

–Ông thiệt đã chứng được ý vô sanh.

–Vô sanh có ý sao?

–Không ý, cái gì phân biệt được?

–Phân biệt cũng không phải ý.

–Ông có thể liễu, nhưng không nên đi.

Lúc đó Sư biết rõ Lục-tổ quả đã ấn chứng cho mình, nên Sư ở lại chùa Nam-hoa một đêm. Người đương thời gọi Sư là "Nhất-túc-giác" ngộ một đêm. Ðó là công án về chuyện Ðại sư Vĩnh-Gia gặp Lục-tổ và được Tổ ấn chứng.

Ðời sau có kẻ khoe tài học vấn đưa ra giả thuyết rằng bài Chứng Ðạo Ca là do Ðại sư Hà-Trạch (Thần-Hội) trước tác. Chúng ta thấy cả hai vị Ðại sư, Vĩnh-Gia và Hà-Trạch đều là những bậc cổ đức, và chính các vị đó chẳng ai tự gán cho mình là tác giả của bài nọ hay bài kia. Xưa nay chẳng hề có điều gì tranh cãi về chuyện này, nay có người lại đặt thêm chuyện, hòng dối gạt người khác, đem cái của người này khoác vào cho người kia, làm thành một sự rối rắm. Thật ra, bài Chứng Ðạo Ca là tác phẩm của Ðại sư Vĩnh-Gia. Có điều, cổ nhân trước tác xong chẳng phải nhất thiết ghi lại tên mình, nên mới có người đời sau, bới lông tìm vết, cố ý sanh chuyện mà bảo là Ðại sư Hà-Trạch đã trước tác.

Học vấn và đạo đức của Ðại sư Vĩnh-Gia thì, vào thời đó ít có ai được như vậy. Trí huệ và biện tài của Ngài cũng ít người sánh kịp, do đó bài Chứng Ðạo Ca do Sư trước tác thật là vô cùng đặc sắc vừa đơn giản, vừa sáng sủa, khiến cho người đời nay đọc lên cảm thấy tâm bồ đề dào dạt, và trí huệ cũng bừng sáng.

Tôi đến nước Mỹ, lần đầu giảng Kinh Kim Cang. Tôi không để lại bút ký hay ghi lại những lời chú giải. Lúc đó, đại chúng đều là người Trung-hoa, nên mọi người nghe giảng xong là đủ rồi. Tới khi giảng đến Tâm Kinh, cứ mỗi tuần lễ tôi giảng một câu, hai câu, hay ba câu, làm thành một đoạn. Tại mỗi đoạn tôi làm tám câu tụng kệ để giảng. Từ đó làm thành tập "Bát-nhã ba-la-mật-đa Tâm Kinh Phi Ðài Tụng Giải." Khi ấy, mỗi tuần lễ tôi giảng một lần, vì bình thời mọi người đều bận, không thể tới nghe được.

Trước tôi ở trong căn hầm, không có cửa sổ, chỉ có cửa ra vào, không khí thì ẩm thấp, thiếu ánh sáng mặt trời, ban đêm không nhìn thấy trăng sao. Tại chỗ ấy tôi giảng kinh Kim Cang. Về sau, khi dọn tới đường Waverly thì tôi giảng Tâm Kinh, và tiếp theo đó tôi giảng Vĩnh-Gia Ðại sư Chứng Ðạo Ca (năm 1965). Tôi dùng thể văn ngôn (cổ văn) viết ra để giải thích, sau đó tôi giảng. Về sau, người ta in thành tập "Vĩnh-Gia Ðại sư Chứng Ðạo Ca Thuyên Thích."

Quí vị như muốn biết những gì tôi đã giảng pháp năm xưa thì có thể đọc "Bát-nhã ba-la-mật-đa Tâm Kinh Phi Ðài Tụng Giải" hoặc có thể nghiên cứu "Vĩnh-Gia Ðại sư Chứng Ðạo Ca Thuyên Thích."

Nói về bài Chứng Ðạo Ca, khi tôi bắt tay vào nghiên cứu Phật pháp, tôi rất thích bài này. Tôi đọc đi đọc lại, đọc tới thuộc lòng. Cũng do sở thích đó, mà đây lần thứ ba, sau ngày tới đất Mỹ, tôi dùng bài ca để bố thí pháp, giảng giải cho mọi người nghe. Rất cần thiết cho bao nhiêu sinh viên, thanh niên tại đất Los Angeles này nghiên cứu về Chứng Ðạo Ca.

Lần này, có người hỏi tôi có giảng kinh không? Những cuộn băng ghi âm khóa giảng ngày trước, không hiểu so với ngày nay tôi giảng kinh ra sao. Hồi xưa tinh thần còn sung mãn, thân thể không có đau yếu nhiều, giảng pháp có nghị lực, ý tưởng lại có nhiều phần sáng tạo nữa, nên lời pháp giảng ra không có chút gì là ủy mỵ, khiến người nghe phải chán nản buồn ngủ. Nay vì lẽ gì quí vị còn muốn tôi giảng kinh nữa? Có các băng ghi âm thay thế, giúp cho tôi yên ổn nghỉ ngơi, nhưng một số đệ tử không chịu buông tha, cứ thôi thúc tôi giảng. Hôm nay, ngồi trên pháp tòa, một linh cơ chợt tới, tôi nghĩ rằng giảng Vĩnh-Gia Chứng Ðạo Ca cũng là tốt. Mọi người nghe xong đều biết xướng tụng bài ca, để người ta được nghe mà sớm khai ngộ.

 

Ðại sư: Thế nào là đại sư? Ðại, là do ý nghĩa giáo hóa chúng sanh, rộng khắp ba giới. Sư, tức là thầy của trời, người; lại còn nghĩa người nào lấy pháp làm thầy, hết mọi pháp đều tuân theo, coi pháp như một vị sư trưởng; hoặc lấy pháp để bố thí cho hết thảy chúng sanh. Ðó là những ý nghĩa của chữ Sư. Ðây là một thứ mẫu mực, khuôn phép, tiêu chuẩ�n, một cái gì để mọi người bắt chước, như vậy gọi là Sư.

Vị Ðại sư này, mới bốn tuổi đã xuất gia, rồi sau đó từng giờ, từng khắc dụng công tu hành, tìm thầy học đạo, cho nên trong bài ca có ghi như sau:

Du giang hải, thiệp sơn xuyên

Tầm sư phỏng đạo vị tu thiền

Tự tòng nhận đắc Tào-khê lộ

Liễu tri sanh tử bất tương quan.

Dịch nghĩa:

Chơi biển cả, dạo rừng thiêng

Tìm thầy học lấy đạo tham thiền

Từ ngày rõ nẻo Tào Khê ấy

Mới hay sống chết chẳng tương can.

 

"Du giang hải" nghĩa là đi các nơi tìm hỏi thiện tri thức; "thiệp sơn xuyên," tức leo trèo lặn lội khắp các núi cao sông lớn, tìm thầy kiếm bạn để học đạo - thỉnh giáo các thiện tri thức, những người sáng suốt để họ chỉ vẽ cho mình, cho nên nói: "tầm sư phỏng đạo vi tham thiền," một lòng hướng tới việc giải quyết vấn đề sanh tử, và chuyên học pháp môn tham thiền. "Tự tòng nhận đắc Tào-khê lộ" là có ý nói từ ngày Sư hiểu thấu mục tiêu tối hậu của phái Tào-khê là truyền tâm ấn, Sư liền "liễu tri sanh tử bất tương quan," tức hiểu minh bạch vấn đề sanh tử và chẳng còn gì thắc mắc nữa.

 

Chứng: Chứng nghĩa là chứng đắc, và cũng có nghĩa là có sự chứng minh, chứng minh rằng đạo có thể chứng, có thể tu, có thể hành. Chứng cũng là ấn chứng, ý nói là chứng cớ (bằng chứng). Nói về ấn chứng, thì người tu đạo khi đã được khai ngộ, họ không thể tự mình ấn chứng cho mình, mà phải tìm sự ấn chứng nơi các cao tăng hay thiện tri thức lớn, để các vị này chứng minh cho. Họ không thể tự xưng mình đã khai ngộ, đã chứng quả; nếu họ làm vậy, thì tức là chưa chứng quả mà đã nói là chứng quả (vị chứng ngôn chứng, vị đắc ngôn đắc). Chưa có trí huệ chân chánh, mà tự cho là có, tức trong Phật giáo nói là phạm vào đại vọng ngữ, một tội bị rút lưỡi đọa địa ngục. Cũng vì lý do đó, người tu hành không thể tự mình xưng làm Tổ sư, mà phải có thiện tri thức đủ minh nhãn hay một Tổ sư đến ấn chứng, lúc bấy giờ mới có thể được tôn lên làm Tổ sư.

 

Ðạo: Ông Hàn-Dũ rất hữu lý khi ông nói "do cái ấy mà đến gọi là đạo" (do thị nhi chí yên, thị vị đạo), từ chỗ này đi đến một chỗ khác là một đạo lộ (con đường). Nhưng cái ông nói đó là đạo lộ của người đi còn chúng ta thì nói về đạo lộ của người tu hành. Tu theo đạo lộ này thì thời tu ở bên trong, chẳng phải ở bên ngoài, cho nên nói: "Phải thánh ở bên trong mới làm vương ở bên ngoài," cốt cách phải thông minh, đốc trí, có trí huệ của thánh nhân, thì ra ngoài mới có thể giáo hóa chúng sanh được.

Ở Trung-hoa có Thương-Hiệt là người đặt ra chữ. Thương-Hiệt là một Bồ-tát tái sanh. Làm sao ông lại biết đặt chữ? Bởi ông có thiên nhãn thông, cho nên khi ông đặt ra chữ, một số lớn dùng lối tượng hình. Tượng hình nghĩa là chữ giống như hình. Lấy thí dụ chữ Ðạo (?) chẳng hạn ở trên có hai chấm, một nét chấm tượng trưng cho âm, một nét chấm cho dương. Nếu hai nét này là một nét phết (?) và một nét mác ( ?) thì sẽ tạo thành chữ nhân (?); nếu cũng hai nét phết và mác rời nhau thì đó là chữ bát (? ); nếu nét phết ngắn hơn một chút, còn nét mác dài thêm một chút thì biến thành chữ nhập (? ). Như vậy là chỉ hai chấm trên đầu chữ "đạo" mà có bao nhiêu sự biến hóa! Nay hai chấm trên đầu chữ "đạo" tượng trưng cho âm dương, cũng tượng trưng cho chữ "nhân," chữ "nhân" tách ra làm một âm một dương, ở dưới hai chấm lại có một vạch ngang là chữ "nhất" (?). Cái gì làm thành chữ "nhất" vậy? Tự nhiên mà có chữ "nhất" sao? Chữ "nhất (?) là do số không mà sanh ra. Số không bị cắt rồi đem kéo thẳng ra thì có chữ "nhất." Ta cũng có thể nói hai chấm trên đầu chữ "đạo" là do số không bị cắt thành hai khúc, biến thành một âm, một dương. Chữ "nhất" bao gồm cả âm dương, do số không biến thành, sau đó lại thêm chữ "tự" (?), ý nói tu đạo là phải do tự mình. Phối hợp lại với hai chấm và nét ngang ở trên, ta sẽ có chữ "thủ�"(?), thủ� tức là cái gì lớn nhất trong đời sống. "Thủ�" là chỉ cái đầu, và cũng như cái đầu vậy, việc trọng yếu nhất là liễu sanh thoát tử ở ngay nơi mình, chớ không phải hướng ngoại tìm cầu mà được, cho nên chính mình phải tự tu tập; bên cạnh chữ "thủ" lại thêm chữ "tẩu"( ?) mới thành đủ nét của chữ "đạo." Ðạo là phải tu hành, tu là phải hành – phải thực hành, cho nên mới có chữ "tẩu" ở bên cạnh. Ðó là đại khái về ý nghĩa của chữ "Ðạo".

Hai chấm trên đầu chữ "đạo" biểu hiện âm dương, cũng biểu hiện hai mắt của con người, hai tai, hoặc hai lỗ mũi, đại lược tượng trưng như vậy. Mắt, tai, mũi, bất luận bộ phận nào, đều nằm trên cơ thể, cho nên không thể tìm kiếm cái ở bên ngoài để dụng công, mà công phu là phải thực hiện ở bên trong. Bởi vậy đạo tức ở ngoài là đạo hữu hình, bên trong là đạo vô hình; đạo hữu hình là đạo của sanh tử, đạo vô hình là đạo của liễu sanh thoát tử. Ðại sư Vĩnh-Gia làm bài Chứng Ðạo Ca là nói về đạo dứt sanh tử, đó là đạo mà trong tự tánh mỗi cá nhân phải noi theo mà tu.

 

Ca: Ca là xướng ca. Trong bài Chứng Ðạo Ca, Sư không dùng thể thơ, văn xuôi, hay thể phú, thể từ, mà dùng thể ca, để người ta có thể xướng hát. Hát để làm gì? Ðể có thể rèn nặn tâm tính, trí huệ nẩy sanh, từ cái nọ lan sang cái kia, có thể nhân lời ca giọng hát mà ngộ đạo, đó là ý của Sư khi trước tác.

Bổn lai của thiền tông là nói tướng mà lìa ngôn từ, chẳng có gì để nói; lìa tâm duyên tướng, tâm tưởng chẳng tới được; lìa các tướng văn tự, chẳng có văn tự để tả. Nếu đã như vậy thì cớ sao Ðại sư Vĩnh-Gia từ chỗ chẳng có chuyện gì bày đặt chuyện, viết thành bài ca chứng đạo? Vậy chẳng phải là thừa thãi hay sao? Không phải đâu! Sư biết rõ thiền tông là lìa lời mà nói tướng, lìa tâm duyên tướng, lìa tướng văn tự, quét sạch mọi pháp, lìa hết mọi tướng, một pháp chẳng lập, nhưng sư vẫn phải dùng lời ca ngôn ngữ để biểu dương đạo lý, đặng tiếp dẫn những người chưa hiểu, khiến họ thấy hứng khởi trong câu ca, cũng như ta thường nói đưa ra cái xấu thì có cái tốt, vị đắng mà thuốc lành. Bởi vậy không cần nói mà sư nói, không cần viết ra mà lại viết thành bài ca, ý của Sư là chỉ cốt thúc đẩy mọi người phát khởi bồ đề tâm.

Nguyên trong việc tu hành là không có gì để nói năng cả, nhưng sao lại có ca ở đây? Mà đã không có ca lại bảo giải thích ca, thuyên thích lời ca là nghĩa làm sao? Há chẳng phải là quá bày đặt hay sao? Có điều tôi thấy Ðại sư Vĩnh-Gia chẳng ngại phiền hà, ráng tìm cách tiếp dẫn chúng sanh, nên tôi cũng muốn noi theo mà chẳng tự lượng sức mình, chẳng kể cái vốn học hỏi quê mùa và ít ỏi của mình, rườm rà đem ra một chút kiến thức nông cạn để chú thích bài ca lấy tên là "Vĩnh-Gia Ðại sư Chứng Ðạo Ca Thiển Thích."

Bài này đem ca lên khiến mọi người cảm thấy như được khai ngộ, đọc thì thuận miệng, dễ thuộc. Lần đầu tiên tôi bắt được bài này, trong lòng vui mừng vô tả, bỏ ngủ mà không mệt, bỏ ăn mà không đói, cho đến áo quần cũng chẳng cần tới nữa, cứ như vậy ngày ngày ca nó, tụng nó, cho tới thuộc lòng nó lúc nào không hay. Có điều tôi không hiểu sau khi nghe tôi giảng bài này, có vị nào cảm thấy mình cũng cao hứng giống như tôi chăng? Lần tôi giảng Chứng Ðạo Ca ở San Francisco, tôi không thấy ai đặc biệt chú ý tới nó như vậy, chẳng có ai quan thiết tới nó đến nỗi quên ăn, quên ngủ. Mới hay rằng, căn tánh mỗi người chẳng giống nhau, có người thích bộ kinh này, có người ưa bộ kinh khác, người thì bảo kinh này hay, kẻ thì nói kinh kia không hay. Thật ra đó là những quan niệm sai lầm. Trong các kinh Phật nói ra, chẳng thể nói kinh này hay, kinh kia không hay. Pháp nào Phật nói ra cũng đều là hàng đầu, cũng đều là "vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ" cả.

Nếu như chúng ta đem cái tâm cầu pháp thế gian để cầu Phật pháp, bất tất phải đem hết cái tâm đó ra, chỉ cần có một nửa sự thành tâm đó là đủ lắm rồi! Quí vị thấy người thế gian cầu danh cầu lợi, ngày ngày tính toán làm sao để có danh, có lợi, thâu được cả hai, làm sao cho mình được nổi bật, cho mọi người tin tưởng. Tài, sắc, danh, thực, thùy (tài, sắc, danh, ăn, ngủ), các pháp thế gian, ai cũng hết lòng cầu mong. Nếu chúng ta cũng cầu pháp xuất thế gian với một tâm vui sướng cùng cực như vậy, lúc nào cũng canh cánh bên lòng, thì có lo chi chẳng thành đạo nghiệp? Chẳng thành Phật? Chỉ vì, mọi người đối với ngũ dục, tài, sắc, danh, thực, thùy, thì đều tích cực, nhưng đối với chuyện tu hành, lại không có được sự khẩn thiết đó, không có lòng kiền thành như vậy. Tuy cũng lễ Phật, tụng kinh, nghe kinh, nhưng nói chung không có lòng sốt sắng, như họ đã dành cho các vấn đề ngũ dục, tài, sắc, danh, thực, thùy của pháp thế gian, cho nên tôi mới nói rằng một phân nửa của tâm cầu pháp thế gian để cầu Phật pháp cũng là hay lắm rồi! Quí vị nghĩ lại mà coi, trong số mọi người ngày nay đi làm, chỉ có quí vị làm ở Vạn Phật là không kể công, họ làm trong tinh thần hy sinh để phục vụ Phật pháp. Thử hỏi, người đời có ai đi làm trong tinh thần đó? Nếu như cầu pháp xuất thế mà có được một nửa tinh thần như vậy, thì lợi lạc biết chừng nào! Tôi cứ thấy tâm trạng đó của người thế gian mà trong lòng không ngăn được sự cảm thán!

 

Thiển Thích: Nghĩa là làm cho hiển lộ, làm cho ý nghĩa được sáng tỏ, khiến mọi người dễ hiểu. Chẳng phải những gì có tính cách cao siêu, thâm áo. Có thể gọi đây chỉ là những lời lẽ của một kẻ có kiến thức hẹp hòi - như nhìn bầu trời xuyên qua một cái ống, hay lấy vỏ sò để đong biển cả - để mong giảng giải "Chứng Ðạo Ca."

"Chứng Ðạo Ca" nói lên phương pháp tu hành. Nếu chúng ta hiểu thấu phương pháp đó, quen thuộc với nó, thì cũng có thể chứng đạo. Theo cách phân loại của tông Thiên-thai thì bài ca này thuộc loại "nhân pháp lập đề," dùng người và pháp đặt tên vì Vĩnh-Gia là tác giả, là nhân, chứng đạo ca là pháp, lấy pháp mà chứng đạo.

Ðại sư Vĩnh-Gia, bốn tuổi xuất gia, học đủ ba tạng kinh, luật, luận, đối với Thiên-thai giáo thì nghiên cứu sâu rộng. Sư thuộc họ Ðái. Có thể nói Sư chưa hề bị nhiễm thế duyên, chưa từng va chạm trong xã hội, nên cốt cách tinh thuần, vô nhiễm, cho nên trong bài ca Sư trước tác, lời lời chân thực, từng chữ bày ra như châu ngọc, không giống như cách lải nhải chú thích của người ta. Bởi Sư không bị nhiễm, nên lời ca của Sư mới thuần khiết và thanh tịnh như vậy.

"Chứng Ðạo Ca" vừa sáng sủa lại thâm áo, văn từ cũng không thấy có chỗ nào là khó hiểu, vậy mà ý nghĩa thật là vô cùng ảo diệu, biểu lộ Phật pháp thật đầy đủ. Trước khi giảng "Chứng Ðạo Ca" ngày 7 tháng 12 năm 1965, tôi có làm mười bốn câu tụng kệ, phát nguyện dốc một lòng chí thành khẩn thiết để giải thích lời ca của bài này:

 

Tuyên-Hóa thanh tịnh thân, khẩu, ý

Quy mạng đảnh lễ Phật, Pháp, Tăng

Nãi chí thập phương tam thế Phật

Quá khứ hiện tại vị lai trung

Chư tôn Bồ-tát ma-ha-tát

Tây phương Ðông độ lịch đại Tổ

Cổ vãng kim lai Hiền Thánh đăng

Duy nguyện Tam Bảo thùy gia hộ

Khải ngã chánh giác chuyển pháp luân

Kiến văn tinh tấn chứng bất thoái

Ðảo giá từ hàng cứu đồng luân

Nhất thiết chúng sanh giai diệt độ

Hoàn ngã bổn lai Pháp tánh thân

Cận kiến Uy-âm cổ từ thân.

 

 

Tuyên Hóa thanh tịnh thân khẩu ý: Nghiệp của chúng ta đều do thân khẩu ý tạo ra. Thân không thanh tịnh, dễ tạo nghiệp, khẩu và ý không thanh tịnh, dễ tạo nghiệp. Thân nghiệp dễ phạm là giết hại, trộm cắp, và tà dâm (sát, đạo, dâm). Ý nghiệp thì có tham, sân, si, như bình thường chúng ta nghĩ tới chuyện thị phi, nghe chuyện thị phi, làm chuyện thị phi, đó đều thuộc tham, sân, si. Bởi vậy, chỗ có thị phi, tuyệt đối chớ có gần, chuyện tà vạy, tuyệt đối chớ có hỏi, nếu ta hỏi liền bị nghiệp chẳng thanh tịnh lôi cuốn, bởi có câu: "khẩu khai thần khí tán, thiệt động thị phi sanh," nghĩa là mở miệng thì thần khí hao tán, lưỡi động thì thị phi sanh.

Trời đất phú cho ta thân thể, tánh linh, là muốn chúng ta xử dụng một cách chánh đáng, chớ không bảo chúng ta lạm dụng để làm những chuyện phi pháp. Người học Phật là phải hồi quang phản chiếu, ngày ngày xét mình xem mình đã cư xử ra sao, có làm cái gì để tranh dành danh lợi, có tranh đua cho nổi bật, có tranh quyền đoạt lợi hay không? Nếu quả có điều đó thì thật không xứng đáng là tín đồ Phật giáo; tín đồ Phật giáo là phải khiêm cung, chẳng tranh, chẳng tham, chẳng cầu, chẳng tự tư, chẳng tự lợi, không nói dối, và nếu theo đúng được sáu tông chỉ lớn này, lúc đó mới có thể gọi là tín đồ chân chánh, ý nghiệp mới gọi là thanh tịnh.

Khẩu thì có bốn nghiệp: nói thêu dệt, nói không thật, nói lời ác, nói lưỡi hai chiều.

Nói lời thêu dệt thì đại khái như kể những chuyện trai gái dâm ô, khiến mọi người tưởng đến những chuyện xấu; hoặc giả nhằm kể những điều tổn hại danh dự của Phật giáo, khiến người khác có ấn tượng xấu về Phật giáo, chẳng hạn như nói theo kiểu này: "Quí vị thấy đó! Hắn tu học mấy năm rồi mà thái độ còn hung hăng như vậy, học Phật cái gì!" Chúng ta ngày ngày tu học Phật pháp, nếu chẳng chịu một phen dụng công phu, chính là có lỗi với Phật pháp, nên phải tự mình trách cứ chính mình, phải trị cho được cái tâm cống cao ngã mạn của mình, cũng như lòng ghen ghét đố kỵ, các loại chứng tật đó. Trong Phật giáo, đây là những chướng ngại rất lớn, giam hãm người tu không vượt được ra ngoài tam giới. Bởi vậy ba nghiệp thân, khẩu, ý là trọng yếu vô cùng.

Nói không thật, hay vọng ngữ, là điều mọi người dễ phạm phải. Nhiều khi nói không đúng sự thật, nói lời dối ngụy mà vô tình không hay biết.

Nói lời ác, là dùng lời thô lỗ mắng người khác, chọn những câu thật tục tĩu khó nghe, hay những lời độc địa, như vậy gọi là ác khẩu.

Nói lưỡi hai chiều, cũng như kẻ mang hai bộ mặt, trước mặt ông A thì nói xấu ông B, trước mặt ông B thì nói xấu ông A, gây mâu thuẫn giữa hai người, làm cho họ xích mích với nhau như nước với lửa, trong khi ấy mình thì đứng ở ngoài bàng quan xem hai bên kình địch nhau, nghêu cò tranh chấp cho ngư ông thủ lợi.

Bởi vậy, trước khi đi vào phần giảng kinh, tôi cố gắng thanh tịnh mọi tập khí, khiến cho thân được thanh tịnh, khẩu được thanh tịnh, ý được thanh tịnh. Ðó là ý của câu: "Tuyên-hóa thanh tịnh thân khẩu ý."

 

Quy mạng đảnh lễ Phật, Pháp, Tăng: Tôi xin nhất tâm quy mạng Tam Bảo, Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.

 

Nãi chí thập phương Tam thế Phật, Quá khứ hiện tại vị lai trung: Tức là, chiều rộng trải ra cùng hết mười phương thế giới; chiều sâu, thì suốt dọc ba đời, quá khứ, hiện tại, vị lai, ba đời Phật, tôi thảy đều quy kính.

 

Chư Tôn Bồ-tát ma-ha-tát: Các vị đại Bồ-tát trong hết thảy các Bồ-tát, tôi đều hướng tới để quy mạng đảnh lễ.

 

Tây phương đông độ lịch đại Tổ: Ðây là kế thế các đời Tổ sư ở Tây-trúc và ở Ðông-độ.

 

Cổ vãng kim lai Hiền Thánh đăng: Các vị Thánh Hiền từ xưa đến nay, giống như những ngọn đuốc sáng chiếu rọi.

 

Duy nguyện Tam Bảo thùy gia hộ: Trước khi chú giải "Chứng Ðạo Ca," tôi xin hết lòng chí thành nguyện cầu Tam Bảo, vô tận Pháp, Tăng, thường trú trong ba đời, khắp tận hư không, cùng khắp pháp giới, gia hộ cho tôi được đầy đủ trí huệ đặng có thể giảng giải "Chứng Ðạo Ca."

 

Khải ngã chánh giác chuyển pháp luân: Khai mở cho tôi có được chánh tri, chánh giác, đặng tôi thấu tỏ đạo lý của "Chứng Ðạo Ca."

 

Kiến văn tinh tấn chứng bất thoái: Khiến cho người nào thấy "Chứng Ðạo Ca," được nghe "Chứng Ðạo Ca," hoặc thấy "Vĩnh-Gia Ðại sư Chứng Ðạo Ca Thiển Thích," liền được dũng mãnh tinh tấn, y pháp mà tu hành, chứng được niệm bất thoái, vị bất thoái, hạnh bất thoái, ba điều bất thoái.

 

Ðảo giá từ hàng cứu đồng luân: Quay ngược cỗ thuyền từ bi trở về cõi Sa-bà để cứu chúng sanh hữu tình khỏi cảnh khổ nạn.

 

Nhất thiết chúng sanh giai diệt độ: Khiến hết thảy chúng sanh đều được diệt độ; lìa khổ, được hạnh phúc, chứng được Niết-bàn diệu tâm.

 

Hoàn ngã bổn lai Pháp tánh thân: Trở về gốc nguồn, khôi phục lại gốc Pháp thân Phật của mình.

 

Cận kiến Uy-âm cổ từ thân: Khiến chúng ta, tất cả mọi người được triều bái đức Phật cổ sơ nhất là Phật Uy-âm Vương, người cha từ bi cổ sơ nhất của hết thảy chúng sanh.

 

*

* *

 

 

Quân bất kiến,

Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân

Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân

Vô minh thực tánh tức Phật tánh

Ảo hóa không thân tức Pháp thân.

Dịch:

Anh thấy chăng:

Dứt học vô vi, ấy đạo nhân,

Không trừ vọng tưởng, chẳng cầu chân?

Tánh thực vô minh tức Phật tánh,

Thân không ảo hóa tức Pháp thân.

 

Quân bất kiến: Ở đây dùng chữ quân để chỉ người đối thoại, một lối xưng hô lịch sự, cũng giống như "tiên sinh," Trương tiên sinh, Lý tiên sinh. Bất kiến là có ý hỏi quí vị có thấy hay không? Ðây là một lời ướm hỏi. Thấy hay không thấy chuyện gì đây?

 

Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân: Tuyệt học có thể giảng là vô học, nghĩa là chứng được quả vị vô học. Sơ quả, nhị quả, tam quả, ba quả vị thánh này đều là những quả vị hữu học, tức còn phải tu học. Quả vị thứ tư là quả A-la-hán, mới là quả vị vô học.

Tuyệt học có chữ tuyệt nghĩa là đoạn tuyệt, dứt bỏ con đường học tập. Vì sao dứt bỏ? Vì đã chứng được trí huệ vô vi, chẳng làm mà chẳng có gì là không làm. Trông bên ngoài thì vị đó không có chuyện gì làm cả, nhưng thực ra ở bên trong vị đó đương chuyển bánh xe pháp, giáo hóa chúng sanh. Chẳng qua vị này không chấp trước vào hình tướng, không muốn lưu vết tích khiến người hay biết, không muốn người đời ca tụng. Nhàn đạo nhân vì trông bề ngoài là thanh nhàn, vô sự, tự tại như người chẳng vướng bận việc gì. Nhàn là nhàn nhã; vị đó nhàn thật, nhưng là bậc đạt đạo (đạo nhân). Ðạo, vị đó đã đạt đạo, chẳng phải đang tu đạo. Vậy vị đó đắc đạo gì? Chính là pháp môn tâm ấn của chư Phật, pháp môn mà "đại nhi vô ngoại, tiểu nhi vô nội," lớn đến độ chẳng gì lớn hơn, nhỏ chẳng gì nhỏ bằng. Vì vậy, vị này mới tự tại. Nhàn đạo nhân hàm ý vừa tự tại, vừa vui sướng, gồm đủ hai nghĩa bình an và tịch tĩnh. Nhìn vị đó ta thấy dường như vô sự, chẳng vội vàng áy náy, cũng chẳng ưu tư phiền não. Lúc nào cũng khoan thai, ung dung, phiêu nhiên tự tại, thật là:

Ðạo thông thiên địa hữu hình ngoại

Tứ nhập phong vân biến thái trung.

Dịch là:

Ðạo thông trời đất hiện ra mặt,

Trí nhập mây gió, tỏa hành vi.

 

Ðạo thông thiên địa hữu hình ngoại, chính là nghĩa của "lớn đến độ chẳng gì ngoài nó"- vừa nói ở trên – tứ nhập phong vân biến thái trung, chính là "nhỏ đến độ không gì nhỏ hơn." Cảnh giới này chẳng phải là chỗ mà chúng ta, những kẻ phàm phu tục tử có thể thấu đặng. Ðó là cảnh giới của nhàn đạo nhân. Ý nghĩa này cũng có thể nói lên như sau:

 

Vạn vật tĩnh quán giai tự đắc

Tứ thời giai hứng dữ nhân đồng.

 

Vạn vật tĩnh quán giai tự đắc nghĩa là vạn vật biểu hiện, có cái tinh, có cái thô, vị đó nhìn thấy rõ ràng, một cách tự nhiên, chẳng gì không thấu suốt mà chẳng cần suy nghĩ mới hiểu. Tứ thời giai hứng dữ nhân đồng, nghĩa là trong suốt bốn mùa, xuân, hạ, thu đông, vị đó hòa điệu với mọi người, chẳng chút khác biệt; do đó vị đó là nhàn đạo nhân.

Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân: Bởi vì một khi vị ấy đã đắc đạo, thì đâu còn vọng tưởng để tiêu trừ, cũng sao có chân để chứng đắc. Vọng hết, chân hiện, do đó khỏi phải trừ diệt vọng tưởng, chớ không phải còn vọng tưởng mà không chịu trừ khử. Chẳng có chân để cầu chứng đắc, bởi đã chứng đắc tới chỗ cực điểm rồi, nên chẳng còn phải mong cầu cái chân.

 

Vô minh thực tánh tức Phật tánh: Trước khi chứng đạo thì vị đó cũng như mọi người trong chúng ta, cũng vô minh, đầy phiền não, nhưng nay thì vị đó đã hiển lộ Phật tánh, đã trở về cội nguồn, bỏ mê về giác, dứt tuyệt vấn đề căn bản sanh tử. Do đó thực tánh vô minh đã chuyển thành Phật tánh.

 

Ảo hóa không thân tức pháp thân: Trước thì thân thể này là hư huyễn, nay thì chứng đắc lý thể của Pháp thân.

 

Pháp thân giác liễu vô nhất vật,

Bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật.

Ngũ uẩn phù vân không khứ lai,

Tam độc thủy bào hư xuất một.

 

Dịch:

Pháp thân giác rồi không một vật

Bổn nguồn tự tánh thiên chân Phật.

Năm ấm ảo hư: mây lại qua,

Ba độc huyễn hoặc: bọt còn mất.

 

Pháp thân giác liễu vô nhất vật: Pháp thân là gì? Ðó là thực tướng, song vô hình, vô tướng. Giác nghĩa là sáng tỏ. Vô nhất vật, vì là vị đó chẳng chấp trước gì cả. Chẳng có cảnh giới nào làm vị đó mê muội, nên nói một vật cũng chẳng có.

 

Bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật: Vị này đã chứng được cảnh giới nào? Ðã đạt được trình độ nào? Chính là đạt được cái căn bổn, cái nguồn gốc, tức là Phật tánh. Vì vậy, bổn nguyên tự tánh chính là Phật tánh sẵn có trong ta. Thiên chân Phật là chỉ Phật bản hữu sẵn có. Do đó, vị ấy mới là nhàn đạo nhân dứt học và vô vi.

 

Ngũ uẩn phù vân không khứ lai: Ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, còn gọi là ngũ cái, hay ngũ ấm. Tại sao gọi là ngũ uẩn? Uẩn nghĩa là tích chứa lại. Tại sao gọi là ngũ cái? Bởi vì nó che khuất tự tánh không để cho tự tánh hiển lộ sáng sủa (chữ cái nghĩa là che lấp). Tại sao gọi là ngũ ấm? Bởi nó thuộc âm, có tính cách ẩn sâu, dấu kín. Sắc là chỉ tất cả những gì có hình; thọ, tức là thọ lãnh; tưởng, nghĩa là suy tưởng; hành, có nghĩa là niệm niệm nối tiếp không ngưng nghỉ, niệm niệm lưu hành; thức; nghĩa là phân biệt, nhận thức rõ. Năm uẩn, sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cái nào cũng che lấp tự tánh của chúng ta, và ánh sáng tự tánh bị che, do đó trí huệ của chúng ta cũng bị lu mờ. Năm loại uẩn đó thật là lợi hại vô cùng, cho nên trong tám loại khổ thì có một khổ thuộc về ngũ ấm (ngũ ấm xí thịnh khổ). Người ta ví nó như ngọn lửa, thiêu đốt con người, đốt chết cả tự tánh. Tuy nhiên, thể tánh của nó là hư huyễn, cho nên nói "ngũ ấm phù vân không khứ lai," tức như mây nổi, bay qua bay lại trên không trung, chẳng có thể chất thực hữu.

Thí dụ về năm màu xanh, vàng, đỏ, trắng, đen chẳng hạn. Chúng chỉ là màu sắc mà không có thực thể, chúng phải dựa vào vật chất để hiện ra từng màu, còn chính chúng chẳng có gì là thực. Nói cho rõ hơn, sắc - trong ngũ uẩn - tự thể là những vi trần, tức là những hạt bụi nhỏ kết hợp lại mà thành. Biết bao nhiêu bụi nhỏ đó tụ tập lại mới có thể hiện ra thành hình tướng để chúng ta trông thấy! Nếu những hạt bụi mà đứng riêng rẽ, chúng ta nhận ra chúng chẳng phải là điều dễ dàng. Năm màu cùng tụ tập lại, ta thấy được rõ ràng là xanh, vàng, đỏ, trắng, đen; nhưng nếu riêng biệt từng màu một, ta sẽ không thấy rõ; chỉ một màu vàng, to cỡ bằng hạt bụi, ta không nhận ra, các màu khác như đỏ, trắng, đen, đứng riêng biệt thì cũng như vậy. Ngược lại nếu chúng tụ hội với nhau, chúng sẽ hiển hiện rõ; ngũ uẩn cũng đồng một ý nghĩa như vậy.

Thọ, nghĩa là lãnh thọ; bởi có sắc nên mới có sự lãnh thọ; có lãnh thọ, nên mới có tưởng; tưởng, thì mang ý nghĩa nhanh chóng, ví như con ngựa chạy lung tung, vọng tưởng thì đi cùng khắp thiên địa; hành có nghĩa là hành động, là di chuyển; thức, chính là sự phân biệt. Cả năm uẩn này đều chẳng có thực thể, bên trong chẳng có gì là chân thực. Cho nên ngũ uẩn có thể ví như đám mây nổi trôi trên bầu trời, như màn sương, phút chốc tụ lại, phút chốc tan đi, tụ lại thành hình, tan đi thì mất dạng, tụ lại thời có, tan đi thời không, ở trong hư không tự do qua lại, muốn nắm bắt lấy cũng không bắt được.

 

Tam độc thủy bào hư xuất một: Tam độc là tham, sân, si. Ba thứ này gọi là độc, vì chúng đầu độc chúng ta, khiến cho huệ mạng pháp thân bị hôn mê bất tỉnh.

Tham, là lòng tham, lòng tham vô đáy, rất khó hàng phục, nhất là tham tài, tham sắc, tham danh, tham ăn, tham ngủ. Hãy nghĩ lại coi, nếu quí vị không tham tài, thì lại tham sắc; quí vị chẳng tham sắc thì lại tham danh; nếu tài, sắc, danh chẳng tham, thì lại vướng phải tánh tham ăn, thích ăn cho ngon; ăn chẳng ham nhưng bỏ ngủ thì chẳng được. Kẻ ham ngủ thì khi ngủ chẳng còn ham thứ gì khác. Giả thử tặng cho y cả triệu đồng, bảo y tỉnh dậy, y vẫn không tin. Cớ sao vậy? Y đương trong cơn mê ngủ! Chẳng phải sự thật, nên y lại ngủ nữa. Bất luận chuyện gì xảy ra cũng không lay nổi người ngủ say. Người tu Phật không nên ngủ nhiều. Thí dụ như bảo tới đạo tràng để lễ Phật, thì lại nói rằng tôi ngủ chưa đủ giấc; bảo lên khóa tụng buổi sáng, thì lại nói mắt tôi không mở được, làm sao có thể tụng kinh? Vậy là ham ngủ, bỏ ngủ không nổi, đó chính là tham.

Sân, do lòng tham ngũ dục không toại nguyện mà sanh ra, hoặc bị người khác tranh của mình mà sanh tâm tức giận.

Si, như người có tâm sân hận, không có gì là không dám làm, nên hành động một cách ngu si. Bởi lý do đó nên tham, sân, si gọi là ba độc.

Ba yếu tố này đã đầu độc huệ mạng pháp thân khiến chúng ta không được giác ngộ. Tuy nhiên dầu ba độc lợi hại như vậy, chúng cũng chỉ là những bọt nổi trên mặt nước, tự sanh ra rồi tự diệt, nếu chúng ta không để cho chúng lôi cuốn theo, chúng cũng không có cách gì để hại ta được. Chúng chỉ là bọt nước, hiện ra thành hình không có thực chất, cũng giống như mây mù che lấp, bởi vậy mới nói ba độc giống như bọt nước hư huyễn, khi còn khi mất, sanh ra rồi diệt.

 

Chứng thật tướng, vô nhân pháp,

Sát-na diệt khước a-tỳ nghiệp.

Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh,

Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp.

Dịch:

Chứng thực tướng, không nhân pháp,

Sát-na rũ sạch a-tỳ nghiệp.

Nếu đem lời vọng dối chúng sanh,

Kiếp như cát bụi nguyền lưỡi rút.

 

Chứng thực tướng, vô nhân pháp: Khi chứng được thực tướng lý thể thì không còn nhân, không còn pháp, ý niệm về nhân và pháp đều mất; sự chấp trước về pháp phá tan, chấp về người cũng không còn. Chấp về người đã không có, thì các ý niệm về phải trái của người với ta cũng không còn nữa, lúc đó sẽ không còn nói theo kiểu này: "Tôi hiểu pháp, ông không hiểu"; những ý tưởng ngạo mạn coi thường mọi người đều không còn nữa, do đó mới nói "vô nhân pháp."

 

Sát-na diệt tận a-tỳ nghiệp: Nên nhớ chữ "nghiệp" cùng một vần với chữ "pháp" (ở câu trên). Sát-na chỉ một khoảng thời gian rất ngắn. Chỉ trong một sát-na là diệt hết cái nghiệp của địa ngục vô gián. A-tỳ là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Trung-hoa là địa ngục vô gián - một loại địa ngục không có không gian, một người nằm lên giường ngục cũng chật, bao nhiêu nằm lên cũng chật; còn thời gian thì không gián đoạn, triền miên chịu khổ. Có năm loại địa ngục vô gián, được ghi rõ trong kinh Ðịa Tạng, mọi người có thể tra cứu. Nói một cách khác, trong khoảng một thời gian hết sức ngắn ngủi mọi nghiệp tội của địa ngục vô gián đều được tiêu trừ. Sợ nói như vậy mọi người có thể không tin, cho là bịa đặt nên Ðại sư Vĩnh-Gia mới phát lời thề như sau:

 

Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh: Nếu tôi đem những lời dối ngụy để gạt chúng sanh, thì:

 

Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp: "Tôi xin nguyện gặp quả báo, vào địa ngục rút lưỡi để chịu tội, trải qua các đại kiếp nhiều như số cát trên sông Hằng. Lời tôi nói đây là chân, là thiệt, chẳng phải lời dối gạt chúng sanh, cho nên các vị đừng có nghi ngờ.

Ðại sư Vĩnh-Gia biết rằng chúng ta đa nghi thiếu lòng tin nên mới dùng những lời lẽ khẩn thiết, phát ra những lời thệ nguyện nặng sâu để dặn dò, tăng trưởng lòng tin của chúng ta. Quí vị thử nghĩ coi chư Tổ sư từ trước tới nay thường hết lòng quan tâm chúng ta, cũng như tất cả mọi chúng sanh, một lòng mong mỏi mọi người sớm quay về bờ giác. Tấm lòng ân cần gắn bó như thế, xin mọi người chớ phụ lòng, chớ mải miết ra đi quên bẵng về nhà. Hiện nay chúng ta đương trôi nổi trong chốn Sa-bà, chẳng phải là quê hương thực của mình. Do đó ta nên mau mau trở về quê cũ, làm bạn lữ với chư Phật và Bồ-tát. Hết thảy mười phương chư Phật, Bồ-tát cùng các vị lịch đại Tổ sư hiẹ�n nay đương chờ đợi chúng ta, chẳng khác gì cha mẹ trông ngóng con cái về nhà.

Ngài Vĩnh-Gia bảo chúng ta đừng hoài nghi, nhưng sao trong lòng chúng ta cứ thấy ngờ vực!

Làm sao "chứng thực tướng, vô nhân pháp" mà có thể diệt hết cả tội nghiệp từ vô lượng kiếp, nhiều như số cát bụi? Làm sao tiêu trừ được hết tội nghiệp của địa ngục a-tỳ? Quá dễ vậy sao? Có lý nào lại như thế? Chẳng thể tin nổi!

Chứng được thực tướng lý thể giống như người vừa tắm gội xong nên những lớp dơ bẩn trong người được gội rửa hết. Lớp dơ bẩn coi như nghiệp tội của địa ngục a-tỳ, nay đã được gội rửa thì đâu còn nữa. Ðó là ý nghĩa mà Ðại sư Thần-tú nói trong bài kệ:

 

Thân thị bồ-đề thụ

Tâm như minh kính đài

Thời thời cần phất thức

Vật xử nhạ trần ai.

Nghĩa là:

Thân là cây bồ-đề,

Tâm là đài gương sáng,

Ngày ngày chuyên cần lau,

Chớ để vướng bụi dơ.

 

Ý rằng chúng ta phải chùi rửa thì mới sạch sẽ. Nhưng chưa phải là lời người đã triệt ngộ.

Lục tổ nói kệ rằng:

Bồ-đề bổn vô thụ,

Minh kính diệc phi đài,

Bổn lai vô nhất vật,

Hà xứ nhạ trần ai?

Nghĩa là:

Bồ-đề chẳng phải cây,

Gương sáng chẳng phải đài,

Xưa nay chẳng là vật,

Bụi bặm bám vào đâu?

 

"Bồ-đề bổn vô thụ." Bồ-đề chẳng phải cây nghĩa rằng Tổ chẳng cần cây nữa vì ngài đã chứng bồ-đề rồi. "Minh kính diệc phi đài," gương sáng cũng chẳng phải đài, tức là Tổ không cần gương sáng để chiếu soi. "Bổn lai vô nhất vật," xưa nay chẳng là vật, tức là Tổ đã đến được chỗ chẳng khởi ý niệm, toàn thể chân tâm hiện bày. "Hà xứ nhạ trần ai?," bụi bặm bám vào đâu? Thì còn có chỗ nào để bụi bám vào? Bụi bặm tức là nghiệp khiến đọa địa ngục a-tỳ. Tuy nghiệp tội a-tỳ là không. Tuy nhiên, chúng ta phải tu mới chứng được, chớ không phải chỉ nghe thoảng, nói suông, là thành. Nhất định phải ngày ngày luôn thực sự tu tập, hoặc tu thiền, hoặc học giáo lý, học giới luật, hoặc chuyên tu một pháp môn nào đó. Nếu không tu, vĩnh viễn chẳng thể chứng đạo. Trên đời này không sao có chuyện ngồi mát mà hưởng bát vàng, vậy tôi mong rằng quí vị chớ có nghĩ này nghĩ khác, bỏ dở đường tu, mới nửa đường đã vạch ra ranh giới cho là tới đích, để dừng bước lại, như thế muôn đời chẳng sao lên đặng "núi báu."

 

Ðốn giác liễu, Như Lai thiền,

Lục độ vạn hạnh thể trung viên.

Mộng lý minh minh hữu lục thú,

Giác hậu không không vô đại thiên.

Dịch:

Thoắt giác rồi, Như Lai thiền,

Sáu độ muôn hạnh thể tròn nguyên.

Trong mộng lao xao bầy sáu nẻo,

Tỉnh ra bằng bặt chẳng ba ngàn.

 

Ðốn giác liễu: "Chữ đốn" có người giảng là "lập khắc." Nếu dựa theo ý văn thì phải giảng là "tức khắc." Hai từ này có gì khác nhau?

"Lập khắc" có nghĩa của vô tiền vô hậu, không có liên hệ với trước, cũng không có tiếp nối với sau. Lập khắc tức là giác ngộ mà không có liên hệ với quá khứ, cũng không liên quan tới tương lai, đó là hiện tại. "Tức" có nghĩa là lúc này. Vậy "lúc này" không cùng một nghĩa với "lập khắc," vì "lúc này" tiếp nối với lúc trước, và cũng tiếp nối với lúc sau. "Lập khắc" mang ý nghĩa đoạn tuyệt, còn "tức khắc" thì không có nghĩa đoạn tuyệt.

Một số người giảng "đốn giáo" là khai ngộ rất mau chóng, đó là nghĩa của lập khắc. Nhưng nếu xét lại ý nghĩa các chữ, thì "đốn" là tới được chỗ này, cũng do từ trước, một lúc nào đó đã cất bước đi, rồi từng bước, từng bước đi tới, chớ đâu phải chẳng chịu cất bước mà có thể tới nơi để khai ngộ. Thật là "sai một ly, đi một dặm," một số người giảng pháp cho là lập khắc khai ngộ, có khác gì nói trước đó không tu, sau đó cũng chẳng cần tu. "Ðốn," chính là nghĩa trước đó đã từng tu hành, và khi tới được chỗ khai ngộ rồi, vẫn tiếp tục tu nữa. Lý là đốn ngộ, còn về sự thì phải tiệm tu. Tại làm sao có thể nói như vậy? Bởi vì chúng ta nên hiểu rằng chuyện gì cũng phải hợp lý, vì trên đời chẳng có gì là không hợp lý cả. Lấy ví dụ, trông thấy một cây cao lớn kia, ta có biết nó mọc ra từ lúc nào chăng? Nó đã mọc ra từ mấy trăm năm rồi, chẳng phải mới mọc trong ngày hôm nay, nên thân nó mới lớn như vậy! Cây đã như vậy, chúng ta cũng chẳng khác gì. Khi tới tuổi trưởng thành, tới tuổi đội mũ (thời xưa ở Trung-hoa, con trai 20 tuổi gọi là tuổi "nhược quán," có thể đội mũ), tức là cũng phải từ nhỏ, từ một tuổi rồi lớn khôn lên, chớ không phải sanh ra đời mà có ngay được tuổi 20. Từ đó suy ra, đốn ngộ cũng phải từ tiệm tu mà chứng ngộ, chớ không thể chẳng tu mà lập tức đốn ngộ. Thản hoặc nếu trong đời hiện tại chưa tu mà ngộ, đó chẳng qua kiếp trước đã từng tu tập, đến kiếp này đúng lúc cơ duyên hội đủ, mà bừng lên khai ngộ. Bởi vậy tôi mới nói rằng đốn ngộ là do tiệm tu mà có được. Sau khi ngộ rồi lại tiếp tục tiệm tu, cho nên không thể cho rằng không có liên hệ gì với quá khứ và tương lai.

 

Ðốn giác liễu: Giác là giác ngộ, tức thấu suốt, cũng tức là đã khai ngộ, và khai ngộ chính là thấu suốt đạo lý. Một khi đã thấu suốt đạo lý, thì còn phải dụng công tu hành; nếu không, sự thấu suốt cũng thành vô dụng. Thí dụ ta biết cách chế tạo máy điện não (computer), ta có vật liệu, lại hiểu biết cách ráp các bộ phận, ta lắp máy vào thì sẽ xử dụng được máy. Nếu ta chỉ biết phương pháp mà không chế tạo, thì cũng vô dụng; hiểu biết phương pháp, sau đó cụ thể chế tạo thì mới thành được máy điện não. Cũng theo nghĩa này, khi đã khai ngộ rồi, ta còn phải tiếp tục nỗ lực tu hành, đúng như lời cổ nhân nói: "Ðại sự chưa xong, như đưa đám ma mẹ"- đại sự đây chỉ việc khai ngộ - "đại sự đã xong, càng như đám ma mẹ." Câu đó có nghĩa là khi đại sự xong rồi, sự khẩn trương cũng giống như lúc cha mẹ chết, phải cẩn mật tu hành. Cho nên được khai ngộ rồi cũng vậy, phải thực sự dụng công tu hành thì mới chứng ngộ, thần não mới xuất hiện cũng giống như máy điện não vừa nói ở trên.

 

Như Lai thiền: Như Lai là một trong mười danh hiệu của Phật. Chín danh hiệu kia là gì? Là Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên Nhân sư, Phật, Thế Tôn. Nguyên lai, mỗi vị Phật có tới tám vạn, bốn ngàn danh hiệu. Quá nhiều tên như vậy nên mọi người không thể nhớ hết, do đó về sau người ta rút xuống còn một vạn tên. Sau lại đổi thành một ngàn, lại đổi nữa thành một trăm. Vậy mà người ta vẫn không thể nhớ hết một trăm danh hiệu của mỗi vị Phật - máy điện não cũng chưa chắc đã nhớ nổi! Cho nên bây giờ chỉ còn lại mười danh hiệu là Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên Nhân sư, Phật, Thế Tôn. Vị Phật nào cũng đủ mười danh hiệu đó, bởi vì, các đức Phật đều giống nhau, đều bình đẳng như nhau, cho nên có câu nói: "Thập phương tam thế Phật, cùng chung một pháp thân," cùng đủ cả mười danh hiệu.

 

Như là lý như như, nói về lý; Lai là nói về sự; đây là biểu thị lý sự vô ngại. "Như," là thừa đạo như thực; "lai" là đến, đến được chỗ chánh giác. Cho nên, Phật vốn không có nơi đến, cũng không có chỗ đi, bởi vì pháp thân Phật là trùm khắp tất cả, chẳng đến chẳng đi. Thiền là tiếng Phạn, bởi vì chữ thiền-na, dịch nghĩa qua tiếng Trung-hoa là tĩnh lự. Tĩnh là thanh tĩnh, lự là tư duy. Giảm bớt các suy tư nghĩ ngợi, không cho chúng động, vì động đều là vọng niệm, bất động mới là chân niệm, bởi vậy cần phải tĩnh lự, thâu mọi sự suy tư lắng tĩnh lại, không còn vọng niệm, đó gọi là tĩnh lự, và còn gọi là tư duy tu. Tĩnh lự làm cho các vọng tưởng không còn, thì thế nào có tư duy được? Cái tư duy này là như có như không, chẳng phải nhất thiết có, mà cũng chẳng phải không có, vậy cái đó là như thế nào? Cái đó là tham, trong phép tham thiền. Tham là tham thoại đầu, chẳng phải tham thoại vĩ. Thoại đầu là chỉ cái chỗ mà ngôn ngữ chưa phát ra. Tham là tham cái đầu của câu nói, cái chưa nói, và như tham "cái đó" thì còn có gì để tư lự nữa chăng? Không còn! Chỉ có cái tham mà thôi.

Tham cũng giống như người ta khoan lỗ bằng mũi khoan, giống như người ta đào giếng. Lấy mũi khoan, khoan xuống đất cứng, thành lỗ sâu. Ðất bằng thì làm gì có lỗ! Lỗ đó là do khoan. Mũi khoan là dụ cho tham thiền. Có điều lấy vật hữu hình để ví dụ cái vô hình. Mũi khoan cứng, khoan xuống, mà chẳng xuống cũng phải khoan, khoan cho tới khi nào mũi khoan thấu qua mới được, đó là lúc "phá được bổn tham." Tham cái gì? Tham cái tu tư duy, nên gọi là tham thiền. Trong Như Lai thiền không có vọng niệm, tạp niệm, mà chỉ toàn là chánh niệm. Cứ như vậy mà tham, mà khoan, cho tới khi nào mũi khoan thấu suốt, thì gọi là khai ngộ, còn gọi là phá bổn tham. Công phu của đốn giác chính là Như Lai thiền.

 

Lục độ vạn hạnh thể trung viên: Lục độ gồm có bố thí, trì giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền định, bát nhã (trí huệ). Bố thí thì độ được nết keo kiệt, trì giới độ làm việc quấy, nhẫn nhục độ lòng tức giận, tinh tấn độ sự lười biếng, thiền định độ tán loạn, bát-nhã độ ngu si. Bố thí là để trị lòng tham, tính keo kiệt. Chúng ta tu học Phật pháp nên hiểu rõ thế nào là bố thí. Bố thí không phải là kêu gọi người khác bố thí cho mình, mà chính ta phải luôn luôn bố thí cho người. Chẳng phải bảo người khác "quí vị bố thí đi! Bố thí đi!" Quí vị bố thí cho tôi mà tôi chẳng bố thí cho quí vị, chẳng phải vậy. Cho nên làm việc bố thí là chẳng phải nhất định người ta hóa duyên cho mình, thì mình mới bố thí cho người ta. Ta thấy ai cùng khổ thì ta giúp đỡ, đó là tài thí; ai không hiểu Phật pháp, mà ham tu học như người đói ham ăn, thì ta nói Phật pháp cho họ nghe khiến họ được hiểu rõ, đó là pháp thí; hoặc thấy ai đương sợ hãi, không biết nương tựa vào đâu, ta bèn giúp đỡ, giải trừ cho họ mọi điều sợ hãi, đó là vô úy thí.

Ðiều nên biết là bố thí độ lòng keo kiệt. Phàm cái gì của ta, chúng ta đều không muốn bỏ ra cho người khác, chỉ muốn người khác cho mình mà thôi, đó là tánh keo kiệt. Nếu không chịu làm việc bố thí, thì tánh keo kiệt không bao giờ phá bỏ được, mà lại trở thành keo kiệt thêm. Phải xả bỏ cái của mình ra, phá bỏ tánh keo kiệt độ cho nó, thì con quỷ keo kiệt mới xấu hổ mà bỏ chạy.

Trì giới độ làm việc quấy. Trì giới là biết giữ quy củ, đúng theo quy củ, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành (chẳng làm điều ác, làm mọi điều thiện). Bố thí là làm việc cho người, thuộc về ý nghĩa chúng thiện phụng hành. Trì giới thì thuộc về nghĩa chư ác mạc tác. Nếu quí vị làm bố thí rồi sau đó đi giết người, đốt nhà, ăn cướp, thì cũng là vô dụng. Nếu quí vị nói rằng tôi lấy của nhà giàu cho nhà nghèo, cướp của người có tiền để giúp người cùng khổ, là điều không thể làm được! Phải nhớ "chư ác mạc tác," không làm một điều ác nào, làm hết thảy việc thiện, chấm dứt điều ác, đề phòng điều sai, cải sửa những việc lỗi lầm, những điều nào đúng thì phát triển thêm, lúc nào cũng giữ chánh niệm, đó là đại lược ý nghĩa của trì giới. Trì giới là biết giữ quy củ, theo đúng luật pháp, trong gia đình không có chuyện cãi nhau, ngoài quốc gia xã hội thì giữ phép nước, trên thế giới không làm phương hại đến chuyện của người. Như vậy là trì giới.

Nhẫn nại độ tức giận. Tức giận thuộc hỏa, nhẫn nại thuộc thủy. Tánh chất của thủy là nhu hòa, tánh chất của hỏa là táo tợn. Chúng ta lên cơn tức giận, ngọn lửa vô minh vút lên cả ba ngàn trượng, tầng trời sơ thiền cũng chịu không nổi, cho nên ta phải tu hạnh nhẫn nại. Nói về nhẫn nại thì những điều nào nhẫn được không kể làm gì. Những điều nào chịu không nổi mà ta cũng cố nhẫn cho được, cái đó mới kể là nhẫn; chịu không nổi mà cũng ráng chịu, đấy mới thực sự tu hạnh nhẫn nhục. Chúng ta phải bắt chước ngài Di-lặc. Trông ngài, thân thì mập, bụng phệ, mà trong lòng chẳng chứa một chuyện gì, đúng là "bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai?" Cho nên Ngài lúc nào cũng tươi cười, hoan hỷ, Ngài tượng trưng cho công phu tu nhẫn nhục. Tu nhẫn nhục phải học Ngài Di-lặc. Chẳng phải giả dạng tươi cười, vì cười như vậy là gian, chẳng phải cười thực. Trong lòng có điều tức giận mà lại giảo hoạt làm ra bộ mặt khác để che dấu! Che dấu như vậy, đối với tín đồ Phật giáo là điều không nên. Bất luận vào lúc nào, trong trường hợp nào, bộ mặt của ta cũng phải chân thực chớ không thể giả dạng che dấu, đó mới là bộ mặt thực của tín đồ Phật giáo. Nếu che dấu bộ mặt thực của mình để lừa người khác, kết quả chính mình sẽ gặp điều không hay.

Ngoài xã hội thường thấy những chuyện như vậy. Lừa dối lẫn nhau, quí vị không thực lòng nói với tôi, tôi cũng không thực lòng nói với quí vị. Trong Phật giáo ta nên ngay thẳng thực thà, nói một là một, hai là hai; cái gì đúng thì bảo là đúng, cái gì không đúng thì bảo không đúng, chớ không thể biết rõ không đúng mà cứ cố biện bạch, đem cái lầm lỗi đẩy về phía người khác, như vậy là sai rồi. Quí vị không ngay thẳng, không chân thành, Bồ-tát sẽ không hoan hỷ, do đó chúng ta là người học Phật nhất định phải mang hết tấm lòng thực thà, thành tâm, từng giờ, từng khắc, cư xử sao cho chân thực, một chút xíu hư dối cũng không có. Ðành rằng tu nhẫn nhục là biểu thị một thái độ hoan hỷ, nhưng nếu trong lòng đương sục sôi giậ�n dữ, như muốn đánh giết người ta mà bề ngoài thì giả dạng tươi cười, làm ra vẻ hiền lành dễ thương, cũng là sai rồi. Ðấy chẳng phải là nhẫn nhục, đó là giảo hạt, gian trá.

Tinh tấn độ sự lười biếng. Tinh tấn chẳng phải là nói ra rằng tôi tu hành đây, tôi tinh tấn đây, tôi đọc kinh, niệm Phật, lễ Phật, hay đăng tin trên báo chí tu như thế này, thế kia, chẳng phải như vậy. Tinh tấn là nói chính bản thân mình phải tinh tấn, thân tinh tấn, tâm tinh tấn, luôn luôn siêng năng, không lười biếng, từng giờ, từng khắc, không dối lòng, một niềm cung kính như khi đứng trước trời, Phật, đứng trước tôn sư, không dối mình, đó mới là tinh tấn. Lúc nào cũng canh cánh bên lòng một niềm tu học Phật pháp, nghĩ sao làm vậy, chớ không phải vừa lễ Phật xong miệng đã chửi mắng, tay đã cầm dao giết người, đó chẳng phải là tinh tấn, tu như vậy chỉ là giả bộ mà thôi.

Thiền định độ tâm tán loạn. Tại sao chúng ta phải tu thiền định? Bởi chúng ta bị tán loạn quá nhiều, làm cho tinh thần bị tiêu hao, lãng phí biết bao khí lực. Mắt của chúng ta thì nhìn, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân thì xúc chạm, ý thì duyên với các pháp, tất cả giác quan đều quay ra ngoài, khiến cho tinh thần phân tán ra ngoài thành tán loạn. Vậy ta phải làm sao? Phải tu thiền định. Thiền định chính là ngồi lại một nơi, mang tâm ý chìm lắng xuống, tình trạng giống như mang một bát nước đục, để tại một chỗ nhất định, chẳng đụng chạm tới, để bùn đục lắng dần xuống đáy bát, nước thành trong, trông thấy tận đáy. Nước trong suốt dụ cho trí huệ được hiển bày; khi nước còn đục là dụ cho tình trạng ngu si, bị vô minh làm vẩn đục, che mờ tất cả. Do đó chúng ta tu thiền định khiến cho trí huệ tăng trưởng dần; nếu có được định, tức trí huệ phát sanh; trí huệ phát sanh là có bát-nhã; bát-nhã chính là trí huệ, giúp chúng ta không hành động ngu si.

Tại sao người ta cứ làm những chuyện phi pháp? Bởi lý do quá ngu si, không biết con đường chánh đáng. Không ngu si, chính là có trí huệ.

Nói đơn giản về lục độ là như vậy, còn muốn nói cho đủ thì nói đến hết kiếp tương lai cũng không hết.

Bây giờ giảng về vạn hạnh. Các hạnh tu thật là nhiều, vô lượng vô biên, giảng không thể hết. Vạn hạnh nói về sự thực hành pháp môn. Ðây là những pháp môn thiện, không phải pháp môn ác. Số lượng các pháp môn thiện rất nhiều, kể không hết, nói tổng quát có thể gom lại trong câu "vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi" - chẳng vì điều thiện nhỏ mà bỏ qua không làm, chẳng vì điều ác nhỏ mà làm - tức là hết thảy mọi điều thiện nên làm, hết thảy điều ác phải tránh, giống như là trì giới, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành." Chúng thiện là các điều thiện, không nói rõ số mục là bao nhiêu, là rất nhiều, nên gọi là vạn hạnh.

 

Thể trung viên: Gọi là lục độ vạn hạnh, chẳng phải đi kiếm ở đâu bên ngoài, mà là thực hiện ở bên trong từ tự tánh mà ra, mà dụng công phu.

Lấy thí dụ về bố thí. Mắt của chúng ta nhìn mọi vật, không nên nhìn một cách tham lam mà không chán, như vậy là bố thí rồi, là đã cứu độ cho "giặc con mắt" rồi.

Về mũi thì ta không nên tham luyến mùi hương. Như quí vị nói quí vị giữ giới không trộm cắp, nhưng mũi của quí vị thì rất dễ phạm tội này. Như khi thấy có mùi thơm, quí vị chẳng hỏi ai mà đã hít hà. Thấy có dầu thơm, chẳng kịp hỏi người ta một tiếng: "quí vị có dầu thơm, cho tôi ngửi một cái được không?" Ðã vội vàng đưa lên mũi ngửi, đó là giặc mũi, đã ngửi lén. Như vậy tức là quí vị không giữ giới, quí vị đã phạm giới trộm cắp.

Tai thì ưa nghe âm nhạc, thích những âm thanh hay, âm thanh hay thì lòng vui sướng, thanh âm không hay thì sanh bực tức. Nghe người ta mắng mình một câu lòng đã nổi sân hận, quên cả công phu nhẫn nhục, vậy là chưa độ được giặc tai.

Tinh tấn độ lười biếng. Như khi ăn uống thì dùng tới lưỡi, còn khi giảng pháp thì lại muốn lưõi nghỉ ngơi; ăn uống thì tinh tấn, nói chuyện thị phi thì tinh tấn, còn chuyện đứng đắn thì không thích nói, đó gọi là lười biếng, hay là tà tinh tấn, chẳng phải chánh tinh tấn. Nếu quả là chánh tinh tấn thì đã độ cho giặc lưỡi rồi.

Thân chúng ta, chính là phải an tĩnh, không nên vọng động, nhưng quí vị lại làm cho nó chạy lung tung, chạy tới chạy lui. Công phu thiền định chân chánh là thâu hồi cái lăng xăng của thân thể và mang lại sự an tĩnh cho thân này.

Còn về ý, nếu như có trí huệ, chúng ta sẽ không ngu si, vì trí huệ độ được ngu si.

Bởi các lý do trên, ta có thể nói rằng pháp lục độ là để độ cho sáu tên giặc của chúng ta, sáu giặc mắt, tai, mũi lưỡi, thân, ý. Sáu giặc đã tuân phục thì ta không còn vọng tưởng nữa, mà không vọng tưởng tức là tất cả lục độ vạn hạnh thảy đều viên mãn, cho nên mới nói câu "thể trung viên." Nếu quả thực chúng ta không còn vọng tưởng, không nghĩ thiện, không nghĩ ác, thế chẳng phải là "sáu độ vạn hạnh thể tròn nguyên" hay sao?

 

Mộng lý minh minh hữu lục thú: Mộng chính là một loại vọng tưởng hư ảo tạo nên. Cũng có loại mộng thực như trường hợp quỷ thần báo mộng chẳng hạn, cho nên mộng có thể là giả, mà cũng có thể là thực. Tuy nhiên, dầu giả hay thực, hay là do linh cảm báo trước, ta cũng không lấy gì làm căn cứ, muốn nắm lấy, nắm chẳng được, muốn thấy chẳng thấy gì, bắt không lại, đuổi chẳng đi. Có loại, ban ngày thấy cái gì, ban đêm nằm mơ thấy cái đó; có thể do sự nghĩ ngợi mà sanh ra; cũng có loại chẳng hề nghĩ gì tới, chẳng hề gặp qua, đột nhiên xuất hiện trong giấc mơ, lại còn linh nghiệm nữa, biến thành chuyện thực, và loại này là loại mộng thực. Tuy thực như vậy, mà ta vẫn không kiểm soát được nó, giữ không được, bỏ không được, muốn bắt lấy mà không xong, muốn đuổi nó mà không nổi. Có những loại linh cảm báo cho biết trước cả năm, hoặc một tháng, hoặc một tuần lễ, nằm mơ thấy cảnh tượng như thế nào, gặp gỡ những ai, làm những chuyện gì, sau đó đều xảy ra đúng in như vậy. Ðây là loại mộng do linh cảm, vì phần đông những loại dự cảm này là do ta đã tạo từ kiếp trước, nhân vì kiếp xưa ta đã tu hành, được các vị thiện thần hộ pháp trợ giúp, cho ta linh cảm, nên có những sự việc ta biết được. Ðại khái như bây giờ quí vị là cư sĩ tại gia, mà nằm mơ thấy mình là người xuất gia, trong giấc mơ thấy mình mặc áo tràng, đắp y, nghiễm nhiên là một thiện tri thức. Tại sao không xuất gia lại mơ thấy mình xuất gia? Có thể kiếp trước quí vị đã xuất gia, đến kiếp này quên đi, nhưng thiện thần hộ pháp âm thầm chỉ bày cho quí vị, bảo cho quí vị rõ: Kiếp xưa quí vị vốn là người xuất gia, khiến cho quí vị có thể tiếp tục tu đạo, phát tâm bồ-đề.

Chúng ta hiểu mộng là hư ảo. Vậy trước khi nằm mộng thì chúng ta là người thức tỉnh chăng? Sự thật tôi xin nói với quí vị rằng như hiện nay chúng ta sống trên cõi đời này, nếu chưa khai ngộ, chúng ta vẫn là những kẻ sống trong mộng. Có điều, nếu có người bảo chúng ta như vậy, chúng ta chẳng tin, chúng ta nói: "Tôi đâu có nằm mơ? Này! Xe hơi của tôi, đó là loại nổi tiếng, ngồi lên rất thoải mái; máy bay của tôi bay cao như vậy, tại làm sao bảo tôi đương nằm mộng? Nhà của tôi đẹp; gia đình của tôi sống đầy đủ, muốn cái gì có cái đó, sao lại bảo là trong mộng được?" Quí vị không cho là quí vị nằm mơ ư? Nếu quả là thức tỉnh thì tại sao quí vị không nhớ được kiếp trước của quí vị? Quí vị bảo: "Có kiếp trước ư?" Nếu quí vị không tin có kiếp trước thì quí vị có tin có ngày hôm qua chăng? Quí vị nói: "Tôi tin!" Những chuyện trong ngày hôm qua, quí vị có nhớ không? Ngày hôm qua quí vị đã làm những công chuyện gì? Quí vị nói: "Tôi nhớ."

–Quí vị có nhớ hết không?

–Không chắc đã nhớ hết, có những chuyện quên đi.

–Chuyện trong tháng trước thì sao, quí vị có nhớ không?

–Không chắc.

–Chuyện trong năm trước, quí vị có nhớ hết không?

–Cũng không chắc.

–Trong kiếp này, chuyện mấy năm trước quí vị đã quên rồi, huống chi những chuyện về kiếp xưa! Nếu thế quí vị chẳng sống trong mơ thì quí vị sống ở đâu?

Bởi vậy mới nói:

 

Mộng lý minh minh hữu lục thú. Trong cơn mộng, bầy ra thật là minh bạch, nào cõi trời, cõi người, cõi a-tu-la, rất rõ ràng; lại đủ cả địa ngục, quỷ đói, súc sanh, ba đường ác, đúng là sáu nẻo (lục thú).

Trong cơn mộng thì biết rõ có lục thú, nhưng khi đã khai ngộ rồi thì:

 

Giác hậu không không vô đại thiên. Quí vị nên hiểu minh bạch, chớ có bảo rằng thân này, rồi sáu nẻo luân hồi cho đến cả tam thiên đại thiên thế giới, tất cả là không. Trong bài ca có câu:

Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không,

Vị liễu ưng tu hoàn túc trái.

 

(Xong việc - ngộ đạo - thì nghiệp chướng là không, chưa xong thì còn phải trả nợ cũ).

Khi quí vị đã giác ngộ, tam thiên đại thiên thế giới chẳng còn nữa, huống chi là tấm thân này, để cho quí vị chấp trước? Ðể cho quí vị không chịu cái này, không chịu cái kia? Người ta nói quí vị một câu, quí vị đã nổi sùng, đánh quí vị một cái quí vị nhịn không nổi! Tại sao quí vị không bỏ qua được? Tại sao quí vị chịu không nổi? Bởi quí vị chưa giác ngộ. Nếu quả đã giác ngộ thì:

 

Hành diệc thiền, tọa diệc thiền,

Ngữ mặc động tĩnh thể an nhiên.

Túng ngộ phong đao thường thản thản.

Giả nhiêu độc dược giả nhàn nhàn.

Dịch:

Ði cũng thiền, ngồi cũng thiền,

Nói im động tĩnh thể an nhiên.

Phỏng gặp gươm đao thường nhẹ hững

Ví nhằm thuốc độc vẫn bồng tênh.

 

Như vậy đó! Có cái gì mà quí vị không bỏ qua được? Có gì mà chịu không nổi. Cho nên có câu: "Như điểu hành không không vô tích, như đao trảm thủy thủy vô ngân" -nghĩa là chim bay trên không, trên không chẳng ghi vết tích, như dao chém nước, mặt nước không để lại đường cắt, việc qua rồi là hết. Khi quí vị đã giác ngộ, mọi sự đều không, không tướng nhân, không tướng ngã, không tướng chúng sanh, không tướng thọ giả; tâm quá khứ không có, tâm hiện tại không có, tâm vị lai không có; ba tâm đều bất khả đắc, bốn tướng đều không, vậy thì quí vị còn gì để chấp trước? Cả thế giới ba ngàn đều không còn thì còn gì để quí vị chấp nữa?

 

Vô tội phước, vô tổn ích,

Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch.

Tỷ lai trần kính vị tằng ma,

Kim nhật phân minh tu phẫu tích.

Dịch:

Không tội phước, không thêm bớt,

Tánh mình vắng lặng đừng hỏi bắt.

Bấy lâu gương bụi chửa từng lau,

Nầy lúc rõ phân cần dứt khoát.

 

Vô tội phước, vô tổn ích: Bổn lai tự tánh của chúng ta vốn tròn đầy, sáng suốt, lớn (đến độ) không có gì ở ngoài, nhỏ (đến độ) không có gì lọt vào trong, sung mãn mà rỗng rang, trùm khắp thế giới, không có gì để gọi là tội, cũng không có gì để gọi là phước, không có tăng, không có giảm. Bởi vậy mới nói "vô tội phước vô tổn ích." Cái đó là gì? Ðó là tự tánh của chính mỗi cá nhân. Tự tánh là tánh tịch diệt, cho nên nói:

 

Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch: Trong chỗ này, quí vị chẳng phải chạy lung tung tìm kiếm cái này cái kia, như có đầu mà đội thêm đầu, cưỡi trên lưng lừa mà kiếm lừa trong lòng nẩy sanh các sự chấp trước. Chỗ ấy không phải là chỗ để quí vị vọng tưởng.

 

Tỷ lai trần kính vị tằng ma: Tỷ dụ như tấm kính bị bụi phủ đầy, chưa ai lau.

 

Kim nhật phân minh tu phẫu tích: Bây giờ quí vị đã biết, biết một cách phân minh, rõ ràng. Khi hiểu biết phân minh rồi thì quí vị phải làm, quí vị phải bỏ công lau chùi, lau hết lớp bụi cho thật sạch sẽ. Bụi đã hết rồi, mặt gương vốn sáng liền hiện rõ, đó gọi là phẫu tích.

 

Thùy vô niệm, thùy vô sanh?

Nhược thực vô sanh vô bất sanh.

Hoán thủ cơ quan mộc nhân vấn,

Cầu Phật thi công tảo vãn thành?

Dịch:

Ai không niệm, ai không sanh?

Ví thực không sanh, không chẳng sanh

Gọi người gỗ hỏi nguồn cơn ấy,

Cầu Phật ra công sớm sẽ thành.

Thùy vô niệm, thùy vô sanh?: Người nào không có niệm tưởng đây? Ai không có niệm, người đó chính là vô tâm đạo nhân. Tại sao lại có chết? Bởi vì có sống nên có chết. Ai không niệm? Ai không sanh? Ai là người không có niệm tưởng? Ai là người không có sanh?

Bây giờ, quí vị thử không cho sanh một niệm nào, quí vị làm được chăng?

 

Nhược thực vô sanh vô bất sanh: Nếu quả thực là không sanh, quí vị sẽ không có một vọng tưởng, không có một tạp niệm, và nếu không có tạp niệm, toàn thể sẽ hiện bày. Nếu thực quí vị không có vọng tưởng (vô sanh), và chẳng có không sanh (vô bất sanh, thì trong cái chân "không" tự nhiên sẽ hiện ra cái "có" nhiệm mầu (diệu hữu), và trong cái có nhiệm mầu (diệu hữu) cũng có cái chân không.

 

Hoán thủ cơ quan mộc nhân vấn: Hoán thủ cơ quan có nghĩa là người gỗ hỏi mở máy như thế nào? Cũng là nói cách nào để chúng ta có thể đoạn trừ vô minh, làm cho pháp tánh hiển bày, làm sao cho phiền não được hàng phục. Cơ quan đây là nói tin tức. Nếu quí vị muốn hỏi thăm về điều này (tin tức này) thì giống như người gỗ hỏi. Người gỗ không có tâm, không có tình.

 

Cầu Phật thi công tảo vãn thành: Nếu quả quí vị đã tới được chỗ không niệm, không sanh, không chẳng sanh, quả thực tới chỗ không sanh, thì tương lai tất thành Phật. "Tảo vãn thành" là sớm tối sẽ thành, nhất định sẽ thành Phật. Khi nào chúng ta đạt được chỗ không niệm, không sanh, chúng ta sẽ không còn xa Phật là bao nhiêu, đó là chỗ không có gì là không sanh ra, và cái sanh ra đây chính là Diệu hữu, nghĩa là cái có nhiệm mầu. Có điều chúng ta hãy còn chấp trước, chưa hiểu thấu lẽ không. Ở trên có nói: "Giác hậu không không vô đại thiên," ở dưới lại nói cái không của "chư pháp không tướng." Nếu quả quí vị đã minh bạch lẽ không, thì thực không còn cái gì là đúng hay không đúng, là tốt hay không tốt, là trái hay là phải, dụng công không phải là ở ngoài hình thức, mà đi vào cốt lõi cái gốc (triệt phá đệ nguyên), xa lìa mọi tướng.

 

Phóng tứ đại, mạc bả tróc,

Tịch diệt tánh trung tùy ẩm trác.

Chư hành vô thường nhất thiết không,

Tức thị Như Lai đại viên giác.

Dịch:

Buông bốn đại, đừng nắm bắt,

Tánh mình vắng lặng tùy ẩm trác.

Muôn vật vô thường thảy thảy không

Ðấy chính Như Lai thật viên giác.

 

Phóng tứ đại: Tứ đại là đất, nước gió, lửa. Ðất thì rải cùng khắp pháp giới, nước cũng rải khắp pháp giới, lửa rải khắp pháp giới, và gió rải khắp pháp giới. Ðất, nước, gió, lửa, đều là vật hữu hình, còn gió là vô hình. Thân thể của chúng ta là do bốn đại giả hợp mà thành, nếu chúng lìa nhau thì chẳng còn thân thể nữa. Thân thể của chúng ta có thịt, gân, xương, cái gì cứng thuộc về yếu tố đất; nước mũi, nước dãi, nước mắt, thuộc về yếu tố nước; hơi ấm, độ nóng trong người, thuộc yếu tố lửa; hơi thở ra vào thuộc yếu tố gió. Bốn đại hòa hợp với nhau tạo nên thân thể này; khi chúng lìa nhau ra, thì yếu tố nào trở về với yếu tố ấy, chất đất trở về với đất, chất nước trở về với nước, chất lửa về với lửa, chất gió về với gió, mỗi thứ trở về bổn vị của nó, cho nên nói bốn đại là giả hợp.

Do sự hòa hợp của bốn đại mà có thân thể này, thì nó với ta có quan hệ gì đâu? Nếu hiểu cho minh bạch rằng nó với ta chẳng liên quan, thì ta còn chấp trước vào cái thân nữa chăng? Vậy thì còn lý do gì phải chấp trước vào nó, để buông xả không nổi.

 

Mạc bả tróc: Nghĩa là buông bỏ; buông là nới lỏng bàn tay không giữ lại nữa, không chấp nữa, buông thả ra chẳng chấp vào bốn đại, đất, nước, gió, lửa.

 

Tịch diệt tánh trung tùy ẩm trác: Tánh tịch diệt chính là Phật tánh, một tên khác của Phật tánh. "Tùy ẩm trác" nghĩa là ăn, nhưng nói về loài chim, chim ăn thì gọi là trác, còn người ăn thì không dùng chữ đó. Ở đây "tùy ẩm trác" là một cách tự nhiên, không ép uổng.

 

Chư hành vô thường nhất thiết không: Hết thảy chư hành đều là vô thường, và nếu đã vô thường thì có thể coi các hành là không, cho nên nói "nhất thiết không."

 

Tức thị Như Lai đại viên giác: Có bổn ghi là "tức thị chư Phật đại viên giác." Hai chữ Phật và Như Lai có nghĩa tương tự, không khác nhau mấy, duy khi đọc lên thì chữ Như Lai có vẻ thuận miệng hơn, dùng để ca xướng thì hợp.

Nhất thiết không chính là bổn tánh viên giác của chư Phật mười phương.

 

Quyết định thuyết biểu Chân thặng

Hữu nhân bất khẳng nhiệm tình trưng.

Trực triệt căn nguyên Phật sở ấn,

Trích diệp tầm chi ngã bất năng.

Dịch:

Dám nói quyết rõ Chân thừa,

Còn ai chẳng khứng cứ nghiên tầm.

Thẳng tận đầu nguồn phăng dấu Phật,

Chọn lá tìm cành ta chẳng đang.

 

Quyết định thuyết: Nghĩa là không nói hầm hồ, nói vu vơ, mà nói một cách dứt khoát cái đạo lý này. Tại sao phải nói ra đạo lý này? Chính là:

 

Biểu Chân thặng: Chân thặng này là Phật thừa (chữ "thặng"quen đọc là thừa), đó là thừa duy nhất, chỉ có một Ðại thừa, mà không có Tiểu thừa, Nhị thừa. Ðây là thừa thành Phật. Có bổn ghi là "biểu chân tăng." Chân tăng là thế nào? Quí vị biết giữ giới luật, quí vị là chân tăng; quí vị không giữ giới luật, quí vị chẳng phải là chân tăng. Giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, các giới cấm này quí vị chẳng phạm, thì quí vị là chân tăng. Còn như phạm vào các giới giết hại trộm cướp, tà dâm, nói dối, uống ruợu, thì dầu quí vị mang áo của người xuất gia, quí vị cũng chẳng phải là chân tăng.

 

Hữu nhân bất khẳng nhiệm tình trưng: Giả tỷ có ai không đồng ý với đạo lý tôi vừa nói, thì xin cứ biện bạch mang lý luận ra trình bày. Chữ "trưng" nghĩa là biện luận, thảo luận, cứu xét. Quí vị có cách gì, phương thức gì, lý lẽ gì xin mang ra bàn cãi, nghiên cứu.

 

Trực triệt căn nguyên Phật sở ấn: Nghĩa là tôi xin tiếp đưa tới chỗ gốc nguồn của pháp một cách rốt ráo, mà chư Phật mười phương đã ấn chứng.

 

Trích diệp tầm chi ngã bất năng: Nếu quí vị bỏ gốc theo ngọn, nhằm chỗ lá chỗ cành con để dụng công, mà quên mất cái gốc, thì đó là điều tôi chẳng thể làm. Tôi chẳng làm những chuyện như vậy mà tôi phải tìm cái chân thực, tôi giảng cái chân thực, tôi nói cái chân thực, tôi làm cái chân thực. Quí vị muốn tôi bỏ gốc theo ngọn, bỏ cái gần, cầu cái xa, bỏ cái lớn cầu cái nhỏ, thì tôi không thể nào làm được.

 

Ma ni châu, nhân bất thức,

Như Lai tàng lý thân thâu đắc.

Lục ban thần dụng, không bất không,

Nhất lỏa viên quang sắc phi sắc.

Dịch:

Ngọc ma-ni, ngươi có biết,

Như Lai kho ấy thâu trọn hết.

Sáu ban thần dụng không chẳng không,

Một điểm viên quang sắc chẳng sắc.

 

Ma-ni châu: Là ngọc như-ý.

 

Nhân bất thức: Tuy nhiên, mọi người không nhận ra hạt ngọc này. Hạt ngọc ở trước mắt mà nhiều người không hay, có khi đã ở trong tay rồi mà để lọt mất.

 

Như Lai tàng lý thân thâu đắc: Hạt ngọc như ý phải từ ở Như Lai tạng mà ra, từ chỗ đó mà lấy ra mới được.

 

Lục ban thần dụng không bất không: Ngọc như ý có sáu phép mầu, tức là sáu loại thần thông. Nếu quí vị có được hạt ngọc như ý thì quí vị sẽ có thiên nhĩ thông, thiên nhãn thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông, lậu tận thông, đủ cả lục thông. Vậy hạt ngọc đó rốt ráo là gì? Ðó là cái ở ngay trước mắt chúng ta, cái chân tâm của chúng ta vậy. Ðó cũng là cái trí huệ đầy đủ của chúng ta, là đại viên kính trí, diệu quan sát trí, thành sở tác trí, bình đẳng tánh trí, tất cả đều là công dụng của hạt ngọc như ý, và ở đây gọi là sáu ban thần dụng.

 

"Không bất không" là gì? Quí vị bảo hạt ngọc đó là không ư? Nó chẳng phải không. Quí vị bảo nó là có ư? Nó chẳng có. Chân không có đủ cả diệu hữu, diệu hữu có đủ chân không; chân không là chẳng làm trở ngại diệu hữu, diệu hữu chẳng trở ngại chân không, nghĩa là viên dung vô ngại, biến hóa vô cùng.

 

Nhất lỏa viên quang sắc phi sắc: Ở trên nói hạt ngọc là đại viên kính trí, đó là nghĩa gì? Bởi vì nó là "nhất lỏa viên quang sắc phi sắc," một hạt tròn sáng, sắc mà chẳng phải sắc. Quí vị bảo nó là sắc ư? Nó chẳng phải sắc. Nhưng nếu bảo là không sắc, thì nó là không ư? Nó chẳng phải không, bởi vậy mới nói "Sáu ban thần dụng không chẳng không, một điểm viên quang sắc chẳng sắc."

Tải về xem

Vinh Gia Chung Dao Ca