Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
Vô 

***

 



Nội dung

1. Nghĩa Hán Việt của chữ Vô.

2. Nghĩa chữ Vô trong đạo Phật.
      
2.1. Chữ Vô với nghĩa khônghay không có.
                   
1) Vô minh  2) Vô lậu  3) Vô thường  4) Vô lượng  
       
2.2. Chữ Vô với nghĩa không thực, không phải, chẳng phải.

1) Vô ngã   2) Vô tướng   3)Vô tự   4) Vô môn 5) ChữVô trong các đối đãi khác.

3. Tâm vô lượng – Tứ vô lượng.
       
3.1. Tâm vô lượng.
                   
1) Tâm vô lượng với Thập Ba-la-mật.                   
2) Tâm vô lượng với Lục Ba-la-mật.
         
3.2. Tứ vô lượng.

                   
1) Từ vô lượng   2) Bi vô lượng   3) Hỷ vô lượng   4) Xả vô lượng

4. Từ Vô đến Chân.
                
1) Chân thường   2) Chân lạc             3) Chân ngã   4) Chân tịnh

Bài đọc thêm.

1/. Không tính (= tính Không).
2/. Hội ngộ giữa tổ Bồ Đề Đạt Ma và vua Lương Vũ Đế.
 
NBS:  Minh Tâm 3/2020
 
1. Nghĩa Hán Việt của chữ Vô.     

無 là từ gốc Hán. Theo Từ điển Hán Nôm: Tra từ, Vô có các nghĩa sau:

1) Động từ: 

- Không.  Như:  Độc nhất vô nhị 獨一無二 Có một không hai.
- Không có.   Như:  Vô tư  無私  Không cólòng riêng.             

2) Trạng từ: 
- Chớ, đừng.  Như:  Công vô độ hà 公無渡河   =>   Xin ngài chớ qua sông.
- Chưa.  Như: Vô chi hữu dã 無之有也  =>  Chưa từng có chuyện như vậy.
- Chẳng, không.  Dùng như chữ bất.  Như: Vô sinh bất diệt 無生不滅  hay  Bất sinh bất diệt 不生不滅 =>  Chẳng sinh chẳng diệt.
- Bất, bất kể, bất cứ, bất luận.  Như:  Sự vô đại tiểu, đô do tha quyết định 事無大小, 都由他決定  =>   Bất cứ việc lớn hay nhỏ, đều do anh ấy quyết định.
- Chẳng phải, không phải.  Dùng như chữ phinhằm chỉ ra tính chấtkhông có thực thể. Như:  Quốc phi kì quốc, nhi dân vô kì dân 國非其國,而民無其民 =>  Nước chẳng phải nước, mà dân chẳng phải dân.

3) Trợ từ:

- Đặt ở đầu câu, không có nghĩa.  Như: Vương chi tẫn thần, Vô niệm nhĩ tổ 王之藎臣,無念爾祖  =>  Những bề tôi trung nghĩa của nhà vua, Hãy nghĩ đến tổ tiên của mình.
- Đặt ở cuối câu:  Có nghĩa là  không?  chăng?  Dùng như “chữ phủ,  để phủ nhận, phủ định.  Như:  Vãn lai thiên dục tuyết, Năng ẩm nhất bôi vô? 晚來天欲雪,能飲一杯無  Chiều đến trời sắp rơi tuyết, Uống được chén rượu chăng?

Xem thêm:
- Từ điển Hán Nôm: Tra từ
- Phân biệt loại trợ từ và phó từ trong tiếng Việt ...
 
2. Nghĩa chữ Vô trong đạo Phật.
       
Theo trên, chữ Vô 無gốc Hán có nhiều nghĩa và đồng nghĩa với nhiều chữ khác.  Theo đó mà chữ Vô trong đạo Phật được dịch từ tiếng Phạn cũng thế, thường có nghĩa ở 1)2)của mục 1., như dưới đây.

2.1. Vô với nghĩa không hay không có:
1) Vô minh(無明;  P: Avijjā;  S: Avidyā;  E: Ignorance):   Là không có trí tuệ,  là không hiểu biết hay hiểu biết sai về chân lý (# Si).
- Vô minhđược xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính của khổ.  Đó là tình trạng tâm thức không thấy sự vật "như nó là- như thật tri kiến", cho ảo giác là sự thật và vì vậy sinh ra khổ.
- Vô minhsinh Ái (Xem Thập Nhị Nhân Duyên) và đó là yếu tố cơ bản sinh ra sự tái sinh.
- Vô minhlàm cho người mê lầm hiện tượng tưởng đó là sự thật và không thấy tự tính Không (Si), nên sinh ra chấp trước, và từ đó mà xây dựng lên một thế giới của riêng mình, ngăn trở không cho con người thấy thế giới đích thật.
Kinh điển đã nói về vô minh như sau:
- Trong kinh Lượng Bộ (S: Sautrāntika) và Tì-bà-sa Bộ (S: Vaibhāṣika) thì vô minh là cách nhìn thế giới sai lạc, cho thế giới là thường còn có một tự ngã, mà thực chất thế giới là vô thường.
- Trong kinhTạp A-hàm: “Vô minh là không biết, không biết tức là vô minh. Không biết những gì? Sắc là vô thường, mà không biết như thật sắc là vô thường”. Ngược lại là trí hay minh. Chỉ có người trí mới mong giải thoát khỏi khổ đau: “Ai không yêu thích sắc (thọ, tưởng, hành, thức), thì sẽ không thích khổ. Ai không yêu thích khổ, thì đối với khổ sẽ được giải thoát”.
- Theo Duy thức tông thì vô minh là một kiến giải điên đảo, vô minh cho rằng thế giới độc lập với ý thức (tâm) mặc dù Duy thức tông cho rằng thế giới và ý thức chỉ là một.
Related image
 
2) Vô lậu(無漏;  P: Anāsava;  S: Anasrāva;  E: Free from intoxicants):   Lậu là nói gọn của lậu hoặc(漏惑;   P: Āsava;  S: Āśrava;  E: Intoxicants), trong đó:
Lậu 漏:  Là ô nhiễm, phiền não.
Hoặc惑: Là mê lú, mê lầm.
Theo đó, lậu hoặc 漏惑 là phiền não mê lầm, là Tham Sân Si.
vô lậu 無漏có nghĩa là không có phiền não. Phiền não là do không hiểu biết hay hiểu biết sai về chân lý, theo đó mà dễ dàng rơi vào các bám chấp Tham hay Sân.

Hành giả đạt tâm vô lậu được xem là bậc đã dứt phiền não và đạt cảnh giới thanh tịnh. Ngược lại, hữu lậu được xem là người hãy còn Si (mê lầm) chưa đoạn được những mối phiền não, lại hãy còn nuôi dưỡng cái lòng ham muốn bám chấp Tham Sân nên hãy bị động trong sinh tử luân hồi.

Trí vô lậu là trí của các bậc đắc quả Thánh không còn phiền não bám nhiễm. Trí vô lậu không gì khác hơn là khả năng thông suốt chân lý Duyên khởi, thấy được cái mà kẻ khác không thể thấy.
- Trong Kinh Pháp Cú – Phẩm Ác, kệ 129 có viết:
Người thiện lên cõi trời,
Vô lậuchứng Niết Bàn.
       
- Trong kinh Trung bộ I, Phật dạy 7 cách giúp phòng hộ và diệt tận lậu hoặc: 
“Này các Tỷ-kheo!
Có những lậu hoặc phải do tri kiến mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do phòng hộ mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do thọ dụng mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do kham nhẫn mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do tránh né mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do trừ diệt mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do tu tập mà được đoạn trừ”.

1/.Tri kiến giúp đoạn trừ lậu hoặc:  
Tri kiếnlà thấy biết. Có loại tri kiến dẫn con người vào chỗ bất thiện, không tránh được phiền não trong hiện tại và tương lai. Có loại tri kiến giúp đoạn tận phiền não dẫn con người vào Thánh đạo; tri kiến về đạo đức và chân lý Duyên khởi, mà cụ thể là Nhân Quả, Vô thường, Vô ngã là tri kiến đỉnh cao giúp hành giả đạt tới Phật quả.

2/.Phòng hộ giúp đoạn trừ lậu hoặc:   
Phòng hộnói đây là phòng hộ sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần. Sáu căn là nơi có thể làm hiện khởi tập khí Tham dục, Sân hận, Si mê, gây chướng ngại cho sự tu học. Đó là lý do cần phòng hộ sáu căn.
Trong kinh Lăng Nghiêm có chép: “Sáu thứ mắt tai mũi lưỡi thân ý làm mai mối cho giặc phiền não. Do đây từ vô thủy, thế giới chúng sinh sinh ra ràng buộc, không thể vượt khỏi sự vật thế gian”.  Phòng hộ được sáu căn thì ngay đó là giải thoát.

3/.Thọ dụng giúp đoạn trừ lậu hoặc:
       
Thọ dụng nơi đây là đối với việc ăn mặc. Ăn mặc sao để không ngày càng bị trói buộc làm cho Tham dục và Sân hận tăng trưởng. Mục đích của việc thọ dụng này là để hỗ trợ phạm hạnh. Đây là chỗ khác với người đời, ăn là phải ngon, mặc là phải đẹp, là chỗ hướng đến của người đời.
       
Trong kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc (Sabbāsava sutta) thuộc Trung Bộ Kinh, có chép:
       
“Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo như lý giác sát(*), thọ dụng y phục, chỉ để che đậy sự trần truồng, ngăn ngừa lạnh, nóng, xúc chạm của các loài côn trùng. Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng món ăn khất thực không phải để vui đùa, đam mê, trang sức, hay tự làm đẹp mình. Chỉ là để thân này được dài lâu, để thân này khỏi bị hại thương, để hỗ trợ phạm hạnh...”.

---------

(*) Chú thích: 
        1) Như lý giác sát(如理覺察;  P: Yoniso-paṭisaṅkhāna;  E: skilful discrimination, wise discrimination) = Khéo giác sát:  Là suy xét hiểu biết một đối tượng đúng với chân lý.

2) Như lý tác ý(如理作意;  P: Yoniso-manasikāra;  E: proper attention,  wise attention) = Khéo tác ý: Là dùng ánh sáng chân lý soi sáng tới một đối tượng.
- Như lý (P: Yoniso) là đúng lẽ thật (chân lý Duyên khởi)
- Giác sát (P: Paṭisaṅkhāna) là suy xét hiểu biết một đối tượng.
- Tác ý (P: Manasikāra) làhướng tâm, khởi tâmtới một đối tượng.
       
4/. Kham nhẫngiúp đoạn trừ lậu hoặc:
       
Kham nhẫnlà nói đến những gì không thuận với ý mình. Ăn những món không hợp khẩu vị mà phải ăn; mặc những thứ không thích mà phải mặc; gần những người không hợp; xa những người thân thương …; rất nhiều thứ trong cuộc đời này hiện ra rất trái ý, mà không ít thì nhiều, ai cũng phải chịu. Bởi thế, sống có kham nhẫn thì mới tìm thấy an lạc, mới vượt thoát được Sân hận.

Quán chiếu Duyên khởi, mà cụ thể là lý Nhân Duyên Quả, Vô thường, Vô ngã – là tuệ giác soi sáng cho kham nhẫn, vượt lên các phiền não dằn nén.
     
5/.
Tránh né giúp đoạn trừ lậu hoặc:
       
Tránh né, là một hình thức của tránh duyên. Những duyên nào không thể đương đầu hay kham nhẫn, có thể ảnh hưởng đến hành giả khiến có thể làm hiện hành và phát triển Tham dục cũng như Sân hận thì cần phải tránh.
- Trong kinhTất Cả Các Lậu Hoặc, Phật dạy:
Thế nào là các lậu hoặc do tránh né mà được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây các Tỷ-kheo như lý giác sát, tránh né voi dữ, ngựa dữ, bò dữ, chó dữ, rắn khúc cây, gai góc, hố sâu, vực núi, ao nước nhớp, vũng nước”.
Ở đây, này các Tỷ-kheo như lý giác sát, có những chỗ ngồi không xứng đáng ngồi, những trú xứ không nên lai vãng, những bạn bè ác độc mà nếu giao du thì bị các đồng phạm hạnh nghi ngờ khinh thường”.
        - Trong kinh Phạm Võng Bồ-tát giới nói:
Cũng chẳng được đi xem hát, nghe nhạc, chơi cờ, đánh bạc, chơi cầu, đá bóng, cho đến chơi bói xú v.v…”.  Bởi đây là những trú xứ làm loạn tâm, tăng trưởng hơn thua và tham, sân, si, mà hành giả không nên lai vãng.
       
6/.
Trừ diệt giúp đoạn trừ lậu hoặc:
       
Trừ diệt là hành tác không cho lậu hoặc tồn tại và hiện khởi. Tuy nhiên có những lậu hoặc khó dứt trừ, nên cần sự hỗ trợ của các pháp khác như tránh duyên, kham nhẫn v.v…
- Tránh duyên, để không tạo duyên cho lậu hoặc sinh khởi.
- Kham nhẫn, vì lỡ sinh khởi rồi thì chịu đựng, không cho nó phát thành hành động.
        Trong kinh Tất Cả Các Lậu Hoặcnói: 
“Thế nào là các lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo như lý giác sát, không chấp nhận dục niệm đã khởi lên. Từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại dục niệm ấy. Không chấp nhận sân niệm đã khởi lên. Từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại sân niệm ấy...”
 
7/. Tu tập giúp đoạn trừ lậu hoặc
       
Tu tậplà gồm những 6 pháp đã trình bày trên. Ngoài ra theo kinh Tất Cả Lậu Hoặc, phần tu tập này chỉ cho Thất Giác Chi (= Thất Bồ-đề Phần, thuộc hệ thống 37 Phẩm Trợ Đạo).  Đây là 7 pháp có công năng giúp cho hành giả đi tới giác ngộ.
Thất Giác Chi(七覺支;  P: Satta-bojjhaṅgā;  S: Sapta-bodhyangāni;  E: the Seven Factors of Awakening) gồm có:
1.Trạch pháp (擇法;  P: Dhamma-vicaya;  S: Dharmapra-vicaya;  E: Investigation):  Biết phân biệt đúng-sai, chánh-tà, ... Hành giả cần có Văn tuệ và Tư tuệ vững vàng, để thấy đâu là Thực chân lý (chân lý khách quan) đâu là chân lý(chân lý chủ quan).  Trạch pháp còn được nói rõ là Trạch pháp giác chi.
2.Tinh tấn (精進;  P: Viriya;  S: Vīrya;  E: Energy):  Chăm chỉ.  Hành giả cần có ý chí tốt,nỗ lực thực hành 6 chi phần còn lại.  Tinh tấn còn được nói rõ là Tinh tấn giác chi.
3.Hỷ(喜;  P: Pīti;  S: Prīti;  E: Joy or rapture):  Tâm hoan hỷ không ưu phiền, do  hành giả thực hành quán Duyên khởi (= tuệ giác Duyên khởi) để tâm không dính mắc vào quá khứ.  Hỷ còn được nói rõ là Hỷ giác chi.
4.Khinh an(輕安;  P: Passaddhi;  S: Praśrabdhi;  E: Relaxation,tranquility):  Tâm nhẹ nhàng, sảng khoái, do hành giả thực hành quán Duyên khởi để tâm không dính mắc vào tương lai.  Khinh an còn được nói rõ là Khinh an giác chi.
5.Niệm(念;  P: Sati;  S: Smṛti;  E: Mindfulness):  Chánh niệm tỉnh giác, do  hành giả thường an trú trong hiện tại.  Niệm còn được nói rõ là Niệm giác chi.
6.Định (定;  P;S: Samādhi;  E: Concentration):  Tập trung lắng đọng.  Hành giả cần thiền định để tâm vững vàng, không loạn động.  Định còn được nói rõ là Định giác chi.
7.Xả(捨;  P: Upekkha;  S: Upekṣā;  E: Equanimity): Tâm buông xả, không câu chấp, do hành giả thường xuyên quán Duyên khởi để cảnh giác tâm Tham-Sân-Si vi tế chi phối, vốn do thói quen (nghiệp) hiện hành.  Xả còn được nói rõ là Xả giác chi.

Xem thêm:
- Bốn Lậu Hoặc - Thư Viện Hoa Sen
- Đoạn Trừ Lậu Hoặc - Trung Tâm Hộ Tông
- Đoạn trừ lậu hoặc - Chuyên đề - Giác Ngộ Online
- 45. Lời vàng Phật dạy (Kinh Pháp cú - Dhammapada)
 
VIDEO
- Phước vô lậu – Thich Thiện Thuận 

- Hữu lậu và Vô lậu- TT. Thích Chân Quang

- Tam Pháp Ấn và Tam Vô Lậu- Thầy Thích Pháp Hòa
- Vipassana- Đoạn diệt phiền não và sân si || Thầy Thích Trí ...
 
 
3) Vô thường(無常;  P: Anicca;  S: Anitya;  E: Impermanence):   Là khôngvĩnh hằng, không bất biến.
Image result for vô thường nghĩa là gì
Impermanence - Wikipedia
Vô thường– Wikipedia tiếng Việt
- Vô thườngnghĩa là không thường, không có sự vật nào mãi mãi ở yên trong một trang thái nhất định, mà luôn luôn thay hình đổi dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến dị rồi tan rã.
- Vô thườnglà biểu hiện của Duyên khởi, mọi sự vật vì không có tự tính nên chúng sinh động. Vô thườngdo đólà tính thường trực của các pháp, các pháp luôn luôn sinh thành và luôn luôn biến hoại.
Các hình thái của vô thường diễn biến như là những chu kỳ sau:
1/.Thành Trụ Hoại Không (成住壞空;  E: Success – Living – Bad – Empty).  Gồm 4 tướng:
- Thành là thời kỳ từ sanh đến trưởng thành.
- Trụ  là thời kỳ đã trưởng thành, sung mãn cực đa.
- Hoại là thời kỳ biến đổi từ có đến không.
- Không  là thời kỳ hoại diệt.
Tất cả các sự vật trong vũ trụ từ nhỏ như hạt cát, đến lớn như trăng sao, đều tuân theo bốn giai đoạn này cả, nên gọi là Vô thường.
Theo kinh Lượng Bộ (Sautrāntikas 經量部), thì những 4 tướng này không được xem là thực có, mà chỉ là các tướng giả lập.
        2/. Sinh Trụ Dị Diệt (生住異滅;  E: Birth – Stay – Change (decay) –  Death):  Gồm 4 tướng:
- Sinh  là sinh ra.
- Trụ  là tồn tại.
- Dị  là biến chuyển,
        - Diệt  là hoại diệt.
Tất cả mọi hiện tượng (pháp hữu vi, pháp Duyên sinh) đều tuân theo bốn giai đoạn này cả, nên gọi là Vô thường.
Tâm suy nghĩ lăng xăng lộn xộn của chúng ta thay đổi trong từng phút giây, theo với ngoại cảnh. Chúng ta buồn đó rồi vui đó, thương đó rồi giận đó. Phút trước ta nhớ chuyện này phút sau đã quay sang chuyện khác. Hôm qua tinh tấn tu học, hôm nay đã ưu phiền thối chuyển. Cho nên trong kinh nói "tâm viên, ý mã":
3/. Sinh Lão Bnh Tử(生老病死;  E: Birth –Old age –Sickness –  Death).  Gồm 4 tướng sau:
        - Sinh  là sinh ra.
        - Lão  là già đi
        - Bệnh  là đau ốm.
        - Tử  là chết mất
Khoa học cho thấy rằng, trong thân thể con người, các tế bào thay đổi luôn, và trong mỗi chu kỳ 7 năm, là các tế bào cũ hoàn toàn đổi mới. Sự thay đổi ấy làm cho thân người chóng lớn, chóng già và chóng chết. Thân năm trước không phải là thân năm nay, thân ban mai không phải là thân buổi chiều, mỗi phút giây trong thân ta đều có sanh và có tử.
Nói đến Vô thường là nhằm cảnh tỉnh ý chí chấp thủ mong muốn sự vật mãi tồn tại, cho dù sự thật rành rành trước mắt là mọi sự vật luôn chuyển đổi không ngừng.  Ý tưởng “sống đời đời và mãi mãi sống sung sướng” nơi một không giannào đó là một ảo tưởng, ngược với sự thật.  Tuy nhiên không ít con người luôn chấp kiến vào ý tưởng này một cáchkiên cố!
Related image
4) Vô lượng(無量;  P: Appamaññā;  S: Apramāṇa;  E: The immeasurables)  Là khônglường được, không đếm được.Vô lượng mang ý nghĩa định lượng về sự hay về vật.
Danh hiệu A-di-đà hay A Di Đà [阿彌陀;  S:  Amitābha + Amitāyus] là danh hiệu của một vị Phật lớn đặc trưng trong Tịnh Độ tông, và nhiều tông phái khác thuộc Phật giáo Bắc truyền, là biểu tượng triết lý về chân lý mà đức Phật Thích Ca đã khám phá ra, có ý nghĩa như sau:
- Vô lượng quang (無量光;  S: Amitābha ;  E: Infinite light):  Ánh sáng vô lượng,  hàm ýchân lý chứng ngộ của đức Phật Thích Ca có chân giá trị vượt mọi không gian.
- Vô lượng thọ (無量壽;  S: Amitāyus;  E: Infinite life):  Thọ mệnh vô lượng, hàm ý chân lý chứng ngộ của đức Phật Thích Ca có chân giá trị vượt mọi thời gian.
Hành giả thực hành niệm danh hiệu Phật "Nam mô A Di Đà Phật" với ý nghĩa niệm “Tự tính Di Đà”, chính là niệm “Chân lý Duyên khởi”, là niệm “Vô thường + Vô ngã”.  Cách niệm Phật như thế được gọi là “Thật tướng niệm Phật”.
- Vô lượng công đức (無量功德;  P: Guṇa-appamaññā;  S: Guṇa-apramāṇa;  E: Infinite merit):  Là những việc làm thiện (= thiện sự 善事) có giá trị vô cùng lớn. Đây là khái niệm về giá trị của việc làm thiện nơi một hành giả, có giá trị hữu hạn khi hành thiện với một nội tâm hữu ngã, và có giá trị vô hạn khi hành thiện với một nội tâm vô ngã [Xin xem thêm về ‘Vô ngã’ bên dưới] .
[Xin xem tiếp mục “Tứ vô lượng” ở mục 3. bên dưới]
 
 
2.2. Vô với nghĩa là không thực, không phải, chẳng phải:
Chữ   nơi đây được sử dụng nhằm bước đầu phá các chấp thủ cực đoan. Các cách phá chấp thủ cực đoan thì không ngoài việc dựa vào sự quán triệt nguyên lý chân lý Duyên khởi. Chữ Vô nơi đây cận ý với chữ  Phi ,  chữ Bất,  chữ Không(Xem tính Không ở Bài đọc thêm).
Nguyên lý Duyên khởi chỉ ra rằng mọi sự vật là những hợp Duyên, không ngừng tương tác và biến đổi, nghĩa là mọi sự vật là không có thực thể, chứ không phải là không có.Thườngquán chiếu sâu sắc như vậy, tâm hành giả sẽ dần chuyển hóa và không còn dính mắc; nhờ đó mà hành giả vẫn có thể sống tích cực trong môi trường đầy biến động của thế gian.
1)Vô ngã(無我;  P:Anattā;  S:Anātman;  E: Non-self):  
Image result for gruel
Anatta - Wikipedia
Vô ngã – Wikipedia tiếng Việt
 
Vô ngã là cái ngã không thực có.  Nói cách khác, Vô ngã không có nghĩa là không có cái ngã, mà là cái ngã không thực có.  Bởi tất cả mọi sự vật do các Duyên vận động không ngừng thay đổi sinh diệt.
Nói về tính chất Vô ngã của một sự vật, chữ Không thường được dùng thay cho Vô ngã.
Vô ngã tính = Không tính
        - Trong bài kệ “Quán Tứ Đế - Phẩm 24  của Trung Luận đã chỉ ra mối tương quan nhất quán giữa Vô ngã của nguyên lý Duyên khởi và các cách nhìn về Trung đạoKhông tính (= tính Không):
         Chúng Nhân Duyên sanh pháp
        Ngã thuyết tức thị Không
         Diệc vi thị giả danh
        Diệc thị Trung đạo nghĩa
Các pháp từ Nhân Duyên
Ta nói tức là Không
Cũng gọi là giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo.
        - Trong kinh Tư Ích,Duyên khởi và tính Không là 2 mặt của một thực thể, có chép:
Các pháp từ Duyên sinh                   
Tự không có định tính                      
Biết được Nhân Duyên này               
Đạt thuộc tính các pháp
Biết tướng thật các pháp
Thì biết được tướng Không
Nếu biết được tướng Không
Liền sẽ thấy được Phật.
Related image
2) Vô tướng無相:  Là cái tướng không thựccó. Nói cách khác, Vô tướng không có nghĩa là không có tướng, mà là cái tướng không thực có.  Bởi tất cả mọi vật do các Duyên vận hành không ngừng thay đổi sinh diệt. Có thể xem Vô tướng là một hình thức khác trong việc diễn đạt Vô ngã.
-Trong kinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna sutta), đức Phật đã chỉ ra thực tướng 5 uẩn hình thành nên con người như sau:
Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”.
- Trong Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh có chép:
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến Ngũ uẩn giai Không, độ nhứt thiết khổ ách.”  [Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát-nhã Ba-la-mật, thì soi thấy năm uẩn là Không (= tính Không), do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.]
- Trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhi-Magga) đã ghi nhận bản chất không thực có của Ngũ uẩn, nên mọi chấp mắc dính mắc trên hành độngsẽtự rũ sạch:
Không có người hành động, chỉ có hành động.
                 Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
                 Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
                 Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.
Related image
3)Vô tự無字(như ở Vô tự kinh) là nhằm cảnh tỉnh ý chí chấp thủ vào phương tiện là lời (văn tự) trong kinh điển. Hành giả cần chánh niệm “được ý hãy quên lời”. Bởi không có kinh điển nào mà không có chữ cho được; hơn nữa, một lời có thể diễn giải bằng nhiều ý khác nhau, hành giả rất cần hiểu lời theo chuẩn chân lý để không phải sai lạc.
4)Vô môn無門 (như ở Vô Môn tông無門宗hayVô Môn quan 無門關)  là nhằm cảnh tỉnh ý chí chấp thủ vào phương tiện trên bước đường tìm chân lýở các pháp môn,bởi các pháp môn như Tịnh tông, Thiền tông, Mật tông … chỉlà các khái niệm tư tưởng được điều kiện hóa. Điều này có thể hiểu nơi phát biểu của Krishnamurti: “Chân lý là mảnh đất không có lối vào!
Related image
5) Chữ Vô trong các đối đãi khác.
Cùng một ý nghĩa như trên, đã có những đối đãi sau:
- Đắc-Vô đắc(無得) - Tâm kinh:  Phá chấp thủ cực đoan về sự chứng đắc.Những gì ta đạt được đều mang tính tương đối, chớ có mãi tự hào vào đó.
- Ngôn-Vô ngôn (無言):  Phá chấp thủ cực đoan về ngôn ngữ.
- Nguyện-Vô nguyện (無願):  Phá chấp thủ cực đoan về mong muốn, mong ước.
- Niệm-Vô niệm (無念):  Phá chấp thủ cực đoan về nhớ nghĩ.
- Tác-Vô tác(無作):  Phá chấp thủ cực đoan về mọi hành động.
- Trí-Vô trí(無智)- Tâm kinh:  Phá chấp thủ cực đoan về sự thấy biết.Những thấybiết về mọi sự vật mà chúng ta đang có, đều mang tính tương đối, chớ có mãi chấp kiến vào đó.
- Trụ-Vô trụ(無住): Phá chấp thủ cực đoan về lưu luyến, nắm giữ.
- Tự tánh-Vô tự tánh (無自性): Phá chấp thủ cực đoan về tính cách, tính chất.
- Thủy chung-Vô thủyVô chung (無始無終):  Phá chấp thủ cực đoan về khởi đầukết thúc.
(Xin xem trình bày thêm ở mục 4. Từ “Vô” đến “Chân” bên dưới).
Related image
 
3.Tâm vô lượng - Tứ vô lượng
3.1. Tâm vô lượng(心無量;  E:Infinite mind):  Đây là diễn đạt định lượng đối với sự biểu hiện định tính của tâm vô ngã 心無我trên hành động (*).
Trong đạo Phật, mọi hành động trên nền tảng xuất phát từ một nội tâm vô ngã được gọi là  hành động vượt thoát (= hành động Ba-la-mật – theo cách định tính), tức Duy tác (惟作;  P: Kiriyā;  S: Kriyā;  E: Only-action). Có thể nói rằng điều kiện cần và và đủ để đạt Duy tác là quán triệt Duyên khởi.
1) Tâm vô lượng với Thập Ba-la-mật:
Trong Phật giáo Nguyên thủy có nêu ra 10 hành động vượt thoát tiêu biểu với tâm vô lượng, làm nền tảng căn bản cho việc tu học, gọi là Thập Ba-la-mật. Việc thành tựu Thập Ba-la-mật đồng nghĩa với mọi hành động trong cuộc sống là các hành động vượt thoát của bậc giác ngộ.
ThậpBa-la-mật-đa (波羅蜜多;  E: The tenperfections)
1/ Bố thí ba-la-mật-đa(布施波羅蜜多;  P: Dāna-pāramī;  S: Dāna-pāramitā;  E: generosity, giving of oneself): Rộng lượng, hiến tặngcho mọi đối tượng trong và ngoài ta với một nội tâm vô ngã.
2/ Trì giới ba-la-mật-đa(持戒波羅蜜多;  P: Sīla-pāramī;  S: Śīla-pāramitā;  E: virtue, morality, proper conduct): Hành xử đạo đức trong cuộc sống theo đúng chân lý Duyên khởi.
3/ Xuất giaba-la-mật-đa(出家波羅蜜多;  P: Nekkhamma-pāramī;  S: Niṣkramaṇa-pāramitā;  E: renunciation):  Xuất gia với hạnh nguyện sống cao cả theo đạo đức và chân lý Duyên khởi.
4/Trí tuệba-la-mật-đa(智慧波羅蜜多;P: Paññā-pāramī;  S: Prajñā-pāramitā;  E: transcendental wisdom, insight, discernment): Thấy biết đúng chân lý Duyên khởi.
5/ Tinh tấnba-la-mật-đa(精進波羅蜜多;  P: Viriya-pāramī;  S: Vīrya-pāramitā;  E: energy, diligence, vigour, effort):  Cố gắng, kiên trì,nỗ lực thực hành sống theo đạo đức và chân lý Duyên khởi.
6/ Nhẫnnạiba-la-mật-đa(忍奈波羅蜜多;  P: Khanti-pāramī;  S: Kṣānti-pāramitā;  E: patience, tolerance, forbearance, acceptance, endurance): Nhẫn nhịn, chấp nhận, chịu đựng trên tinh thần vô ngã và hợp với chân lý Duyên khởi.
7/ Chân thậtba-la-mật-đa(真實波羅蜜多;  P: Sacca-pāramī;  S: Satya-pāramitā;  E:truthfulness, honesty): Trung thực 忠实theo đạo đức và chân lý Duyên khởi.
8/ Quyết địnhba-la-mật-đa(決定波羅蜜多;  P: Adhiṭṭhāna-pāramī;  S: Adhiṣṭhāna-pāramitā;  E: determination, resolution): Quyết tâm tu học và hành động theo đạo đức và chân lý Duyên khởi.
9/Từ ba-la-mật-đa(慈波羅蜜多;  P: Mettā-pāramī;  S: Maitrī-pāramitā;  E: goodwill, friendliness, loving-kindness): Hành thiện theo đạo đức và chân lý Duyên khởi.
10/Xả lyba-la-mật-đa(捨离波羅蜜多;  P: Upekkhā-pāramī;    S: Upekṣā-pāramitā;  E: equanimity, serenity): bình tĩnh, thanh thản
2)Tâm vô lượng với Lục Ba-la-mật:
Trong Phật giáo Phát triển thì nêu ra 6 hành động vượt thoát tiêu biểu làm nền tảng căn bản cho việc tu học, gọi là Lục Ba-la-mật. Việc thành tựu Lục Ba-la-mật đồng nghĩa với mọi hành động trong cuộc sống là các hành động vượt thoát của bậc giác ngộ.
Lục Ba-la-mật-đa (六波羅蜜多;  E: The six perfections)
1/Bố thí ba-la-mật-đa(布施波羅蜜多;  P: Dāna-pāramī;  S: Dāna-pāramitā;  E: generosity, giving of oneself): Rộng lượng, hiến tặngcho mọi đối tượng trong và ngoài ta với một nội tâm vô ngã.
2/ Trì giới ba-la-mật-đa(持戒波羅蜜多;  P: Sīla-pāramī;  S: Śīla-pāramitā;  E: virtue, morality, proper conduct): Hành xử đạo đức trong cuộc sống theo nguyên tắc hợp với chân lý Duyên khởi.
3/ Nhẫnnạiba-la-mật-đa(忍奈波羅蜜多;  P: Khanti-pāramī;  S: Kṣānti-pāramitā;  E: patience, tolerance, forbearance, acceptance, endurance): Nhẫn nhịn, chấp nhận, chịu đựng trên tinh thần vô ngã và hợp với chân lý Duyên khởi.
4/ Tinh tấnba-la-mật-đa(精進波羅蜜多;  P: Viriya-pāramī;  S: Vīrya-pāramitā;  E: energy, diligence, vigour, effort): Cố gắng, kiên trì,nỗ lực thực hành sống theo đạo đức và chân lý Duyên khởi.
5/ Thiềnđịnhba-la-mật-đa(禪定波羅蜜多;  P: Jhāna-pāramī;  S: Dhyāna-pāramitā;  E: one-pointed concentration, contemplation): Vững vàng nội tâm dưới sự soi sáng của chân lý Duyên khởi.
6/ Trí tuệba-la-mật-đa(智慧波羅蜜多;  P: Paññā-pāramī;  S: Prajñā-pāramitā;  E: transcendental wisdom, insight, discernment): Thấy biết đúng chân lý Duyên khởi.
----------
(*) Chú thích: 
Để có thể dễ hình dung về ý nghĩa của tâm vô lượng, diễn đạt sau có thể viết:
Tử số/Mẫu số = Tâm (Từ, Bi, Hỉ, Xả)/Vô ngã.
Nội tâm càng thuần thục Vô ngã (=>0), thì việc biểu hiện Tâm (Từ, Bi, Hỉ, Xả) sẽ tiến đến một lượng vô cùng lớn, đó là vô lượng.
 
Related image
3.2. Tứ vô lượng (四無量;  P: Catasso-appamaññāyo;  S: Catvāry-apramāṇāni;   E: The four immeasurables, The four infinite minds).
Tứ vô lượng bốn trạng thái tâm vô lượng còn được gọi làTứ phạm trú (四梵住;  P: Cattāri-brahmavihārā;  S: Catvāri-brahmavihārāḥ), "bốn cách an trú trong cõi Phạm" hay gọi là Tứ vô lượng tâm và gọi tắt là Từ Bi Hỷ Xả 慈悲喜捨.  Đây là thuật ngữ chỉ một phép thiền, trong đó hành giả quán chiếu, tạo điều kiện cho bốn tâm cao thượng phát sinh.
Bốn tâm vô lượng đặc trưng hướng tới chân lý và đạo đức trong đạo Phật, gồm:
1) Từ vô lượng(慈無量;  P: Metta-appamaññā;  S: Maitry-apramāṇa;  E: Limitless kindness):  Tâm từ vô lượng là tâm nhằm đem đến niềm vui cao thượng cho người. 
2) Bi vô lượng(悲無量;  P: Karuṇā-appamaññā;  S: Karuṇ-āpramāṇa;  E: Limitless compassion):  Tâm bi vô lượng là tâm nhằm giải tỏa nỗi khổ thấp hèn cho người.  
3) Hỉ vô lượng(喜無量;  P: Muditā-appamaññā;  S: Mudit-āpramāṇa;  E: Limitless joy):  Tâm hỉ vô lượng là tâm nhằm đồng cảm với niềm vui cao thượng của người.
4) Xả vô lượng(捨無量;  P: Upekkhā-appamaññā;  S: Upekṣ-āpramāṇa;  E: Limitless equanimity):  Tâm xả vô lượng là tâm nhằm cảm thông với nỗi khổ thấp hèn của người.
Bốn tâm này đối trị 4 phiền não làtham muốn, buồn khổ, ganh tị, sân hận.  Bốn tâm vô lượng còn được gọi là hạnh Ba-la-mật hướng tới việc độ sinh. Thực hành Tứ vô lượng chính là hiện thực 4 hành động vượt thoát với nội tâm vô ngã.
Theo Trung A-hàm 21, kinh Thuyết Xứ đức Đạo sư đã dạy Tôn giả A-nan:
"Có bốn vô lượng. Hỡi các tỉ-khâu, một người tràn đầy tâm Từ, Bi, Hỉ, Xả sẽ phóng tâm đó đi một phương, hai phương, ba phương, bốn phương, rồi phía trên, phía dưới, xung quanh mình. Người đó phóng tâm đi khắp thế giới, chiếu rọi khắp nơi với tâm Từ, Bi, Hỉ, Xả, tâm thức vô lượng làm vắng bóng sân hận và phiền não;thân tâm họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh."
Xem thêm:
- Thực tập tứ vô lượng Tâm – Làng Mai
- Thực hành Tứ Vô Lượng Tâm trong đời sống hằng ngày ...
- Bốn Tâm Vô Lượng (Tứ Vô Lượng Tâm) - Thầy Thích Nhất Hạnh
 
VIDEO
- TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - P1 - TT. Thích Viên Trí
- TỨ VÔ LƯỢNG TÂM - P2- TT. Thích Viên Trí
- Tứ Vô Lượng Tâm - Thuyết Pháp Thích Phước Tiến 
- Bốn Tâm Vô Lượng - HT Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
 - Thiền quán - Tứ vô lượng tâm || Đại đức Thích Trí Huệ
 
 
Image result for Painting
4.Từ “Vô” đến “Chân”.
Về mặt hình thức thì “Vô” ở bước đầu phá chấpcực đoanvẫn ít nhiều mangdáng dấp củatính phủ định đối đãi. Do đó, bước kế tiếp của “Vô” là “Chân” nhằm cảnh giác hành giả khéo để không rơi vào chấp “Vô” là đối tượng tạo nên đối đãi,bao gồm các phạm trù Vô-Hữu, Tương đối-Tuyệt đối.
 Chữ “Chân” không nhằm phủ bác chối bỏ đối đãi trong thế giới nhị nguyên, mà nhằm cảnh giác và vượt thoát dính mắc vào các đối đãi này.
Ví dụ:
- Chân thường là cách nói vượt thoát cho cặp đối đãi Thường-Vô thường.
- Chân lạc cho cặp đối đãi Lạc-Khổ.
- Chân ngã cho cặp đối đãi Ngã-Vô ngã.
- Chân tịnh cho cặp đối đãi Tịnh-Động (loạn động).
- Chân tướng (= Thật tướng) cho cặp đối đãi Tướng-Vô tướng.
- Chân trí cho cặp đối đãi Trí-Vô trí.
- Chân đắc cho cặp đối đãi Đắc-Vô đắc.
Chân thường, Chân lạc, Chân ngã, Chân tịnh(cách nói khác là Thường đức, Lạc đức, Ngã đức, Tịnh đức) được gọi là Tứ Đức Niết-bàn.  Đây là 4 thấu suốt đặc trưng cho 4 phẩm hạnh cao thượng, biểu hiệnnơi bậc giác ngộ.
Thiền sư Duy Tín, một thiền sư Trung Hoa đời Tống đã nói về hành  trình tu tập của mình, từ lúc đầu cho tới khi ngộ đạo, như là một chỉ nam tóm thâu kiến giải về trình tự liễu ngộ như sau:
 “Trước khi học đạo, thấy núi là núi, sông là sông.
Đang lúc học đạo, thấy núi không là núi, sông không là sông.
Sau khi ngộ đạo, thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông.”
Và rồi:
Bình an lẳng lặng cõi lòng
Nhẹ nhàng ta bước trong vòng trần ai.
 
Bài đọc thêm
1/. Không tính (= tính Không).
Kết quả hình ảnh cho tánh không
Śūnyatā- Wikipedia
Tính Không– Wikipedia tiếng Việt
Tính Không= Khôngtính(空;  P: Suññatā;  S: Śūnyatā;  E: Emptiness; Voidness):  Rỗng không, trống rỗng.
Dưới đây là 3 tính chất về tướng trạng Không của vạn pháp được nêu ra từ kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa:
1/.Tính không thực có:  Vạn pháp có bản chất là Duyên khởi nên sinh diệt vô thường như mộng như huyễn.
2/.Tính không tồn tại độc lập:  Vạn pháp có bản chất là Duyên khởi từ các duyên hòa hợp mà hình thành.
3/. Tính không tự chủ:  Vạn pháp có bản chất là Duyên khởi nên bị chi phối tương tác với nhiều duyên điều kiện khác, nên sẽ có sự thay đổi khi các duyên điều kiện đổi thay.
Ngược lại, một pháp với tính Không (có 3 tính chất trên) sẽ thể hiện tính Duyên khởi với các duyên điều kiện tạo thành muôn pháp.
Ví như khúc gỗ có tánh Không, nên mới có thể làm thành ván, thành gỗ hình …, để rồi có thể làm thành bàn ghế. Bằng không, khúc gỗ vĩnh viễn là khúc gỗ. Cho nên ở bài kệ 14 trong Phẩm Tứ Đế của luận Trung Quán có nói:
以 有 空 義 故            Dĩ hữu Không nghĩa cố
法 得 成             Nhất thiết pháp đắc thành
無 空 義 者              Nhược vô Không nghĩa giả
不成              Nhất thiết tắc bất thành
Do có nghĩa Không này
Các pháp mới thành lập
Nếu không có nghĩa Không
Các pháp không thể thành
Xem thêm:
-Duyên Sanh và Tánh Không– Nguyễn Thế Đăng
- Tánh Không Duyên Khởi - Chân Không Diệu Hữu - Phật Học Cơ ...
 
VIDEO
- Ý Nghĩa Chữ Không Trong Đạo Phật
- Phật Thuyết về Tánh Không và Vô Ngã
- Tánh Không Duyên Khởi - Thầy Thích Thanh Từ 
- Ý nghĩa chữ "Không" trong Đạo Phật - TT. Thích Chân Quang
- Vấn đáp: Giải nghĩa chữ KHÔNG trong đạo Phật | Thích Nhật Từ
 
 
2/. Hội ngộ giữa tổ Bồ Đề Đạt Ma và vua Lương Vũ Đế.
Cuộc gặp gỡ giữa Bồ-đề-đạt-ma và vua Lương Vũ Đế được các ngữ lục ghi lại như sau:
Là một người phụng sự đạo Phật, vua Lương Vũ Đế đã cho xây trong nước mình nhiều chùa chiền, bảo tháp.
Lương Vũ Đế hỏi nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma: "Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?"
Đạt Ma đáp: "Không có công đức."
- "Tại sao không công đức?"
- "Bởi vì những việc vua làm là nhân "hữu lậu", chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật."
- "Vậy công đức chân thật là gì?"
Sư đáp: "Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được."
Vua lại hỏi: "Nghĩa tối cao của Thánh đế là gì?"
- "Một khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là Thánh."
- "Ai đang đối diện với trẫm đây?"
- "Tôi không biết."
Image result for 達摩 祖師
Bodhidharma - Wikipedia
 Bồ-đề-đạt-ma – Wikipedia tiếng Việt
 
-----------------
Chú thích:
1) Vấn đề công đứcphúc đức.
- Công đức功德:
+ Công 功:  Việc làm // Việc đã làm được.
+ Đức 德:  Tốt, lành, thiện.
Theo đó, công đức là quả báo có được nhờ làm việc thiện,làm việc tốt lành, giúp sự tu hành tinh tấn, lợi ích chúng sinh, còn gọi là thiện sự 善事.
- Phúc đứchay Phước đức福徳 
+ Phúc 福:  Những sự tốt lành do ta làm (làm phúc) hay thụ hưởng (hưởng phúc).
+ Đức 德:  Tốt, lành, thiện.
Theo đó, phúc đứclàmnhiều điều tốt lànhhay hưởngnhiều điều tốt lành.
        Như vậy, công đức và phúc đức là cận nghĩa với 2 cách nói khác nhau. Vấn đề của câu chuyện là hàm ý công đức hay phước đức xuất phát từ một nội tâm hữu ngã hay nội tâm vô ngã, mà có kết quả tốt lành là hữu lậu hay vô lậu tương thích.
        Trong kinh Tăng Chi 4, tr. 264-:-265 có ghi như sau:

“Có lần, đức Phật thuyết pháp cho ông Cấp Cô Độc về công đức của sự cúng dường. Đức Phật nói :  “Cúng dường cho Phật và Tăng chúng thì có công đức rất lớn. Nhưng có công đức lớn hơn là xây tu viện cho Tăng chúng ăn ở và tu học.  Có công đức lớn hơn  xây tu viện là thọ tam quy Phật, Pháp, Tăng.  Có công đức lớn hơn thọ tam quy là giữ năm giới.  Có công đức lớn hơn giữ năm giới là giữ tâm niệm Từ Bi, dù là trong giây phút.  Nhưng có công đức lớn hơn tất cả, đó là quán niệm sâu sắc đạo lý Duyên khởi – Vô thường, Vô ngã – của mọi sự vật ””.

        2) Vấn đề trí thanh tịnhthể vắng lặng.
        - Trínơi đây là tâm 心(tâm tưởng, nghĩ ngợi. Như: vọng tâm妄心).Trí thanh tịnh có nghĩa là nội tâm thanh tịnhtứctịnh tâm淨心.
        - Thểnơi đây là thân身(thân xác, thể xác). Thể vắng lặng có nghĩa là thân ổn định.
        Như vậy, Trí thanh tịnh và  Thể vắng lặng, thường biểu hiện ở lời chúc ‘thân tâm an lạc’, chỉ có thể có được khi hành giả đã đoạn tận phiền não bằng việc đã thấu suốt và diệu dụng chân lý Duyên khởi.

        3) Vấn đề thánhtrẫm.
        Ý niệm về thánhtrẫm chỉ là giả danh cho các hợp Duyên, chứ không là các thực thể thường hằng bất biến. Nếu như Lương Vũ Đế đã quán triệt Duyên khởi thì sẽ không nêu ra những câu hỏi này.

        - Trong kinh Pháp cú, kệ 62  có chép:

Con tôi, tài sản tôi,
Người ngu sanh ưu não,
Tự ta, ta không có,
Con đâu, tài sản đâu.

         “Đây là con ta, đây là tài sản của ta”, kẻ phàm phu thường lo nghĩ như thế, nhưng chẳng biết chính “ta” còn không có, huống là con của ta hay là tài sản của ta.
        - Trong kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana sutta), đức Phật đã dạy: “Này các Tỷ-kheo, như thế thì tất cả những gì thuộc Sắc thân quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả những gì là sắc thân cần phải được nhận định theo Chánh trí tuệ, đúng như thật: "Cái này không phải của Ta, cái này không phải là Ta, cái này không phải là tự ngã của Ta".
-Trong kinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna sutta), đức Phật dạy:
Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”.
- Trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhi-Magga) đã ghi nhận bản chất không thực có của Ngũ uẩn, nên không phải chấp mắc dính mắc vào đó:

Không có người hành động, chỉ có hành động.

Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.

Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.

Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.
 

Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!


***


Huy Thai g
ởi