Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Vô Cớ Giết Người Thì Phải Đền Tội
 


… Kẻ nào dùng chiêu bài “chống kỳ thị” để tạo thêm khó khăn cho chính quyền Trump đang ngày đêm đối phó với Chinese Virus, với “thù trong và giặc ngoài”… Thì đó là hành động bất lương…
 
Có bao giờ quý độc giả xem hình ảnh bọn côn đồ VC trong nước cướp đất của dân một cách trắng trợn và dã man chưa? Tôi từng xem qua nhiều hình ảnh VC cướp nhà hay đất của dân lành bằng cách cho xe cào đất có dây xích cán bừa nạn nhân đến chết. Một trường hợp khác, khi bọn VC cướp đất của dân lành, chúng dùng xe cần câu quật ngã chủ đất, vì nạn nhân nóng ruột nên có ý ngăn cản. Nhìn hình ảnh đó lòng tôi trỗi dậy sự phẫn nộ đảng cướp VC, tập hợp của bọn côn đồ, bán nước hại dân.
 
Dù người viết rất cảm tình với nhân viên công lực tại Hoa Kỳ, bởi người viết tin rằng đại đa số cảnh sát thật sự là bạn của dân; nhưng hôm 29-5-2020 vừa qua, tôi thêm một lần phẩn nộ khi xem qua video clip trên internet. Đây là đoạn phim do người đi đường thấy cảnh bất công nên thu hình và bỏ lên Youtube. Theo dõi hình ảnh bốn cảnh sát Mỹ tại thành phố Minneapolis, khống chế một người Mỹ da màu. Người ta thấy rõ ba cảnh sát có đồng phục vây quanh một người da màu, đang bị đè xuống mặt đường, bên cạnh xe cảnh sát. Người cảnh sát còn lại thì đứng quan sát và đôi co qua lại với những lời phàn nàn của những người đi đường thấy cảnh chướng tai gai mắt, nên tỏ sự bất bình và lên tiếng can thiệp, nhưng không kết quả.
 
Hình ảnh cho thấy cảnh sát Derek Chauvin trực tiếp dùng đầu gối của ông trấn cổ ông George Floyd 46 tuổi, một thường dân da màu, xuống đường khoảng 8 phút. Nạn nhân nhiều lần kêu van là mình đang bị nghẹt thở. Tiếng kêu la của ông không được đáp lại và ông đã thiệt mạng sau khi chở đến nhà thương.
 
Nội vụ ra sao khiến xảy ra điều này, người viết không rõ, nhưng nhìn hình ảnh và nghe âm thanh trong video clip, tôi cho là cảnh sát Derek Chauvin đã quá trớn, cướp đi mạng sống của một người, khi mà người ta không có hành động kháng cự hoặc có điều gì tỏ ra nguy hiểm cho nhân viên cộng lực. Riêng những cảnh sát trong nhóm thì tôi cho là nhẫn tâm khi làm ngơ hay đồng tình, trước việc làm quá trớn của đồng đội mình.
 
Quý độc giả có thể xem đoạn video tại đây:

https://www.tmz.com/2020/05/29/george-floyd-killing-death-new-video-three-police-officers-derek-chauvin/

Khi tôi bày tỏ nhận xét này, có thể khiến cho những ai luôn tuyệt đối cảm tình với cảnh sát, hoặc muốn đổ thừa là tại đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ, hoặc gán ép là do lỗi của tổng thống đương nhiệm, có thể người đó sẽ khó chịu. Nếu có điều đó, tôi kêu gọi người đó thử hình đặt mình vào vị trí của người da màu ấy, hay người đó là người thân của mình, thì tôi tin là họ cũng sẽ phẫn nộ giống tôi.
 
Trước cái chết oan uổng của George Floyd, chúng ta có thể đặt ra bao nhiêu nghi vấn về hành động mạnh tay của cảnh sát đối với sinh mạng của ông là quá trớn, là  kỳ thị, là thiếu kinh nghiệm hay là gì đi nữa, thì dứt khoát kết quả điều tra phải được tiến hành trong tinh thần công bằng và trong sáng.
 
Nếu những người biểu tình lên án hành động mà họ cho là “giết người” của cảnh sát và biến nó thành bạo động, hôi của, phá hoại tài sản của chính phủ hay của người dân khác, hoặc gây thiệt mạng cho người khác thì không thể chấp nhận được. Người ta không thể vì tranh đấu công bằng cho một mạng người mà tạo thêm nhiều cái chết vô lý cho nhiều người khác.
 
Trong vụ này, trên một số diễn đàn, có kẻ còn quá trớn đổ tội cho Tổng Thống Trump vì cho rằng ông tạo ra sự kỳ thị, hoặc chê ông kém tài lãnh đạo, để hạ thấp uy tín của ông, thì tôi cho rằng lời cáo buộc ngày là hồ đồ và bất lương. Thời ông Obama là tổng thống hay những tổng thống trước đó, có những trường hợp cảnh sát bị dân da màu bắn chết hoặc ngược lại…. Thì tại ai? Đổ thừa cho ai?
 
Theo FBI, công bố dữ liệu trong báo cáo về tội phạm, từ năm 1980 đến năm 2014, trung bình mỗi năm có 85 nhân viên thực thi pháp luật bị giết chết bởi những người nhắm vào họ. Tài liệu cho biết rõ, những cảnh sát bị thiệt mạng trong các vụ tai nạn không nằm trong danh sách này. Như vậy trong vòng 34 năm tính từ 1980 đến 2014 có khoảng 3230 cảnh sát Mỹ bị kẻ gian tấn công và giết chết, thì đổ thừa ai?
 
Trong vụ này, kẻ nào khai thác sự việc đáng tiếc vừa xảy ra để tạo mâu thuẫn giữa các sắc dân với chiêu bài “chống kỳ thị” để tạo thêm khó khăn cho chính quyền Trump đang ngày đêm đối phó với Chinese Virus, với “thù trong và giặc ngoài”… Thì tôi cho đó là hành động hết sức sai quấy, nếu không muốn nói là bất lương như đã nói.
 
Nếu phải viết bài để phân tích về sự “kỳ thị” hay sự thành kiến giữa người bản xứ và người Việt Nam và dân da màu… Thì chắc phải tốn thêm vài trang giấy. Nếu chỉ dựa vào vài hành động thiếu sự thân thiện có tính cách cá nhân, thì tôi không ngại để nói rằng, tôi từng thấy người Việt mình “kỳ thị” những người Mỹ bình dân, hoặc ít học hơn mình, bằng cách nói theo kiểu khinh miệt như “tụi Mỹ nó ngu”, “tụi Mễ không ra chi”. Và chính tôi cũng từng bị chính người Việt Nam mình “kỳ thị” nhiều lần hơn người bản xứ dành cho tôi.
 
Thiết nghĩ ai cũng biết, tại các quốc gia văn minh và tự do dân chủ, nhân viên công lực tương đối xứng đáng với ý nghĩa là “bạn của dân”. Ðây là những người được chính phủ trả lương từ tiền thuế của của chính những người dân, để họ làm phận sự cao đẹp là can thiệp, bênh vực lẽ phải, và giữ gìn an ninh trật tự trong xã hội. Nếu người Việt Nam nào không hài lòng với luật pháp Hoa Kỳ, thì cũng nên biết thêm là  tại các nước độc tài, đặc biệt là tại Việt Nam ngày nay, công an Việt cộng chuyên hà hiếp, bóc bột, tra tấn dân lành, cướp của, giết người trắng trợn giữa ban ngày, mà không có một thứ luật pháp nào can thiệp.
 
Ngay tại Hoa Kỳ này, hình ảnh những người cảnh sát ngăn chận bọn cướp, cứu giúp người bị nạn; điển hình trong vụ Sept. 11, 2001, nhiều cảnh sát đã phải hy sinh khi làm phận sự tiếp cứu những nạn nhân trong vụ khủng bố quốc tế phá sập hai toà cao ốc tại Nữu Ước, khiến chúng ta phải nghiêng mình kính phục. Tuy nhiên, bên cạnh những hình ảnh đẹp đáng được mọi người ca ngợi, vinh danh, thì cũng có tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”; đó là những nhân viên công lực khác đã lạm dụng quyền lực một cách quá trớn như, hành hung tội phạm trước khi xét xử, hống hách với dân chúng, phân biệt đối xử, cướp của giết người thay vì họ có bổn phận bảo vệ người dân đúng với trách nhiệm mà họ được giao phó với sự đền bù xứng đáng bởi đồng lương mà chính phủ dành cho. Nhưng đây chỉ là những trường hợp cá biệt, sự sai quấy của một vài cá nhân, không thể cho là chính sách của chính quyền hay của tổng thống.
 
Trước những cái chết giống như vụ George Floyd, phản ứng bình thường của một con người bình thường là người ta cảm thấy xót xa. Hễ chứng kiến những bất công là chúng ta phẫn nộ và sẵn sàng can thiệp, và đồng loạt lên tiếng đòi hỏi mang ra xét xử.
Dù có phẫn nộ cảnh sát, người ta cũng phải biết tự chế và tôn trọng luật pháp quốc gia. Sở dĩ tôi nói vấn đề “tự chế”, là vì chúng ta từng trực tiếp chứng kiến, hoặc gián tiếp theo dõi qua màn ảnh truyền hình về cuộc bạo động xảy ra cách đây 28 năm. Ngày 29 tháng 4 năm 1992 tại Los Angeles, khởi đầu do sự quá trớn của những nhân viên cảnh sát khi thi hành nhiệm vụ. Cảnh tượng bốn nhân viên cảnh sát hành hung anh Rodney King một người dân da màu, sau khi nạn nhân có hành động kháng cự, đã trở thành que diêm trong nồi thuốc súng. Những hình ảnh đó đã được một người ngoài cuộc vô tình ghi lại bằng máy thu hình và được giới truyền thông tận tình khai thác, để rồi đưa đến việc người dân da đen phẫn nộ xuống đường biểu tình. Có kẻ lợi dụng cuộc tuần hành để đập phá các cửa hàng, văn phòng, nhà cửa của những người vô can khác. Kết quả cuộc bạo động làm thiệt hại 446 triệu Mỹ kim, gây thương tích cho hơn 2500 người, và 52 người người dân vô tội khác phải bị chết oan. Ðây là cuộc “tranh đấu” không có khả năng kiềm chế, và nó đã đưa đến hệ lụy thật thảm khốc mà chính phủ phải điều động cả quân đội đến can thiệp. Ai là người trách nhiệm cho vụ bạo động này? Chính quyền hay người dân? Những người bị áp bức hay những thành phần hôi của, lợi dụng cho việc bênh vực nạn nhân, để gây ra cảnh máu đổ, thịt rơi, tốn hao tài sản của quốc gia và của dân lành?
 
Nhắc đến những vụ xung đột giữa cảnh sát và thường dân, tôi bổng nhớ lại vị mục sư người Mỹ, là vị ân nhân từng bảo lãnh tôi đến Hoa Kỳ cách đây 40 năm. Tôi nhớ ngay những ngày đầu, Người căn dặn tôi là đừng bao giờ đôi co hay có hành động kháng cự lại cảnh sát. Nếu mình cho rằng mình bị oan ức, hay cảnh sát có hành động quá trớn, thì mình có thể đối mặt với họ tại Tòa án. Vì tại Tòa sẽ có luật pháp bảo vệ mình.
 
Ai muốn tham gia vào những cuộc tranh đấu để bênh vực lẽ phải, bằng hình thức nào chăng nữa, cũng đều phải được phát xuất từ tình yêu thương thật sự, hầu người ta không trở thành một loại kên kên mừng vui khi thấy xác chết, hay trở thành nạn nhân của bọn “kên kên” giống như trường hợp các con “kên kên” trong vụ “thây ma Rodney King” tại Los Angeles cách đây gần 30 năm, hay vụ “thây ma George Floyd” vừa qua tại Minneapolis.
 
Tôi tin là nội vụ phải được sáng tỏ, kẻ có tội phải đền tôi theo đúng với tinh thần “có công thì thưởng, có tội thì trừng.”
 

Huỳnh Quốc Bình
 

usaelection gởi