Vũ Hán đang bị virus corona bóp nghẹt
là trái tim của Trung Quốc
Vũ Hán là thành phố lịch sử nghìn năm của Trung Quốc, nằm ở trung tâm của
quốc gia đông dân nhất thế giới.
Vũ Hán đang nổi lên là trung tâm lịch sử, kinh tế, công nghiệp hàng đầu Trung
Quốc, nằm trong nhóm 10 thành phố giàu cóB nhất cả nước.
Vũ Hán là trung tâm vận tải và công nghiệp của miền Trung Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh phong tỏa một thành phố để chống lại một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặt ra nhiều lo ngại về sức khỏe cộng đồng.
Cùng với những động thái này là câu hỏi được đặt ra về ảnh hưởng của bệnh dịch đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, hiện đang ở mức thấp kỷ lục.
Chưa phải là đại đô thị nổi tiếng như Bắc Kinh hay Thượng Hải, nhưng Vũ Hán thực sự là đô thị đông đúc có kết nối với mọi nơi trên toàn Trung Quốc và toàn cầu.
Trước khi nổi lên là tâm dịch virus corona, Vũ Hán đang mang trong mình diện mạo của một khu đô thị hiện đại, kết nối giao thương của Trung Quốc với toàn thế giới. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của thành phố Vũ Hán:
Chính quyền đã áp dụng biện pháp phong tỏa thành phố nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, người dân bị cấm ra vào Thành phố Vũ Hán trừ trường hợp khẩn cấp. (Nguồn: SCMP)
TOP 10 thành phố GDP cao nhất Trung Quốc
Với dân số khoảng 11 triệu người, Vũ Hán ngày nay được biết đến là trung tâm kinh tế và tài chính của khu vực miền trung của Trung Quốc.
Vũ Hán được giới chức Trung Quốc định hình vào danh sách “các thành phố cấp một mới”, sau bốn đại đô thị truyền thống là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến.
Đường phố Vũ Hán vắng tanh ngày 28/1.
Từ lâu Vũ Hán đã là thành phố công nghiệp và sản xuất và những năm gần đây đô thị này đang tìm cách làm mới mình để thu hút các công ty công nghệ cao. Foxconn – đối tác sản xuất chính của Apple đã đặt nhà máy tại Vũ Hán.
Chính quyền thành phố Vũ Hán cho biết khoảng gần 300 công ty hàng đầu thế giới đã đầu tư vào thành phố miền trung Trung Quốc này, trong đó có Walmart và các nhà sản xuất ôtô như Honda, Nissan và PSA Citroen-Peugeot.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Vũ Hán năm 2018 là 1,48 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 288 tỷ USD), nằm trong top 10 thành phố có GDP lớn nhất Trung Quốc. GDP của thành phố Vũ Hán tương đương với GDP của cả nước Việt Nam.
Trung tâm giao thông chính yếu
Vũ Hán nằm trong vị trí chiến lược, thực sự là trái tim của Trung Quốc xét về yếu tố địa lý. Nằm trong ngã ba sông Trường Giang và sông Hàn, biến Vũ Hán trở thành nút giao thông quan trọng kết nối với phần còn lại của toàn Trung Quốc thông qua các tuyến đường sắt và đường cao tốc. Với vai trò này, Vũ Hán còn được ví là “Chicago của Trung Quốc”.
Một góc thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) (Ảnh: Sina)
Chẳng hạn, với sự nổi lên của đường sắt cao tốc (HSR) tại Trung Quốc trong thập
kỷ qua, Vũ Hán ngày nay là giao điểm quan trọng của hai tuyến HSR chính: tuyến
bắc-nam Vũ Hán – Quảng Châu và tuyến đông-tây Thượng Hải – Vũ Hán – Thành Đô.
Cảng hàng không Quốc tế Thiên Hà Vũ Hán đón hơn 20 triệu lượt khách vào năm
2016. Cảng hàng không này có các chuyến bay thẳng tới London, Paris, Dubai và
nhiều thành phố lớn khác trên toàn thế giới.
Điểm đến du lịch hấp dẫn
Vũ Hán được ví là một trong “4 lò lửa” của Trung Quốc, có nhiệt độ vào mùa hè lên
tới hơn 40 độ C. Nằm bên dòng sông Trường Giang, nên độ ẩm của thành phố
Vũ Hán trong thời gian từ tháng 6 tới tháng 8 hàng năm là rất cao, được coi là thời
điểm nóng ẩm nhất trong năm.
Hoàng Hạc Lâu, địa danh du lịch nổi tiếng của thành phố Vũ Hán
Khách du lịch thường tới Vũ Hán vào mùa xuân và mùa thu, thăm quan các thắng
cảnh nổi tiếng như Lầu Hoàng Hạc, một di tích lịch sử là cảm hứng cho nhà thơ
Thôi Hiệu thời Đường viết lên áng thơ kiệt tác “Hoàng Hạc Lâu” – một trong 300
bài thơ Đường nổi tiếng.
Trường Giang là con sông dài nhất Trung Quốc, sông chảy qua thành phố Vũ Hán
mang lại vẻ đẹp kì vĩ thu hút khách du lịch ghé thăm (Ảnh: Interasia)
Vũ Hán cũng có Đền Quy Nguyên 350 tuổi, xây dựng vào thời nhà Thanh, được
cho là thờ Thần Tài. Thành phố này cũng là nơi đặt Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc – một
trong những bảo tàng công cộng đẹp nhất Trung Quốc.
Vũ Hán được mệnh danh là "Chicago của Trung Quốc" bởi nhịp sống hiện đại và
mức sống cao của người dân thành phố này (Ảnh: Dulichvietnam)
Ẩm thực đường phố
Với khí hậu khắc nghiệt, Vũ Hán nổi tiếng với nhiều món ăn cay như shaokao,
thịt xiên nướng, cổ vịt cay hay mì cay trộn v.v… Thành phố này cũng được
biết đến với những con phố ẩm thực ngoài trời, với các quầy hàng bán nhiều loại
hải sản, thịt nấu chín và các món ăn đường phố khác, được phục vụ cùng với bia
Trung Quốc dễ uống.
Người dân Vũ Hán đặc biệt thích ăn thịt và có nhiều khu chợ bán nhiều động vật
và hải sản tươi sống như cá sấu, nhím và hươu. Một trong những chợ bán động
vật như vậy – chợ Hoa Nam, đang được cho là nơi khởi phát virus corona mới.
Trung tâm giáo dục hàng đầu
Một điểm ít người biết, Vũ Hán là đô thị giáo dục lớn nhất thế giới với 53 trường
đại học, trong đó riêng Đại học Vũ Hán đã có 60.000 sinh viên theo học.
Đầu mỗi kỳ học vào tháng Hai và tháng Chín, hàng trăm nghìn sinh viên di chuyển
về Vũ Hán khiến giao thông tại các khu vực quanh các trường học tăng lên 15%.
Trường Đại học Vũ Hán cũng là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch. Tọa lạc trên
ngọn đồi Luojia đẹp như tranh vẽ, từ vị trí này có thể phóng tầm mắt quan sát toàn
cảnh Hồ Đông của thành phố Vũ Hán. Nhiều du khách cũng đổ về khuôn viên Đại
học Vũ Hán trong tháng Ba và tháng Tư hàng năm để ngắm hoa Anh Đào.
Di tích lịch sử quan trọng
Những người yêu mến lịch sử Trung Quốc quan tâm đến Vũ Hán vì nơi đây đóng
vai trò quan trọng xuyên suốt các triều đại Trung Quốc hàng nghìn năm.
Tại Vũ Hán có những di chỉ về thời đại Đồ Đồng, văn minh Erligang tồn tại vào
khoảng giữa 1510 trước Công nguyên đến 1460 trước Công nguyên. Một phần
của Vũ Hán ngày nay là một cảng quan trọng trong triều nhà Hán. Đến thời nhà
Thanh, Vũ Hán trở thành một trong 4 đô thị buôn bán hàng đầu Trung Quốc.
Kiến trúc của Đại học Vũ Hán là sự kết hợp hoàn hảo giữa phương Đông và phương
Tây, giữa nét cổ điển và nét hiện đại, tạo nên một quần thể phong cảnh nguy nga
lộng lẫy (Ảnh: Sina)
Vũ Hán cũng là nơi bắt đầu cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911, khai sinh nước Trung
Hoa Dân Quốc. Đây cũng là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Vũ Xương dẫn tới sự sụp đổ của
triều nhà Thanh, kết thúc thời kỳ quân chủ hàng nghìn năm tại Trung Quốc.
Xuân Thành (T/h)
Đặng Hữu Phát gởi