Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Vũ khí sinh học Coronavirus, cách Trung Quốc đánh cắp từ Canada và vũ khí hóa coronavirus



By H.A - March25, 2020
 
VSU - Năm ngoái, một lô hàng bí ẩn nhằm tuồn lậu coronavirus từ Canada đã được phát hiện.
Vụ việc được truy ra từ các đặc vụ Trung Quốc làm việc tại một phòng thí nghiệm ở Canada.
GreatGameIndia sau đó đã điều tra ra các đặc vụ này có liên quan tới Chương trình Chiến tranh Sinh học Trung Quốc (Chinese Biological Warfare Program), khởi nguồn từ nơi virus đã xổng thoát gây ra dịch bệnh viêm phổi coronavirus Vũ Hán.

 

Vũ khí sinh học Coronavirus - Cách các đặc vụ Trung Quốc đánh cắp coronavirus từ Canada và vũ khí hóa nó thành Vũ khí sinh học
 
Mẫu SARS từ Ả Rập

Vào ngày 13/6/2012, một người đàn ông Ả Rập 60 tuổi đã được đưa vào một bệnh viện tư ở Jeddah, Ả Rập Saudi, với tiền sử 7 ngày bị sốt, ho ra đờm và khó thở. Ông này không có tiền sử bệnh tim phổi hoặc bệnh thận, không dùng thuốc chữa trị lâu dài và không hút thuốc.
 
Nhà virus học người Ai Cập, Tiến sĩ Ali Mohamed Zaki đã phân lập và xác định một loại coronavirus trước đây chưa được biết đến từ phổi của ông. Sau khi chẩn đoán thông thường không xác định được tác nhân gây bệnh, Zaki đã liên lạc với Ron Fouchier, một nhà virus học hàng đầu tại Trung tâm Y tế Erasmus (EMC) ở Rotterdam, Hà Lan để được tư vấn. 

 
Những bất thường về hình ảnh ngực của bệnh nhân Ả Rập bị nhiễm coronavirus. Hiển thị là chụp X quang ngực của bệnh nhân vào ngày nhập viện (Bảng A) và 2 ngày sau (Bảng B) và chụp cắt lớp vi tính (CT) 4 ngày sau khi nhập viện (Bảng C).

Ron Fouchier đã giải trình tự virus từ một mẫu được gửi bởi Zaki. Fouchier đã sử dụng phương pháp phản ứng chuỗi polymerase đảo ngược thời gian thực pan-coronavirus (RT-PCR) để kiểm tra phân biệt các đặc điểm của một số loại coronavirus trước đây đã từng được biết lây nhiễm cho người.

 

Hình nguyên bản do Cơ quan Bảo vệ Sức khỏe Anh công bố cho thấy hình ảnh soi qua kính hiển vi điện tử của coronavirus, thuộc họ virus gây bệnh bao gồm cảm lạnh thông thường và SARS, lần đầu tiên được xác định ở Trung Đông.

Giám đốc khoa học - Tiến sĩ Frank Plummer của Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia Canada (NML) tại Winnipeg đã mua lại mẫu coronavirus này trực tiếp từ Fouchier, người đã nhận được nó từ Zaki. Virus này sau đó đã bị đánh cắp từ phòng thí nghiệm Canada bởi các đặc vụ Trung Quốc.

Phòng thí nghiệm Canada

Coronavirus được đưa đến cơ sở Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia Canada ở Winnipeg vào ngày 4 tháng 5 năm 2013 từ phòng thí nghiệm Hà Lan. Phòng thí nghiệm Canada đã làm tăng trưởng số lượng virus và sử dụng nó để đánh giá các xét nghiệm chẩn đoán đang được sử dụng ở Canada. Các nhà khoa học ở Winnipeg đã nghiên cứu xem loài động vật nào có thể bị nhiễm loại virus mới này.
 
Nghiên cứu được phối hợp thực hiện cùng với phòng thí nghiệm quốc gia của Cơ quan Kiểm tra Thực phẩm Canada và Trung tâm Quốc gia về Bệnh Động vật Nước ngoài. Cả hai nơi này nằm trong cùng khu phức hợp với Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia Canada (NML).
 

Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia (Trung tâm Khoa học Canada về Sức khỏe Con người và Động vật) nằm trên đường Arlington ở Winnipeg. Ảnh: Wayne Glowacki/Winnipeg Free press 22/10/2014
 
NML có lịch sử lâu đời trong việc cung cấp các dịch vụ xét nghiệm toàn diện về coronavirus. Nó đã phân lập và cung cấp trình tự bộ gen đầu tiên của SARS coronavirus và xác định một loại coronavirus NL63 khác vào năm 2004. 
 
Phòng thí nghiệm Canada có trụ sở tại Winnipeg này được các đặc vụ Trung Quốc nhắm đến, để họ có thể thực hiện các hoạt động gián điệp sinh học. 
 
Gián điệp sinh học Trung Quốc

Vào tháng 3/2019, trong một sự kiện bí ẩn, một lô hàng virus đặc biệt độc hại từ Phòng thí nghiệm Vi sinh Canada (NML) đã được chuyển tới Trung Quốc. Sự kiện này đã gây ra một vụ bê bối lớn khiến các chuyên gia về chiến tranh sinh học đặt câu hỏi tại sao Canada lại gửi virus gây chết người đến Trung Quốc. Các nhà khoa học từ NML cũng cho biết các loại virus gây chết người là vũ khí sinh học tiềm năng.
 
Sau khi điều tra, vụ việc được bắt nguồn từ các đặc vụ Trung Quốc làm việc tại NML. Bốn tháng sau vào tháng 7/2019, một nhóm các nhà virus học Trung Quốc đã bị buộc phải rời khỏi Phòng thí nghiệm Vi sinh quốc gia Canada (NML). NML là cơ sở cấp 4 duy nhất của Canada và là một trong số ít các cơ sở ở Bắc Mỹ được trang bị để xử lý các bệnh nguy hiểm nhất thế giới, bao gồm Ebola, SARS, Coronavirus, v.v.
 
 
Xiangguo Qiu – Đặc vụ chiến tranh sinh học Trung Quốc

Nhà khoa học làm việc ở NML, Xiangguo Qiu, người đã được hộ tống ra khỏi phòng thí nghiệm Canada cùng với chồng cô, một nhà sinh vật học khác và các thành viên trong nhóm nghiên cứu của cô, được cho là đặc vụ chiến tranh sinh học Trung Quốc. Qiu là người đứng đầu Bộ phận Phát triển vắc-xin và Các liệu pháp chống virus trong Chương trình mầm bệnh đặc biệt tại NML.
 
Xiangguo Qiu là một nhà khoa học xuất sắc của Trung Quốc sinh ra ở Thiên Tân. Cô đỗ đạt bằng bác sĩ y khoa tại Đại học Y Hà Bắc, Trung Quốc năm 1985 và đến Canada học cao học năm 1996. Sau đó, cô đã liên kết với Viện Sinh học Tế bào và Khoa Nhi & Sức khỏe Trẻ em của Đại học Manitoba, Winnipeg, nhưng không tham gia vào nghiên cứu mầm bệnh.
 

Tiến sĩ Xiangguo Qiu, Đặc vụ chiến tranh sinh học Trung Quốc làm việc tại Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia, Canada
 
Nhưng một sự thay đổi đã diễn ra, bằng cách nào đó, từ năm 2006, cô đã bắt đầu nghiên cứu các chủng loại virus mạnh ở Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia Canada (NML). Chẳng hạn, loại virus được vận chuyển từ NML sang Trung Quốc đã được cô nghiên cứu vào năm 2014 (cùng với các loại virus Machupo, Junin, Hendra, virus sốt thung lũng Rift, virus sốt xuất huyết Crimean-Congo). 
 
Xâm nhập phòng thí nghiệm Canada

Tiến sĩ Xiangguo Qiu đã kết hôn với một nhà khoa học Trung Quốc khác - Tiến sĩ Kting Cheng, cũng liên kết với NML chuyên biệt về Nòng cốt Khoa học và Công nghệ. Tiến sĩ Cheng chủ yếu là một nhà vi khuẩn học đã chuyển sang virus học. Cặp vợ chồng này chịu trách nhiệm xâm nhập NML cùng với nhiều đặc vụ Trung Quốc khác là các sinh viên từ một loạt các cơ sở khoa học của Trung Quốc trực tiếp gắn liền với Chương trình Chiến tranh Sinh học Trung Quốc, cụ thể:
 
1.    Institute of Military Veterinary, Academy of Military Medical Sciences, Changchun. (Viện Thú y Quân đội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự ở Trường Xuân)
 
2.    Center for Disease Control and Prevention, Chengdu Military Region (Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh ở Quân khu Thành Đô)
 
3.    Wuhan Institute of Virology, Chinese Academy of Sciences, Hubei (Viện Virus học Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm khoa học TQ tại Hồ Bắc)
 
4.    Institute of Microbiology, Chinese Academy of Sciences, Beijing (Viện Vi sinh học Bắc Kinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học TQ)
 
 

Các nguồn tin cho biết Xiangguo Qiu và chồng của cô, Kting Cheng đã được hộ tống từ Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia ở Winnipeg vào ngày 5/7/2019. Kể từ đó, Đại học Manitoba đã chấm dứt các cuộc họp mặt với cô, phân công lại các sinh viên tốt nghiệp của cô và cảnh báo cho nhân viên, sinh viên và giảng viên về việc đi du lịch tới Trung Quốc.
 
Tất cả bốn cơ sở Chiến tranh Sinh học Trung Quốc nêu trên đã hợp tác với Tiến sĩ Xiangguo Qiu trong phạm vi liên quan tới virus Ebola; Viện Thú y Quân đội cũng hợp tác tham gia thêm một nghiên cứu về virus sốt thung lũng Rift (Rift Valley Fever); trong khi Viện Vi sinh học đã tham gia nghiên cứu về virus Marburg. Đáng chú ý, loại thuốc được sử dụng trong nghiên cứu thứ hai - Favipiravir - đã được Viện Khoa học Quân y Trung Quốc thử nghiệm thành công trước đó, với chỉ định là JK-05 (ban đầu là bằng sáng chế của Nhật Bản đã đăng ký tại Trung Quốc vào năm 2006) có thể chống lại Ebola và các loại virus bổ sung.
 
Tuy nhiên, các nghiên cứu của Tiến sĩ Qiu tiến bộ hơn đáng kể và dường như rất quan trọng đối với sự phát triển vũ khí sinh học của Trung Quốc trong trường hợp các virus gây sốt như coronavirus, Ebola, Nipah, Marburg hoặc Rift Valley được đưa vào.
 
Cuộc điều tra của Canada đang tiếp diễn và các câu hỏi vẫn chưa được giải đáp là những lô hàng được chuyển tới Trung Quốc trước đó từ năm 2006 đến 2018 liệu có chứa các loại virus khác hay chỉ là các chế phẩm thiết yếu.
 

Tiến sĩ Gary Kobinger, cựu giám đốc về mầm bệnh đặc biệt (phải) và Tiến sĩ Xiangguo Qiu, nhà nghiên cứu khoa học (thứ hai từ phải sang) đã gặp Tiến sĩ Kent Brantly và Tiến sĩ Linda Mobula, trợ lý giáo sư tại Trường Y khoa Johns Hopkins và vị bác sĩ đã quản lý ZMapp cho Brantly ở Liberia khi ông bị nhiễm Ebola trong đợt bùng phát 2014-2016.
 
Vào năm 2018, Tiến sĩ Xiangguo Qiu cũng hợp tác với ba nhà khoa học của Viện nghiên cứu y học truyền nhiễm quân đội Hoa Kỳ, Maryland để nghiên cứu liệu pháp miễn dịch sau phơi nhiễm đối với hai loại virus Ebola và virus Marburg ở khỉ, một nghiên cứu được hỗ trợ bởi Cơ quan Giảm thiểu Mối đe dọa Quốc phòng Hoa Kỳ.
 
Dịch Coronavirus Vũ Hán

Trong năm học 2017-2018, Tiến sĩ Xiangguo Qiu đã thực hiện ít nhất 5 chuyến đi đến Phòng thí nghiệm An toàn Sinh học Quốc gia Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Phòng thí nghiệm này được cấp chứng nhận là phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 (BSL-4) vào tháng 1/2017. Ngoài ra, vào tháng 8/2017, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã phê duyệt các hoạt động nghiên cứu liên quan đến virus sốt xuất huyết Ebola, Nipah và Crimean-Congo tại cơ sở Vũ Hán.
 
Thật trùng hợp, Phòng thí nghiệm An toàn Sinh học Quốc gia Vũ Hán chỉ cách 20 dặm từ Chợ hải sản Huanan, trung tâm của sự bùng nổ Coronavirus hay còn được gọi là dịch viêm phổi Vũ Hán.
 

Phòng thí nghiệm An toàn Sinh học Quốc gia Vũ Hán chỉ cách 20 dặm từ Chợ hải sản Huanan, tâm chấn của sự bùng nổ Coronavirus
 
Phòng thí nghiệm An toàn Sinh học Quốc gia Vũ Hán được đặt tại Viện virus học Vũ Hán, một cơ sở quân sự Trung Quốc có liên quan đến Chương trình Chiến tranh Sinh học Trung Quốc. Đây là phòng thí nghiệm đầu tiên ở nước này được thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 4 (BSL-4) - mức độ nguy hiểm sinh học cao nhất, có nghĩa là nó đủ tiêu chuẩn để xử lý các mầm bệnh nguy hiểm nhất.
 
Vào tháng 1/2018, phòng thí nghiệm đã hoạt động “cho các thí nghiệm toàn cầu về mầm bệnh BSL-4”, ông Guizhen Wu đã viết trên tạp chí Sức khỏe & An toàn sinh học. “Sau sự cố rò rỉ phòng thí nghiệm của SARS năm 2004, Bộ Y tế Trung Quốc trước đây đã khởi xướng việc xây dựng các phòng thí nghiệm bảo quản các mầm bệnh cấp độ cao như SARS, coronavirus và virus cúm đại dịch”, Guizhen Wu viết.
 
Vũ khí sinh học Coronavirus

Trong quá khứ, Viện Vũ Hán đã nghiên cứu coronavirus, bao gồm cả chủng loại gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, hay Severe Acute Respiratory Syndrome (viết tắt là SARS), virut cúm H5N1, viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết. Các nhà nghiên cứu tại viện này cũng nghiên cứu mầm bệnh gây ra bệnh than - một tác nhân sinh học từng được phát triển ở Nga.
 
Dany Shoham, một cựu sĩ quan tình báo quân đội Israel, người đã nghiên cứu về chiến tranh sinh học Trung Quốc cho biết “Các loại coronavirus (đặc biệt là SARS) đã được nghiên cứu tại viện này và có lẽ được cất giữ tại đó.
 
“Nói chung, SARS được bao gồm trong chương trình chiến tranh sinh học Trung Quốc, và được xử lý ở một số cơ sở thích hợp.”,Dany cho biết.
 
James Giordano, giáo sư thần kinh học tại Đại học Georgetown và là thành viên cao cấp của Chiến tranh sinh học tại Bộ chỉ huy Hoạt động Đặc biệt của Hoa Kỳ cho biết sự đầu tư ngày càng lớn của Trung Quốc vào khoa học sinh học, lỏng lẻo các quy tắc đạo đức về việc chỉnh sửa gen và công nghệ tiên tiến vượt trội khác cùng việc hội nhập giữa chính phủ và các học viện đã làm tăng nỗi lo ngại ám ảnh về việc những mầm bệnh đại dịch sẽ được vũ khí hóa.
 
Điều đó có thể có nghĩa là một tác nhân gây khó chịu, hoặc một loại vi trùng được sửa đổi và thả ra do các vật chủ trung gian, mà chỉ có Trung Quốc mới có loại vắc-xin và cách điều trị. “Đây không phải là chiến tranh”, giáo sư James nói. “Tuy nhiên, những gì nó làm được là tận dụng khả năng đóng vai trò là vị cứu tinh toàn cầu, từ đó tạo ra các cấp độ phụ thuộc khác nhau về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô và năng lượng sinh học.”
 
Chương trình Chiến tranh Sinh học Trung Quốc

Trong một bài báo học thuật năm 2015, Shoham - thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Begin-Sadat tại Đại học Bar-Ilan - khẳng định rằng hơn 40 cơ sở của Trung Quốc có liên quan đến sản xuất vũ khí sinh học.
 
 
Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc thực sự đã phát triển được một loại thuốc Ebola - được gọi là JK-05 - nhưng rất ít thông tin về việc sở hữu virus này, dẫn đến suy đoán rằng các tế bào Ebola là một phần của kho vũ khí chiến tranh sinh học của Trung Quốc, Shoham chia sẻ với Bưu điện quốc gia.
 
Ebola được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) phân loại thuộc “hạng mục A” - một thể loại có thể dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao và có thể gây hoảng loạn. CDC cũng liệt kê Nipah thuộc “hạng mục C” - một mầm bệnh mới nổi gây chết người và hoàn toàn có thể cho lan tỏa diện rộng.
Chương trình Chiến tranh Sinh học của Trung Quốc được cho là đang ở giai đoạn tiên tiến bao gồm các khả năng nghiên cứu và phát triển, sản xuất và vũ khí hóa. Kho hàng hiện tại của họ bao gồm đầy đủ các tác nhân hóa học và sinh học truyền thống với nhiều hệ thống phân phối khác nhau bao gồm tên lửa pháo, bom trên không, máy phun nước và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
 
Vũ khí hóa công nghệ sinh học
Chiến lược quốc gia về hợp nhất quân sự-dân sự của Trung Quốc đã đưa sinh học lên ưu tiên hàng đầu, và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) có thể đi đầu trong việc mở rộng và khai thác kiến thức này.

 
 
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang theo đuổi các ứng dụng quân sự cho sinh học và xem xét các giao điểm đầy hứa hẹn với các ngành khác, bao gồm khoa học não, siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo. Từ năm 2016, Ủy ban Quân sự Trung ương đã tài trợ cho các dự án về khoa học não quân sự, hệ thống y sinh tiên tiến, vật liệu sinh học và phỏng sinh học, nâng cao hiệu suất của con người và công nghệ sinh học “khái niệm mới”.
 
Vào năm 2016, một nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc đã xuất bản luận án “Nghiên cứu về Đánh giá Công nghệ Nâng cao Hiệu suất Con người”, trong đó ông mô tả CRISPR-Cas là một trong ba công nghệ chính có thể giúp tăng hiệu quả chiến đấu của quân đội. Nghiên cứu hỗ trợ đã xem xét hiệu quả của thuốc Modafinil có ứng dụng trong việc nâng cao nhận thức và kích thích từ trường xuyên sọ (còn được gọi là TMS), một biện pháp kích thích não bộ; đồng thời cho rằng “tiềm năng lớn” của CRISPR-Cas là một “công nghệ răn đe quân sự mà Trung Quốc nên nắm bắt các sáng kiến” để phát triển.
 
Cũng trong 2016, giá trị chiến lược tiềm tàng của thông tin sinh học (hay thông tin di truyền) đã khiến chính phủ Trung Quốc cho ra mắt Ngân hàng Gen Quốc gia, dự định trở thành kho lưu trữ dữ liệu lớn nhất thế giới. Nó nhằm mục đích “phát triển và sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền có giá trị của Trung Quốc, bảo vệ an ninh quốc gia trong tin sinh học và tăng cường khả năng nắm bắt các chỉ huy chiến lược đỉnh cao của Trung Quốc” trong lĩnh vực Chiến tranh công nghệ sinh học.
 
Quân đội Trung Quốc quan tâm đến sinh học như một lĩnh vực chiến tranh mới nổi được hướng dẫn bởi các chiến lược gia nói về “vũ khí di truyền” tiềm năng và khả năng “chiến thắng không đổ máu”.
 
***Các thông tin trên đây đã được đăng tải đầy đủ tại NTDTV - một trong những Mạng Tin tức Truyền hình Trung Quốc lớn nhất thế giới.
 
GreatGameIndia là một tạp chí hàng quý về Địa chính trị và Quan hệ quốc tế chuyên cung cấp thông tin tình báo và trí tuệ toàn cầu thông qua phân tích chiến lược bằng cách đặt các sự kiện trong khuôn khổ địa chính trị và lịch sử để hiểu rõ hơn về sự phát triển quốc tế và thế giới xung quanh chúng ta.


~~~~~~~~~~~~~            

     
   
Coronavirus Bioweapon – How China Stole Coronavirus From Canada And Weaponized It



u
saelection gởi