Xoa bóp bấm huyệt 23 huyệt đạo bàn tay và lợi ích của chúng
Xoa bóp bấm huyệt được dựa trên lý luận kinh lạc và nghiên cứu y học hiện đại. Việc bấm huyệt xoa bóp bàn tay vừa để phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe mà nó còn có thể dùng để chữa trị các bệnh đã phát sinh. Cùng tìm hiểu qua các huyệt đạo ở bàn tay và ứng dụng của chúng đối với sức khỏe mỗi người.
https://www.youtube.com/watch?v=lIOTwP27g9k
23 huyệt đạo trên bàn tay
Kinh huyệt có 23 huyệt đạo phân bố ở lòng bàn tay và mu bàn tay hay còn gọi là Kinh thủ tam dương và kinh thủ tam âm. Phương pháp bấm huyệt bàn tay thích hợp với nhiều chứng bệnh nội khoa, ngoại khoa, phụ nữ và trẻ nhỏ. Một số lưu ý trước khi bấm huyệt xoa bóp như cách đo khoảng cách các huyệt, thời điểm thực hiện, tần suất…, thì bạn nên tham khảo tại đây: https://osanno.vn/tin-tuc/ky-thuat-massage/. Dưới đây là 23 kinh huyệt đạo:
8 huyệt đạo trong lòng bàn tay và công dụng của mỗi huyệt
Huyệt đạo trong lòng bàn tay
-
Huyệt Thái Uyên: huyệt có vị trí dưới lòng bàn tay, dưới lằn ngăn cổ tay, chỗ lõm sâu gần động mạch cổ tay. Huyện thái uyên có tác dụng chữa ho, suyễn, ho ra máu, ngực đau, yết hầu viêm đau, cổ tay – cánh tay đau nhức và bệnh vô mạch.
-
Huyệt ngư tế: có vị trí ở giữa đốt xương thứ nhất ngón cái phía lòng bàn tay. Chỗ giao tiếp giữa phần thịt đỏ và trắng. Huyệt ngư tế giúp chữa trị ho, ho ra máu, yết hầu sưng đau, khàn giọng nói không ra tiếng, sốt nóng.
-
Huyệt Thiếu Thương: nằm ở vị trí mép ngoài móng tay cái độ 0.1 thốn, ngang gốc móng tay cái. Huyệt thiếu thương giúp trị yết hầu sưng nhức, ho, chảy máu cam, sốt nóng, hôn mê và điên cuồng.
-
Huyệt thương dương: nằm cạnh góc móng tay trỏ mép ngoài, cách móng tay khoảng 0.1 thốn. Huyệt thương dương giúp trị tai ù, nhức răng, yết hầu sưng nhức, sưng hàm, ngón tay tê dại, bệnh sốt và hôn mê.
-
Huyệt nhị gian: Khi bạn nắm bàn tay thành quyền, ở chỗ lõm sâu ngang đầu đốt lóng xương của ngón trỏ, phía mu bên hông ngón tay. Huyệt nhị gian giúp chữa trị mờ mắt, chảy máu cam, nhức răng, méo miệng, yết hầu sưng đau và bệnh sốt.
-
Huyệt Tam gian: Vị trí nằm ngay bên dưới của huyệt nhị gian và nó nằm ở vị lõm thứ 2 từ trên xuống dưới. Huyệt tam gian giúp trị mắt đau nhức, nhức răng, yết hầu sưng, thân thể nóng sốt, chướng bụng, ruột kêu.
-
Huyệt hiệp cốc: Trên lưng bàn tay. Nằm giữa hai lóng xương thứ nhất và thứ nhì, ngang giữa lóng xương thứ nhất. Huyệt hiệp cốc giúp trị nhức đầu, mắt sưng đỏ, chảy máu cam, nhức răng, răng nghiến chặt, mặt miệng bị méo, tai điếc, ù, quai bị, mồ hôi nhiều, đau bụng, tiêu bí, bế kinh nguyệt, sản phụ sanh chậm.
-
Huyệt Dương Khê: nằm tại chỗ lõm sâu lưng bàn tay, lằn ngang cổ tay ở giữa 2 sợi gân to ngón cái. Huyệt giúp trị nhức đầu, mắt sưng đỏ đau nhức, tai ù, nhức răng, yết hầu sưng và cổ tay đau nhức.
15 huyệt đạo trên bàn tay và công dụng của mỗi huyệt
-
Huyệt thần môn: nằm ở cổ tay, bên hông lằn ngang phía gốc ngón út, chỗ lõm sâu bên cạnh sợi gân. Huyệt thần môn giúp trị tim đau nhức, tâm phiền não, lo sợ, hồi hộp, hay quên, mất ngủ, điên cuồng, động kinh, đau hông ngực.
-
Huyệt thiếu phủ: nằm ở giữa lóng xương 4 và 5 của bàn tay, nắm bàn tay lại, nó nằm ở giữa 2 đầu ngón tay út và áp út. Huyệt thiếu phủ giúp giảm tim hồi hộp, ngực đau nhức, tiêu không thông, tiểu sót, âm hộ ngứa, đau nhức, ngon út co đau.
-
Huyệt thiếu xung: nằm bên góc móng tay út phía trong, cách chân móng tay khoảng 0.1 thốn. Huyệt thiếu xung giúp chủ trị tim hồi hộp, tim đau nhức, hông ngực đau, diên cuồng, bệnh sốt và hôn mê.
-
Huyệt thiếu trạch: nằm cách gốc móng tay út khoảng 0.1 thốn phía ngoài. Huyệt có tác dụng chủ trị nhức đầu, đau mắt, yết hầu sưng đau, mụn nhọn ở vú, ít sữa, bệnh sốt và hôn mê.
-
Huyệt tiền cốc: Khi bạn nắm bàn tay lại, ở lóng xương thứ 5, chỗ đầu ngấn tay út, mép ngoài chỗ giáp mí thịt đỏ và trắng. Huyệt tiền cốc giúp chủ trị nhức đầu, mắt đau nhức, tai ù, yết hầu sưng nhức, thiếu sữa, bệnh sốt.
-
Huyệt hậu khê: Khi bạn nắm bàn tay thành quyền, ở lóng xương thứ 5, dưới đầu ngón tay út, mép ngoài, chỗ giáp mí thịt đỏ và trắng (ngay dưới huyệt tiền cốc) là vị trí huyệt hậu khê. Huyệt có tác dụng chủ trị đỉnh đầu đau nhức, mắt đỏ, tai điếc, yết hầu viêm, thắt lưng đau nhức, điên cuồng, ngón tay và khủy tay co đau nhức, sốt rét.
-
Huyệt uyển cốt: gần lưng cổ tay, trên dường thẳng với huyệt hậu khê, giữa gốc xương thứ 5 và xương tam giác, trên mép thịt đỏ và trắng. Huyệt giúp chủ trị đỉnh đầu đau nhức, tai ù, mắt đau nhức, bệnh sốt, sốt rét, vàng da, ngon tay – cổ tay co đau.
-
Huyệt dương cốc: Vị trí nằm ngang cổ tay trên lưng bàn tay, trên ngấn ngang mép ngoài, chỗ lõm sâu, trước gù xương trụ (sau huyệt uyển cốt). Huyệt giúp trị nhức đầu, mắt mờ, tai ù, tai điếc, bệnh sốt, điên cuồng, động kinh, cổ tay đau nhức.
-
Huyệt Đại Lăng: nằm ngay giữa ngấn cổ tay, dưới lòng bàn tay, nằm giữa 2 sợi gân cổ tay. Huyệt Đại lăng giúp trị tim đau nhói, tim hồi hộp, đau dạ dày, ói, mụn lở loét, đau sườn hông.
-
Huyệt lao cung: nằm giữa xương thứ 2 và thứ 3 lòng bàn tay. Khi nắm tay lại huyệt nằm ngay dưới đầu ngón giữa. Huyệt lao cung giúp trị đau tim, ỏi mửa, điên cuồng, đọng kinh, kiêng lở và hôi.
-
Huyệt trung xung: nằm chính giữa đầu ngón giữa. Huyệt có tác dụng trị đau tim, hôn mê, lưỡi sưng đau dữ dội, bệnh sốt, con nít khóc đêm, trúng nắng, hôn mê.
-
Huyệt quan xung: năm ở mép ngoài cách gốc móng tay áp út khoảng 0.1 thốn. Huyệt giúp trị nhức đầu, mắt đỏ, tai điếc, viêm họng, bệnh sốt và hôn mê.
-
Huyệt dịch môn: khi bạn nắm bàn tay lại, giữa kẽ đốt ngón tay áp út và ngón út, trên lưng bàn tay, chõ lõm sâu. huyệt dịch môn giúp trị nhức đầu, mắt đỏ, tai điếc, viêm họng và sốt rét.
-
Huyệt trung chữ: nằm ở giữa 2 xương thứ 4 và 5, trên đường thẳng và sau huyệt dịch môn khoảng 0.1 thốn. Huyệt trung chữ giúp chủ trị nhức đầu, mắt đỏ, tai ù, tai điếc, viêm họng, bệnh sốt, ngon tay không co duỗi được.
-
Huyệt dương trì: nằm ở cổ tay phần lưng trên bàn tay, giữa ngấn cổ tay, bên cạnh sợi gân lớn, chỗ lõm sâu, gần huyệt dương cốc. Huyệt dương trì giúp trị mắt sưng đỏ đau nhức, tai điếc, viêm họng, sốt rẻ, cổ tay nhức, khát nước.
_____________
Đỗ Hứng gởi
|
|