Nơi an nghỉ cuối cùng của những người giàu có nhất Manila lại là nhà của hàng trăm người nghèo.
Trẻ em xem TV bên trong một lăng mộ ở nghĩa trang Manila North. Ảnh: Reuters
Căn lán tạm bợ của Jocelyn De Los Santos được dựng trên một lăng mộ ở nghĩa trang Manila North, một trong những nghĩa địa lớn nhất, lâu đời nhất Philippines. Để ra vào "nhà", cô phải bước qua một ngôi mộ cao làm bệ.
Manila North là nơi an nghỉ cuối cùng của nhiều người giàu có nhất quốc đảo, từ cựu tổng thống cho đến các ngôi sao điện ảnh, cũng là nơi tìm đến của những người nghèo nhất thành phố muốn có một chỗ "chui ra chui vào" miễn phí.
Santos, 40 tuổi, lớn lên cùng 10 anh chị em ở nghĩa trang Manila North, rồi sinh hai con cũng ở nơi này. Gia đình cô nằm trong số hàng trăm người coi nơi đây là nhà qua nhiều thế hệ.
Dù nghĩa trang khá tối tăm, lạnh lẽo, Santos cho hay cô sợ người sống hơn là người chết. "Thật ra chả có ma quỷ gì cả. Chúng tôi chỉ phải đối phó với những con nghiện. Hành vi của họ có thể sẽ rất tồi tệ khi dùng ma túy", Santos nói.
Nhóm đầu tiên tới sống ở nghĩa trang này là những người trông coi mộ và gia đình họ, được người giàu thuê để chăm sóc, bảo vệ nơi an nghỉ của gia tộc trước những kẻ trộm mộ.
Ngày nay, sinh kế của hàng trăm cư dân sống trong nghĩa trang là chạm khắc bia mộ, làm dịch vụ bốc mộ và quét dọn với thù lao khoảng 0,85 USD mỗi mộ một tháng.
Một số người như Santos chọn dọn dẹp mộ miễn phí để được phép dựng lán trên lô đất đó. Gia đình Santos chăm sóc khoảng 30 ngôi mộ, trong đó có những hầm mộ xếp tầng, nơi Santos dựng lán sát vách làm bếp.
"Nếu chúng tôi không hiện diện thường xuyên, họ sẽ an táng người khác tại đây, nên chủ sở hữu lô đất nói chúng tôi có thể ở miễn phí để giữ đất. Nếu người khác đến, lô đất có thể không còn nữa. Nó có thể bị bán cho một băng đảng", cô cho hay.
Cư dân ở đây chăng dây điện khắp các lối đi trong nghĩa trang, cấp ánh sáng cho một số người tảo mộ vào đêm muộn. Gia đình Santos cũng được câu điện để dùng, nhưng phải trả tiền điện cao hơn gấp đôi giá thị trường.
Người dân Philippines sinh hoạt, chung sống cạnh mộ ở nghĩa trang Manila North, tháng 9/2024. Ảnh: AFP
"Sẽ thật tuyệt nếu được nằm trên một chiếc giường êm ái, trong ngôi nhà đầy đủ điện, nước, không như ở bên trong một nghĩa địa như thế này", Santos bày tỏ. "Con tôi nói: 'Chúng ta không thể sống ở đây cả đời được, nên phải làm việc chăm chỉ để mua nhà'".
Lalaine Igua, ngoài 60 tuổi, đã sống ở nghĩa trang Manila North từ năm 1976. Gia đình bà không có điện nên phải thắp nến vào buổi tối. Khi không có gas nấu ăn, họ phải dùng than, đôi lúc là đun giấy bìa.
Bà Igua cho biết mùa hè ở nghĩa trang nóng gần như không thể chịu nổi, buộc bà phải ngủ nghỉ dưới bóng râm của các lăng mộ. "Nơi này thực sự rất nóng, nhất là vào buổi chiều".
Vào các ngày lễ đầu tháng 11, hàng triệu người Công giáo Philippines đổ về các nghĩa trang trên toàn quốc để tảo mộ. Trong hai ngày này, cư dân nghĩa trang đặc biệt bận rộn. Họ quét dọn toàn bộ các ngôi mộ, bán đồ giải khát từ các quầy hàng.
Những căn lán dựng trên mộ xếp tầng ở nghĩa trang Manila North, Philippines. Ảnh: AFP
"Tôi không sợ người chết. Tôi chỉ xin phép họ trước khi dọn dẹp mộ vào buổi sáng hoặc buổi chiều", Igua, người chăm sóc khoảng 40 ngôi mộ, nói.
Nghĩa trang Bắc Manila là nhà của hơn 10.000 người dân nghèo
Những người dân Philippines nằm trên một ngôi mộ ở Nghĩa trang Manila North - Ảnh: EPA-EFE
Jocelyn De Los Santos đứng trước những ngôi mộ mà gia đình cô ở tạm tại Nghĩa trang Manila North - Ảnh: Jayson Albano
Trẻ em đang chạy nhảy vui chơi bên những ngôi mộ
Những ngôi mộ bằng đá được dùng làm giường ngủ
Một khoảng trống được sử dụng làm sân bóng rổ
Khu đô thị nhộn nhịp
Cuộc sống 1 gia đình bên cạnh những ngôi mộ
Một gian hàng được sắp xếp trên ngôi mộ
Một cô gái đang học trên ngôi mộ bằng đá
Một em bé đang ngủ bên một ngôi mộ
Khu nghĩa địa này cũng là nơi tập trung của nhiều băng nhóm trộm cướp
-
-
Medina, một người chăm sóc ở Pasay đang đào mộ một em bé – gia đình em bé không còn khả năng trả tiền thuê đất chôn cất. Ở Manila, hầu hết các ngôi mộ đều có hợp đồng thuê năm năm. Nếu không gia hạn, xương sẽ được đào lên và thiêu hủy hoặc trả lại cho gia đình. Ảnh: Lynzy Billing
-
-
Medina chuyển đến nghĩa trang Pasay vào năm 1967. Hồi đó, ông nói, “Không có ai sống ở đây, nhưng hãy nhìn xem bây giờ.” Chỉ riêng trong khu vực của ông, đã có 50 gia đình. “Nhưng chỉ có hai giếng nước. Đây là những dịch vụ cơ bản mà chúng tôi cần.”
Đức Trung (Theo Manila Times, Manila Bulletin, PNA)
_______________
Đỗ Hứng gởi