Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
Ý NGHĨA VỀ KINH ĐỊA TẠNG và HÌNH VẼ BIỂU TƯỢNG


Địa là tâm địa, tâm địa của Bồ Tát; khác với tâm địa của chúng sanh thì đổi thay; không chắc thật; không cố định. Tâm địa của Bồ Tát Địa Tạng thì bền vững không gì phá hoại được, nên thật bền chắc; Tạng là thuộc “ a- lại-da thức “ là thức thứ tám có nhiệm vụ chứa tất cả nghiệp lành( a good karmas; or bad karmas) nghiệp dữ từ vô thỉ nhiều kiếp đến nay, và những tháng; ngày dài vô tận đi theo mãi mãi thời gian về sau; nên ta diễn tả “ Tạng “ là chứa đầy đủ hết.  Khi con người tu hành đến quả vị Giác-Ngộ rốt ráo; thì  các Chư Phật đều khen ngợi về sự đạt đạo của người đó, mười phương Chư Bồ Tát cùng ca tán, mười phương Chư Bồ Tát thấy có một vị đạt đạo nên cùng đến tham kiến để học hỏi ngợi khen, và tán thán công đức thù thắng.

Thiện nhân duyên là may gặp được Phật pháp, khi khen Địa Tạng công đức vô lượng thì tâm mình phải  tự hòa nhập vào tâm Đia Tạng Bồ Tát bản nguyện .
 
Tâm-Từ  tức là do tâm từ  chứa vô lượng hạnh lành, dù trải qua vô lượng kiếp để cứu độ chúng sinh cũng không ngại gian nan, nghĩa là dù những ai có trải qua bao lâu kiếp đi chăng nữa,họ vẫn nhất tâm cứu giúp chúng sinh thể hiện từ Tâm của hàng Bồ Tát và Chư Thánh chúng.
 
Mỗi ngày; mỗi giờ; mỗi phút; mỗi giây các niệm khởi: tham, sân, si, mạn, nghi, hỷ,nộ; hơn, thua, được, mất, vinh, nhục, v.v… ẩn náu trong Tâm ta; nên ta phải dùng giới ngăn chận chúng cho đến không còn một chúng sinh nào trong tâm ta nữa thì ta mới hoàn tất nhiệm vụ, tức là khi địa ngục không còn một chúng sinh nào ta mới chịu thành Phật ( Giác-Ngộ ). Đây là ý nghĩa của kinh nói khi nào hết chúng sinh trong Địa ngục thì ngài Bồ Tát Địa Tạng mới thành Phật, vì chúng sinh vẫn còn ở trong tâm của mỗi người; nên lời thề nguyện của Bồ Tát Địa Tạng chưa thành quả vị Phật.

Trong hình Tượng: trên tay Bồ Tát Địa Tạng cầm  cây Tích Trượng có 4 cái khoen vòng; tượng trưng cho Tứ Đế, có 12 khuy tượng trưng 12 Nhân duyên; cũng có khi Ngài cầm Tích Trượng có 6 vòng khoen tượng trưng cho 6 căn. Tích Trượng ví như gậy vàng, vì dẹp được Tứ Đế, thoát khỏi 12 Nhân duyên, 6 căn hết vướng mắc khỏi  <lục trần>, lúc đó gậy vàng mới phá tan cửa Địa ngục vô minh của tam độc: tham; sân; si, mạn nghi v.v… để cứu độ toàn thể chúng sinh của chính mình.

Tay Ngài cầm châu ngọc sáng chói, đây là ngọc của tâm.Tất cả mọi người đều có, khi hết tham sân si rồi thì ngọc tâm hiển bày nên hào quang  tự TÂM biến hóa; soi khắp ba nghìn Đại Thiên Thế-Giới  nghĩa là Phật tánh hiển bày chiếu khắp các cõi Phật, tức là trải khắp giải Ngân Hà, như thế là đạt đến giải thoát vậy.

Diêm Vương đối trước mặt tội nhân thì thật là hung dữ , và khiếp sợ, đài cao trước cảnh soi liền tội nhân: nghĩa là khi chúng ta làm bất cứ chuyện gì dù lành ; dù dữ đều được  “Mạt Na Thức là thứ 7 “ truyền nhập vào ngay cho “ A- Lại Da Thức là thức thứ 8” ghi giữ, chứ không thể giấu đâu được, chẳng cần phải điều tra của FBI;  quí vị dù có trốn tránh được ở thế gian; nhưng chẳng thể nào trốn khỏi tâm thức của mình hành động, vì thế cho nên nói: Đài cao trước cảnh soi liền tội căn, làm bất cứ việc gì đều được ghi ngay tức khắc, như cảnh tới trước gương liền có hình. Diêm Vương chính là mình, mình là Diêm Vương xử tội của mình vậy, Phật giáo chẳng cần áp dụng hình phạt, chỉ cần sự thật này thôi ; thưa quí vị. Quí vị hãy tự xét lấy mình mà hành động; biết như vậy rồi ; quí vị không dám làm ác ; mà làm điều lành; đó là “ chúng thiện phụng hành; thị chư Phật giáo “.

Địa Tạng Bồ Tát chứng minh cho công đức là chính tâm mình là nguồn gốc của mọi công đức và cũng là nguồn gốc của mọi việc ác; chính tâm là giải thoát mà cũng là luân hồi sinh tử, nên tự tâm mình sẽ chứng minh cho mình vậy. Người vì Bản tôn Địa Tạng Bồ tát của mình thì phải luôn luôn thể hiện Địa Tạng tự tánh của mình bằngtinh thầntừ bi;bằng thệ nguyện rộng lớn để phá đổ tường thành vô minh  mà cứu vớt mình ra khỏi địa ngục tham sân si  v.v…của chính mìnhvậy.

Chỉ cần phân tích tựa của Kinh Địa Tạng Bồ Tát bản nguyện là chúng ta đã hiểu ý chỉ của Kinh Địa Tạng là thế nào rồi, nên suốt cuốn Kinh phải được hiểu theo đường hướng này mới đúng với Lý của Kinh, còn không thì sẽ đi sai lạc và rơi vào mê tín; đó là ý nghĩa bài Tán ngưỡng Bồ tát Địa Tạng.
 
Tôixin phân tích thêm một đoạn trong Kinh, phẩm 11“Địa Thần Hộ Pháp”.
Trích: Có thể vẽ, cho đến dùng vàng bạc, đồng sắt đúc nắn hình tượng Địa Tạng Bồ Tát, đốt hương cúng dường, chiêm lễ ngợi khen, thì chỗ người đó ở có 10 điều lợi ích như sau:

Một là ở nơi đất cát tốt mầu.
Hai là nhà cửa được an ổn mãi mãi.
Ba là người sau khi chết được sanh lên cõi trời.
Bốn là những người còn sống hưởng sự lợi ích.
Năm là cầu chi cũng được toại ý cả.
Sáu là không có tai họa về nước và lửa.
Bảy là trừ sạch việc hư hao.
Tám là giấc ngủ không gặpcác ác mộng.
Chín là xuất-nhập đềucó thần hộ vệ.
Mười là thường gặp bậc thánh nhânhay quí nhân.
(Kinh Địa Tạng, trang 155).
 
Chúng ta lần lượt phân tích từng điểm như sau: người họa sĩ; hay người tạc tượng có thể vẽ, cho đến dùng vàng bạc, đồng sắt đúc nắn hình tượng Địa Tạng Bồ Tát …, đây là Tâm chúng ta như người thợ vẽ thợ đúc, thợ nặn, tạo hoàn cảnh chánh báo và y báo của mỗi chúng sanh, tạo nên tất cả sự vật trên thế gian, tạo cả sáu đường v.v…, khi đã vẽ xong hoặc đúc nắn tượng Địa Tạng Bồ Tát xong, nghĩa là khi dùng đủ mọi phương tiện để tu, cũng như miệt mài chăm chỉ luôn luôn nhớ tu hành thì sẽ thấy được Như Lai Tạng của mình hiển lộ, thấy được Địa Tạng của mình tức là đã hết chúng sinh trong địa ngục của tâm mình; lúc ấy thiếu gì người đốt hương cúng dường, chiêm lễ ngợi khen. Bởi vậy sau khi người ấy đạt đạo rồi thì sẽ được lợi ích:

Một là đất cát tốt mầu, vì đã thấy Như Lai rồi thì chỗ ở cảnh vật (y báo) đều là tốt đẹp như trân bảo bảy báu, nên nói đất cát tốt mầu, đây là đất tâm nhiệm mầu, chứ chẳng phải là đất bùn lầy gai góc của thế gian đâu mà cần phân bón.

Hai là nhà cửa an ổn mãi mãi, Khi đã thấy Như Lai của mình rồi thì ra khỏi sinh tử luân hồi, chỗ ở Niết Bàn là nơi nhà ở yên ổn mãi mãi. (Điều này khi giảng cần nói rõ Tứ đức Niết bàn và Tứ Niết Bàn).

Ba là người chết được sanh lên cõi trời: Khi đã đạt đạo rồi sẽ giáo hóa chúng sanh, chúng sinh học hỏi giáo pháp và thực hành thì sẽ được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, nói chi là lên cõi Trời mà không được sao? (Khi giảng giải cần nói rõ điều kiện gì sanh lên cõi trời và Trời là ai?  Giảng sư đừng nói mông lung có Trời trên mây trên cao là chưa hiểu Đạo lý)

Bốn là những người còn sống hưởng sự lợi ích: Lợi ích của giáo pháp do giảng dạy Phật pháp thì không gì sánh được nếu chịu học hỏi và thực hành, nên nói những người sống còn hưởng lợi ích.

Năm là cầu chi cũng được toại ý cả: Người đạt đạo nếu muốn gì mà chẳng được chứ, mà đâu cần cầu cũng có tất cả.

Sáu là không có tai họa về nước và lửa: Nước ái dục nhận chìm chúng sinh, lửa là sân hận giận thù, lửa dâm dục, lửa oán hận phụ tình đốt cháy chúng sinh, còn người đạt đạo làm gì còn tham sân si nữa thì làm sao bị nước lửa hại được chứ?

Bảy là trừ sạch việc hư hao: Đối với người đạt đạo thì đâu còn được mất, hơn thua, vinh nhục, vui buồn nên không hư hao gì cả, vả lại cũng chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thiếu chẳng dư, chẳng thêm chẳng bớt, bởi vì là như như làm sao hư hao được. (Chổ này nhiều người bị lầm, có một số vị tự xưng mình tỏ đạo hay hiển đạo, nhưng đụng chuyện nhỏ như lông thỏ mà xốn xan như nước sôi đổ vào chân nhảy toát lên, thật đau xót vậy).

Tám là dứt hẳn các ác mộng: Người đạt đạo dứt hẳn ác mộng là đương nhiên, đâu còn tạo nghiệp dữ nữa mà có ác mộng.

Chín là khi ra lúc vào có thần hộ vệ: Thiên thần hộ vệ vị ấy vì quý vị Thiên Thần tình nguyện muốn bảo vệ bậc Thánh và muốn được bậc Thánh dạy bảo.

Mười là thường gặp bậc thánh nhân: Người đạt đạo gặp Chư Phật và Chư Bồ Tát mười phương là chuyện thường không có gì khó cả.

“Chiêm lễ hình tượng của Địa Tạng Bồ Tát và đọc tụng Kinh bổn nguyện này tự nhiên được rốt ráo xa lìa biển khổ, chứng đạo Niết Bàn an vui, vì thế nên được ủng hộ một cách lớn lao như thế”.
 
(trang 154, Kinh Địa Tạng).

Nếu chúng ta cung kính tự tính của chính mình, đọc tụng Kinh Bản Nguyện này mà quán chiếu cho hiểu được ý Kinh rồi theo đó hành trì, nghĩa là bỏ tham sân si v.v…, tránh làm ác, chỉ làm việc lành, tu hành tới nơi tới chốn rồi thì sau chót là lìa khổ, thoát khỏi luân hồi sinh tử, chứng đạt Niết Bàn, thì lúc ấy làm sao? Buồn hay vui? An vui là cái chắc chắn rồi còn gì nữa? Và nơi mình ở bất luận là Chùa chiền hay nhà cửa đều an ổn đầy đủ thanh tịnh sinh khí vậy.  Vì thế cho nên được ủng hộ một cách vô cùng lớn lao là lẽ đương nhiên.

Từ Kinh Địa Tạng này, chúng ta suy ra phần lớn những Kinh của Phật giáo Bắc truyền đều là loại Kinh liễu nghĩa chứ không phải là Kinh bất liễu nghĩa, là quyền giáo chứ không phải là Kinh thật giáo, nên người đọc phải lấy các Kinh bất liễu nghĩa, thật giáo làm căn bản, nếu thấy hiểu Kinh liễu nghĩa sai ý nghĩa căn bản thì phải quán chiếu lời kinh làm sao cho nghĩa của Kinh liễu nghĩa đi đôi với Kinh bất liễu nghĩa mới là đúng.

Chúng ta đã đọc Kinh Đại Bát Niết Bàn, biết được Đức Phật nói rằng: “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi”; nếu kinh Địa Tạng bảo: Cầu nguyện Địa Tạng Vương được cái này cái kia tức là chỉ ngồi đấy mà cầu không tu hành gì cả là trái với lời Phật dạy ở kinh Niết Bàn rồi. Như vậy ta phải quán chiếu xem kinh muốn nói gì, chứ không nên hiểu theo nghĩa đen rồi kết luận là thế này thế nọ là người bỏ quên không dùng tới trí tuệ của mình vậy.

Phật giáo chủ chương không có linh hồn, nhưng có tâm thức có nghiệp thức chứ chẳng phải linh hồn, vì nếu là linh hồn thì tự linh hồn có thể chọn lựa chỗ tốt để đến, còn nghiệp thức thì tùy nghiệp mà phải đi đầu thai ở một trong 6 cõi. Người chết ví như cây đèn thứ nhất được châm lửa qua đèn thứ hai, nếu không có cây đèn thứ nhất thì sẽ không có cây đèn thứ hai, nghĩa là phải có một người chết rồi thì sẽ có một người khác tái sinh hay một Ngạ quỷ, hay một Súc sinh, hay một người Địa ngục, hay một Thần, hay một người Trời tùy theo nghiệp của người ấy.

Như đã giải thích ở trên về ý nghĩa của Kinh liễu nghĩa, Địa Tạng Vương là bản tâm, tự tính, nơi Tạng thức của chính mình, là Bản tôn Địa Tạng của mình, giáo chủ của chúng sanh trong tâm mình. Địa Tạng Vương cưỡi trên lưng con Sư Tửlà ví dụ tượng trưng của loài chúaSư tử rống lên các loài đều sợ, đó là biểu tượng trí tuệ; trừ tất cả các phiền não của chúng sanh trong tâm mình; màu xanh tượng trưng cho lòng tin kiên cố; đây chỉ là biểu trưng tượng trưng bằng con vật nhưng mô tả ý nghĩa khác cao siêu mtà thôi, chứ chẳng phải nghĩa đen đâu mà lầm tưởng.

(Phần kế tiếp mời quý vị xem tiếp phần 3 giải thích Phẩm “Thần Thông Trên Cung Trời Đao Lợi”)

By Most Ven. Thích Tuệ Minh.


H.T Th
ích Tuệ Minh gởi