Yêu cầu cứng rắn Mỹ gửi cho NATO
Ngoại trưởng Marco Rubio tiếp tục gây sức ép lên các thành viên NATO, yêu cầu họ tăng đóng góp cho quốc phòng.
Ngày 3-4, ngoại trưởng các nước NATO đã bắt đầu nhóm họp ở Brussels (Bỉ). Đây là cuộc họp đầu tiên mà ông Rubio tham dự với tư cách ngoại trưởng Mỹ. Ông nói với The Free Press trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 22-4 rằng dù Mỹ có tham gia NATO, các thành viên cần phải gánh vác phần trách nhiệm của mình, nếu không, đó không phải là một liên minh thực sự mà chỉ là "sự phụ thuộc".
Mỹ đã và đang chi trả một phần lớn cho ngân sách của NATO, trong khi đó có nhiều quốc gia thành viên vẫn chưa đạt được mục tiêu chi cho ngân sách quốc phòng như đã cam kết .
Ông Rubio lập luận rằng sự mất cân bằng này làm suy yếu uy tín và sự gắn kết của NATO.
Điểm nóng xung đột ngày 26-4: Yêu cầu cứng rắn Mỹ gửi cho NATO- Ảnh 1.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói: "NATO vẫn tốt miễn là NATO thực sự tồn tại, khi nó là một liên minh quốc phòng thực sự, không phải chỉ riêng có Mỹ làm tròn phần trách nhiệm của mình mà cần phải có các đối tác cùng cùng chia sẻ trách nhiệm".
Tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao NATO đầu tháng này, ông Rubio đã nói với các đồng minh rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump không phản đối và Mỹ sẽ tiếp tục ở lại khối nhưng ông cũng yêu cầu các đối tác phải tăng chi tiêu quốc phòng lên 5%. Hành động này tương tự với các trình bày gần đây từ các quan chức cấp cao khác của Mỹ.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz cho biết Washington kỳ vọng tất cảcác thành viên ít nhất phải đạt ngưỡng GDP trước hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tuần này cảnh báo các quốc gia châu Âu thành viên NATO rằng: họ cần phải chi nhiều hơn cho quân đội, vì một mình Mỹ sẽ không thể gánh hết một mình để bảo đảm an ninh cho tòan thể châu Âu.
Hôm 23-4 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đả cảnh báo các quốc gia NATO ở châu Âu rằng: "Thời kỳ Mỹ 1 mình bảo đảm duy nhất cho an ninh châu Âu đã qua rồi. Nay đã đến lúc châu Âu phải hành động, phải tự tài trợ cho quân đội của mình . Và NATO cần phải hành động".
Chi tiêu quốc phòng từ lâu đã là một vấn đề gây tranh cãi trong NATO. Hội nghị thượng đỉnh tháng 6 dự trù sẽ giải quyếtvấn đề này một cách trực tiếp,đồng thời có thể đưa ra những sửa đổi đối với các cam kết đầu tư quốc phòng trong chương trình nghị sự.
Tổng thư ký NATO: châu Âu sẽ trả tiền để Mỹ cấp vũ khí cho Ukraine - Ảnh 1.
Tuy nhiên Tổng Thư ký NATO Mark Rutte nhấn mạnh rằng số tiền mà Canada và châu Âu có thể cam kết chi cho quốc phòng chỉ có thể ở mức 3%.Và vẫn coi “Mỹ là một đồng minh kiên định trong NATO”.
Tổng thống Trump nhiều lần chỉ trích các thành viên NATO vì không đáp ứng mức chi tiêu quốc phòng tối thiểu mà liên minh ban đầu đả đặt ra.
Đầu tháng này, NBC News dẫn lời các quan chức Mỹ rằng TT Trump đã thảo luận với các phụ tá về khả năng điều chỉnh mức độ tham gia của Mỹ vào NATO.
Bốn quan chức châu Âu tiết lộ với Financial Times rằng Anh, Pháp, Đức và các nước Bắc Âu đều đang tìm cách xây dựng một kế hoạch chuyển giao dần gánh nặng tài chính và quân sự sang các nước châu Âu.
Kế hoạch này dự kiến sẽ được trình bày với Mỹ trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO tại Hà Lan vào tháng 6.
Đề xuất sẽ bao gồm những cam kết cụ thể về việc tăng cường chi tiêu quốc phòng và phát triển năng lực quân sự của châu Âu, nhằm thuyết phục chính quyền ông Trump chấp thuận một lộ trình bàn giao dần dần, cho phép Mỹ tập trung nhiều hơn vào châu Á.
Các cuộc thảo luận này nhằm tránh viễn cảnh hỗn loạn nếu Mỹ đơn phương rút khỏi NATO, theo các quan chức.
________________
Đỗ Hứng gởi
