Giới thiệu
nh điển hình
Vu Lan 2007003
Cảnh đẹp66
Cảnh đẹp67
Cảnh đẹp68
Cảnh đẹp69
Cảnh đẹp70
Cảnh đẹp71
Cảnh đẹp72
Cảnh đẹp73
Cảnh đẹp74
Cảnh đẹp75
Cảnh đẹp76
Cảnh đẹp77
Cảnh đẹp78
Cảnh đẹp79
Cảnh đẹp80
Cảnh đẹp81
Cảnh đẹp82
Cảnh đẹp83
Cảnh đẹp84
Cảnh đẹp85
Cảnh đẹp86
Cảnh đẹp89
Cảnh đẹp90
Cảnh đẹp91
Cảnh đẹp92
Cảnh đẹp93
Cảnh đẹp94
Cảnh đẹp96
Cảnh đẹp97
Cảnh đẹp98
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp100
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
TÌM KIẾM
Chùa Kim Quang giới thiệu
Bien Nien Tu Thuat Cua Thien Su Hu Van Tiep Theo
Bien Nien Tu Thuat Cua Thien Su Hu Van Tiep Theo
Bien Nien Tu Thuat Cua Thien Su Hu Van Tiep Theo Bien Nien Tu Thuat Cua Thien Su Hu Van Tiep Theo
Bien Nien Tu Thuat Cua Thien Su Hu Van Tiep Theo
Bien Nien Tu Thuat Cua Thien Su Hu Van Tiep Theo Bien Nien Tu Thuat Cua Thien Su Hu Van Tiep Theo
Biên niên tự thuật của thiền sư Hư Vân (tiếp theo)
Bien Nien Tu Thuat Cua Thien Su Hu Van Tiep Theo
Bien Nien Tu Thuat Cua Thien Su Hu Van Tiep Theo
Bien Nien Tu Thuat Cua Thien Su Hu Van Tiep Theo


Biên niên tự thuật của thiền sư Hư Vân

(Tiếp Theo)


Dân Quốc năm thứ 38, 110 tuổi. (1949/50)

Sau khi truyền giới trong mùa xuân, tôi liền trở về Vân Môn, trùng tu toàn thể điện đường. Sơn phết mạ vàng, làm bàn tọa cho hơn bốn mươi thánh tượng lớn nhỏ. Công trình sửa sang chánh điện, mái ngói, phòng xá, đến nay đã hoàn tất được chín mươi phần trăm. Cư sĩ Phương Dưỡng Thu thỉnh tôi qua Hồng Kông để làm lễ khai quang Phật đường. Tôi cũng đến tịnh xá Bát Nhã giảng kinh, rồi lưu lại Hồng Kông một tháng. Sau đó trở về núi Vân Môn, nhờ cư sĩ Sầm Học Lữ viết biên sử của núi Vân Môn.

(Phụ chú: Khi Vân Công đến Hồng Kông do sự thỉnh cầu của cư sĩ Phương Dưỡng Thu. Ngày nọ, tôi thưa Vân Công: "Bạch Thầy! Thế giới thay đổi quá mau chóng. Con phải đi đâu để giũ gìn sự tu tập của mình?"

(Cộng sản Trung Quốc nắm chính quyền trong toàn quốc)

Vân Công đáp: "Người học đạo, chỗ ở là khắp mọi nơi. Nếu con xả bỏ hết tất cả, thì chỗ ở lại chính là đạo tràng tu tập. Con hãy an tâm."

Tôi hỏi: "Bạch Thầy! Các tự viện trong đất liền đều sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ vì thời cuộc biến chuyển. Sao Thầy không ở lại đây tạm thời để thuyết pháp, làm lợi ích chúng sanh?"

Vân Công đáp: "Ở đây, các vị tăng khác, có thể thuyết pháp độ sanh được. Thầy còn trọng trách chăm lo các tự viện trong đất liền. Đó là lời nguyện của Thầy. Đối với Thầy, tâm vượt ngoài chỗ đến đi, nhưng trong đất liền, tất cả chùa chiền tự viện hiện giờ đang nằm trong tình trạng hỗn loạn. Nếu Thầy ở lại đây thì ai sẽ lo lắng cho hàng chục ngàn tăng ni đang chạy lánh nạn? Làm sao tâm Thầy an được? Vì vậy, Thầy phải trở về đất liền.")

Nơi Vân Môn, Ngài lo lắng hoàn tất công trình trùng tu tự viện. Ngài luôn dạy đồ chúng giữ gìn giới luật cho tinh nghiêm. Lúc ấy, trên núi, tăng chúng có cả ngàn vị, nương tựa học đạo nơi Ngài. Họ tự trồng lúa để sinh sống và tu hành.)

Dân Quốc năm thứ 39, 111 tuổi. (1950/51)

Trong mùa xuân, Ngài cũng vẫn đến chùa Nam Hoa để truyền giới, khai kỳ thiền thất dài hạn. Trong những người tham gia thiền thất, có vị được khai ngộ.

Ngài trở về Vân Môn thâu nhặt hết tất cả những bản văn sao, thảo kinh để được hiệu đính biên tập. Đây là việc làm không dễ dàng vì hầu hết các bản văn thảo kinh sao đó, được Ngài viết trong vài thập niên trước.

Dân Quốc năm thứ 40, 112 tuổi. (1951/52)

Mùa xuân, kỳ truyền giới, bốn chúng đồng vân tập. Trong chùa có hơn một trăm hai mươi người. Tại Vân Môn xảy ra biến cố quan trọng. Ngày hai mươi tháng hai, đột nhiên, hơn một trăm người, không biết từ đâu đến, bao vây chùa. Chúng cấm không ai được ra vào. Đầu tiên, chúng nhốt Vân Công trong phòng phương trượng, do vài tên canh chừng. Sau đó, chúng bắt chư tăng vào hết trong pháp đường, thiền đường. Kế đến, chúng lục soát tất cả đồ đạc trong chùa, từ trên mái ngói, dưới xuống sàn chùa, cùng các tôn tượng Phật Tổ, pháp khí kinh tạng, đều lục lọi kỹ lưỡng. Dầu cả hơn một trăm tên, trong hai ngày liền, mà chúng vẫn không tìm được chi là vật phi pháp. Cuối cùng, chúng bắt giám viện Minh Không, tăng thức sự Duy Tâm, Ngộ Huệ, Chân Không, Tánh Cảnh, v.v... Chúng cũng lấy đi tất cả giấy tờ, biên nhận, chú giải văn sao, pháp ngữ của Vân Công trong cả trăm năm, rồi bỏ vào bao lớn. Chúng tố cáo chư tăng phạm bao điều tội lỗi. Kỳ thật vì chúng nghe lời gièm pha bảo là trong chùa có chứa vũ khí, quân dụng, súng đạn, vàng bạc, máy phát điện v.v... Đó là những vật mà chúng muốn tìm. Vài hôm sau, tổng cộng là hai mươi sáu vị tăng bị hành hạ đánh đập tàn nhẫn, bức bách hỏi cung về việc cất giấu quân cơ, khí giới, vàng bạc. Mọi người đều bảo không biết. Thầy Diệu Vân bị đánh đến chết. Thầy Ngộ Vân, Thể Trí v.v..., bị tra khảo dã man, đánh gãy tay chân. Bên ngoài, vài vị tăng bị mất tích. Sau mười ngày lục lọi mệt nhọc, chúng chẳng tìm được chi hết, nên cuối cùng, dồn mọi sự tức giận đến Vân Công.

(Thầy Diệu Vân, tên tục là Trương, người Hồ Nam, tốt nghiệp đại học, đã từng giữ chức quan trọng trong ngành kế hoạch thuộc bộ tài chánh. Đến năm ba mươi tuổi mà vẫn chưa vợ. Năm ba mươi tám, theo Vân Công xuất gia, pháp danh Diệu Vân, hiệu Thiệu Môn. Lúc xưa, đối với mạch pháp Vân Môn, vì không biết ai thừa kế, nên Vân Công rất buồn bả. Trong thời gian trùng tu các tự viện ở Vân Môn, Vân Công độ hơn bốn mươi vị xuất gia, muốn họ nối mạch pháp Vân Môn. Vân Công đặt rất nhiều hy vọng vào thầy Diệu Vân trong việc xiển hưng, nối tiếp mạch pháp Vân Môn. Thầy cần mẫn, tu hành khổ hạnh, không phụ lòng mong mỏi của Vân Công. Khi tai biến đến Vân Môn, thầy bị đánh trọng thương mà chết.)

Mồng một tháng ba, chúng bắt Vân Công qua một căn phòng khác, rồi đóng kín cửa cái, cửa sổ, không cho ăn uống hay ra ngoài tiểu tiện. Ngày đêm chỉ đốt một ngọn đèn nhỏ, mờ mờ ảo ảo như địa ngục. Đến ngày thứ ba, khoảng mười tên thân hình to lớn, đi vào phòng, bức bách tra hỏi Vân Công chỗ cất giấu vàng bạc, tiền tài, vũ khí, quân nhu. Vân Công đáp rằng Ngài không có cất giấu chi hết. Chúng liền tra tấn, đánh đập Ngài. Mới đầu, chúng còn dùng cây, kế đến lại dùng côn sắt đánh đập trao khảo Ngài. Mặt mũi, đầu cổ đều tuôn máu. Gân cốt tay chân thân mình đều bầm dập. Chúng vừa đánh vừa tra hỏi. Lúc ấy, Ngài cố ngồi dậy, xếp bằng nhập định. Cây gỗ, cây sắt bủa xuống thân Ngài tới tấp. Ngài nhắm mắt, không nói năng, kêu la, than vãn lời nào, trạng như nhập định. Hôm đó, chúng đánh Ngài bốn lần như thế. Cuối cùng, chúng quăng Ngài xuống đất. Thấy Ngài bị trọng thương, nghĩ chắc chắn là phải chết, nên chúng kéo nhau bỏ đi. Tối đến, thị giả vào phòng, đỡ Ngài lên giường ngồi thiền.

Ngày thứ năm, nghe Vân Công chưa chết, chúng lại kéo nhau vào phòng, thấy Ngài vẫn đang ngồi thiền nhập định như ngày trước, liền nổi xung, tức tối, lấy cây to đập, kéo lôi xuống đất, mang giày đinh đá đạp. Ngài nằm sóng soài trên đất. Mắt tai mũi miệng đều tuôn máu. Chúng nghĩ rằng kỳ này chắc Ngài phải chết hẳn, nên kéo nhau bỏ đi. Tối đến, thị giả cũng vẫn vào phòng, đỡ Ngài lên giường, ngồi xếp bằng như trước.

Ngày thứ mười, Ngài từ từ nằm xuống, theo thế kiết tường, như tượng đức Phật nằm lúc nhập Niết Bàn. Suốt cả ngày đêm, thân Ngài không động đậy. Thị giả đốt một cọng rơm, để hơ trước mũi, nhưng không thấy hơi, nên nghĩ rằng Ngài đã viên tịch. Tuy nhiên, thân mình vẫn còn ấm, sắc mặt vẫn tươi tỉnh. Hai thị giả là Pháp Vân và Khoan Thống thay phiên nhau hầu Ngài. Đến ngày mười một, Ngài mở miệng nói đôi lời. Thị giả đỡ Ngài ngồi dậy và thuật lại rằng Ngài đã ngồi nhập định và nằm bao nhiêu ngày rồi. Vân Công bảo rằng: "Thầy tưởng những tai biến này xảy ra chỉ mới vài phút thôi. Thầy nghiệm biết phần số mình sắp hết rồi."

Sau đó, bảo thị giả lấy giấy viết ra biên chép lại những việc gì hiện ra trong lúc Ngài nhập thâm định, và còn căn dặn rằng đừng nói cho ai biết, để phòng sự nghi ngờ, phỉ báng.

Kế tiếp, Ngài cố lấy giọng mà kể:

"Thầy vừa mộng thấy mình đến nội viện cung trời Đâu Suất. Nơi đó, thật rất trang nghiêm kỳ diệu. Trên thế gian này không có nơi nào giống như thế. Gặp Bồ Tát Di Lặc đang ngồi trên tòa cao thuyết pháp. Trong chúng hội có vài mươi vị, vốn là pháp hữu thuở xưa của Thầy, như hòa thượng Chí Thiện chùa Hải Hội ở Giang Tây, pháp sư Dung Cảnh ở núi Thiên Thai, ngài Hằng Chí ở Kỳ Sơn, hòa thượng Bảo Ngộ ở cung Bá Tuế, hòa thượng Thánh Tâm ở núi Bảo Hoa, luật sư Độc Thể, hòa thượng Quán Tâm ở Kim Sơn, tôn giả Tử Bách v.v...Thầy cung kính chắp tay, rồi được chư vị chỉ tay ra hiệu bảo ngồi bên phía đông, nơi một tòa ngồi trống trải thứ ba. Tôn giả A Nan làm duy na, cùng ngồi kế cận Thầy. Đại chúng cùng nghe Bồ Tát Di Lặc thuyết 'Duy Thức Định'. Đang giảng, đột nhiên Ngài Di Lặc dừng lại, chỉ tay về hướng Thầy và nói: "Con hãy trở về đi!"

Thầy đáp: "Đệ tử nghiệp chướng nặng nề. Không dám trở về."

Ngài Di Lặc bảo: "Nghiệp duyên của con chưa dứt. Nay hãy đi về, rồi sau này trở lại."

Kế đến, Ngài Di Lặc nói kệ:

"Thức cùng tri khác ra sao?

Sóng cùng nước đồng nhau

Chớ phân biệt bình bồn

Chất vàng không phân chia

Lượng tánh ba nhân ba

Một sợi gai nhỏ, một sừng ốc tí ti

Nghi thành ảnh tượng

Tánh bệnh hết khi tư hoặc dứt,

Như thân phàm phu trong nhà ảo mộng

Huyễn không chấp trước

Biết huyễn liền rời xa

Rời huyễn tức giác

Đại giác viên minh

Kính soi muôn vật

Phàm Thánh không hai

An nghiệp lành xấu

Bi nguyện độ sanh

Làm trong cảnh mộng

Đương đầu nghiệp lực trong bao kiếp

Nên tỉnh giác việc xảy ra

Thuyền từ bơi trong biển khổ

Chớ sanh tâm thối thất

Sen nở từ bùn lầy

Có Phật đà ngồi trong đó...

Còn rất nhiều câu kệ, nhưng Thầy quên rồi. Ngài còn dặn bảo Thầy vài điều mà nay không tiện nói ra."

Khổ vui rành mạch. Khi xưa tổ Hám Sơn trong lúc thọ cực hình cũng nhập định như thế. Đối với người chưa chứng ngộ, không thể thấy và thuật lại được những cảnh giới cao siêu như thế.

Qua vài ngày sau, bọn người dã man kia, mắt thấy hạnh nhẫn nhục kỳ đặc của Ngài, nên từ từ sanh tâm khiếp sợ. Tên đầu đảng hỏi một vị tăng: "Tại sao ông thầy già kia bị đánh nhừ tử như thế mà không chết?"

Tăng đáp: "Lão Hòa Thượng vì chúng sanh chịu khổ, lại vì muốn tiêu trừ tai nạn cho chư vị, nên tuy bị đánh đập tàn nhẫn mà không chết. Đợi đến sau này rồi chư vị sẽ hiểu."

Kể từ đó, chúng không còn dám tra tấn đánh đập Ngài nữa. Vì gây ra việc hung bạo này, và vì sợ rằng nếu tin này lọt ra ngoài thì chư Phật tử trong và ngoài nước sẽ phẩn nộ căm tức, nên chúng bao vây xung quanh chùa, kiểm soát gắt gao. Đối với chư tăng, chúng không cho nói chuyện với nhau, hay bước ra khỏi chùa. Ắn uống cũng bị kiểm soát, hạn chế. Cứ thế, kéo dài hơn cả tháng. Vì bị đánh đập tàn nhẫn, Vân Công nhuốm bịnh nặng, ngày một trầm trọng. Mắt không thể thấy, tai không thể nghe. Chư đệ tử sợ Ngài có thể viên tịch nên thỉnh cầu Ngài lược thuật lại cuộc đời tu hành của Ngài. Bản thảo 'Biên Niên Tự Thuật' bắt nguồn từ đây.

Tháng tư, biến cố Vân Môn từ từ lan truyền đến Triều Châu. Đầu tiên, do chư tăng chùa Đại Giác tỉnh Triết Giang thông báo cho chư lão hòa thượng, chư đệ tử xuất gia và tại gia, chư huynh đệ đồng môn của Vân Công, trong và ngoài nước, để cùng nhau tìm cách giải nạn cho Ngài. Về phía Bắc Kinh, họ đánh điện, yêu cầu chính phủ phải điều tra sự vụ kỹ càng.

Nơi Vân Môn, bọn dã man kia từ từ nới lỏng vòng kiềm chế. Chúng lấy đi tất cả đồ vật, lương thực, y phục của chư tăng. Vân Công bị đánh trọng thương, không thể ăn cháo được, mà chỉ uống nước thôi. Khi nghe lương thực trong chùa đều bị lấy đi hết, Ngài than với đại chúng: "Lão già này nghiệp nặng, làm liên lụy đến chư vị. Nay việc đã đến nước này, chư vị hãy phân tán đi phương khác, tìm nơi lánh nạn để tu hành."

Thế nhưng, tăng chúng không muốn bỏ Ngài đi đâu hết. Vì vậy, Ngài bảo đại chúng ra sau núi đốn củi, rồi mang ra chợ, cách chùa hơn hai mươi dặm, bán lấy tiền mua gạo ăn. Đại chúng y theo lời dạy của Ngài, bán củi mua gạo. Từ đó, đại chúng có đủ sức khỏe để đọc kinh, tọa thiền.

Tuần đầu tháng năm, chính quyền Bắc Kinh phái viên chức cùng các nhân viên tỉnh Quảng Đông, đến huyện Khổng Nguyên để điều tra sự vụ. Hôm sau, họ đến núi Vân Môn, dẫn theo các chuyên viên kỹ thuật, đem máy chụp ảnh, máy ghi âm, để điều tra sự việc tại chỗ. Đầu tiên, họ đến Vân Môn thăm hỏi Vân Công: "Bạch Hòa Thượng! Ngài có được khỏe không?"

Lúc ấy, Ngài đang nằm trên giường bệnh. Tai không nghe rõ. Mắt không thấy kỹ. Lại không biết họ là những viên chức cao cấp từ Bắc Kinh xuống. Khi thấy các viên chức và công an địa phương, Ngài im lặng không nói lời nào. Khi họ hỏi rằng Ngài có bị ngược đãi, đồ vật trong chùa có bị mất mát không thì Vân Công cũng không đáp. Sau khi biết rõ lai lịch của họ, Vân Công mới nói họ rằng hãy tự điều tra sự việc thiết thực để báo cáo lên chính phủ Bắc Kinh. Các viên chức an ủi Ngài đôi ba lần, rồi ra lịnh cho chính quyền địa phương thả các vị tăng đang bị nhốt trong tù.

Thế là biến cố Vân Môn xảy ra từ ngày hai mươi bốn tháng hai đến ngày hai mươi ba tháng năm thì chấm dứt, thoát được cảnh khổ đau tang tóc. Trong hai mùa đông, Vân Công vì trọng thương, bịnh nặng nên an dưỡng tại núi. Tăng chúng hơn trăm vị, chặt cây đốn củi, cùng làm đồ thủ công để đem ra chợ bán, lấy tiền mua gạo, sinh sống qua ngày. Dân chúng trong trăm làng ấp vùng lân cận, khi nghe Vân Môn được giải nạn liền kéo đến viếng thăm Vân Công. Chư đệ tử của Vân Công tại Bắc Kinh, trong và ngoài nước, viết thư vấn an và khuyên Ngài nên rời khỏi Vân Môn. Lúc ấy, có điện tín từ Bắc Kinh gởi đến Quảng Đông, ra lịnh cho chính quyền địa phương phải ân cần bảo hộ núi Vân Môn.

Dân Quốc năm thứ 41, 113 tuổi. (1952/53)

Mùa xuân, bịnh tình Vân Công thuyên giảm đôi chút. Ngài hướng dẫn tăng chúng ngồi thiền hành đạo, quên đi thế sự đảo điên. Lúc đó, chính phủ bốn lần gởi điện tín mời Ngài lên Bắc Kinh. Khi các phái viên đến Vân Môn, đại chúng khuyên Ngài nên hoãn lại. Vân Công đáp: "Nay đã đến lúc phải đi. Hiện tại, toàn thể tăng già trong nước, mỗi mỗi tự thủ thân, thiếu người lãnh đạo, như bãi cát vụn, nếu không đoàn kết, thành một lực lượng cơ cấu vững mạnh thì tai biến sẽ đến mọi nơi chứ không phải chỉ ở Vân Môn. Thầy vì Phật pháp, nên phải ra Bắc."

Sau đó, Ngài giao phó công việc cho chư tăng lão thành ở lại hộ trì tự viện, rồi an ủi đại chúng, chuẩn bị lên đường. Trước khi đi, Ngài có viết kệ:

"Ngồi xem năm vua bốn đời,

Thời thế đổi thay đột ngột

Nếm đủ chín gian nan, mười tai nạn

Hiểu rõ thế sự vốn vô thường."

Mồng bốn tháng tư, Ngài cùng chư thị giả Phật Nguyên, Giác Dân, Khoan Độ, Pháp Vân, và các nhân viên hộ tống, khởi hành đi Bắc Kinh. Hàng trăm dân chúng trong các làng xã lân cận, tiển Ngài rời khỏi Vân Môn.

Nhớ lại ba mươi năm về trước, vào tháng chạp, sau khi trùng tu xong chùa Nam Hoa, Ngài chống tích trượng qua Vân Môn. Lúc mới đến thì tự viện hoang tàn, tường vách điện đường, mái ngói đều hư nát. Trong ngôi pháp đường, cỏ lên cả vài thước. Duy chỉ có một vị tăng, lo phần hương khói cho chư Tổ Sư. Sau khi Ngài đến trụ trì, bốn chúng khắp nơi đều vân tập, cả ngàn tăng ni vây quanh. Ngài vừa lo trùng tu tự viện, vừa lo nuôi nấng dạy dỗ đồ chúng. Lúc quân Nhật xâm chiếm Trung Quốc, giao thông bị cắt đứt, những biến cố, tai nạn xảy ra dồn dập hơn gấp mười lần thời Ngài còn ở tại chùa Nam Hoa. Do tinh thần tự túc, Ngài dạy đồ chúng tự nung ngói gạch, làm hồ, cưa gỗ, kiến tạo tự viện, đúc vẽ tượng Phật v.v... Mười năm trước, kiến thiết điện đường hậu liêu phòng xá, lầu các, tháp thờ, cả thảy hơn một trăm tám mươi cái. Mái ngói điện đường rộng rãi đẹp đẽ, trang nghiêm.

Bàn về mạch phái, tông Vân Môn truyền được mười đời, cho đến triều Thanh đời Quang Hiếu thì ngưng, nên bị thất truyền, không người kế tục. Vân Công điều tra hệ phái, tiếp độ tăng nhân, kế thừa mạch pháp Vân Môn, chấn chỉnh tông phong, nối mạch Phật pháp.

Khi đến Triều Châu, bốn chúng đệ tử quy y, xa gần lần lượt tới viếng thăm Ngài cả hàng ngàn người. Tại chùa Đại Giám, người đến tham vấn Ngài, càng ngày càng đông, chứng minh rằng tín tâm quần chúng Phật Tử không vì thời thế biến chuyển mà thay dạ đổi lòng. Mồng mười, Vân Công lên xe lửa Quảng Đông-Hán Khẩu để ra bắc. Ngày mười một, đến Võ Xương, Ngài trú tại chùa Tam Phật. Vì đi đường xa, nên các vết thương bị chấn động, khiến toàn thân Ngài đau nhức dữ dội. Cư sĩ Trần Chân Như ân cần chẩn mạch hốt thuốc cho Ngài uống. Hòa thượng trụ trì chùa Tam Phật là Đại Hàm cũng tận tâm lo lắng. Lúc bịnh tình thuyên giảm đôi chút, thể theo lời thỉnh cầu của hòa thượng Đại Hàm, Vân Công chủ trì pháp hội Quán Ấm thất trong bảy ngày. Người quy y hơn hai ngàn người.

Pháp sự xong, Ngài lại tiếp tục đi ra bắc, dầu thân vẫn còn bịnh nặng. Trước khi khởi hành, đại chúng tại chùa Tam Phật thỉnh Ngài cùng chụp ảnh lưu niệm. Lúc ấy, Ngài có làm bài kệ:

"Gió nghiệp thổi đến Võ Xương,

Bịnh già làm lụy đại chúng,

Ba tháng trụ chùa Tam Phật

Một tràng tai nạn, một tràng tủi hổ kinh hoàng,

Vô tâm đi lên đỉnh thế giới,

Có nguyện đồng lên trường tuyển Phật.

Nhớ lại Ngọc Tuyền Quan Trạng Sam.

Nghe một lời, ngộ chân thường."

Ngày hai mươi tháng bảy, theo các nhân viên hộ tống, cùng chư vị thị giả. Vân Công đáp chuyến xe lửa Hán Khẩu-Bắc Kinh. Lúc đến Bắc Kinh, chư sơn trưởng lão, thiện nam tín nữ, cùng các đoàn thể, đến trạm xe lửa, nghinh tiếp Ngài. Chư cư sĩ, Lý Nhâm Hồ, Diệp Hà Am, Trần Chân Như v.v..., thỉnh Ngài đến chùa Quảng Hóa nghỉ ngơi. Vì có rất nhiều người đến tham bái, nên Ngài phải qua chùa Quảng Tế của người Tây Tạng, để an dưỡng sức khỏe. Sau khi đến Bắc Kinh, Ngài gặp được các vị quan chức, pháp hữu quen thuộc, và chư vị đồng hương ở Hồ Nam, đều hết lòng hộ pháp. Lúc chưa đến Bắc Kinh, Ngài được điện báo cho biết rằng tại Bắc Kinh, nơi chùa Quảng Tế, đại sư Viên Anh cùng các cư sĩ như Triệu Nghiệp Sơ v.v..., thành lập Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc. Hơn một trăm đại biểu toàn quốc định thỉnh Vân Công làm hội trưởng, nhưng Ngài từ chối, viện lý do vì bịnh. Do đó, họ đồng thỉnh đại sư Viên Anh làm chánh hội trưởng, cư sĩ Hi Nhiêu Gia Thố và Triệu Nghiệp Sơ làm phó hội trưởng. Lại thêm, đức Phật sống Đạt Lai Lạt Ma, đức Ban Thiền Lạt Ma, Ngài (đại sư Hư Vân), Tra Cán Cát Căn, bốn vị được đề cử làm hội trưởng danh dự. Các đoàn thể đại biểu Phật Giáo bao gồm các sắc tộc như người Hoa, Tây Tạng, Thái, Tán, v.v...

Sau khi hiệp hội Phật giáo Trung Quốc được thành lập, Vân Công gởi thơ đến chánh phủ trung ương, thỉnh cầu ban bố cương lĩnh cộng đồng, quy định tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân. Đối với các chùa chiền Phật giáo, hãy có biện pháp bảo tồn quản lý. Trước mắt, hãy cấp bách thi hành những điều sau:

"Thứ nhất, vô luận là vùng nào, xin hãy ngưng ngay việc đập phá, hủy đốt chùa chiền, tượng Phật, kinh điển.

Thứ hai, hãy ngưng việc cưỡng bức chư tăng ni hoàn tục.

Thứ ba, tài sản tự viện, sau khi thuộc về công hữu, xin hãy cấp cho tăng ni đủ đất đai để tự trồng trọt sinh sống. Nếu được như thế thì các tự viện danh lam thắng cảnh, ngày một phát triển."

Mười ba tháng tám, Vân Công đại diện toàn thể Phật tử trong nước, nhận ba bảo vật do nước Tích Lan tặng. Vị trưởng đoàn đại biểu Tích Lan là pháp sư Đạt Mã Lạp Tháp Nạp cùng vài mươi người đến Trung Quốc trao tặng ba bảo vật là xá lợi Phật, bộ tạng kinh chữ Pa Li khắc trên lá Cụ Diệp, và cây Bồ Đề cho hội Phật Giáo Trung Quốc. Mồng một tháng mười, tổ chức cuộc tiếp lễ. Đầu tiên do các thầy Thích Cụ Tán, Thích Thắng Tuyền cùng các cư sĩ Triệu Nghiệp Sơ v.v..., dâng lễ, hương hoa, đến đón tiếp phái đoàn Tích Lan. Tại chùa Quảng Tế, hơn hai ngàn người đến dự lễ. Chuông trống Bát Nhã nổi lên. Pháp sư Đạt Mã Lạp Tháp Nạp tiến vào chùa và dâng ba bảo vật cho Vân Công, người đại diện hội Phật Giáo Trung Quốc. Sau đó pháp sư Đạt Mã Lạp Tháp Nạp nói: "Vì tình thân mật của Phật tử hai nước trong dòng lịch sử bấy lâu nay, nguyện đoàn kết trong ngôi nhà Tam Bảo từ bi trí huệ. Vì hòa bình thế giới, nay xin dâng tặng ba bảo vật này."

Trong đại lễ, có các đại diện Phật Giáo của các nước như Việt Nam, Miến Điện, Ần Độ, Nhật Bổn, Thổ Nhĩ Kỳ, Gia Nã Đại.

Tháng chín, chư sơn trưởng lão cùng các đoàn thể Phật giáo thỉnh Vân Công trụ trì chùa Quảng Tế. Ngài từ chối, viện lý do sức khỏe yếu kém. Tháng mười, nhân sĩ tại vùng đông nam Thượng Hải tổ chức pháp hội cầu nguyện thế giới hòa bình. Đại chúng đồng thỉnh Vân Công làm pháp chủ, nên phái cư sĩ Phương Tử Phiên lên Bắc Kinh nghinh đón Ngài. Ngày mười một tháng chạp, lúc ra trạm xe lửa Bắc Kinh-Thượng Hải, có hơn trăm người mang hoa đến cúng dường Ngài và đồng niệm Phật. Đến Thượng Hải, Vân Công trú tại chùa Ngọc Phật. Ngài cùng vị tri sự thương lượng, tổ chức pháp hội trong bốn mươi chín ngày đêm. Ngày hai mươi sáu tháng mười, kiến lập đàn tràng Thủy Lục Không, do Ngài làm pháp chủ, cùng thỉnh mười đại pháp sư như Viên Anh, Ứng Từ, Tịnh Quyền, Thị Tùng, Diệu Chân, Đại Bi, Như Sơn, Thủ Bồi, Thanh Định, Vi Phảng, làm pháp chủ các đàn tràng chính. Tổng cộng có bảy mươi hai vị đại pháp sư tham gia đàn sám. Đến ngày mười bốn tháng chạp thì pháp hội hoàn mãn. Trong kỳ đàn tràng này, trừ các pháp chủ nhập tràng, sáng trưa chiều tối, người đến tham dự đông như nước thủy triều. Họ đến từ các vùng lân cận và xa xôi như Hồ Nam, Hồ Bắc v.v... Người thọ giới quy y hơn bốn mươi ngàn người. Tịnh tài thu được trong pháp hội hơn bảy mươi sáu ngàn đồng. Cá nhân, được cúng dường hơn ba ngàn đồng, nhưng Ngài không nhận. Ngài cùng các đại pháp sư và cư sĩ quyết định dùng tất cả số tiền trên để cúng dường cho các danh sơn tự viện toàn quốc, gồm có bốn núi lớn như núi Phổ Đà ở tỉnh Triết Giang, núi Nga Mi ở tỉnh Tây Xuyên, núi Cửu Hoa ở tỉnh An Huy, núi Ngũ Đài ở tỉnh Sơn Tây, cùng tám ngôi chùa cổ xưa lớn như chùa Thiên Đồng ở Ninh Ba, chùa Cao Mân ở Dương Châu, chùa Linh Nhan ở Tô Châu, chùa Cổ Sơn ở Phước Châu, chùa Quán Tông, chùa Thất Tháp ở Ninh Ba, chùa Địa Tạng ở Phước Châu, cùng hai trăm năm mươi sáu ngôi chùa viện lớn nhỏ. Đây chỉ nói sơ lược về pháp hội Thủy Lục Không ở Thượng Hải, do Vân Công làm pháp chủ.

Bien Nien Tu Thuat Cua Thien Su Hu Van Tiep Theo

Hòa Thượng Lai Quả và Hòa Thượng Hư Vân tại Thượng Hải (1952)

(Dưới đây là bài khai thị của đại sư Hư Vân trong kỳ pháp hội Thủy Lục Không tại Thượng Hải:

Pháp hội cầu nguyện thế giới hòa bình đã được cử hành qua vài ngày. Thật là một pháp duyên hy hữu. Hôm nay, pháp sư Vi Phảng, hòa thượng Diệu Chân, cư sĩ Triệu Nghiệp Sơ, Lý Tư Hoạt, Phương Tử Phiên v.v..., đồng thỉnh tôi ra thuyết pháp. Sẳn dịp này, tôi muốn nói về sự quan hệ giữa Thiền tông và Tịnh Độ tông, để cho những vị mới phát tâm học Phật pháp tiện việc tham khảo.

Hôm nay là ngày đầu tiên khai mở đàn tràng niệm Phật. Đúng ra là phải do hòa thượng Diệu Chân đến giảng, nhưng Ngài lại nhượng thỉnh tôi ra cùng chư vị đàm luận.

Chúng ta sống trong thế giới Ta Bà, tức đang bơi trong biển khổ. Thế nên, không một ai lại không muốn thoát khỏi biển khổ này. Nhưng muốn thoát ra được thì chúng ta phải nương theo Phật pháp. Chân đế của Phật pháp, nói nghiêm túc thì không pháp nào có thể thuyết được, vì chỉ là hình tướng trên lời nói, ngôn ngữ thôi. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Nếu dùng lời mà nói thì không phải là lời chân thật."

Tuy nhiên, vì chúng sanh căn tánh không đồng, nên muốn tiếp dẫn thì phải dùng vô số pháp môn. Phật pháp tại Trung Quốc, có phân rõ ra năm tông phái là Thiền tông, Mật tông, Tịnh Độ tông, Giáo tông, và Luật tông. Đối với người đã từng nghiên cứu học hỏi tu tập thì đã quá đủ rồi, vì họ biết rằng chân lý Phật pháp vốn không sai biệt. Người mới học Phật pháp, lại phát sanh ra nhiều ý kiến, mỗi mỗi phân rõ tông này phái nọ v.v..., rồi khen mình chê người, làm tổn hại giá trị giáo hóa vi diệu của Phật pháp. Phải biết rằng một câu thoại đầu hay một câu niệm Phật chỉ là phương tiện, không phải là cứu cánh. Đối với người chân thật dụng công thì những phương tiện này thật không cần thiết. Tại sao? Vì động tịnh vốn nhất như; bóng trăng soi khắp ngàn sông, nơi nơi đều rõ ràng, không bị chướng ngại. Người bị chướng ngại như mây che trời xanh, nước trong bị vẫn đục. Nếu có chướng ngại, tuy trăng sáng mà không hiển bày. Nước tuy trong mà trăng không hiện rõ. Chúng ta, những người tu hành, nếu muốn hiểu rõ lý đạo, phải biết tự tâm như trăng sáng mùa thu, không nên hướng ngoại tìm cầu, mà phải xoay lại ánh sáng trong tâm mình. Một niệm nếu không sanh thì hiểu rõ nơi không chỗ chứng đắc. Khi ấy, làm gì lại có danh tướng sai biệt?

Nhân vì chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay, vọng tưởng chấp trước, tập khí nặng nề, nên đấng Thế Tôn, trong bốn mươi chín năm trường, thuyết pháp giảng kinh hơn ba trăm hội. Nhưng mục đích quan trọng nhất trong việc thuyết giảng kinh điển hay dạy những pháp môn tu hành của đức Thế Tôn là không ngoài việc chữa trị các bịnh tật tham lam, sân hận, si mê, ngã mạn, ác kiến của chúng sanh. Nếu chúng ta xa rời tất cả bịnh tật đó thì liền thành Phật. Chúng ta và chư Phật, nào có khác biệt chi đâu. Người xưa nói: "Dùng phương tiện thì có nhiều pháp môn, nhưng khi trở về cội gốc thì đồng nhau không khác."

Lý đạo là thế. Hiện tại, trong Phật pháp, có hai tông phái rất thịnh hành là Thiền tông và Tịnh Độ tông. Nhưng có một số tăng chúng, coi thường giới luật. Thật không hợp lý đạo. Yếu nghĩa căn bản của Phật pháp là dựa trên ba chữ: Giới, Định, Huệ. Giống như tòa trầm hương có ba chân, nếu thiếu mất một chân thì không thể đứng được. Vì vậy, chúng ta, người học Phật pháp, mỗi mỗi phải đặc biệt chú ý điều này!

Thiền tông do đức Thế Tôn tại hội Linh Sơn, đưa cành hoa lên, dạy đại chúng, chỉ có tôn giả Ma Ha Ca Diếp là mỉm cười chúm chím, còn mọi người đều không hiểu gì. Đó là tâm tâm tương ưng, truyền ngoài giáo lý, tức mạch nguồn của Phật pháp. Đối với câu niệm Phật của pháp môn Tịnh Độ cùng các pháp môn khác, như đọc kinh trì chú v.v..., đều là pháp liễu sanh thoát tử. Có người nói, Thiền tông là pháp đốn ngộ nhanh chóng, còn tông Tịnh Độ chỉ là pháp tiệm thứ, chậm chạp. Vâng, bất quá chỉ là sụ sai biệt trên danh tướng. Thực tế thì không sai khác. Lục Tổ Huệ Năng nói: "Pháp không có đốn ngộ hay tiệm thứ, nhưng người thấy đạo thì có nhanh có chậm."

Chúng ta nên biết rằng mỗi mỗi pháp môn trong Phật pháp, đều có thể tu trì được cả. Chư vị nếu hợp với pháp môn nào thì nên tu pháp môn đó, chứ đừng khen mình chê người, sanh khởi vọng tưởng chấp trước. Nhưng việc quan trọng nhất là phải tôn trọng giữ gìn giới luật. Người xuất gia gần đây, không tự giữ giới luật nghiêm ngặt, lại còn nói rằng giữ gìn giới luật cẩn mật là chấp trước, cùng bao lời cao ngạo. Thật rất nguy hiểm cho Phật pháp!

Thiền tông chính là pháp môn tâm địa. Sau Tổ Ma Ha Ca Diếp, Thiền tông được triển chuyển, truyền từ Ần Độ qua Trung Quốc. Đến đại sư Huệ Năng, là tổ thứ sáu ở Đông Độ, được trao y bát, lưu truyền chánh pháp, một thời hưng thịnh.

Luật tông có tôn giả Ưu Ba Ly, là vị đứng đầu. Ngài thừa thọ lời chúc lụy của đức Thế Tôn mà tuyên thuyết lại giới luật cho chúng sanh trong đời mạt pháp, nương vào đó mà tu hành, lấy giới luật làm thầy chỉ đạo. Sau đến đời tôn giả Ưu Ba Cúc Đa, tổ thứ tư của thiền tông, phân giới ra làm năm bộ luật. Nước ta có lão nhân Nam Sơn là luật sư Đạo Tuyên, y theo bộ Đàm Vô Đức, viết sớ sao mà phụng hành, được xưng là sơ tổ của luật tông ở Trung Hoa.

Lão nhân Bắc Tề ở núi Thiên Thai, xem bộ Trung Quán Luận của ngài Long Thọ, liền phát minh tâm địa. Lão nhân Đỗ Thuận, lấy kinh Hoa Nghiêm làm chủ, kiến lập tông Hiền Thủ.

Ngài Huệ Viễn đề xướng tông Tịnh Độ. Chín tổ sư kế tục nhau tương truyền. Sau ngài Vĩnh Minh, chư tổ sư bao thời đại, đều dùng Thiền tông mà hoằng dương tông Tịnh Độ, như tương dung nước với sữa. Tuy tông phái có phân khác, nhưng cốt yếu không ngoài ý nghĩa của cành hoa mà đức Phật đưa lên. Thật vậy, Thiền tông cùng tông Tịnh Độ xưa nay vốn có mối quan hệ mật thiết. Thế nên, chúng ta phải biết sự uyển chuyển của người xưa trong việc hoằng dương Phật pháp.

Mật tông do tôn giả Bất Không, trí giả Kim Cang v.v..., truyền vào Trung Quốc. Đến đời thiền sư Nhất Hạnh, do công nỗ lực của Ngài, Mật tông được phát dương rộng rãi. Tông này cùng các tông phái khác hỗ tương hoằng hóa Phật pháp. Vì vậy, không nên phân biệt, bằng ngược lại thì tự làm tổn thương đạo pháp. Nếu cứ công kích nhau mãi thì thật không hiểu rõ được tâm ý của Phật Tổ. Người xưa thuyết pháp như lấy lá vàng vỗ con nít khóc. Lão nhân Triệu Châu nói: "Chữ Phật tôi không muốn nghe. Niệm một chữ Phật, phải xúc miệng cả ba lần."

Vì thế, có một số người không hiểu được sự khổ tâm của người xưa, cho rằng niệm Phật chỉ là việc của các ông già bà cả, hoặc nói tham thiền là vọng không như ngoại đạo.

Tổng quát, nếu tôi nói đúng như vầy, kẻ nọ có lỗi kia, cứ thế tranh luận mãi, không chịu tu, thì thật là bội bạc bổn hoài của Phật Tổ, khiến cho người ngoài có cơ hội công kích, hủy phá tiền đồ Phật giáo. Kết quả thật rất tai hại. Do đó, Hư Vân tôi đặc biệt nêu lên vấn đề này. Hy vọng chư vị lão tham học cùng các bạn mới phát tâm học Phật pháp, đừng nên phạm vào lỗi này. Nếu cứ làm mãi như thế thì đưa Phật giáo vào con đường cùng. Người học Phật phải nên đọc qua nhiều lần bài 'Tông Cảnh Lục' và tập 'Muôn Thiện Đồng Quy' của lão nhân Vĩnh Minh. Người niệm Phật, phải hiểu rõ chương 'Bồ Tát Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông', và cũng phải hiểu rõ Tịnh Độ là xuất phát từ tự tánh, xả bỏ vọng tưởng, quay về nguồn chân, chớ hướng ngoại tìm cầu. Như nếu chúng ta có thể hiểu rõ những chân lý này, tùy theo ý thích của người mà bàn về Thiền cũng được, nói về Tịnh Độ cũng hay. Hoặc muốn vãng sanh về cõi đông phương hay cõi tây phương cũng tốt. Cho đến nói có, nói không đều đúng cả.

Thực sự, mỗi sắc, mỗi hương đều không ngoài sụ liễu nghĩa của trung đạo; tự tánh là Di Đà, duy tâm tức Tịnh Độ, xả bỏ liền đến bờ giác. Tại sao có nhiều dây trói buộc chúng ta? Kinh Lăng Nghiêm nói: "Nếu dẹp hết tâm phàm thì thật không có sự giải thoát của chư thánh."

Nếu hiểu rõ như thế thì sẽ đoạn trừ được vọng tưởng, kiến chấp, tập khí, tức làm Bồ Tát, làm Phật Tổ. Ngược lại, sẽ mãi làm chúng sanh.

Người niệm Phật, cũng đừng có kiến chấp thái quá. Nếu không, sẽ như uống thuốc độc. Hiện tại, chúng ta niệm danh hiệu A Di Đà Phật để dẹp trừ vọng tưởng chấp trước bao đời. Thế nên, dùng một câu niệm Phật, như cầm chổi, quét sạch vọng tưởng. Niệm mãi không quên, khiến vọng niệm tự tiêu trừ, của tịnh liền hiện, tìm cầu bên ngoài chỉ nhọc sức.

Đại sư Hư Vân giảng "Phải hiểu rõ sự niệm Phật" nhân ngày giỗ thứ mười hai của tổ Ấn Quang, năm 1952:

"Hôm nay là ngày giỗ kỷ niệm lão pháp sư Ấn Quang vãng sanh về cõi Tây Phương lần thứ mười hai. Các vị đều là đệ tử của Ngài. Uống nước phải nhớ nguồn, nên chư vị tụ hội tại giảng đường này, làm lễ giỗ truy niệm thầy mình. Trong đạo lý nhà Phật, thầy tức là cha mẹ pháp thân của mình. Kỷ niệm thầy, tức là nhắc lại bổn phận hiếu hạnh của mình đối với cha mẹ pháp thân. So sánh về sự hiếu thảo nhỏ nhặt ở thế gian thì việc này có rất nhiều ý nghĩa thâm trầm hơn.

Nhớ thuở xưa, lần đầu gặp lão pháp sư Ấn Quang tại núi Phổ Đà vào năm Quang Tự thứ hai mươi. Lúc bấy giờ lão hòa thượng Hóa Văn thỉnh Ngài lên tòa giảng kinh A Di Đà tại chùa Quảng Tế. Giảng xong, Ngài ở lại chùa, đọc hết bộ Tam Tạng kinh điển. Qua hơn hai mươi năm, Ngài chưa từng rời núi một bước, đóng cửa ẩn tu. Tuy Ngài hiểu rõ giáo nghĩa rất thâm sâu, nhưng chỉ lấy một câu A Di Đà Phật làm sự tu trì hằng ngày. Tuyệt đối không cho mình thông hiểu kinh giáo thâm sâu mà coi nhẹ pháp môn niệm Phật. Lời dạy của Phật là thuốc dùng để trị bịnh khổ cho chúng sanh. Pháp môn niệm Phật, được gọi là thuốc A Già Đà, trị hết tất cả bịnh.

Nhưng, vô luận tu pháp môn nào, cần phải có niềm tin kiên cố, giữ gìn mãi mãi, thực hành ngày một thâm sâu, thì mới mong đạt được lợi ích đầy đủ. Nếu có niềm tin kiên cố thì trì chú, tham thiền, niệm Phật đều thành tụu. Nếu tín căn không thâm sâu, chỉ cậy nhờ chút ít thiện căn, học thức cạn cợt, hoặc nhớ được vài ba danh tướng, công án, đi nói chuyện vô ích, tạp nhạp, bàn việc đúng sai, thì chỉ tăng trưởng nghiệp chướng và tập khí xấu xa. Bàn về việc sống chết, cũng vẫn bị nghiệp thức dẫn dắt. Có thật đáng thương lắm không!

Chư vị là đệ tử của pháp sư Ấn Quang. Hôm nay làm giỗ lễ kỷ niệm, thì cũng phải kỷ niệm sự hành trì chân thật của Ngài. Ngài là một vị chân tu thực thụ, bước trên đường các bậc cổ đức đã đi. Ngài hiểu rõ thâm ý của chương Bồ Tát Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông. Y theo đó mà khởi tu, đạt được niệm Phật Tam Muội. Từ đó, Ngài hoằng dương tông Tịnh Độ, lợi ích chúng sanh, trải qua bao thập niên mà cũng vẫn như một ngày, chưa từng từ nan thối bước, dầu cho bịnh tật ốm đau. Hiện tại, thật hiếm có ai như Ngài, chân thật tu hành, không khởi kiến chấp, phân biệt mình người, chỉ nghe một danh hiệu Phật, rồi y theo đó mà tu trì. Sáng niệm Phật. Tối niệm Phật. Đi đứng nằm ngồi, trong hai mươi sáu thời niệm niệm không quên mất. Thầm thầm lặng lặng, công phu thuần thục chín mùi, cảnh tịnh Tây Phương Cực Lạc hiện trước mặt, được lợi ích vô biên. Tự mình quán thấy. Chỉ quan trọng là tín tâm phải kiên cố.

Tín tâm nếu không kiên cố, thì muôn sự không thể thành. Hôm nay tăng, ngày mai giảm. Nghe người nói tham thiền hay thì bỏ ngay công phu niệm Phật, chạy qua tu thiền. Nghe người nói học kinh điển rất tốt, thì lại bỏ thiền, qua học kinh giáo. Học kinh giáo không thành lại chạy đến trì chú, nhưng chẳng hiểu chi hết. Tâm bị chướng ngại vì không thanh tịnh. Không tự trách mình tín tâm không định, lại cho rằng Phật Tổ dối gạt chúng sanh. Chửi Phật báng Pháp, tạo nghiệp vô gián. Vì thế, tôi khuyên đại chúng, phải nên tin tưởng kiên cố sự lợi ích của pháp môn niệm Phật, học theo hạnh 'Chân Thật Niệm Phật' của lão pháp sư Ấn Quang, lập chí vững chắc, phát tâm dũng mãnh, lấy việc vãng sanh cõi Tây Phương làm việc lớn trong đời.

Tham thiền cùng niệm Phật, đối với người mới phát tâm tu học thì thấy có khác, nhưng đối với người tu hành lâu năm thì chỉ là một mà thôi. Tham thiền đề cử thoại đầu, chặt đứt dòng sanh tử, cũng từ tín tâm kiên cố mà được. Nếu thoại đầu giữ mãi không được, thì tham thiền không thể thành phiến. Nếu tín tâm kiên cố, thì đến chết cũng phải tham khán câu thoại đầu. Uống trà không biết đang uống trà. Ắn cơm không biết đang ăn cơm. Như thế, công phu mới thuần thục, thoát khỏi căn trần, đại dụng hiện tiền, cùng cảnh tịnh của công phu niệm Phật, giống nhau không khác. Đạt đến cảnh giới đó, sự lý viên dung, tâm cùng Phật không hai. Phật như như bất động. Chúng sanh cũng như như bất động. Một như như bất động mà không có hai như như bất động, thì sai biệt chỗ nào? Chư vị là những người tu pháp môn niệm Phật. Tôi hy vọng tất cả hãy lấy một câu niệm Phật làm chỗ y tựa cho đời mình. Hãy chân thật mà niệm!"

Dân Quốc năm thứ 42, 114 tuổi. (1953/54)

Sau đàn tràng Thủy Lục Không, Vân Công định rời Thượng Hải, nhưng vì đại chúng cùng các nhân sĩ, nghĩ rằng những pháp hội thù thắng do bậc cao tăng hướng dẫn, khó mà gặp được, nên đồng thỉnh Ngài ở lại, tiếp tục cử hành thiền thất. Chùa Ngọc Phật có thiền đường. Vào dịp này, xiển hưng, chấn chỉnh lại quy chế thiền đường. Dẫn đầu là hòa thượng Vi Phảng, cùng các cư sĩ Giản Ngọc Giai, Lý Tư Hoạt, Triệu Nghiệp Sơ, Lý Khất Tôn, Phương Tử Phiên, Hồ Hậu Phủ, Trương Tử Khâm, Chung Huệ Thành, Lý Kinh Vĩ, Chúc Hoa Bình v.v..., đồng thỉnh Ngài cử hành thiền thất. Vân Công vì lòng từ bi, hứa khả, ban bố pháp thí, mãn nguyện đại chúng. Thiền thất bắt đầu vào mồng chín cho đến ngày mười lăm tháng chạp thì chấm dứt. Đại chúng vì chưa nếm đủ mùi pháp vị, nên thỉnh Ngài cử hành thêm một tuần thiền thất nữa. Ngày thứ mười sáu, khai mở thất, cho đến ngày hai mươi ba thì giải thất. Trong hai tuần thiền thất, Ngài có ban những bài pháp ngữ, khai thị đại chúng.

Thiền thất khai thị lần thứ nhất:

Ngày thứ nhất, trong tuần đầu tại chùa Ngọc Phật, Thượng Hải, 1953.

"Đại hòa thượng Vi Phảng thật rất từ bi. Chư vị ban thủ cũng có tâm tha thiết muốn hoằng dương Phật pháp, cùng các vị đại cư sĩ có đạo tình, đồng phát tâm đả thiền thất, lại yêu cầu Hư Vân tôi ra làm chủ thất. Thật tình mà nói, đây là một nhân duyên rất thù thắng. Ngặt vì tuổi già sức yếu, lại thêm bịnh hoạn, nên tôi không thể giảng nhiều được.

Đấng Thế Tôn thuyết pháp hơn bốn mươi năm, lời hiển lời mật, ngôn giáo đầy đủ trong ba tạng mười hai bộ. Nay đại chúng yêu cầu tôi ra thuyết pháp, thì chỉ bất quá lập lại lời thừa của Phật Tổ. Nói đến tông môn, lúc Phật còn tại thế, lần nọ đang ngồi trên pháp tòa, có vua trời Đại Phạm bay xuống dâng hoa Kim Đàn cúng dường. Đức Phật liền đưa cành hoa Kim Đàn lên để dạy đại chúng. Lúc ấy, dưới tòa, đại chúng trời người, đều không hiểu chi hết, duy chỉ có tôn giả Ma Ha Ca Diếp túm tím mỉm cười. Đức Thế Tôn bảo: "Ta có chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, nay đem phó chúc cho ông."

Đó là truyền ngoài giáo lý, không lập văn tự, đi thẳng đến pháp môn vô thượng. Người sau mù mờ, cho đó là thiền. Nên biết rằng trong kinh Đại Bát Nhã, có kể đến hơn hai mươi loại thiền, mà tất cả đều không phải là cứu cánh. Duy thiền trong tông môn là không lập giai cấp, chỉ thẳng vào đất tâm, thấy tánh thành Phật. Do đó, không có quan hệ với việc đả thất hay không đả thất. Chỉ vì căn tánh chúng sanh ngày càng ngu mê, vọng tưởng đầy dẫy, nên chư tổ mới đặt ra phương tiện để nhiếp thọ. Tông môn này, kể từ tổ Ma Ha Ca Diếp truyền cho đến ngày nay, trãi qua sáu bảy mươi đời. Triều đại Đường và Tống (619-1278), gió thiền lan khắp thiên hạ, hưng thịnh một thời. Hiện tại, thiền tông đến thời kỳ suy vi tột bậc, chỉ có vài nơi như Kim Sơn, Cao Mân, Bảo Quang còn giữ được chút tông phong. Thế nên, nhân tài trong tông môn thật hiếm hoi. Cũng đả thất tham thiền, nhưng đa số chỉ vì danh, mà không có thực thể.

Khi xưa, thất tổ Hành Tư hỏi Lục Tổ Huệ Năng: "Làm thế nào để khỏi lạc vào giai cấp?"

Lục Tổ bảo: "Ông đã từng làm những gì?"

Ngài Hành Tư đáp: "Thánh đế còn chẳng làm, thì có gì là giai cấp?"

Lục Tổ thầm chấp nhận, hứa khả.

Hiện tại, căn khí chúng ta rất cứng cỏi, nên chư đại tổ sư mới giả lập phương tiện, dạy tham quán câu thoại đầu. Sau đời Tống, người niệm Phật rất nhiều, nên chư đại tổ sư lại dạy tham quán câu 'Ai là người đang niệm Phật?'

Ngày nay, mọi nơi đều theo pháp này mà dụng công, nhưng có rất nhiều người không hiểu rõ ràng, cứ để câu 'Ai là người đang niệm Phật' nơi cổ họng, niệm đến niệm lui không dừng, thành ra tụng niệm, chứ không phải tham quán câu thoại đầu. Tham thoại đầu tức là tham khán. Thế nên, trong mọi thiền đường đều có treo bốn chữ 'Chiếu cố thoại đầu'. Chiếu tức là phản chiếu. Cố tức là xoay trở lại. Nghĩa là phải tự phản chiếu, nhìn vào tự tâm. Gọi đó là quán thoại đầu.

'Ai là người niệm Phật', khi chưa khởi lên thì gọi là thoại đầu, còn khi đã khởi lên thì gọi là thoại đuôi. Chúng ta tham khán thoại đầu thì phải nên xem khán chữ 'Ai'. Lúc tâm chưa khởi lên chữ 'Ai' này thì như thế nào? Giống như lúc đang niệm Phật, có người đến hỏi: "Bạch Thầy! 'Ai' đang niệm Phật vậy?"

Nếu đáp: "Tôi là người đang niệm Phật."

Người kia có thể hỏi thêm: "Thầy là người niệm Phật. Vậy miệng niệm hay ý niệm? Nếu nói miệng niệm thì lúc ngủ, sao không niệm? Nếu nói tâm niệm thì lúc thân này chết đi, sao không tiếp tục niệm?"

Do đó, chúng ta có một nghi vấn, phải nên truy cứu: "Câu thoại đầu đây từ đâu mà đề khởi? Tôi là ai?"

Vi vi tế tế, phản chiếu xoay lại, xem xét kỹ càng. Đó gọi là nghe lại tự tánh của mình.

Lúc đi bộ, hành hương, phải ngưỡng đầu lên, chạm đến cổ áo. Chân phải bước theo dấu chân người trước. Tâm phải bình bình tịnh tịnh. Không nên ngó sang đông sang tây. Nhất tâm xoay lại, phản chiếu câu thoại đầu. Lúc ngồi, không nên ưỡn ngực về phía trước. Đừng đề hơi thở quá cao, hay quá thấp. Để tự nhiên, tùy theo hơi thở. Lại phải thu nhiếp sáu căn, mắt tay mũi lưỡi thân ý. Phải buông bỏ muôn niệm. Luôn luôn, xoay chiếu lại thoại đầu, chớ bỏ quên mất. Đừng xem khán quá vi tế, nếu quá vi tế thì bị hôn trầm (tức buồn ngủ), lạc vào không vọng, không thể thọ dụng chi được. Đừng xem khán quá thô, nếu quá thô thì phù trầm (tức vọng tưởng) nổi lên, không thể khởi thoại đầu được. Nếu xem khán được thoại đầu thì công phu tự nhiên từ từ thuần thục, tập khí dần dần giảm bớt. Người mới bắt đầu dụng công thì khó lòng mà xem khán được thoại đầu. Nói vậy, chư vị đừng sợ hãi, lại cũng đừng có vọng tưởng là muốn khai ngộ, hay cầu được trí huệ v.v... Nên biết, đả thất tức là vì việc khai ngộ tâm tánh, vì cầu trí huệ. Nếu lại khởi tâm cầu nữa thì ví như lấy đầu đặt lên đầu. Nay chúng ta đã hiểu rõ rồi thì chỉ lo đề khởi câu thoại đầu thôi. Nếu trong lúc dụng công, không thể đề khởi thoại đầu lên, thì chớ có gấp rút, chỉ việc xả bỏ muôn niệm tình không, rằng rằng mịt mịt, xoay chiếu trở lại. Khi vọng tưởng khởi lên, hãy để chúng khởi, đừng màng đến, chúng sẽ tự nhiên lặng mất. Vì vậy bảo: "Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm."

Vọng niệm khởi lên, mình chỉ dùng định lực xoay lại xem khán thoại đầu. Nếu mất thoại đầu, mình phải mau đề khởi lại. Mới ngồi thiền thì dường như là chỉ lo dẹp vọng tưởng, nhưng lâu dần thì thoại đầu từ từ khởi lên được. Khi ấy, chư vị có thể ngồi hết cả một cây nhang. Nếu không để mất thoại đầu thì kết quả sẽ rất tốt.

Ngôn ngữ chỉ là lời nói suông. Chư vị hãy nên chân thật dụng công.

Ngày thứ hai:

Đả thất là pháp khắc kỳ thủ chứng. Người xưa căn khí lanh lợi, nên không thường dùng pháp này, nhưng qua đời Tống thì từ từ được áp dụng. Đến đời Thanh, triều vua Ung Chánh, pháp này lan rộng khắp nơi. Vua Ung Chánh tại hoàng cung cũng thường đả thất. Ông rất tôn trọng thiền tông. Đồng thời, công phu thiền định của ông ta rất phi thường. Dưới tay ông có hơn mười người ngộ đạo. Tổ Thiên Huệ ở chùa Cao Mân tỉnh Dương Châu cũng ngộ đạo dưới pháp hội của ông ta. Tất cả quy củ pháp chế thiền môn, đều do ông chấn chỉnh. Do đó, tông phong đại chấn, nhân tài xuất hiện rất nhiều.

Vì vậy, quy củ tông phong thật rất quan trọng. Pháp thức khắc kỳ thủ chứng, giống như thí sinh nhà nho lúc vào trường khảo hạch, theo đề mục mà làm thơ, theo thơ mà được khảo thí, trong một thời gian hạn định. Đề mục đả thất của chúng ta, gọi là 'Tham Thiền', nên điện đường đều gọi là 'Thiền Đường'. Chữ Thiền vốn là tiếng Phạn, dịch là thiền na, nghĩa là tỉnh lự. Trong thiền lại có thiền đại thừa, thiền tiểu thừa, thiền cõi hữu sắc, thiền cõi vô sắc, thiền Thanh Văn, thiền ngoại đạo v.v...

Thiền trong tông môn, gọi là 'Vô Thượng Thiền'. Nếu như trong thiền đường có người tham thấu nghi tình, ngồi tòa thiền cắt đứt mệnh căn, tức đồng Như Lai không khác. Thế nên, thiền đường cũng gọi là 'Tuyển Phật Trường', tức là trường tuyển làm Phật, hay 'Bát Nhã Đường'. Sở học nơi các thiền đường đều là pháp vô vi. Vô vi tức là không có hành động tạo tác, không pháp để chứng đắc, không pháp để làm. Nếu là hữu vi thì đều nằm trong sanh diệt. Nếu chứng đắc được thì phải bị mất. Kinh nói: "Nếu có lời nói, đều là không thật nghĩa."

Như tụng kinh, lễ sám v.v..., tất cả đều là pháp hữu vi, ngôn giáo phương tiện quyền xảo. Còn tông môn, dạy chư vị trực nhận thẳng vào nguồn tâm, không có chỗ để dùng ngôn ngữ. Xưa kia, có một học nhân, tham vấn lão nhân Nam Tuyền: "Bạch Hòa Thượng! Đạo là gì?"

Ngài Nam Tuyền đáp: "Tâm bình thường là đạo."

Thường ngày, chúng ta ăn cơm mặc áo, ra vào làm lụng, nghỉ ngơi, đều không hợp với đạo. Vì chúng ta tùy theo cảnh mà đắm nhiễm, chấp trước, không nhận ra tự tâm mình vốn là Phật. Thuở trước, thiền sư Pháp Đường ở núi Đại Mai, lúc mới gặp Mã Tổ, liền hỏi: "Bạch Hòa Thượng! Phật là gì?"

Mã Tổ đáp: "Tâm tức là Phật."

Ngài liền đại ngộ, lễ bái rồi từ biệt Mã Tổ, đến núi Mai Tử ở huyện Tây Minh, kết am ẩn tu. Đời Đường, niên hiệu Trinh Quán (785-804) dưới hội của thiền sư Giám Quan có một vị tăng, đi hái quế, bị lạc đường, đến am Ngài, liền hỏi: "Bạch Hòa Thượng! Ngài ẩn tu nơi đây đã bao lâu rồi?"

Ngài đáp: "Chỉ thấy núi bên phía tây xanh rồi lại vàng."

Tăng hỏi tiếp: "Bạch Hòa Thượng! Vậy đường nào dẫn ra khỏi núi nầy?"

Ngài đáp: "Ông cứ men theo con suối này mà ra."

Vị tăng trở về thuật lại cho thiền sư Giám Quan nghe. Giám Quan bảo: "Tại Giang Tây, Thầy từng gặp một vị tăng, nhưng bấy lâu nay không nghe tin tức, vậy chắc là Ngài rồi."

Sau đó thiền sư Giám Quan liền bảo tăng đi thỉnh ngài Pháp Đường về chùa. Ngài Pháp Đường làm kệ:

"Cây khô trong rừng lạnh,

Mấy độ xuân về, tâm nào chuyển,

Lão tiều phu không thèm ngó,

Dinh nhân truy tìm chi mệt nhọc,

Trong hồ sen nở vô số y,

Hoa tùng ăn mãi vẫn còn dư

Nay bị thế nhân biết nơi ở

Lại phải dời am vào tận núi sâu!"

Mã Tổ nghe Ngài đang trú trong núi, nên bảo tăng đến chỗ đó mà hỏi: "Bạch Hòa Thượng! Ngài gặp Mã Đại Sư, được sở đắc gì mà trụ nơi đây?"

Ngài đáp: "Mã Đại Sư dạy rằng tức tâm tức Phật, nên tôi mới đến đây."

Tăng nói: "Gần đây Mã Đại Sư giảng thuyết Phật Pháp có khác."

Ngài hỏi: "Khác như thế nào?"

Tăng đáp: "Mã Đại Sư dạy rằng phi tâm phi Phật."

Ngài đáp: "Lão già làm mê loạn người chưa có ngày nào thôi. Mặc lão phi tâm phi Phật, còn tôi chỉ biết tức tâm tức Phật."

Vị tăng trở về, thuật lại sự việc này cho Mã Tổ nghe. Mã Tổ liền dạy: "Trái mai đã chín."

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy rõ tín tâm của người xưa thật là kiên cố.

Vì căn cơ chúng ta quá kém cỏi, nên chư đại tổ sư mới dạy tham quán câu thoại đầu. Thật là một việc làm miễn cưỡng. Tổ Vĩnh Gia nói:

"Chứng thật tướng,

Không người không pháp,

Sát na diệt,

Hết nghiệp nơi ngục A Tỳ

Nếu lấy lời giả, dối chúng sanh,

Tự chiêu địa ngục cắt lưỡi hằng sa kiếp!"

Tổ Cao Phong bảo: "Người học đạo như lấy một viên đá, liệng xuống đáy hồ, rồi lặn xuống mà nhặt nó lên."

Chúng ta tham khán thoại đầu cũng như liệng câu thoại đầu này xuống đáy hồ, rồi phải nhìn thẳng xuống đáy hồ mà tìm cho ra nó.

Tổ Cao Phong lại phát nguyện: "Nếu người học đạo, khi khởi câu thoại đầu, mà không có hai niệm, thì trong bảy ngày, nếu không ngộ đạo, tôi nguyện sẽ mãi bị đọa trong địa ngục cắt lưỡi!"

Lòng tin của chúng ta không kiên cố, tu hành không chân thật, vọng tưởng không xả bỏ. Nếu có tâm thiết tha vì sự sanh tử, thì một câu thoại đầu quyết không để quên mất. Tổ Quy Sơn bảo: "Đời đời nếu không thối chuyển, quả vị Phật quyết định sẽ đạt được."

Người mới phát tâm học đạo, nói chung vọng tưởng rất nhiều. Chân cẳng thường bị đau nhức, không biết phải dụng công như thế nào. Thật ra, chỉ quan trọng nơi tâm tha thiết vì sự sanh tử, bám chặt vào câu thoại đầu, không phân biệt đi đứng nằm ngồi. Từ sáng đến tối, xoay chiếu lại nó mãi như ánh trăng thu vằng vặc, rõ rõ ràng ràng, không lạc vào hôn mê, không lạc vào trạo củ, quả vị Phật sao lo không có phần! Nếu hôn trầm nổi lên, chư vị phải mở mắt thật to, nới rộng dây lưng, thì tinh thần sẽ tự phấn chấn trở lại. Khi ấy, đừng khởi câu thoại đầu quá vi tế, vì dễ lạc vào hôn trầm và không vọng. Nếu để tâm tự nhiên, thì chỉ còn một mảnh thanh tịnh tràn khắp. Lúc đó, chớ để mất câu thoại đầu, mới tiến bộ được. Nhưng, nếu lạc vào không vọng thì không phải là cứu cánh. Nếu khởi thoại đầu quá thô thiển, vọng tưởng dễ dàng sinh lên. Lúc đó, khó mà điều phục được trạo cử. Thế nên, khi ấy phải dung hòa là trong thô thiển có vi tế, trong vi tế có thô thiển, thì công phu mới đắc lực, đạt đến cảnh giới động tịnh nhất như.

Xưa kia, những khi chạy hương ở chùa Kim Sơn và các chùa khác, thầy Duy Na dâng hương xong, liền cùng đại chúng chạy như bay. Khi nghe tiếng mõ đánh, liền đứng khựng lại như người chết. Như thế, còn đâu vọng tưởng, hôn trầm? Vậy lúc chạy có khác gì lúc ngồi thiền đâu?

Khi ngồi thiền, chư vị đừng đề câu thoại đầu quá cao, vì dễ bị phù trầm. Lại không nên giữ câu thoại đầu trước ngực vì sẽ sanh bịnh. Cộng thêm, cũng đừng đè nén xuống. Nếu đè nén xuống đan điền, bụng sẽ phình to, dễ lạc vào cảnh năm ấm ma, phát sanh nhiều bịnh tật. Chỉ thiết yếu là bình tâm tỉnh khí, tham khán chữ 'Ai' mãi như gà ấp trứng, mèo rình chuột. Lúc xoay lại phản chiếu được rồi, mạng căn tự nhiên cắt đứt.

Đương nhiên, người mới học pháp này, làm sao sánh bằng với những vị đã từng tham học lâu năm, nhưng chư vị cũng nên cố gắng dụng công trong mọi thời khắc.

Tôi sẽ kể thêm một ví dụ. Tu hành giống như mài đá lấy lửa. Phải có phương pháp rõ ràng. Nếu không, cho dầu đập nát đá ra, vẫn không có lửa. Cách thức là phải có một thanh sắt và mồi lửa. Nên để mồi lửa ngay dưới cục đá. Lấy thanh sắt cọ vào đá. Khi lửa từ viên đá cháy nháng lên, mồi lửa liền bắt được ngọn lửa. Đó là phương pháp lấy lửa duy nhất. Hiện tại, chúng ta biết rằng tự tâm là Phật, nhưng lại không chịu thừa nhận, nên phải dùng câu thoại đầu làm mồi lửa. Lý dùng mồi lửa là như thế. Hiện tại đối với cách lấy lửa, chúng ta không biết đến. Thế nên, không thể nhận ra tự tánh. Tự tánh của chúng ta đồng với chư Phật không khác. Vì vọng tưởng chấp trước nên không thể giải thoát. Do đó, Phật vẫn là Phật. Mình vẫn là mình. Chúng ta hôm nay biết mình là con của bậc Pháp Vương. Hãy nên tự tham cứu. Như thế có hay lắm không! Hy vọng mọi người hãy cố gắng nỗ lực. Trên đỉnh trụ cây trăm thước, hãy bước thêm một bước nữa, để được trúng tuyển trong đạo tràng này, mới mong rằng trên đáp đền ơn chư Phật, dưới làm lợi ích cho loài hũu tình. Trong Phật pháp, không có nhân tài xuất hiện vì mọi người không dám nỗ lực tinh tấn tu hành. Nói ra thật đau lòng! Giá như tin sâu vào lời dạy của tổ Vĩnh Gia và Cao Phong, quyết định rằng ai ai cũng sẽ ngộ đạo.

Mọi người hãy nên dụng công tham thiền!

Ngày thứ ba:

Thời gian trôi qua mau chóng. Vùa nói đả thiền thất thì đã qua ba ngày rồi. Người biết dụng công, xoay lại tham chiếu câu thoại đầu được, thì tất cả trần lao, vọng niệm đều từ từ lắng đọng, rồi thỏng tay đi thẳng về nhà. Vì vậy, người xưa nói: "Tu hành không cách chi hết, thiết yếu phải biết đường về. Lộ trình nếu rõ, sanh tử liền ngưng."

Lộ trình của chúng ta, trọng yếu là xả bỏ thân tâm thì trong gang tấc sẽ về đến nhà. Lục tổ Huệ Năng bảo: "Niệm trước không sanh là tâm, niệm sau không diệt là Phật."

Bốn đại, đất nước gió lửa vốn không. Năm ấm không thật có. Chỉ vì vọng tưởng chấp trước, nên mến yêu ràng rịt thế gian huyễn pháp. Đắm đuối không nhận ra bốn đại vốn không, nên sanh tử không thể dứt. Nếu trong một niệm chẳng khởi sanh diệt thì không cần học Phật pháp. Khi ấy lo gì sanh tử không dứt được! Vì vậy, pháp trong tông môn giống như ánh sáng mặt trời, chiếu soi khắp mười phương thế giới.

Xưa kia, tổ Đức Sơn, người Giản Châu, tỉnh Sơn Tây, tên tục là Chu. Năm hai mươi tuổi, xuất gia, thọ giới cụ túc. Ngài tinh tấn nghiên cứu tạng luật, cùng các kinh tánh tướng, nên quán thông được chỉ thú. Ngài thường giảng kinh Kim Cang Bát Nhã. Người thời đó, thường gọi Ngài là Chu Kim Cang. Ngài thường nói với chư vị đồng môn: "Một cọng lông hớp cạn nước biển. Tánh như biển cả, rộng vô cùng. Dệt nơi đầu kim, kim nhọn không động. Học đồng vô học, chỉ mình ta biết."

Sau nghe thiền tông thịnh hành ở phương Nam, Ngài rất bực túc, bảo: "Người xuất gia, ngàn kiếp học oai nghi Phật, muôn kiếp học tế hạnh Phật, vậy vẫn chưa có thể thành Phật. Bọn quỷ ở phương Nam, dám nói trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật (chỉ rõ tâm chân thật, thấy tánh thành Phật). Ta phải quét sạch hang ổ, diệt hết những loài này, hầu mong báo đền ơn Phật!"

Ngài liền quảy theo bộ 'Thanh Long sớ Sao', đi từ Tây Xuyên đến Phong Dương. Giữa đường, gặp một bà lão bán trà. Ngài ghé lại định mua trà uống. Bà lão chỉ tay vào gánh đồ, nói: "Bạch Hòa Thượng! Đó là kinh sách gì vậy?"

Ngài đáp: "Là bộ Thanh Long Sớ Sao."

Bà hỏi: "Bạch Hòa Thượng! Vậy sớ sao đó giảng về kinh gì vậy?"

Ngài đáp: "Giảng kinh Kim Cang."

Bà nói: "Con có câu hỏi, nếu Ngài trả lời được thì xin cúng dường trà điểm tâm, còn nếu không trả lời được thì xin hãy đi nơi khác. Kinh Kim Cang nói: 'Quá khứ, tâm không thể được. Hiện tại, tâm không thể được. Vị lai, tâm không thể được.' Vậy theo Ngài, kinh chỉ vào tâm nào?"

Ngài không lời đối đáp, liền bỏ đi đến Long Đàm. Khi vào pháp đường, Ngài hỏi: "Đã lâu nghe danh Long Đàm. Nay đến đây, chẳng thấy Đàm (ao đầm), cùng không thấy Long (rồng) đâu cả."

Nghe thế, Long Đàm bước ra, nói: "Ông đã đến Long Đàm rồi!"

Đức Sơn không trả lời được, liền ở lại chùa.

Đêm nọ, lúc đang đứng hầu, Long Đàm bảo: "Đã khuya rồi, sao ông không về phòng nghỉ?"

Đức Sơn liền trịnh trọng bước ra ngoài, nhưng lại trở vào, nói: "Bên ngoài trời tối om!"

Long Đàm mồi một ngọn đèn rồi đưa cho Đức Sơn. Đức Sơn định lấy ngọn đèn, nhưng Long Đàm liền thổi tắt. Ngay khi đó, Đức Sơn lập tức đại ngộ, vội quỳ xuống lễ lạy. Long Đàm bảo: "Ông thấy đạo lý gì mà lễ lạy ta?"

Đức Sơn đáp: "Từ nay, không còn dám nghi đầu lưỡi của các lão hòa thượng trong thiên hạ nũa."

Hôm sau, Long Đàm lên tòa bảo đại chúng: "Trong đây có một người, răng bén như lưỡi kiếm, miệng như bồn máu, bị ăn gậy mà không xoay đầu. Sau này một mình lên núi, lập đạo của ta."

Đức Sơn liền lấy bộ 'Thanh Long Sớ Sao' ra trước pháp đường, nổi lửa mà đốt, nói: "Các lời huyền biện, như lông mi trong hư không. Tận hết căn cơ thế nhân, như một giọt nước, ném vào biển cả."

Nói xong, Ngài lễ bái rồi bỏ đi, thẳng đến núi Qui Sơn, nách kẹp hành lý, lên tận pháp đường, đi từ hướng tây qua hướng đông, lại từ hướng đông qua hướng tây, rồi xoay lại nói với ngài Phương Trượng (tức tổ Quy Sơn Linh Hựu): "Có chi không! Có chi không!"

Tổ Quy Sơn ngồi trên tòa, chẳng thèm trả lời. Đức Sơn nói tiếp: "Không, không!", rồi bỏ đi.

Ra đến ngoài cửa, Đức Sơn tự bảo: "Tuy là thế, phải nên cẩn thận!"

Đức Sơn liền chỉnh đốn oai nghi, trở vào pháp đường, trải tọa cụ, thưa: "Bạch Hòa Thượng!"

Tổ Quy Sơn định lấy chổi, Đức Sơn liền la lên, rồi đi ra ngoài pháp đường. Tối đến, tổ Quy Sơn hỏi thầy thủ tọa: "Người mới đến hôm nay, còn ở lại không?"

Thầy thủ tọa đáp: "Bạch Hòa Thượng! Khi mang đôi dép cỏ ra khỏi pháp đường thì ông ta bỏ đi mất."

Tổ Quy Sơn bảo: "Kẻ này, mai đây một mình sẽ lên tận đỉnh núi, kết am khô, mạ Phật báng Tổ!"

Ngài Đức Sơn qua Lịch Dương ở ba mươi năm. Gặp lúc vua Đường Võ Tông đang phá diệt Phật giáo, Ngài lánh nạn ẩn tu trong hang núi Độc Phù. Đầu niên hiệu Đại Trung, thái thú Võ Lục là Tiết Đình Vọng, sửa lại tịnh xá Đức Sơn, hiệu thiền viện Cổ Đức, định tìm cầu một vị tài đức về trụ trì. Nghe đạo hạnh Đức Sơn, ông liền đến thỉnh mời, nhưng Ngài không thèm xuống núi. Tiết Đình Vọng bày mưu là phao du Ngài giữ trà muối trái phép, phạm luật pháp triều đình, nên sai lính bắt Ngài về huyện đường. Khi đến, ông liền lễ bái, cầu thỉnh Ngài ở lại xiển dương tông phong.

Người đời sau thường bảo: "Đức Sơn la. Lâm Tế đánh."

Nếu theo gương hai ngài, Đức Sơn và Lâm Tế, chúng ta lo gì không ngưng được sanh tử.

Sau ngài Đức Sơn là Nham Đầu. Sau Nham Đầu là Vân Phong. Sau Vân Phong là Vân Môn, Pháp Nhãn, lại đến quốc sư Đức Thiều, tổ Vĩnh Minh, v.v... Tất cả đều tù gậy ngài Đức Sơn mà ra. Phật pháp từ các triều đại quân chủ cho đến nay, đều do chư đại tổ sư trong tông môn chống giữ. Chư vị đả thất nơi đây, đều hiểu rõ đạo lý cao siêu, thì việc đi thẳng vào đất tâm, giải thoát vòng sanh tử, không khó cho lắm. Nhưng nếu đùa cợt, không dụng công chân thật, từ sáng đến tối, cứ mang mãi bóng hình quỷ ma, hay đào sâu hố văn tự, thì đừng trách tại sao không cắt được sanh tử. Mọi người hãy nên nỗ lực tinh tấn dụng công.

Ngày thứ tư:

Bốn ngày thiền thất đã trôi qua. Chư vị đều tinh tấn dụng công, lại trình kệ lên, cầu tôi ấn chứng. Việc này thật rất khó làm. Nhưng chư vị chắc đã quên lời tôi giảng trong hai ngày trước. Tối hôm qua tôi có nói: "Tu hành không đường nào khác, cần thiết là phải biết đường về."

Hiện tại, tham khán thoại đầu, là việc mà chúng ta phải theo sát. Mục đích tu hành của chúng ta là thành Phật, cắt đứt dòng sanh tử. Muốn cắt đứt sanh tử, phải dùng câu thoại đầu như bảo kiếm vương Kim Cang. Ma đến giết ma. Phật đến giết Phật. Không chút tình lưu luyến. Không pháp để lập. Nếu thế, còn đâu vọng tưởng để làm thơ làm kệ, thấy hư không thấy ánh sáng, thấy cảnh giới này, cảnh giới nọ ư? Dụng công như thế, tôi không biết thoại đầu của chư vị đi đâu rồi!

Người tu hành lâu năm, chính yếu chuyên cần tham khán chứ không phải dùng lời. Người mới phát tâm tu đạo hãy chú ý điểm này!

Vì sợ chư vị không biết cách dụng công, nên tôi mới giảng rõ duyên khởi của thiền thất, giá trị tu hành trong tông môn, và cách thức dụng công, qua hai ngày liền. Pháp dụng công của chúng ta, đơn giản là chỉ đề cử câu thoại đầu. Sáu thời, từ sáng đến tối, như dòng nước chảy, đừng để gián đoạn. Phải minh mẫn, nhận biết rõ ràng, chớ nên mê muội. Tất cả tình cảm phàm phu hay pháp giải thoát của chư Thánh, hãy vung đao chặt hết.

Người xưa bảo:

"Học đạo như giữ cấm thành

Giữ chặt dầu trả giá cao

Không chịu trời lạnh thấu cốt xương

Hương thơm hoa mai sao phát được!"

Đó là kệ của thiền sư Hoàng Bích. Bốn câu kệ này có hai ý nghĩa. Hai câu đầu nói rằng học đạo như giữ cấm thành. Giữ thành trì nghiêm mật, chặt chẻ, không khiêng nể ai, luôn cấm ngặt ra vào.

Trong mỗi chúng ta đều có một tâm vương. Tâm vương tức là thức thứ tám, lại có thức thứ bảy, thứ sáu, thứ năm v.v... Năm thức trước là mắt tai mũi lưỡi thân ý. Thức thứ sáu tức là thằng giặc ý thức. Thức thứ bảy là mạt na thức. Từ sáng đến tối, nó nhận lấy kiến phần của thức thứ tám làm bản ngã, rồi dẫn khởi thức thứ sáu, khiến thức này thống lãnh năm thức trước tham đắm vào các trần cảnh của sắc thanh hương vị xúc pháp. Nếu không đoạn được triền phược của mê hoặc thì tâm vương, tức thức thứ tám, bị trói chặt đến chết. Sau khi chết, thức thứ tám lại chuyển qua thân đời kế.

Thế nên, hôm nay chúng ta bắt buộc phải dùng câu thoại đầu, tức bảo kiếm Kim Cang, để giết những tên giặc này, hòng giúp thức tám chuyển thành 'Đại Viên Cảnh Trí', thức thứ bảy thành 'Bình Đẳng Tánh Trí', thức thứ sáu thành 'Diệu Quang Sắc Trí'. Năm thức trước chuyển thành "Thành Sở Tác Trí'. Nhưng điều khẩn thiết là phải chuyển thức thứ sáu và thứ bảy, vì chúng nắm vai trò lãnh đạo.

Hôm nay, chúng ta phải dùng câu thoại đầu để chuyển thức 'Phân Biệt' thành 'Diệu Quang Sắc Trí'. Chuyển tâm so đo phân biệt mình người thành 'Bình Đẳng Tánh Trí'. Đó cũng gọi là chuyển thức thành trí, chuyển phàm thành Thánh. Không để cho sáu tên giặc, sắc thanh hương vị xúc pháp xâm phạm 'Cấm Thành'.

Hai câu sau, 'không chịu trời lạnh thấu cốt xương, hương thơm hoa mai sao phát được', cũng là ví dụ. Chúng sanh đang lặn hụp trong biển sanh tử luân hồi ở ba cõi, bị năm món dục lạc trói buộc, bị trần lao làm mê mờ, không thể giải thoát. Nay, nói đến ví dụ về hoa mai. Hoa mai là loại hoa nở vào mùa đông giá lạnh. Muôn vật trên thế gian, đều sinh trong mùa xuân, trưởng dưỡng trong mùa hạ, tàn rụi trong mùa thu, khô chết trong mùa đông. Trong mùa đông, hầu hết cây cỏ côn trùng đều bị khí lạnh làm chết, khô kiệt. Tuyết đóng trên đất nên bụi không bay được. Côn trùng, cây cỏ, tro bụi được ví như vọng tưởng phân biệt, vô minh, phiền não, ghen ghét v.v... Chúng ta nếu quét sạch hết chúng ra thì tâm vương tức tự tánh, tự nhiên hiển hiện. Giống như hoa mai nở bông rộn rã trong mùa đông giá lạnh. Thật vậy, chư vị phải biết rằng, hoa mai nở bông trong mùa đông lạnh giá chớ không nở trong tiết xuân ấm áp, tràn đầy ánh nắng hồng. Hoa tâm khai nở không phải ở nơi vui buồn, thương ghét, hay đúng sai giữa mình và người. Nếu chúng ta mê muội vì những tâm thức triền phược thì tâm tánh sẽ thành vô ký. Nếu tạo nghiệp xấu thì thành tánh xấu. Nếu tạo nghiệp lành thì thành tánh lành.

Có hai loại vô ký là vô ký trong mộng và vô ký không vọng. Vô ký trong mộng tức lúc hôn trầm mê mộng. Trong mộng có cảnh huyễn. Ban ngày làm những việc mà không chú ý đến. Đó là ý thức vô ký.

Chúng ta đang ngồi tọa hương mà bỏ mất câu thoại đầu, lạc vào trống không, mê mê mờ mờ, không biết chi hết, hay chỉ tham đắm cảnh giới tịch tĩnh. Thế nên, lúc dụng công, bị lạc vào thiền bịnh. Đó gọi là vô ký không vọng. Việc cần thiết là trong hai mươi sáu thời, luôn khởi câu thoại đầu, linh linh bất muội (sáng suốt, không mê), liễu liễu thường tri (rõ ràng thường biết). Đi cũng như thế. Ngồi thiền cũng như thế. Cổ nhân nói: "Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, dứt hết ngôn từ lời nói, thể động và tịnh đều an nhiên!"

Tổ Hàn Sơn bảo:

"Trên đỉnh núi cao,

Bốn bề rộng vô ngần

Tĩnh tọa không người biết

Ánh trăng lặng lẽ,

Chiếu thấu suối ngàn

Suối trong không trăng

Trăng nơi trời xanh

Ngâm nga thơ kệ

Thơ chẳng phải thiền."

Vì duyên lành với nhau, nên tôi mới nói ra những điều này. Hy vọng mọi người nỗ lực tinh tấn, không nên dụng tâm tán loạn. Tôi sẽ đưa ra một công án nữa.

Xưa kia, tổ khai sơn, lập chùa Tất Đàn tại núi Kê Túc, xuất gia xong, Ngài đi đó đây tham thiền học đạo, rất mực tinh tấn dụng công. Ngày nọ, Ngài ghé qua một quán trọ, nghe cô gái trong quán bán đậu hủ ngâm thơ: "Trương đậu hủ, Lý đậu hủ. Đầu trên gối, nghĩ muôn ngàn chuyện. Sáng mai cũng vẫn bán đậu hủ."

Ngay trong lúc đang ngồi thiền tĩnh tọa, nghe cô bán đậu hủ ca ngâm như thế, Ngài liền ngộ đạo. Vì vậy, thấy rõ người xưa, không phải là ở thiền đường mới dụng công, khai ngộ được. Dụng công tu hành, quý tại nhất tâm. Chư vị chớ phân tâm tán loạn, khiến thời gian trôi qua vô ích. Nếu thế, ngày mai vẫn phải bán đậu hủ.

Ngày thứ năm:

Phương pháp tu hành, nói dễ thì cũng rất dễ, còn nói khó thì cũng rất khó. Nói dễ nghĩa là chư vị chỉ cần xả bỏ tất cả, có lòng tin chắc thật, phát tâm kiên cố, lâu dài, thì mới thành công được.

Nói khó tức là vì chúng ta sợ khổ, muốn hưởng sung sướng an lạc. Nên nhớ rằng muốn thành công trong bất cứ nghề nghiệp nào trên thế gian, thì phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện. Huống hồ chi nói đến việc học pháp thánh hiền, để mong thành Phật thành Tổ. Cứ dễ duôi thì làm sao thành công được? Thế nên, điều thứ nhất là phải có tâm kiên cố, vì người tu hành học đạo, không thể tránh khỏi ma chướng. Ma chướng là cảnh nghiệp trần lao như màu sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị, xúc chạm, pháp trần, mà tôi đã nói đến tối hôm qua. Nghiệp cảnh này là oan gia sinh tử của chúng ta. Đó là nguyên nhân mà nhiều vị pháp sư giảng kinh, vì không nắm vững điểm này, nên đạo tâm không kiên cố.

Kế đến, phải phát tâm tu hành dài lâu. Trên thế gian, chúng ta tạo nghiệp vô số. Khi bắt đầu tu hành, muốn thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, có thể nào xả bỏ được hết tập khí xấu xa trong một lần được đâu?

Như tổ Trường Khánh xưa kia, ngồi rách cả bảy chiếc bồ đoàn. Tổ Triệu Châu, năm tám mươi tuổi, ra ngoài hành cước học đạo. Bốn mươi năm tham khán một chữ vô, dụng tâm không tán loạn, sau đó mới đại triệt đại ngộ. Vô Vương cùng Triệu Vương rất sùng bái Ngài, nên thường đến cúng dường. Đến đời Thanh, hoàng đế Ung Chánh, khi xem duyệt lại ngữ lục cao siêu của Ngài, liền ban hiệu 'Cổ Phật'. Đấy là do cả đời tu hành khổ nhọc, mới thành công được. Ngay đây, chúng ta nếu xả bỏ hết mọi tập khí xấu xa, lắng đọng thân tâm, liền bằng Phật Tổ không khác.

Kinh Lăng Nghiêm nói:

"Như lọc lấy nước

Giữ nước trong lành

Nước tịnh không động

Cát đá tự chìm

Nước trong liền hiện

Tức nhiếp khách trần

Lọc cát đá ra

Chỉ còn nước trong."

Phiền não tập khí, ví như các đá, vì vậy mới dùng thoại đầu. Thoại đầu như lưới lọc cát, khiến nước trong sạch. Người dụng công, nếu đạt đến chỗ thân tâm nhất như, tức cảnh tịnh xuất hiện, thì phải chú ý, chớ dừng lại mà không tiến bước. Nên hiểu rằng đó chỉ là cảnh giới thô thiển, phiền não vô minh chưa đoạn hết. Lúc ấy, tâm phiền não đã chuyển thành tâm thanh tịnh, như cát bụi lóng thì nước trong. Tuy vậy, dưới đáy nước, cát bụi vẫn còn, chưa được lọc ra, cần phải gia công thêm nữa. Cổ nhân nói: "Người ngồi trên đỉnh cột trụ trăm thước, tuy thấy mà không thật thấy. Nếu tiến thêm một bước nữa thì mười phương thế giới liền hiển hiện!"

Nếu không tiến thêm một bước nữa, thì chỉ nhận 'HóaThành' làm nhà. Phiền não vẫn còn cơ hội sanh khởi. Nếu thế, muốn tự mình giác ngộ, cũng rất khó lắm. Vì vậy, phải lọc cát bụi, giữ nước trong, mới mong đoạn hẳn cội gốc vô minh mà thành Phật Tổ. Sau khi cắt đứt gốc rễ vô minh, tùy thời mà hiện thân thuyết pháp khắp mười phương.

Như Bồ Tát Quán Ấm, hiện ba mươi hai ứng thân. Nếu người nào muốn hiện thân gì để được độ thoát, Ngài sẽ vì họ mà hiện ra thân đó để thuyết pháp. Tự do tự tại, qua lại nơi thanh lâu tửu điếm, thai trâu thai bò, thiên đường địa ngục, không bị trói buộc. Ngược lại, một niệm phân biệt khởi lên, thì luân hồi mãi trong sáu đường. Thuở xưa, đời trước của Tần Tăng thường cúng dường tượng Địa Tạng với hương hoa đèn đuốc, nên mới được quả báo thiện lành. Nhưng vì không phát tâm tu hành dài lâu, lại phiền não vô minh chưa đoạn hết, nên đời nay mới bị tâm sân tổn hại, khiến đọa lạc.

Nếu tín tâm kiên cố, không thối thất, bền bỉ tu hành, dầu chư vị là ai đi nữa, thì chắc chắn sẽ thành Phật.

Xưa kia, có người nghèo, xuất gia tại một ngôi chùa thuộc tỉnh Chương Châu, rất thật tâm tu hành, không biết khổ nhọc, không hỏi đạo với ai, ngày ngày đều khổ công làm lụng. Ngày nọ, có một vị tăng hành cước, ghé lại tạm trú nơi chùa. Vị khách tăng thấy Thầy làm lụng vất vả, bận rộn cả ngày, nên hỏi việc dụng công tu đạo hằng ngày như thế nào. Thầy đáp:

"Mỗi ngày con đều làm việc khổ nhọc. Xin thỉnh Ngài dạy phương pháp tu hành."

Khách tăng đáp: "Hãy tham khán công án 'Ai là người đang niệm Phật'."

Thể theo lời dạy của vị khách tăng, ngày ngày trong lúc làm việc, Thầy luôn xoay lại, nhìn vào chữ 'Ai'. Sau này, Thầy vào núi thẳm rừng sâu tu hành, ăn đọt tùng uống nước suối, mặc áo rơm. Bấy giờ, cha mẹ chị em ở nhà, biết Thầy tu hành khổ hạnh nơi núi sâu rừng thẳm. Người mẹ liền bảo cô chị đem một cuộn vải cùng thức ăn đến cho Thầy. Cô chị đến núi, thấy Thầy đang ngồi thiền trong hang sâu, liền đến lắc vai, nhưng thân Thầy không lay động. Cô kêu to lên, nhưng Thầy vẫn không đáp lời. Tức giận, cô để lại tất cả đồ đạc, rồi trở về nhà. Thầy không một lời hỏi thăm gia đình, cứ mãi ngồi thiền trong hang động. Mười ba năm sau, người chị lại đến thăm, thấy cuộn vải khi trước, cũng để ngay tại chỗ xưa, chưa động đậy gì. Sau này, có người chạy lánh nạn ngang qua đó, bị đói khát, thấy Thầy đang ngồi thiền, liền tiến vào hang, xin đồ ăn. Thầy liền đi vào trong hang sâu, lấy ra vài thỏi đá, bỏ vào nồi nấu, rồi mang ra, cùng ăn với người khách lạc đường, như ăn khoai vậy. Ắn xong, trước khi khách đi, Thầy có dặn: "Xin đừng kể về buổi ăn này cho người ngoài biết."

Thời gian sau, vì nghĩ rằng trụ trong núi đã lâu, Thầy muốn ra ngoài để kết duyên pháp. Do đó, Thầy đi Hạ Môn, cất lều tranh, bán nước trà cho khách qua đường. Bấy giờ là đời vua Vạn Lịch (1573-1689). Hoàng Thái Hậu (tức mẹ vua), vừa mới qua đời, nên nhà vua thỉnh mời chư cao tăng đến hoàng cung, làm lễ cầu nguyện cho mẹ ông. Mới đầu, nhà vua định thỉnh tăng chúng ở kinh đô, nhưng vì không có vị cao tăng nào cả. Lại thêm, Hoàng Thái Hậu báo mộng cho biết là tại Chương Châu, tỉnh Phước Kiến, có một vị cao tăng. Vì vậy, nhà vua phái quan quân đến Chương Châu, cung thỉnh tất cả chư tăng về kinh đô, lập đàn tràng cầu siêu. Thế nên, tăng chúng Chương Châu đều lục đục, kéo nhau lên kinh đô. Khi chư tăng đi ngang qua quán trà, Thầy liền hỏi thăm nguyên do. Chư tăng đáp: "Hiện tại, chúng tôi phụng theo chiếu chỉ nhà vua, lên kinh đô, lập đàn tràng cầu siêu độ cho Hoàng Thái Hậu."

Thầy hỏi: "Bạch chư Hòa Thượng! Vậy con có thể cùng đi với các Ngài được không?"

Chư tăng đáp: "Điệu bộ ông lôi thôi, xốc xếch, làm sao theo chúng tôi được."

Thầy nói: "Con không biết tụng kinh, nhưng có thể mang hành lý giùm các Ngài."

Chư tăng nhận lời, đưa hành lý cho Thầy mang, rồi cùng nhau lên kinh đô. Khi ấy, Hoàng Đế biết chư tăng tại Chương Châu đang trên đường đến kinh đô, nên bảo người chôn giấu một bộ kinh Kim Cang dưới cổng kinh thành. Các vị tăng Chương Châu không hay biết. Người người đều bước qua cổng thành, nhưng trừ Thầy. Thầy quỳ xuống, chấp tay, không dám bước qua. Mặc dầu quân lính giữ cổng thành, kêu réo, nhưng Thầy vẫn không đi. Sau khi quan quân tấu trình sự việc, Hoàng Đế rất vui mừng, biết thánh tăng đã đến. Lại sai người ra hỏi: "Hòa Thượng đã đến, sao không vào kinh thành?"

Thầy đáp: "Dưới đất có kinh Kim Cang, nên tôi không dám bước qua."

Lại hỏi: "Tại sao Hòa Thượng không đích thân mà vào thành?"

Nghe thế, Thầy liền chống hai tay xuống đất, đưa chân lên trời, rồi đi vào thành. Hoàng Đế cung kính tột bực. Lại hỏi Thầy cách lập đàn tràng cầu siêu. Thầy đáp: "Canh năm sáng mai, kiến lập một đài cao, cắm một cây phướn, đốt một ngọn đèn, dâng một đĩa trái cây để cúng dường chư Phật là đủ."

Hoàng Đế nghe vậy, lòng không vui, vì đàn lễ không long trọng. Lại sợ Thầy không có đạo đức, nên cho hai cung nữ đến hầu hạ, tắm cho Thầy. Thân tâm Thầy vẫn không động khi được hai cung nữ đến tắm cho mình. Cung nữ tấu trình Hoàng Đế. Nghe thế, Hoàng Đế lại tăng thêm sự cung kính, biết Thầy thật là một vị thánh tăng, nên theo lời mà kiến lập đàn tràng. Hôm sau, Thầy lên tòa thuyết pháp, đăng đàn làm lễ, tay phất cây phướn trước quan tài Hoàng Thái Hậu mà nói:

"Cái ta vốn không đến từ đâu,

Bà chớ có đắm đuối,

Một niệm không sanh,

Siêu thăng cõi trời!"

Làm Phật sự xong, Thầy bảo Hoàng Đế: "Xin chúc mừng! Hoàng Thái Hậu đã được siêu thăng!"

Hoàng Đế rất đỗi nghi ngờ, vì sợ làm đàn tràng quá đơn sơ như thế thì công đức chưa đủ. Đang khởi tâm nghi như thế, thì trên hư không có tiếng của Hoàng Thái Hậu: "Hoàng Đế! Hãy cám ơn Thánh tăng. Mẹ đã được siêu thăng rồi!"

Nghe thế, Hoàng Đế vùa sợ vừa mừng, cúi mình lễ bái tạ ơn, rồi thiết lễ trai tăng cúng dường.

Thầy thấy Hoàng Đế mặc quần thêu hoa gấm, nên mắt chăm chăm nhìn. Thấy vậy, Hoàng Đế thưa: "Bạch Đại Đức! Ngài muốn vật này à?"

Nói xong, Hoàng Đế liền tặng cho Thầy quần gấm đó. Thầy nói: "Cám ơn Ngài."

Hoàng Đế ban hiệu Thầy là 'Quốc Sư Long Khố'.

Thọ trai xong, Hoàng Đế dẫn Thầy đến vườn hoa du ngoạn. Trong vườn có một bảo tháp. Thầy vừa thấy thì tâm rất vui mừng, đi đến xem coi. Hoàng Đế thưa: "Bạch Quốc Sư! Ngài muốn tháp này à?"

Thầy đáp: "Tháp này tuyệt đẹp!"

Hoàng Đế thưa: "Bạch Quốc Sư! Con có thể cúng dường Ngài ngôi bảo tháp này."

Nói xong, Hoàng Đế liền sai người mang bảo tháp về Chương Châu. Thầy liền bảo: "Không cần nhờ người mang. Tự tôi đem về được."

Nói xong, Thầy liền bỏ tháp vào trong tay áo, rồi bay lên hư không, biến mất. Hoàng Đế kinh hãi, run sợ, vui mừng, tán thán việc chưa từng có.

Chư vị! Hãy nhìn lại câu chuyện này. Kể từ khi xuất gia, Thầy chưa từng dụng công tán loạn, đạo tâm luôn kiên cố. Người chị đến thăm, Thầy vẫn không màng. Y phục rách nát, Thầy vẫn không quản. Cuộn vải để trong hang mười ba năm mà không động đến. Chúng ta hãy tự hỏi chính mình, công phu có được như thế không? Chỉ nói trong một ngày một đêm, giả như có chị mình đến thăm, thì tâm có động hay không? Lại nữa, trong lúc chỉ tịnh, thấy thầy giám hương đi đốt hương, hay người khác đang động đang tịnh, liền giương đôi mắt nhìn. Dụng công như vầy, đến khi nào mới thành thục! Chư vị chỉ thiết yếu lọc bỏ bùn cát, thì nước trong tụ nhiên hiện ra. Chư vị hãy đề khởi thoại đầu lên!

Ngày thứ sáu:

Cổ nhân nói: "Ngày tháng qua mau như thoi đưa, thời gian vùn vụt trôi như tên bắn."

Đả thiền thất, đến ngày mai là xong. Theo quy củ, sáng mai sẽ có tra khảo. Vì đả thất là cách thức khắc kỳ thủ chứng. Chứng nghĩa là chứng ngộ, tức thấy tận bổn địa phong quang, hay ngộ đến Như Lai Diệu tánh. Đó gọi là chứng ngộ. Vì muốn biết trình độ công phu của chư vị trong bảy ngày, nên mới tra khảo, xem xét. Chư vị phải đối trước đại chúng mà thưa bạch rõ ràng những điều mình chứng biết. Khi đó, gọi là thâu nhặt tiền vé của tất cả mọi người. Nói cách khác, chúng ta tham gia đả thiền thất, nghĩa là ai ai cũng có thể khai ngộ, hoằng dương Phật pháp, cứu độ chúng sanh. Hiện tại, không cần nói rằng ai ai cũng đều khai ngộ, nếu chỉ có một người khai ngộ thôi, thì cũng thâu được tiền vé. Nghĩa là, một người trả tiền ăn cho mọi người. Nếu chúng ta phát khởi đạo tâm tinh tấn, thì ai ai cũng đều khai ngộ. Cổ nhân nói: "Phàm phu thành Phật rất dễ. Dẹp trừ vọng tưởng lại rất khó."

Từ vô thủy đến nay, chúng ta tham lam ái nhiễm, chấp trước nặng nề, nên mới bị lưu chuyển trong vòng sanh tử. Tám muôn bốn ngàn trần lao, bao loại tập khí xả bỏ không nỗi, thì không thể ngộ đạo. Khác hẳn với chư Phật, chư Bồ Tát, những bậc thường giác không mê. Do đó đại sư Liên Trì nói:

"Nhiễm duyên rất dễ,

Đạo nghiệp khó thành,

Không thấy việc trước mắt

Muôn duyên sai biệt

Xem cảnh như gió thổi ào ào

Phá hoại rừng công đức

Lửa tâm cháy phừng phừng,

Đốt rụi hạt bồ đề,

Đạo tâm nếu đồng tình tâm

Thành Phật rất dễ dàng

Nếu đối đãi chúng sanh như đối đãi ta,

Việc của mình và người,

Không thấy mình khác người

Tự nhiên trên cung dưới kính

Phật pháp luôn luôn hiện

Chặt đứt trần lao khổ não!"

Mười câu kệ trên, nói rõ đạo lý chân thật! Nhiễm, tức nhiễm ô. Phàm phu đều tham tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, lợi lộc, lại luôn khởi tâm sân hận, gây chiến tranh. Đối với hai chữ 'Đạo Đức', như chân bị đá buộc. Từ sáng đến tối, vui buồn giận tức, thương mến, ghen ghét, tham lam, ái nhiễm phú quý, vinh hoa. Không đoạn bao loại thế tình. Không nghĩ nhớ gì về đạo. Thế nên, rừng công đức bị phá. Hạt bồ đề bị đốt rụi. Nếu nhạt nhẻo với thế tình, tất cả bè bạn hay oan gia đều đối xử bình đẳng, xem mọi chúng sanh đều đồng nhau không khác, xem người đói như mình đói, nhìn người chìm như mình chìm, không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống rượu, thường phát tâm bồ đề, thì mới có thể tương ưng cùng đạo, chắc chắn sẽ thành Phật. Thế nên: "Đạo tâm nếu đồng tình tâm, thành Phật rất dễ dàng."

Chư Phật thánh hiền, ứng hóa thế gian, trong mọi việc làm, đều vì lợi ích chúng sanh. Vì thế nói rằng cứu khổ, ban an lạc, khởi tâm từ, tế độ muôn vật. Nếu chúng ta tự kiềm chế, nhã nhặn, khiêm tốn, trong mọi việc làm đều không vì mục đích hưởng thụ cá nhân, thì người người đều không khổ nhọc, và việc làm gì đều cũng thành công. Đồng thời, quả báo chơn thật thù thắng cũng được viên mãn tròn đầy, như thuyền nhấp nhô lên xuống đồng với mực nước. Nếu dùng tâm cung kính mà đối đãi người, không tụ cao tự đại, không kiêu ngạo giả dối, thì khi gặp nhau, người khác nhất định sẽ có tâm cung kính tôn trọng mình. Ngược lại, nếu chỉ cậy vào tài năng, nộ khí tung hoành ngang dọc, hoặc miệng trái với tâm, luôn vì âm thanh sắc tướng, danh lợi mà lập chước, mong mỏi người kính mình, thì không thể được. Khổng Tử nói: "Cung kính người, người hằng cung kính mình. Thương mến người, người hằng cung kính mình.

Lục Tổ Huệ Năng bảo: "Người lỗi ta không lỗi, lỗi ta quá hơn người."

Thế nên, chúng ta hãy chặt đứt tâm đúng sai, mình người khác biệt. Như chư Phật Bồ Tát, làm mọi việc luôn vì lợi ích chúng sanh, nên thời thời thường gặt hái quả báo thiện lành. Nếu làm được như thế thì phiền não không thể trói buộc.

Đức Thế Tôn thuyết ba tạng kinh điển, mười hai phần giáo, chỉ vì muốn cứu giúp chúng ta cắt đứt ba độc, tham lam, sân hận, si mê, mà tu hành giới định huệ, phát khởi tâm từ bi hỷ xả, thực hành lục độ vạn hạnh, viên mãn đức tướng trí huệ, trang nghiêm pháp thân công đức. Nếu nương theo trên mà hành, thì nơi nơi đều biến thành thế giới Hoa Tạng.

Hôm nay tham gia đả thất, đa số là chư vị đại đức cùng người tại gia. Chúng ta nên cố gắng hàng phục tâm mình, mau chóng rời xa triền phược. Tôi sẽ nói thêm một công án nữa. Mong rằng những ai đã phát tín tâm tu hành, sẽ đạt được bảo vật. Nếu không thì chư vị tự cô phụ tín tâm của mình, đi về tay không. Hy vọng mọi người hãy lắng nghe.

Xưa, đời Đường, có cư sĩ họ Bàng tên Uẩn, tự Đạo Huyền, người Hàng Xung, tỉnh Hồ Nam, vốn theo nghiệp nhà Nho, liễu ngộ trần lao khốn khổ, chí cầu đạo chân đế. Năm Trinh Quán nguyên niên, nghe đạo phong của hòa thượng Thạch Đầu, nên ông đến bái kiến.

Ông hỏi: "Người không cùng muôn pháp làm bạn là ai?"

Hòa thượng Thạch Đầu liền lấy tay che miệng ông. Ông liền hoát nhiên nhận ra yếu chỉ. Ngày nọ, ngài Thạch Đầu hỏi ông: "Từ khi gặp lão tăng cho đến nay, hằng ngày con làm những gì?"

Ông đáp: "Nếu hỏi việc hằng ngày, tức môi miệng không có chỗ mở."

Nói xong, ông liền trình kệ:

"Hằng ngày làm không khác

Chỉ mình hòa với chúng

Nơi nơi không chấp xả

Chốn chốn không tiếp thừa

Sao phân chia đỏ tím

Núi xanh chẳng chút bụi

Thần thông và diệu dụng

Gánh nước cùng hái củi."

Ngài Thạch Đầu chấp nhận, nói: "Con muốn làm tăng hay tục?"

Ông đáp: "Bạch Hòa Thượng! Con muốn làm những gì con thích!".

Ông không xuống tóc xuất gia.

Sau, ông đến tham vấn Mã Tổ: "Bạch Hòa Thượng! Người không cùng muôn pháp làm bạn là ai?"

Mã Tổ đáp: "Đợi ông hớp cạn nước ngàn sông, ta sẽ chỉ bày."

Nghe thế, ông liền lãnh hội yếu chỉ, nên ở lại học hỏi về ngôn giáo. Từ khi hiểu rõ nguồn tâm, ông không màng việc thế gian, chỉ đan giỏ tre sống qua ngày. Trong nhà có mười ngàn lượng vàng bạc, ông liệng hết xuống sông Trường Giang. Hôm nọ, đang cùng bà vợ bàn về lý vô sanh, ông bảo: "Khó! Khó! Khó! Đem nấm để trên đỉnh cây thật khó!"

Bà vợ nói: "Dễ! Dễ! Dễ! Ý Tổ Sư trên trăm đầu ngọn cỏ."

Con ông là cô Linh Chiếu nghe thế liền đáp: "Hai ông bà già, sao lại nói như thế!"

Ông hỏi: "Vậy con nói như thế nào?"

Cô đáp: "Không khó cũng không dễ. Đói thì ăn. Mệt ngủ khò!"

Ông liền vỗ tay, nói: "Con trai không lấy vợ. Con gái không lấy chồng. Cả nhà thuyết vô sanh!"

Từ đó, danh tiếng của ông vang rộng khắp nơi.

Khi từ biệt đại chúng, ngài Lạc Sơn bảo mười vị thiền khách tiển ông ra cổng. Đến cổng, ông lấy tay chỉ tuyết rơi trên không trung, nói: "Từng mảnh tuyết trắng, không bay lạc nơi khác."

Có thiền khách họ Toàn đáp: "Bay lạc nơi nào?"

Ông liền tát vị thiền khách này một bạt tay. Thiền khách họ Toàn nói: "Không được cẩu thả."

Ông bảo: "Sao dám xưng là thiền khách. Vua Diêm La không cho Ngài thoát đâu."

Thiền khách hỏi: "Cư sĩ thường làm gì?"

Ông đáp: "Mắt thấy như mù, miệng nói như câm."

Ông thường đến các giảng đường nghe giảng kinh. Ngày nọ, vị giảng sư giảng kinh Kim Cang đến đoạn vô ngã vô nhân, ông liền hỏi: "Bạch Tọa Chủ! Nếu nói vô ngã vô nhân, vậy ai đang giảng kinh, ai đang nghe kinh?"

Vị Tọa Chủ không lời đối đáp.

Ông nói: "Tuy là người thế tục, con hiểu yếu chỉ thô thiển đôi chút."

Tọa Chủ hỏi: "Theo ý cư sĩ thì như thế nào?"

Ông đáp: "Không mình cũng không người. Sao có kẻ thân người sơ! Khuyên Ngài ngồi nghỉ ngơi, đừng đem chân lý cầu chân lý. Tánh Kim Cang Bát Nhã, ngoài không chút trói buộc. Nghe cùng tin nhận, chỉ là trần cảnh, giả danh."

Nghe thế, vị Tọa Chủ vui mừng khen ngợi ông đáo để.

Một hôm, ông hỏi cô Linh Chiếu: "Cổ nhân nói rằng trên trăm đầu ngọn cỏ, rõ ý tổ sư. Vậy, con hiểu như thế nào?"

Cô Linh Chiếu đáp: "Ông già! Sao nói như thế được?"

Ông hỏi: "Vậy con nói làm sao?"

Cô đáp: "Trên trăm đầu ngọn cỏ, rõ ý tổ sư."

Ông cười to. Lúc sắp mất, ông bảo cô Linh Chiếu: "Con ra ngoài xem coi mặt trời mọc đúng ngọ chưa."

Cô Linh Chiếu bước ra ngoài, chốc lát, rồi trở vào, nói: "Mặt trời ở giữa không trung, bị nguyệt thực. Cha bước ra xem."

Ông tưởng thật, nên bước xuống tòa, đi ra ngoài cửa xem. Khi ấy, cô Linh Chiếu liền leo lên tòa ngồi của cha mình, xếp bằng, chắp tay, rồi thị tịch. Trở vào, thấy con mình đã mất, cười nói: "Con gái ta lanh lợi quá. Nó đi trước ta."

Sau đó, ông đình lại bảy ngày để lo đám tang con mình. Khi quan Vu Công đến thăm bịnh, ông làm kệ, bảo:

"Chỉ mong dẹp sạch cái có,

Coi chừng những cái không,

Cuộc sống trên thế gian,

Như ảnh tượng và bóng."

Nói xong, ông đặt đầu lên gối của quan Vu Công mà mất. Theo di chúc, thi thể ông được hỏa táng thành tro, rồi bỏ xuống sông. Bà vợ nghe tin, liền báo cho con trai biết. Cậu trai nghe xong, ngừng làm việc, đứng chống tay trên cán cuốc mà thị tịch, ngay tại đồng ruộng. Bà mẹ thấy thế, cũng tự ẩn mình, biệt dạng.

Chư vị hãy xem, bốn người trong gia đình, đều có thần thông diệu dụng như thế. Họ cũng là cư sĩ, nhưng dụng công rất thâm cao. Thế nên, hiện tại, đừng nói rằng trong cư sĩ không có nhân tài. Còn hai chúng tỳ kheo, tỳ kheo ni, đều đồng như Hư Vân tôi không khác.

Chư vị hãy cố gắng nỗ lực tinh tấn.

Ngày thứ bảy:

Chúc mừng chư vị! Công đức tu hành, đến nay đã hoàn mãn. Chiếu theo quy củ của nhà thiền, những vị đã chứng ngộ, phải bước vào thiền đường để được khảo hạch, như những cuộc khảo thí ở kinh đô. Hôm nay, là ngày tuyên bố thí sinh trúng tuyển. Chúng ta phải nên chúc mừng. Hòa Thượng trụ trì thật là từ bi, quyết định rằng ngày mai sẽ tiếp tục đả thiền thất, để cho chư vị có thể gia công tu hành được mau tiến bộ. Những vị tu hành lâu năm, chắc đều biết rằng đây là nhân duyên thù thắng. Vì vậy, đừng để thời gian trôi qua vô ích. Người phát tâm tu hành, phải biết thân người khó được, sống chết là việc lớn. Nay đã được thân người, lại phải biết rằng Phật pháp khó nghe, thiện tri thức khó gặp. Hôm nay, đích thân chư vị đến núi châu báo, đều phải nên ra sức nỗ lực dụng công. Chớ trở về tay không.

Pháp trong tông môn, tôi đã giảng qua. Từ lúc Thế Tôn cầm cành hoa dạy đại chúng, trải qua bao đời, đường hướng tông môn, được truyền cho đến ngày nay. Tôn giả A Nan, tuy là em Phật, làm thị giả, hầu cận đức Thế Tôn, nhưng vẫn chưa đại triệt đại ngộ. Sau khi Phật nhập niết bàn, chư thánh tăng A La Hán, không cho ngài A Nan tham gia hội kết tập đại tạng kinh điển. Tôn giả Ca Diếp bảo: "Ngài chưa đắc được tâm ấn của đức Thế tôn. Thỉnh Ngài ra ngoài xô ngã cột trụ."

Nghe thế, tôn giả A Nan liền đại ngộ. Ngài Ca Diếp phó chúc, truyền tâm ấn Như Lai cho ngài A Nan. Như thế, ngài A Nan là vị tổ thứ hai ở Ần Độ. Đời đời tương truyền y bát. Sau đời các tổ Mã Minh, Long Thọ, có lão nhân Bắc Tề ở Thiên Thai, nhân xem luận Trung Quán, phát minh tâm địa, nên lập ra tông Thiên Thai. Khi đó, tông môn được hưng thịnh khắp nơi. Sau này, khi tông Thiên Thai bị suy vi, có quốc sư họ Thiều, qua Cao Ly phiên dịch kinh điển, rồi trở về xiển hưng, chấn chỉnh lại tông phong. Ngài Đạt Ma là vị tổ Ần Độ thứ hai mươi tám, truyền pháp sang Đông Độ, tức là sơ tổ Trung Hoa. Từ ngài Đạt Ma truyền đến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn thì đuốc tâm khai sáng khắp nơi. Dưới Lục Tổ Huệ Năng có bốn mươi ba người khai ngộ. Từ tổ Hành Tư truyền đến tổ Hoài Nhượng, rồi đến Mã Tổ, lại có thêm tám mươi ba vị thiện tri thức. Lúc đó chánh pháp hưng thịnh mạnh mẽ. Quốc vương, đại quan đều cung kính tôn trọng.

Tuy đức Như Lai thuyết pháp rất nhiều, mà giáo chỉ tông môn thù thắng hơn hết. Như pháp môn niệm Phật, cũng do tổ Mã Minh, tổ Long Thọ tán dương. Sau ngài Huệ Viễn, có thiền sư Vĩnh Minh, làm tổ thứ sáu của tông Tịnh Độ. Sau này, có rất nhiều vị thiền sư trong tông môn hoằng dương tông Tịnh Độ.

Pháp Mật Tông, phát triển từ đời thiền sư Nhất Hạnh. Sau đó truyền sang Nhật Bổn. Ở Trung Hoa, từ đó trở đi, không người thừa kế.

Tông Duy Thức do ngài Huyền Trang đề xướng, chẳng bao lâu cũng diệt mất.

Đơn độc, chỉ có tông môn là được truyền thừa lâu dài nhất. Thiên thần quy y, rồng hổ bái phục.

Trong chúng hội tiên nhân có Lữ Động Tân, biệu hiệu Thống Dương, người Kinh Châu, vào đời Đường, thi rớt ba lần, không muốn về nhà. Lúc đi ngang qua một quán rượu ở Trường An, gặp Chung Ly Quyền, dạy cho phép sống lâu không chết. Lữ Đồng Tân y theo đó tu hành. Sau này, phi hành tự tại, đi khắp thiên hạ. Ngày nọ, ông đến chùa Hải Hội ở Lô Sơn, bay lên lầu chuông, đề bốn câu thơ:

"Một ngày an nhàn, thân tự tại

Sáu căn hòa hợp, báo bình an

Đơn điền có vật quý

Ngưng vấn đạo, đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền."

Sau đó, khi đi qua núi Hoàng Long, biến thành mây ngũ sắc. Vì nghi trong chùa có bậc dị nhân, nên ông vào chùa, gặp lúc ngài Hoàng Long đang ngồi tòa giảng kinh, đánh trống pháp vi diệu. Ông theo đại chúng vào pháp đường nghe pháp. Ngài Hoàng Long nói: "Hôm nay có người đến trộm pháp. Lão tăng sẽ không thuyết pháp."

Lữ Đồng Tân liền bước ra, đảnh lễ, thưa: "Xin thỉnh Hòa Thượng giải thích cho nghĩa của câu: 'Trong một hạt gạo, chứa đầy thế giới. Núi sông ngòi rạch đều chảy vào chiếc nồi nhỏ."

Ngài Hoàng Long nạt: "Con quỷ giữ tử thi."

Ông đáp: "Nhưng trong bụng có giữ thuốc trường sanh."

Ngài Hoàng Long nói: "Sống cho tới tám muôn bốn ngàn kiếp, vẫn chỉ lạc vào không vọng, vô ích thôi."

Bấy giờ, vì quên mất công phu 'Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền', Lữ Đồng Tân tức giận dữ dội, vung kiếm đâm thẳng vào ngài Hoàng Long. Ngài Hoàng Long chỉ tay vào kiếm, kiếm tự rơi xuống đất, không thể nhặt lên. Lữ Đồng Tân bèn quỳ xuống, xin sám hối, thỉnh cầu Phật pháp. Ngài Hoàng Long nói: "Để câu 'Núi sông ngòi rạch chảy vào chiếc nồi nhỏ' qua một bên, hãy trả lời cho ta câu 'Trong hạt gạo, chứa đầy cả thế giới', là gì?"

Lữ Đồng Tân nghe lời này, liền khế hợp huyền chỉ, nên viết kệ sám hối:

"Quăng đi bụng rỗng đàn cầm

Nay chẳng giữ vàng trong ngân

Vừa khi gặp được Hoàng Long

Mới biết xưa lầm dụng tâm."

Đây là câu chuyện tiên nhân quy y Tam Bảo, cầu mong làm hộ pháp ở chốn già lam. Đạo giáo trong tay của Lữ Đồng Tân khi ấy rất hưng thạnh. Ông là tổ thứ năm của Đạo giáo ở miền Bắc. Chân nhân Tử Dương cũng do xem Tổ Anh Tập, mà rõ nguồn tâm, làm tổ thứ năm của Đạo giáo ở miền Nam. Thế nên, nhờ Phật giáo mà Đạo giáo được hưng thịnh trở lại. Khổng Tủ, truyền đạo đến Mạnh Tử thì thất truyền. Đến đời Tống, tiên sinh Châu Liêm Khê, do từ trong tông môn mà phát minh tâm địa. Trình Tử, Trang Tử, Chu Tử v.v..., cũng từ Phật pháp mà ra. Thế nên, tông môn trợ lực cho Đạo Nho rất nhiều. Hiện nay, có lắm kẻ khinh khi tông môn, thậm chí lại hủy báng. Đó là muốn gieo nghiệp tội vô gián. Chúng ta hôm nay có duyên lành, gặp pháp hội thù thắng, phải nên vui mừng, phát nguyện rộng lớn. Người người làm nơi nương tựa quy y cho trời rồng, khiến chánh pháp mãi hưng thịnh. Vì vậy, tham thiền học đạo, không phải là trò chơi trẻ con. Hãy nên tinh tấn dụng công!

Thiền thất khai thị lần thứ hai của ngài Hư Vân.

Ngày thứ nhất:

Hư Vân tôi đến chùa này chỉ làm rộn thêm thôi. Nay nhờ quý hòa thượng cùng chư vị ban thủ ân cần ưu đãi, tôi thật rất tri ân. Hôm nay, quý Ngài lại yêu cầu tôi ra làm chủ thất nữa. Danh này tôi thật không dám nhận. Nơi đây, lão pháp sư Ứng Từ, là vị tuổi cao lạp lớn. Đáng lẽ đại chúng phải theo sự chỉ dạy của Ngài mới thật hợp lý. Đồng thời, trong chùa có rất nhiều vị pháp sư, đều là các bậc cao tăng thạc đức. Tôi chỉ là bọt bèo trên nước, thật rất vô dụng. Nay tuổi càng cao, khách khí càng nặng nề.

Ngay cả pháp thế gian, cũng không luận là tuổi nhiều hay ít. Xưa kia, trong những lần thi khảo hạch tại kinh đô, không kể tuổi tác lớn nhỏ, mọi người phải tôn kính và gọi vị chủ khảo là thầy. Đạo Phật cũng thế, như Bồ Tát Văn Thù, đã chứng quả vị Phật trong đời quá khứ, cũng từng dạy dỗ mười sáu vị thái tử. Phật A Di Đà là vị thái tử thứ nhất. Phật Thích Ca cũng là đệ tử của Ngài. Đến khi Phật Thích Ca thành Phật, Bồ Tát Văn Thù lại xuống phụ trợ. Thế nên, đạo Phật rất bình đẳng, không có cao thấp. Qua câu chuyện này, tôi muốn nhắc nhở chư vị rằng chớ nên hiểu lầm về tuổi tác.

Tham thiền học đạo, chúng ta phải tôn kính quy chế, pháp thức. Chư vị phát khởi đạo tâm, ngồi thiền nghe kinh, thật rất khó được. Ai ai cũng không quản mưa gió khổ nhọc, bận rộn làm ăn buôn bán ngày đêm, mà tự nguyện đến đây, tham gia thiền thất. Chứng minh rằng mọi người đều có đạo tâm, thích tịch tĩnh, chán phiền não.

Tôi và chư vị xưa nay, vốn đồng một tâm, chỉ khác mê ngộ. Tất cả chúng sanh, ngày đêm bận rộn, không phút rãnh rỗi. Suy nghĩ cặn kẽ, thật là vô ích. Ở thế gian, có người ngày đêm bôn ba, nghĩ tưởng ngu si, tham đắm ăn mặc, ca múa hát xướng, lại chỉ mong con cháu được phú quý vinh hoa mãi mãi. Khi quỷ vô thường đến, vẫn còn lo giữ vợ con tài sản. Những người như thế, thật quá si mê. Lại có người, biết chút ít về lý nhân quả thiện ác, thích tạo công lập đức, chỉ muốn cúng dường trai tăng, đắp tô tượng Phật, sửa chữa chùa chiền v.v... Nhưng những việc đó, chỉ là phước đức hữu lậu. Họ không hiểu ý nghĩa cao siêu của công đức vô lậu, nên không muốn tu hành. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói: "Nếu có người ngồi thiền trong một khoảnh khắc, thì công đức nhiều hơn xây hằng sa bảo tháp."

Ngồi thiền khiến thân tâm an lạc, đưa mình trở về tự tánh trong sáng tròn đầy, có thể giúp chúng ta thoát cảnh trần lao khổ nhọc và cắt đứt dòng sanh tử luân hồi. Trong một khoảnh khắc, nếu luôn hồi quang phản chiếu, thanh tịnh thân tâm, tuy chưa ngộ đạo, nhưng đã trồng nhân lành trở về Phật tánh. Đến ngày sắp thành tụu, công phu nếu đắc lực, trong một sát na, có thể thành Phật. Trong kinh Lăng Nghiêm, tôn giả A Nan bạch Phật: "Bất lịch tăng kỳ hoạch pháp thân." Tức là không cần phải trải qua ba a tăng kỳ kiếp mà vẫn đắc được pháp thân.

Chúng ta, lăn lộn trong trần lao, vui buồn giận tức, lúc được lúc mất, chìm trong năm món dục lạc, cầu mong thọ dụng phước báo. Nay đến thiền đường, cùng nhau sống trong yên lặng, tịch tĩnh, thấy những việc chưa từng thấy, nghe những việc chưa từng nghe, sáu căn thu nhiếp vào trong, như các căn của rùa, cảnh giới thuận nghịch gì cũng không dao động. Đấy là tu pháp vô vi, cũng là pháp vô lậu. Nếu lấy vàng bạc và bảy loại châu báo để xây cất bảo tháp nhiều như số cát sông Hằng, thì vẫn không bằng công đức ngồi thiền tĩnh tọa trong một giây phút.

Sáu căn rút vào, như rùa thường thu nhiếp các căn khi gặp loài hải cẩu. Hải cẩu thích ăn thịt rùa, nên thường tìm bắt. Rùa biết hải cẩu muốn ăn thịt mình, nên rút bốn chân, đầu và đuôi vào thân. Khi đó, hải cẩu không thể bắt được. Rùa liền thoát nạn.

Ở thế gian, không có tiền mua quần áo thức ăn, thì chắc phải chết. Nhưng nếu có tiền thì tiêu xài xa hoa, đắm trong sắc dục, không thể xả bỏ, như hải cẩu cắn được đầu rùa. Nếu biết tai hại, thì phải lo thu nhiếp sáu căn, hồi quang phản chiếu. Khi ấy, mới mong sống lại từ trong cái chết.

Hai ngày trước, tôi có nói về pháp trong tông môn, vốn là chánh pháp nhãn tạng, là tâm pháp của Như Lai, là nền tảng cắt đứt dòng sanh tử luân hồi.

Bàn về tông môn, tuy khiến nhiều người khởi tâm tín giải, nhưng đa số đều hiểu trên cành lá văn chương từ ngữ, khó được khai ngộ hoàn toàn. Nếu muốn dùng pháp môn này để cắt đứt dòng sanh tử thì phải trải qua quá trình tu chứng, thật rất khó khăn.

Xưa nay, khi nghe giảng kinh thuyết pháp và bàn về chỉ thú tông môn, thì người hiển hiện thần thông, lập địa triệt ngộ không ít. Trong tông môn, ngoài chư vị tỳ kheo đạt được tai mắt không thể nghĩ bàn, lại có rất nhiều nhân tài trong giới ni chúng.

Xưa kia, Quán Khê, vốn là đồ đệ của ngài Lâm Tế. Sau bao năm dụng công, vẫn chưa đại triệt đại ngộ, nên đi tham phương cầu đạo, đến chỗ ni sư Mạt Sơn. Khi đến chùa, thị giả của Mạt Sơn hỏi: "Bạch Thượng Tọa! Ngài vì Phật pháp hay vì du ngoạn mà đến đây?"

Đáp: "Tôi đến vì Phật pháp."

Sau đó, Mạt Sơn ra hỏi: "Vì Phật pháp mà đến. Vậy hãy theo phép tắc mà đánh trống thăng tòa."

Nói xong, Mạt Sơn bước lên tòa. Ngài quán Khê chỉ chấp tay xá. Mạt Sơn lại hỏi: "Hôm nay Thượng Tọa vừa rời chỗ nào?"

Đáp: "Nơi ngã ba đường."

Hỏi: "Sao không che lại?"

Quán Khê không đáp được, mới bắt đầu lễ bái, rồi hỏi: "Mạt Sơn là vật gì?"

Đáp: "Không để lộ đỉnh đầu."

Hỏi: "Chủ Mạt Sơn là ai?"

Đáp: "Ngoài tướng năm nữ."

Hỏi: "Sao chẳng biến mất?"

Đáp: "Chẳng phải thần. Chẳng phải quỷ. Biến hóa cái gì?"

Quán Khê không lời đối đáp, nên ở lại, làm vườn trong ba năm. Sau khi đại triệt đại ngộ, Quán Khê thượng đường bảo: "Ta ở tại ông già Lâm Tế đắc được phân nửa. Ở tại bà già Mạt Sơn được phân nửa. Cộng lại thành một thìa. Ắn mãi cho đến hôm nay vẫn còn no."

Chúng ta thấy rằng ngài Quán Khê vừa là đồ đệ của Lâm Tế vùa là pháp tử của Mạt Sơn. Điều này chứng tỏ là trong ni chúng cũng có nhân tài cái thế, tay mắt hơn người. Hiện tại, có rất nhiều ni chúng. Sao không thấy tai mắt nào lộ mặt, thị hiện chánh pháp?

Đấy mới thấy Phật pháp rất bình đẳng. Mọi người phải nên nỗ lực tinh tấn, chớ khiến thối đọa, làm che mờ tự tánh thanh tịnh, bỏ mất nhân duyên kiến tánh. Cổ nhân nói: "Một trăm năm, ba mươi sáu ngàn ngày mà không khi nào biết xả thân nơi bờ tịch tĩnh."

Chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay, trôi lăn trong vòng sanh tử. Vì không dám xả bỏ thân tâm để tu học pháp thanh tịnh, nên bị luân hồi, không thể giải thoát. Thế nên, mọi người phải cố gắng xả bỏ tất cả để ngồi trên bờ tịch tĩnh. Hy vọng mọi người đồng chứng vô sanh pháp nhẫn.

Ngày thứ hai.

Đây là ngày thứ hai của thiền thất lần thứ hai. Trong thời gian ngắn ngủi, chư vị đến tham gia thiền thất ngày một tăng. Ai ai cũng chán phiền não, thích tịch tĩnh. Chứng minh, người ở vùng Thượng Hải thiện tâm rất thuần thục, phước đức sâu dầy.

Xưa nay, thế gian khổ nhiều vui ít. Thời giờ trôi qua mau chóng. Vài thập niên vụt qua trong chớp mắt. Ngay cả Bành Tổ sống đến tám trăm tuổi mà theo nhãn quan Phật giáo thì rất ngắn ngủi. Lệ thường, con người sống đến bảy tám mươi tuổi là nhiều. Nay biết duyên đời mong manh, như huyễn như hóa, lưu chuyển không dừng, nên mới đến đây tu hành. Thật là thiện căn sâu dầy. Nhưng pháp tu hành, quý tại lâu dài. Tất cả chư Phật, chư Bồ Tát đã từng trải qua bao kiếp tu hành gian nan khổ sở, mới thành công được. Kinh Lăng Nghiêm, chương Quán Thế Âm Bồ Tát Viên Thông: "Nhớ khi xưa, hằng sa vô số kiếp, có Phật ra đời, hiệu là Quán Thế Âm. Nơi đức Phật đó, con phát tâm bồ đề, được Ngài dạy tu pháp văn tư tu, nhập tam ma địa."

Chứng minh rằng Quán Thế Âm Bồ Tát, không phải chỉ tu trong một ngày, hai ngày mà thành thục. Ngài cũng công khai chỉ dẫn phương pháp dụng công tu hành. Trong pháp hội Thủ Lăng Nghiêm, giữa hai mươi lăm vị thánh, Ngài là vị tu hạnh viên thông bậc nhất. Pháp dụng công của Ngài là từ văn tư tu, đắc được nhĩ căn viên thông, nhập tam ma địa. Tam ma địa, tiếng Tàu gọi là chánh định. Ngài Quán Thế Âm lại nói thêm: "Nơi trong tánh nghe, nhập lưu vong sở."

Phương pháp này dùng tai nghe lại tự tánh của mình, không cho sáu căn chạy theo sáu trần, phải nhiếp chúng vào pháp tánh. Lại bảo: "Năng nhập và sở nhập đều tịch tĩnh. Hai tướng động tịnh, rõ ràng không sanh khởi. Tăng tiến dần dần như thế, cái nghe và cái bị nghe đều diệt mất."

Tức là bảo chúng ta khi dụng công, phải nghe lại chính mình, đừng để gián đoạn. Dụng công tu hành tăng tiến, từ từ đắc được: "Cái giác và cái bị giác đều không. Giác và không đều viên tịch, tròn đầy. Cái không và cái bị không đều tịch diệt. Sanh diệt đều diệt mất thì tịch diệt hiện tiền."

Muốn đạt đến cảnh giới này, phải do công phu tu hành, nghe lại tự tánh của mình. Tất cả mọi sanh diệt đều diệt hết thì tâm cuồng loạn chợt ngưng. Khi ngưng thì tâm Bồ Đề hay chân tâm thanh tịnh liền hiển hiện.

Ngài Quán Thế Âm đạt đến cảnh giới đó. Ngài nói: "Đột nhiên, vượt ngoài pháp thế gian và pháp xuất thế gian. Mười phương đều tròn đầy trong sáng. Khi ấy đạt được hai việc thù thắng: Thứ nhất, trên hợp với bổn tâm diệu giác của mười phương chư Phật, cùng đồng nhất lực từ bi. Thứ hai, dưới hợp với tất cả sáu loài chúng sanh, cùng đồng nhất bi ngưỡng."

Hôm nay, chúng ta tu hành học Phật pháp. Đầu tiên phải tự mình công phu cho thuần thục. Phải độ tận hết mọi chúng sanh tham sân si mạn nghi ác kiến, chứng đạt đến chơn tâm diệu giác thanh tịnh xưa nay thì sau này mới thượng hành hạ hóa. Như ba mươi hai ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, tùy theo chủng loại mà hóa độ. Bồ Tát Quán Ấm hóa hiện nơi thế gian, hoặc làm đồng nam đồng nữ, hoặc làm cư sĩ tể quan, v.v... Người đời không biết Bồ Tát Quán Thế Ấm, vốn đã thành Phật trong đời quá khứ, không còn tướng nhân ngã, nam nữ. Ngài tùy theo căn cơ chúng sanh mà ứng hiện. Thế nên, mỗi khi nghe đến danh hiệu ngài Quán Thế Âm thì chúng ta liền khởi tâm ái kính. Đời quá khứ, chúng ta vốn đã từng niệm danh hiệu Ngài, nên trong ruộng thức thứ tám, hạt giống lành vẫn luôn khởi mãi. Kinh nói: "Tai vùa nghe tiếng thì hạt giống đạo lưu giữ mãi mãi."

Hôm nay, chúng ta phải y theo pháp tối thượng thùa đã tu đã chứng của chư Phật chư Bồ Tát. Pháp môn hiện tại là phải hiểu rõ bổn tâm diệu giác, tức là thấy tánh thành Phật. Nếu không rõ tâm địa thì không thể thành Phật được. Nếu muốn hiểu rõ tâm địa thì đầu tiên phải hành theo thiện đạo, tức con đường lành. Từ sáng đến tối, các việc ác chớ làm, phải phụng hành các việc thiện, khiến phước đức được tăng trưởng.

Lại nữa, đề khởi câu thoại đầu trong một khoảnh khắc, nếu một niệm không sanh, thì lập tức thành Phật. Chư vị phải tận dụng thời gian. Chớ dụng tâm tán loạn. Cố gắng đề khởi thoại đầu cho hay.

Ngày thứ ba.

Hôm nay là ngày thứ ba của thiền thất thứ hai. Người dụng công thuần thục, trong động và tịnh, đều kiểm soát được tâm mình. Sao lại để tâm phân biệt thiền thất thứ nhất thứ hai hoặc hai ngày, ba ngày!

Người sơ phát tâm, phải cố gắng nỗ lục tinh tấn, chớ nên để tâm ngu mê ám độn, làm uổng phí thời giờ. Nay tôi lại nói thêm một ví dụ cho chư vị mới phát tâm bồ đề nghe. Hy vọng chư vị hiểu rõ.

Trong thiền đường các nơi, có thờ một vị Bồ Tát Thánh Tăng, vốn là anh em họ với Phật Thích Ca, tức tôn giả Kiều Trần Như. Khi đấng Thế Tôn vừa xuất gia, vua Tịnh Phạn phái ba vị thuộc hệ tộc bên cha và hai vị thuộc hệ tộc bên mẹ, đến núi Tuyết Sơn trợ giúp. Tôn giả Kiều Trần Như là một trong hai người thuộc hệ tộc bên mẹ của Phật. Sau khi đấng Thế Tôn thành đạo, Ngài liền đến vườn Lộc Uyển, thuyết pháp Bốn Thánh Đế. Tôn giả là vị ngộ đạo đầu tiên hết. Đồng thời, Tôn Giả cũng là vị đệ tử xuất gia đầu tiên trong các chư đại đệ tử của Phật. Do đó, chúng ta gọi Ngài là vị Thánh Tăng. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Khi Ta vừa thành đạo, nơi vườn Lộc Uyển, chuyển bánh xe diệu pháp, vì năm ông A Nhã Kiều Trần Như, cùng bốn chúng. Do khách trần phiền não làm mê mờ, nên chúng sanh không thể chứng được quả Bồ Đề hay quả vị A La Hán. Nay, các ông, do nhân duyên gì mà được khai ngộ, chứng quả thánh?"

Nơi đây, Phật hỏi chư đại đệ tử, nhờ dụng công, tu hành pháp môn gì mà chứng được quả vị Thánh. Vì đã liễu giải, ngộ đạo, tôn giả Kiều Trần Như từ nơi chỗ ngồi, đứng dậy bạch Phật: "Bạch Đức Thế Tôn! Con nay là trưởng lão trong đại chúng, độc đắc giải danh, tức nhân liễu ngộ được hai chữ khách trần mà chứng quả."

Nói xong, Tôn Giả lại giải thích: "Bạch Đức Thế Tôn! Ví như hành khách, ghé ngang quán trọ, hoặc ngủ qua đêm, hoặc ở lại ăn cơm. Ắn ngủ xong, liền mang hành lý đi tiếp, không muốn ở lại. Nếu thật là chủ nhân thì không muốn đi. Vì vậy, con suy nghĩ như vầy: 'Không ở là hành khách, mà ở lại là chủ.'

Cũng như giọt sương, khi mặt trời lên, ánh nắng chiếu vào, trong giọt sương tỏa ra ánh sáng, có chiếu những hạt bụi. Các hạt bụi vốn dao động, còn hư không thì an nhiên không động. Con lại suy nghĩ: 'Vắng lặng gọi là hư không. Dao động gọi là khách trần, bụi bặm, cũng gọi là hành khách."

Tôn Giả giải thích rõ hai chữ khách và chủ. Đấy chỉ là ví dụ, dạy chúng ta biết phương pháp tu hành. Nói cách khác, chân tâm của chúng ta là chủ nhân, vốn không dao động. Vọng tưởng vốn dao động, tức là khách. Vọng tưởng ví như bụi bặm, rất vi tế, nhỏ nhít. Bụi bặm bay trong hư không. Khi có ánh nắng mặt trời chiếu qua cửa sổ thì mới thấy được chúng. Bình thường, khi tâm động đậy, vọng tưởng khởi lên, chúng ta rất khó biết. Đến lúc ngồi tĩnh tọa tu hành, dụng công thì mới thấy rõ mình có quá nhiều tạp niệm. Nếu công phu không đắc lực thì không thể kiềm chế được tạp niệm, không thể ngộ đạo, mãi lăn lộn trong biển sanh tử. Đời nay tên Trương. Đời sau tên Lý. Như hành khách, ngủ tạm nơi quán trọ, không thể ở lại lâu dài. Trụ được mà không động, gọi là ông chủ. Ông chủ ví như hư không, chứa bao bụi bặm. Nói chung, hư không là tịch nhiên không động. Cũng như chủ nhân của quán trọ, mãi mãi ở lại, không đi nơi khác.

Giảng về danh tướng, trần nghĩa là trần sa cát bụi, tức phiền não. Khi đạt đến quả vị Bồ Tát, thì mới cắt đứt được. Vọng tức là vọng hoặc. Hoặc có mười tám loại kiến hoặc. Tư hoặc có tám mươi mốt phẩm. Kiến hoặc do năm loại độn sử tạo ra. Người tu hành, đầu tiên phải cắt đứt kiến hoặc thì mới chứng nhập quả Tu Đà Hoàn. Nhưng, bước đường công phu này rất là gian nan. Đoạn trừ kiến hoặc như lội ngược dòng bốn mươi dặm. Vì vậy, chúng ta phải dụng công mạnh mẽ, thâm sâu. Tư hoặc đoạn dứt thì mới chứng quả A La Hán. Cách dụng công này, thuộc về tiệm thứ, tức tu từ từ.

Hiện tại, chúng ta chỉ cần khởi câu thoại đầu, linh linh bất muội, rõ ràng thường biết. Khi vung đao lên, kiến hoặc hay tư hoặc liền bị chặt đứt. Lúc ấy, trời xanh không dính mắc mây hồng. Ánh dương lơ lững trong hư không. Ánh sáng tự tánh tự nhiên hiển lộ.

Tôn giả Kiều Trần Như đã ngộ được đạo lý, nhận rõ ông chủ thật của mình.

Do đó, bước đầu tiên dụng công của chúng ta là phải nhận rõ ra khách trần. Khách trần là động. Chủ nhân thì bất động. Nếu không nhận ra khách chủ thì không thể biết chỗ dụng công, uổng phí thời giờ.

Hy vọng mọi người lưu tâm tham khán.

Ngày thứ tư.

"Phật pháp cao siêu rất nhiệm mầu. Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu."

Trở lại chùa Ngọc Phật đả thiền thất, thật là nhân duyên thù thắng. Chư vị cư sĩ nam nữ khắp nơi đến tham gia, trồng nhân chân chánh thành Phật. Thật là hy hữu khó được.

Phật Thích Ca thuyết kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Kinh nói: "Nếu người tâm tán loạn, đang khi ở trong tháp miếu, xưng 'Nam Mô Phật' một lần, thì đều thành Phật đạo."

Người người trên thế gian, sống trong vài thập niên, không biết tỉnh giác, chỉ để ngày tháng trôi qua vô ích. Khi sống, nếu có tiền thì xài hoang phí trong rượu chè sắc dục. Kẻ không tiền thì bị miếng cơm manh áo hành hạ, khiến phải bôn ba khổ nhọc làm lụng, hiếm khi được an nhàn tự tại. Thật khổ không thể tả. Nhưng những người này, nếu có một lần nào đến chùa lễ Phật, thấy cảnh trang nghiêm thanh tịnh mà sanh tâm vui vẻ, hoặc thấy tượng Phật tượng Bồ Tát mà tùy hỷ xưng niệm thánh hiệu, thì sẽ thành Phật đạo.

Bình thường, mắt chúng ta ngắm trăng hoa gió tuyết, tai nghe ca ngâm hát xướng, miệng tham hương vị thơm ngon, hay bị nhiễm tư hoặc. Khi đó, tâm bị tán loạn, tức là tâm sanh tử, không vọng. Nay đến chùa chiền, xưng một danh hiệu Phật, đó là trở về tâm giác ngộ, thanh tịnh, là gieo hạt giống Bồ Đề sẽ được thành Phật.

Chữ Phật, tiếng Phạn gọi là Phật Đà. Tiếng Tàu gọi là giác giả. Giác giả tức là không ngu mê. Tự tánh thanh tịnh tức là tâm giác ngộ.

Chúng ta, hôm nay, không vì danh lợi mà đến, chính do lực của tâm giác ngộ thúc đẩy. Nhưng, cũng có nhiều người, khi nghe đến danh từ đả thất thì sanh tâm sợ hãi, mà không biết ý nghĩa là gì. Lại nếu dùng tâm tò mò, lăng xăng, lộn xộn mà đến đây thì không thể nào dụng công chính chắn được.

Nay đã đến đây, như người leo lên núi châu báo, đừng mang tay không về. Phải phát tâm vô thượng, ngồi cho được một cây hương, trồng nhân chân chánh thành Phật, thì tương lai ai ai cũng đều thành Phật.

Xưa kia, đệ tử Phật là Tu Bạt Đà La, vốn cô độc bần cùng, không nơi nương tựa, tâm tư thường ưu sầu phiền muộn, nên muốn theo Phật xuất gia. Ngày nọ, ông đến nơi đấng Thế Tôn đang ở, gặp lúc Ngài vừa mới ra ngoài. Chư đại đệ tử A La Hán, quán sát nhân duyên trong tám mươi ngàn kiếp, thấy ông chưa từng gieo trồng căn lành, nên không dám thu nhận, mà bảo hãy trở về nhà. Lúc đó, tâm tư ông lại thêm ưu sầu buồn bực, tự biết nghiệp chướng nặng nề, nên đi ra ngoài thành, định nhảy xuống sông tự tử. Không ngờ, lúc ấy, đức Thế Tôn tiến đến, hỏi rõ nguyên nhân. Ông thuật lại tường tận. Phật liền thâu nhận ông làm đồ đệ. Trở về chùa, trong bảy ngày tu tập, ông chứng được quả A La Hán. Chư đại đệ tử, không biết rõ chuyện, nên hỏi đức Phật. Phật đáp: "Các ông chỉ biết việc trong vòng tám mươi ngàn kiếp trở lại thôi. Hơn tám mươi ngàn kiếp thuở xưa, ông Tu Bạt Đa đây đã từng trồng căn lành. Bấy giờ, ông cũng rất nghèo khổ, thường hái củi sinh sống. Ngày nọ, đang lúc lượm củi, ông gặp hổ trên núi, không biết chạy trốn nơi đâu, liền leo lên cây lánh nạn. Hổ thấy ông leo lên cây, liền đi vòng quanh, cắn gốc cây. khi cây gần ngã, ông run sợ vô cùng vì không ai tới cứu. Khi đó, ông chợt nghĩ đến chư Phật đại giác, đầy đủ tâm lực từ bi, luôn cứu hộ chúng sanh khổ não, nên xưng: "Nam mô Phật! Xin Ngài thương xót, mau đến cứu con!"

Hổ nghe tiếng 'Nam Mô Phật', nên liền bỏ đi, chưa hại gì được ông. Do trồng nhân lành chân chánh, nên nay đã thành thục, chứng được đạo quả."

Chư đại đệ tử nghe xong liền hiểu rõ, tâm rất vui mừng, tán thán việc chưa từng có.

Chúng ta hôm nay gặp được duyên lành, đến đây ngồi thiền tĩnh tọa, vun bồi nghiệp thiện nhiều hơn ông Tu Bạt Đà La rồi. Vậy, chớ cho là trò chơi trẻ nít. Nếu vì nhộn nhịp mà đến thì thật phí uổng thời gian.

Ngày thứ năm.

Người có tín tâm, thâm sâu đầy đủ, nơi thiền đường luôn nỗ lực dụng công. Chư thượng tọa chuyên môn tham thiền thì đương nhiên công phu thuần thục. Nhưng khi đã thuần thục rồi, phải biết dụng công tương ưng, xoay về cội nguồn, sự lý viên dung, động tịnh không ngại, đừng ngồi chết lì ra, đừng lạc vào hôn trầm mê muội, hay đắm thích cảnh giới thanh tịnh. Nếu tham đắm cảnh giới thanh tịnh, không biết trợ công hổ tương, ví như cá mắc cạn trong băng tuyết, không hy vọng nhảy ra cửa của loài rồng, thật rất vô dụng. Người sơ phát tâm dụng công tu hành, phải nhớ nỗi thống khổ của sanh tử, mà khởi tâm hổ thẹn và xả bỏ muôn duyên, thì mới mong có chút định lực. Nếu không thể xả bỏ thân tâm thì sanh tử quyết định không thể cắt đứt.

Từ vô thủy đến nay, chúng ta mê lầm trong thất tình lục dục, mãi lẫn quẩn trong âm thanh sắc tướng, không biết chân tâm thường trụ, nên phải trầm luân, lặn hụp trong biển khổ. Nay, chúng ta đều biết rõ mọi việc trên thế gian đều là khổ não, nên phải tận tình xả bỏ, quyết định tu hành thành Phật.

Ngày thứ sáu.

Lần tham gia đả thất này, theo tôi nhận thấy thì nam nữ sơ phát tâm chiếm đa số, nên quy củ phép tắc đều không hiểu. Vì vậy, mỗi động tác đi đứng nằm ngồi, đều làm phiền những người đang ngồi thiền. Nhưng, Ngài trụ trì rất từ bi, giúp đỡ chúng ta mau thành tụu đạo nghiệp. Quý thầy Ban Thủ cũng phát đạo tâm vô thượng, lãnh đạo dẫn dắt, khiến chúng ta tu trì đúng như pháp. Đấy là cơ hội khó gặp trong muôn kiếp. Chúng ta phải dõng mãnh tinh tấn tham khán tu hành.

Bên trong, luôn đề khởi câu thoại đầu 'Ai đang niệm Phật', hay 'A Di Đà Phật'. Chớ khởi tâm tạp loạn, tham lam sân hận si mê. Phải khiến pháp tánh chân như được hiển lộ.

Bên ngoài, phải giữ giới không giết hại, cố gắng phóng sanh, đem mười việc ác chuyển thành mười việc lành. Chớ ăn thịt uống rượu, say sưa từ sáng đến tối, tạo bao nghiệp tội. Nghiệp ác nếu tạo quá nhiều thì nhất định sẽ đọa địa ngục. Nếu vun bồi nhiều nghiệp lành thì phước lợi sẽ tự đến. Nên nhớ rằng hạt giống Phật chỉ khởi lên khi duyên lành đầy đủ. Chư cổ đức thường dạy: "Các việc ác chớ làm. Hãy làm tất cả việc thiện. "

Nếu xem lại nhân duyên mà vua Lưu Ly giết hại dòng họ Thích Ca thuở xưa, thì chư vị sẽ hiểu rõ hơn.

Gần đây, trên thế giới, luôn bị thiên tai hoạn nạn. Nghiệp sát hại nặng nề, đều do quả báo xấu đã tạo thuở xưa. Chúng ta phải luôn khuyên người thế tục nên giữ giới không sát hại, phải ăn chay niệm Phật. Đó chính là chúng ta tự giúp mình tránh quả báo xấu trong nẻo luân hồi. Chư vị hãy nên tin tưởng thực hành, trồng nhân lành thì sẽ thành tựu Phật quả.

Ngày thứ bảy.

"Đời phù du như mộng

Huyễn chất không bền chắc

Nếu không nương Phật từ

Làm sao siêu thăng được?"

Trong cuộc sống như huyễn như mộng, chúng ta điên điên đảo đảo, không biết sự cao siêu của đạo Phật, không nghĩ đến việc thoát ra khỏi sanh tủ. Thăng trầm trong nghiệp lành nghiệp ác, nên tùy theo chúng mà thọ quả báo. Vì vậy, người thế gian, làm lành thì ít, mà tạo nghiệp ác lại nhiều. Bố thí thì ít. Tham tiền thì nhiều. Trôi lăn trong sáu đường. Khổ sở muôn trùng. Có người vừa được sanh ra liền chết, hoặc sống vài tuổi rồi chết, hay chết khi tuổi cao. Như thế, không thể tự chủ được. Nay nương nhờ oai lực từ bi của chư Phật, mới biết được cách thức tu hành để thoát ra khỏi biển khổ sanh tử, đạt đến bờ giác.

Từ bi nghĩa là thấy tất cả chúng sanh, bị bao thống khổ, nên chư Phật khởi tâm thương xót cứu hộ, khiến chúng xa rời khổ nhọc, đạt được an lạc.

Hỷ xả tức là thấy chúng sanh tạo bao công đức, hoặc phát khởi tâm lành, nên đều khen ngợi vui theo. Đối với tất cả mọi cầu nguyện của chúng sanh, chư Phật đều tùy theo tâm thành mà gia hộ cho.

Lúc đức Thế Tôn còn tu hành tại nhân địa, Ngài hành hạnh Bồ Tát xả đầu não xương tủy. Vì vậy Ngài thường bảo: "Trong cõi tam thiên đại thiên thế giới, không có hạt bụi nào mà không phải là thân thể xương tủy của ta thí xả."

Nay, chư vị nên nỗ lực, giữ chặt câu thoại đầu, đừng để thời gian trôi qua uổng phí.

Giải thất.

Chúc mừng chư vị đã tham gia hai tuần thiền thất được viên mãn, công đức đầy đủ. Vậy, chúng ta hãy mau giải thất. Người xưa bảo: "Vốn không có kiết thất, giải thất, chỉ tham khán thoại đầu đến khi nào khai ngộ thôi."

Hôm nay, dầu chư vị đã ngộ hay chưa khai ngộ, phải luôn tuân theo quy củ. Trong thời gian dụng công, không phân biệt sáng tối, ngày đêm, mục đích chỉ vì khai ngộ, nhằm đào tạo nhân tài cho Phật giáo. Nếu bị hôn trầm mê muội, chỉ khiến thời gian trôi qua vô ích, thì thật sự bỏ dịp hiếm có. Nay, đại lão hòa thượng trụ trì cùng quý thầy Ban Thủ, thể theo quy củ, kiểm nghiệm công phu tu hành của chư vị. Hy vọng đừng nói lời tạp nhạp, chỉ nên chân thật đối đáp rõ ràng công phu của mình cho chư hòa thượng chứng minh. Cổ đức bảo: "Tu hành trong ba đại kiếp. Ngộ đạo chỉ trong sát na."

Công phu nếu đắc lực thì trong khảy móng tay, liền giác ngộ. Xưa kia, thiền sư Gia Giác, có một nữ đệ tử thường thích tham thiền. Ngài dạy cô tham quán câu: "Để cho nó đi."

Cô ta y theo lời dạy, hành trì không thối chuyển. Ngày nọ, nhà bị cháy, cô bảo: "Để cho nó đi."

Lần khác, khi có người chạy đến nhà báo tin con của cô bị chết đuối, cô ta cũng bảo: "Để cho nó đi."

Muôn duyên đều xả bỏ, y theo lời dạy mà tu hành. Một hôm khác, chồng cô đang đốt lò chiên bánh, cô liền đổ dầu vào chảo, làm vang tiếng 'Xèo'. Nghe tiếng đó, cô ta chợt ngộ đạo. Cô bưng chảo dầu ăn đổ xuống đất, vỗ tay, cười to. Người chồng tưởng cô điên, nên mắng: "Sao bà làm thế? Bà điên rồi à!"

Cô đáp: "Để cho nó đi", rồi đến gặp thiền sư Gia Giác cầu chứng minh. Thiền sư Gia Giác ấn chứng cho cô ta đã chứng quả thánh.

Hôm nay, chư vị nếu ngộ được điểm nào, hãy nên bước ra.

(Nói xong, Ngài đi ra thiền đường. Kế đến, lão pháp sư Ứng Từ cùng vài vị tăng ra giảo nghiệm thiền khách. Sau khi chỉ tịnh, Ngài trở vào thiền đường, chỉ giáo đại chúng.)

Hồng trần loạn lạc, phố xá náo nhiệt, phiền toái. Ai lại có công phu và tâm tư đến đây tĩnh tọa, tham quán thoại đầu? Chỉ có chư vị, người Thượng Hải, căn lành thâm hậu, mới làm được thôi. Nay, nhờ nhân duyên thù thắng, mới gặp được pháp hội này.

Từ xưa, Phật giáo Trung Quốc tuy có các tông phái như Luật tông, Tịnh Độ tông, Mật Tông v.v... Nhưng nếu nghiên cứu kỹ càng thì pháp của tông môn vuợt hơn hết. Trước kia tôi đã nói rồi. Tiếc rằng gần đây Phật pháp suy vi, hiếm thấy nhân tài xuất hiện. Thuở xưa, tôi đã từng đi tham bái các nơi, thấy rõ việc tu hành ngày nay khác xa khi xưa. Nói đến đây, tôi rất xấu hổ. Nay nhờ ngài Trụ Trì và quý thầy trong chùa, từ bi, mời tôi ra trước. Nên nhớ, lão pháp sư Ứng Từ có đủ tài đối đáp. Ngài là vị thiện tri thức, kiêm thông tông giáo, chân chánh là bậc tiền bối. Tôi bất tất chỉ ra phụ giúp Ngài thôi. Hiện tại, tôi không làm được ích lợi gì hết.

Cầu mong chư vị hãy tinh tấn tiến bước, đừng khởi tâm thối lui. Tổ Quy Sơn bảo: "Hận cho mình sanh nhằm thời tượng pháp, thánh đạo đã suy vi, Phật pháp giảm dần, nhiều người giải đãi, làm biếng. Tôi không ngại đưa ra cái nhìn thô thiển của mình cho những kẻ hậu lai."

Ngài Quy Sơn Linh Hựu, người Phước Kiến, thân cận thiền sư Bá Trượng, phát minh được tâm địa. Tư Mã Đầu Đà tại Hồ Nam, thấy địa thế núi Quy Sơn rất tốt, là nơi xuất sanh ra một ngàn năm trăm vị thiện tri thức. Khi đó, dưới tòa Bá Trượng, ngài Linh Hựu làm điển tọa. Vừa thấy ngài Linh Hựu, Tư Mã Đầu Đà liền biết đây là chủ nhân của núi Quy Sơn, nên thỉnh ngài Bá Trượng cho vời Linh Hựu qua núi Quy Sơn khai sáng. Phật pháp khi ấy nằm trong thời tượng pháp, thuộc đời Đường. Thế nhưng, ngài Linh Hựu lại tự than trách là mình sanh không nhằm thời, khó mà sáng đạo được.

Nay, chúng ta sống cách xa đời ngài Quy Sơn cả một ngàn năm. Không những đời tượng pháp đã hết, mà đời mạt pháp lại qua lâu rồi. Người có căn lành ngày càng ít ỏi. Tín tâm của chúng ta từ từ thối thất, không dám hạ thủ công phu, nên quả vị Phật không thời kỳ chứng đắc. Tuy tin Phật thì đông, nhưng kẻ chân thật tu hành lại quá ít.

So sánh sơ lược, thời Hàm Đồng (1851-62), các chùa chiền tự viện đều bị phá hoại. Dưới miền xuôi tam giang, chỉ còn có chùa Thiên Đồng là được bảo toàn. Đến năm Thái Bình, chư vị trưởng lão từ núi Chung Nam, xuống trùng hưng lại các tự viện. Khi đó, các ngài chỉ có một bình bát và giỏ tre. Sau này, Phật pháp dần dần hưng thịnh trở lại. Chư tăng bắt đầu mang đầy hành lý. Cho đến hôm nay, chư tăng còn mang theo cặp táp, rương cáp, đủ thứ cả. Đối với sự chân chánh hành trì Phật pháp, một điểm nhỏ cũng không nghĩ tới.

Xưa kia, thiền sinh muốn đi tham phương cầu đạo, phải lội bộ nhọc nhằn. Ngày nay, có xe lửa, xe hơi, tàu bè, máy bay. Vì thế, chỉ lo hưởng phước, không muốn chịu khổ. Đa số đều phóng dật, làm biếng. Tuy các Phật học viện cũng tùy thời mà huấn luyện, dạy dỗ tăng chúng, khiến đoàn thể chư tăng ngày càng đông, nhưng đối với sự tu hành căn bản thì ít ai chịu xoay nhìn lại. Ngày ngày, từ sáng đến tối, chỉ cầu tri giải, không cầu tu chứng, chỉ vì không biết rằng pháp tu chứng là chìa khóa, giải quyết mọi vấn đề. Trong Chứng Đạo Ca, ngài Vĩnh Gia Huyền Giác bảo:

"Hãy bám gốc, chớ giữ ngọn

Như hạt lưu ly thanh tịnh chứa bảo nguyệt

Ôi! Thời mạt pháp, cõi đời ác trược

Chúng sanh phước kém, khó điều phục

Xa rời thánh giáo, tà kiến thâm trọng

Ma cường pháp nhược, nhiều oán hận

Nghe môn đốn giáo của Như Lai

Hận không diệt trừ đập nát

Làm tại tâm, họa tại thân

Chẳng nên gieo oán hờn cho kẻ khác

Nếu muốn không chiêu nghiệp vô gián

Chớ phỉ báng chánh pháp luân Như Lai

Tôi sớm tích tụ nhiều học vấn

Cũng từng tham tầm học kinh luận

Phân biệt danh tướng không biết ngừng

Bị vây trong tính toán cát biển khơi

Liền bị Như Lai quở trách

Đếm trân bảo của người, có ích lợi gì."

Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác đến tham vấn với Lục Tổ Huệ Năng liền đại triệt đại ngộ. Vì vậy, Lục Tổ ban cho Ngài Vĩnh Gia pháp hiệu: "Nhất Túc Giác."

Các bậc cổ đức thường bảo tầm kinh học luận chỉ giống như vào biển đếm cát. Nhưng, pháp trong tông môn như bảo kiếm Kim Cang, chém đến vật nào thì đứt đoạn vật đó. Vật gì đụng đến lưỡi kiếm đều bị mất mạng. Thật vậy, tông môn là pháp tối thượng, cứu cánh đạt thành Phật. Như thiền sư Thân Tán, lúc trẻ, thường đi hành cước, đến thân cận tổ sư Bá Trượng, được khai ngộ. Sau đó, trở về chùa thầy mình. Thầy bổn sư hỏi: "Con xa ta, ra ngoài được sự nghiệp gì?"

Ngài Thân Tán đáp: "Bạch Thầy! Không được sự nghiệp gì hết!"

Thầy bổn sư liền bảo Ngài theo hầu. Ngày nọ, thầy bổn sư đi tắm, bảo ngài Thân Tán kỳ thân giùm. Ngài Thân Tán liền vỗ lưng thầy bổn sư và nói: "Điện Phật rất đẹp, nhưng Phật không phải là Thánh."

Thầy bổn sư vẫn chưa lãnh hội, nên xoay đầu lại. Ngài Thân Tán nói thêm: "Phật tuy không phải là Thánh mà thường phóng quang."

Ngày khác, thầy bổn sư đang ngồi dưới cửa sổ xem kinh. Có một con ong bay thẳng, đâm đầu vào cửa sổ để tìm chỗ ra. Ngài Thân Tán thấy thế nên nói: "Cả thế giới rộng rãi như thế mà không dám bay ra. Đâm thủng giấy liền thoát bao kiếp lừa."

Ngài lại nói kệ:

"Chỗ trống không muốn ra

Đâm vào cửa quá ngu

Trăm năm chui vào đó

Khi nào mới ra khỏi!"

Thầy bổn sư nghe thế liền mắng: "Con ra ngoài hành cước, gặp ai, học được gì, thấy đều chi, mà nói nhiều quá vậy?"

Ngài Thân Tán đáp: "Bạch Thầy! Từ khi ra đi, con qua dự dưới hội của tổ Bá Trượng, được Ngài chỉ dẫn đến chỗ nghỉ ngơi. Vì thầy tuổi cao, nên trở về báo đáp từ ân."

Thầy bổn sư nghe thế, nên bảo đại chúng thiết lễ trai tăng, cung thỉnh ngài Thân Tán lên tòa thuyết pháp. Ngài Thân Tán liền lên tòa, tuyên nói tông phong Bá Trượng:

"Linh quang chiếu sáng

Xa lánh căn trần

Thể lộ chân thường

Không chấp văn tự

Tâm tánh vô nhiễm

Gốc tự nhiên thành

Xa rời vọng duyên

Liền như chư Phật."

Thầy bổn sư nghe thế, vui mừng bảo: "Ta không ngờ già đến từng tuổi này mà được nghe những lời chí lý như vầy."

Do đó, thầy bổn sư liền giao chùa cho ngài Thân Tán và lễ Ngài làm thầy.

Xin hãy nghiệm xem câu chuyện này. Sao mà dễ dàng, tự tại quá!

Đã hơn mười ngày tham thiền, nhưng sao chúng ta không ngộ đạo? Lý do chính là vì không dùng tâm kiên cố, dụng công đạp đất, hoặc cho là trò chơi trẻ nít, hoặc nghĩ rằng tu trong thiền đường là đủ rồi. Không phải như thế! Người chân thật dụng công, không phân biệt động tịnh, thiền đường hay phố xá náo nhiệt, mọi nơi đều tu được cả.

Xưa kia, hòa thượng Đồ Tử, đang trên đường tìm thầy học đạo, đi ngang qua một khu chợ, đến quầy bán thịt. Lúc ấy, có nhiều người đến mua thịt. Họ đều yêu cầu phải được thịt tươi. Ông đồ tể nóng giận, phát cáu, chém một nhát dao xuống thớt, mắng: "Thịt nào không phải là thịt tươi?"

Hòa thượng Đồ Tử nghe thế, đột nhiên khai ngộ. Chứng minh rằng người xưa, không phải chỉ ngồi trong thiền đường mới dụng công.

Nay trong chư vị, không ai bước ra cho biết nhân duyên ngộ đạo. Thật có phải uổng phí thời gian lắm không?

Cung thỉnh lão pháp sư Ứng Từ và chư đại hòa thượng, tiếp tục kiểm nghiệm đại chúng."

Pháp ngữ giải thất.

Vân Công bước ra khỏi thiền đường. Lão pháp sư Ứng Từ kiểm vấn từng người. Xong, lão pháp sư Ứng Từ bảo mọi người ngồi xuống. Lúc đó, Vân Công bước vào thiền đường. Khi mọi người tĩnh tọa, Ngài lại ban lời chỉ giáo. Sau đó, đại chúng dùng trà, rồi đồng đứng dậy. Trong thiền đường, Ngài ngồi trước Phật điện, dùng cây trúc vẽ một vòng tròn và nói kệ:

"Vừa kết thất, lại giải thất

Quên mất ngày giải kết

Nhất niệm vọng duyên cảnh ngừng

Ma ha bát nhã ba la mật

Tâm cảnh tịch, thể dụng đều quy

Gốc tự sáng tròn, không ngày đêm

Sao phân nam bắc cùng đông tây

Muôn sự tùy duyên, quán tự tại

Chim hót hoa cười, trăng soi đáy

Bảo câu giải thất như thế nào?

Nghe đánh bản, liền dâng bình bát

Đế quán bát nhã ba la mật.

Giải thất."

Tại chùa Ngọc Phật, sau khi giải thất, các cơ quan đoàn thể Phật giáo ở phủ Hàng Châu, phái cư sĩ Đỗ Vi đến Thượng Hải, thỉnh Vân Công qua Hàng Châu.

Ngày chín tháng hai, Vân Công đến Hàng Châu, trú tại chùa Tịnh Từ, đứng ra làm pháp chủ pháp hội. Người quy y Ngài có hơn vài ngàn người. Chính quyền địa phương định thỉnh Ngài ở lại trụ trì chùa Tịnh Từ, nhưng Ngài cáo bịnh, không nhận. Hòa thượng Diệu Chân, pháp sư Vô Ngại ở chùa Linh Nham tại Tô Châu, thỉnh Ngài đến tổ chức pháp hội. Vân Công theo lời mời, đi Tô Châu.

Pháp sự xong, Ngài qua Hổ Khâu, lễ tháp tổ Thiệu Long, thấy tháp viện bị quan dân thổ hào địa phương xâm chiếm, bia phần mộ đá bị xóa tên, chung quanh chỉ còn sỏi đá lởm chởm. Trong những năm niên hiệu Quang Tự (1875-1909), Ngài đã từng ghé qua lễ tháp tổ. Tất cả cảnh tượng, vẫn còn hiện rõ trong ký ức. Tháp Tổ trang nghiêm khi xưa, giờ đây chỉ còn là một đống gạch vụn. Thế nên, Ngài thương lượng với quan thân sĩ thứ địa phương, cùng chư hộ pháp ở Thượng Hải, mau mắn bảo tồn, trùng tu kiến lập lại tháp Tổ. Ngài thỉnh hòa thượng Diệu Chân cùng hòa thượng Sở Quang ở Hổ Khâu, trông coi việc trùng tu tháp Tổ.

Lúc ở tại Tô Châu, Ngài qua châu Thọ Khánh ở Bán Dương, lễ tháp tổ Nguyên Thiện Kế, xem kinh Hoa Nghiêm được viết bằng máu. Ngài lại đến Nam Thông theo sự thỉnh mời của chư cư sĩ. Khi đến Lang Sơn, Ngài làm chủ pháp hội. Người thọ giới quy y có hơn vài ngàn người. Pháp sự xong, Ngài trở về Thượng Hải vào cuối tháng ba.

Tháng tư, nhận được điện tín từ Bắc Kinh, thỉnh Ngài lên kinh đô. Vào kinh thành, Ngài trú tại chùa Quảng Tế. Các đại biểu tăng già khắp nơi, lần lượt đến yết bái Ngài. Liên hội Phật giáo Trung Quốc chánh thức được thành lập. Đại hội quyết định nhiều điều quan trọng. Khi những tu sĩ bại hoại đề nghị bãi bỏ những giới luật đạo đức căn bản, như luật Tứ Phần (giới Tỳ Kheo), kinh Phạm Võng (giớì Bồ Tát), Bá Trượng Thanh Quy v.v..., Vân Công quát mắng họ và viết bài văn 'Biểu tướng tăng đồ trong đời mạt pháp'. Đại hội kết thúc, Vân Công đi Đại Đồng ở Tây Sơn, tham quan lễ bái tượng Phật đá lớn ở Vân Cương. Khi có ý định muốn rời Bắc Kinh, chính quyền địa phương khuyên Ngài nên đến Lô Sơn dưỡng bịnh.

Tháng năm, Ngài cùng thị giả Giác Dân đi về hướng nam, tạm ghé lại Võ Hán. Hòa thượng Nguyên Thành ở chùa Bảo Thông mời Ngài trú lại chùa, cùng cung thỉnh Ngài làm pháp chủ thiền thất trong hai tuần liên tiếp.

Thiền thất xong, Ngài đi Lô Sơn. Có cư sĩ Trần Chân Như đến trước, đợi Ngài tại Khuông Lô. Nơi Lô Sơn, Ngài trú tại chùa Đại Lâm. Tháng sáu, có một số tăng sĩ từ Vân Cư đến báo tin: "Lúc trước, khi quân Nhật qua xâm chiếm, thấy núi Vân Cư hiểm trở, sợ quân du kích địa phương dễ bề hoạt động, nên chúng đốt sạch toàn bộ chùa Chân Như. Nay thấy tượng đồng Phật Tỳ Lô Giá Na, nằm trong đám bụi rậm."

Ngài buồn bả khi nghe việc này. Nhớ lại, núi Vân Cư được khai sáng vào đời Đường, niên hiệu Nguyên Hòa, trải qua bao đời, là đạo tràng tối thắng của chư đại Tổ Sư. Chư tổ Đạo Dung, Pháp Ần, Liễu Nguyên, Viên Ngộ, Khắc Cần, Đại Huệ, Tông Cảo, đều từng nhậm chức trụ trì. Những vị tổ sư thường qua đó hoằng duơng Phật pháp như ngài Triệu Châu, Vân Môn, Cổ Tháp, Đồng Sơn, Viên Thông, Chân Tịnh. Các vị cư sĩ nổi tiếng cũng thường đến đó như Bạch Cư Dị, Bì Nhật Hưu, Tô Đông Pha, Hoàng Sơn Cốc, Tần Thiếu Du, Lữ Cư Nhân v.v..., nhiều không thể đếm. Đạo tràng của chư vị tổ sư trải qua bao đời, nay hoang tàn đến mức thậm tệ. Nếu không trùng tu thì sẽ bị chìm trong quên lãng.

Vì thế, Vân Công nguyện phải trùng tu lại. Trước hết, Ngài xin giấy phép từ chính quyền địa phương để sửa chữa. Sau đó, Ngài đến cất am tranh trên núi Vân Cư. Mồng năm tháng bảy, Ngài cùng với một số cư sĩ Chúc Hoa Bình v.v..., vào núi Vân Cư. Tháng chín, có một số đệ tử tỳ kheo ni, nghe Ngài đến trú tại núi Vân Cư, liền tìm đường đến. Họ đi bằng thuyền và xe lửa để đến núi trong vòng nửa tháng. Cỏ rậm cao ngất, không có đường lộ cho người ngựa đi, nên họ men theo đường lộ hướng tây để leo lên núi. Trèo lên núi khoảng hai mươi dặm, họ đến Thạch Môn, nơi đã được khai hoang rộng rãi. Rồi từ từ, họ tiến vào chùa. Đầu tiên họ thấy tường vách đổ tan, hoang vu tàn rụi. Gặp một thiền sinh chỉ chỗ ở của Ngài, tức nơi am tranh. Họ cúi mình bước vào, thấy Ngài đang ngồi thiền trên băng ghế dài, trạng như nhập định. Ngài mở mắt ra, nói: "Tại sao chư vị khổ nhọc, lên đến tận đây?"

Họ thành thật kể lại lý do. Ngài lại nói tiếp: "Lúc mới lên, chỉ có bốn vị tăng, ý muốn kết am cỏ làm lều trú ngụ, chứ không muốn thọ nhận thêm đệ tử. Chưa đầy một tháng, đã có năm mươi vị lên đây ở. Bên ngoài am tranh, có vài ngôi nhà đổ nát. Chư vị đã đến đây, thì thôi hãy đến đó mà tạm trú trong vài mươi ngày."

Am tranh của Ngài cách chùa khoảng nửa dặm, nằm về hướng tây bắc. Vân Công thích ngồi thiền tĩnh tọa nơi đó, lại có ý muốn trồng trọt rau cải cho tăng chúng trong vùng đất chung quanh. Sau tháng mười, tăng nhân khắp nơi, đổ dồn về thêm. Khẩu phần ăn của mỗi người dần dần giảm xuống còn hai chén cơm một ngày. May mắn, có cư sĩ Giản Ngọc Giai ở Thượng Hải, cúng dường tiền mua lương thực. Tăng chúng trên núi sống tạm qua mùa đông. Lúc ấy, Vân Công dự định sẽ khai khẩn đất hoang, cấy lúa trồng rau, cùng kiến lập, trùng tu lại chùa chiền. Mùa đông, Ngài được chùa Nam Hoa tại Triết Giang thỉnh đến truyền giới pháp.

Dân Quốc năm thứ 43, 115 tuổi. (1954/55)

Mùa xuân, Vân Công ở tại Vân Cư. Đầu tiên, Ngài trù liệu sửa sang đại điện để đặt tượng Phật Tỳ Lô Giá Na, do hoàng thái hậu đời Minh, niên hiệu Vạn Lịch ban chiếu đúc. Vì mái chùa lợp bằng thiếc, nên không thể chịu đựng được những cơn gió lốc trên đỉnh núi. Thế nên, Ngài họp đại chúng lại, cùng nhau làm ngói thiếc, đúc hai quả chuông đồng, xây bốn lò nấu cơm cho ngàn tăng chúng. Bấy giờ, chư tăng và người tục trên núi có vài trăm vị, mà trong đó lại có rất nhiều thợ nề, thợ gốm, thợ đúc v.v... Tăng tục, bạn đạo trong và ngoài nước liên tiếp gởi thơ viếng thăm, cùng cúng dường tịnh phẩm rất nhiều. Có người, có đất, có tiền, việc trùng tu tự viện tiến triển thuận lợi, dễ dàng. Vân Công phân chia tăng chúng ra làm hai nhóm. Một nhóm lo về công trình thổ mộc, kiến tạo chùa viện. Một nhóm lo về công việc khai khẩn đất hoang, trồng trọt. Đại chúng đều hăng say thi hành làm việc. Mùa hè, khoảng tháng năm, tháng sáu, pháp đường được kiến lập, trên có xây lầu chứa tạng kinh, hai bộ Thích Sa và Tần Già. Nhóm khai khẩn đất hoang, mở rộng khoảng sáu mươi mẫu đất, trồng lúa, trồng rau, nuôi tăng chúng, thể theo quy củ của tổ Bá Trượng dạy. Mùa thu, vào tháng bảy, kiến lập được phòng ốc chư tăng. Trên lầu, dưới lầu, hơn hai mươi phòng, khiến tăng chúng an ổn tu hành. Lại xây cất nhà bếp, nhà cầu, nhà chà gạo v.v... Vân Công vẫn ở tại am tranh xưa.

Phương trượng chùa Nam Hoa là Bổn Hoán cùng sáu tỳ kheo ny ở Thái Bình Liên Xã, đồng lên núi lễ bái Ngài. Họ thấy có một quả chuông đồng bể, nằm trong bụi cỏ, nên hỏi han. Ngài trả lời: "Đây là vật cổ của núi, tên là 'Chuông tự ngân vang'. Trải qua bao đời, mỗi lần có chư tổ sư đến núi thì chuông tự nhiên ngân vang tiếng. Lúc quân Nhật chiếm đóng, đốt rụi núi, thì lầu chuông bị cháy, chuông rớt xuống đất bị nứt bể, nay tự nhiên nối ráp lại."

Chúng tăng kiểm xem, thấy những lằn nứt chạy dài từ dưới lên, tự nhiên lần hồi đắp vá lại. Ngài nói thêm: "Đợi chuông tự vá đắp xong thì treo lên lầu các như xưa."

Ngài dẫn họ đi xem khu vườn tre trúc rậm rạp. Đại chúng trồng lúa, trà rau quả, các cây sam lớn, cùng cây ngân hạnh. Ngài chỉ tay bảo họ: "Đây là loại trái bách quả, ruột trống không."

Pháp sư Bổn Hoán ở lại mười ngày. Vân Công chặt vài cây trúc làm thiền bản, và tự thân khắc kệ trên đó, để tặng cho chư đệ tử ở Hồng Kông và Quảng Đông. Tháng mười một, am tranh của Ngài bị cháy. Đại chúng thấy thế, thỉnh Ngài vào trú trong phòng xá mới xây. Ngài đáp: "Thầy thích ở chỗ tao nhã cổ kính này."

Ngài lại lấy rơm rạ lợp thành am thất trú ẩn.

Trong năm, có điện tín từ Bắc Kinh gởi đến, thỉnh Ngài ra bắc. Ngài cáo bệnh, không đi được. Cuối năm, Ngài khai mở thiền thất.

Dân Quốc năm thứ 44, 116 tuổi. (1955/56)

Mùa xuân, việc kiến tạo điện đường, ngày một tăng gia. Nhà bếp, nhà ăn, phòng xá, liêu đường, thiền đường v.v..., từ từ xây xong. Mùa hạ, liên hội Phật Giáo tại Bắc Kinh khai mở đại hội khoáng đại. Ngài vì bận công việc xây cất chùa chiền nên không thể ra bắc được. Mùa thu, vài mươi người đệ tử của Ngài từ khắp nơi đến núi, trong đó có những vị chưa thọ giới cụ túc. Vì vậy, họ thỉnh cầu Ngài truyền giới. Lúc bấy giờ, Ngài nhận thấy chưa đủ phương tiện để truyền giới, nhưng muốn khiến người phát tâm tu hành được thành tựu, nên Ngài chỉ truyền giới cho những vị hiện đang trú trên núi, mà không thông báo đàn truyền giới ra bên ngoài. Việc đầu tiên là Ngài xin giấy phép của liên hội Phật Giáo tại Bắc Kinh, định trong khoảng rằm tháng mười sẽ làm lễ truyền giới. Tăng chúng tại các danh sơn, tự viện, tịnh thất, am tranh ở các tỉnh, nghe tin liền kéo nhau đến cầu giới. Mới đầu có khoảng hơn một trăm vị, rồi từ từ tăng lên hơn ba trăm vị. Cộng chung với chư tăng trên núi, cả thảy hơn năm trăm vị. Lo việc ăn uống cho tất cả tăng chúng trong hoàn cảnh đó, thật rất khó khăn.

Vài tháng gần đây, tại Thượng Hải, hội Thiên Chúa Giáo cùng hội Thanh Niên Phật Giáo, bị nhiều chuyện rắc rối. Để cản trở việc phát tâm tu hành của những người cầu thọ giới, chánh quyền tỉnh Cam Túc đánh điện cho chánh quyền tỉnh Giang Tây (đang quản lý núi Vân Cư), phao vu rằng có những kẻ đầu sỏ, ngoại đạo, giả mặc áo tăng bào, đã đến Vân Cư, cầu xin thọ giới v.v...

Vân Công nghe thế, phòng ngừa rất thận trọng. Cơ quan trị an địa phương cho quân vây quanh chùa mãi. Bấy giờ, những người cầu giới đã vào núi hết, nếu từ chối không cho thọ giới thì trái với lời Phật dạy, còn nếu truyền giới cho tất cả tăng chúng thì không thể sống an ổn trong tình thế hiện tại. Thế nên, Ngài y theo kinh Phạm Võng phẩm 'Phương Tiện Tự Tạm Thọ Giới', để dạy người cầu giới, rồi thuyết rõ mười giới, cụ túc giới, ba loại giới pháp, trải qua mười ngày liên tiếp, mệt nhọc vô cùng. Sau đó, Ngài khuyên tăng chúng, nên trở về quê quán, y chiếu giới kỳ, tạm tự thọ giới. Truyền giới xong, Ngài ban phát giới điệp, rồi giữ lại hơn một trăm vị, y theo pháp mà nhập đàn truyền giới. Sau đó tuyên bố chấm dứt. Vì duyên pháp bị chướng ngại, nên thời thời không được yên. Kỳ truyền giới hoàn mãn, Ngài liền kết một tuần thiền thất.

Năm đó, khai khẩn đất hoang, trồng lúa, trồng rau, được hơn một trăm bốn mươi mẫu. Trong vùng đó, có rất nhiều loại cây ăn trái, hoa quả, trà ướp v.v... Mảnh đất hoang vu được biến thành nơi trồng trọt trù phú, khiến những kẻ bên ngoài dòm ngó.

Cơ quan địa phương thiết lập trạm Nông Lâm Nghiệp trên núi, bắt chư tăng ghi khai hộ tịch, hầu chiếm lấy mảnh đất trù phú mà chùa mới vừa khai khẩn, tức cắt đi nguồn lợi tức sanh sống của tự viện. Chúng tịch thâu hết rau quả, trái cây. Chúng cũng đo lường tính toán phạm vi đất chùa.

Lúc đầu, Vân Công cố ẩn nhẫn. Kế tiếp, chúng lại chiếm luôn am tranh, đuổi Ngài vào núi. Ngài liền đánh điện lên Bắc Kinh, thuật lại những sự việc đã và đang xảy ra. Ngay sau đó, chính quyền địa phương được lịnh từ Bắc Kinh là phải hoàn trả ngay lại tất cả đất đai chùa khai khẩn, quản lý. Chúng không dám không tuân lệnh thượng cấp, nên phải thi hành mệnh lệnh trên. Vì bảo rằng Ngài chèn ép áp bức, nên chúng sanh sự, tạo bao chướng ngại, làm mọi ma sự.

Khi ấy, đệ tử của Ngài ở khắp nơi, đổ dồn về núi ngày một thêm đông, gần cả một ngàn năm trăm vị. Các phòng xá vừa xây cất đều không đủ chỗ cho chư tăng ở nên phải dựng chòi lá xung quanh núi mà trú ngụ. Chư tăng khắp nơi, ngàn dặm tìm đến, học đạo với Ngài. Vì quá đông, nên đại chúng thỉnh Ngài phương tiện, quy định thời gian thuyết pháp mỗi ngày. Ngài đều hứa khả. Bắt đầu ngày mười một tháng ba, nơi giảng đường, Ngài phương tiện thuyết pháp. Trong những lần đó, Ngài thường viện dẫn gương tu hành của các bậc tiền bối, cùng mọi sự việc liên quan đến hoàn cảnh hiện tại, và khai thị pháp yếu, cách thức tu hành cho những vị tại gia. Ngài lại nói đến những biến cố vừa xảy ra cho mọi người hiểu rõ, công việc đồng áng v.v... Không việc chi Ngài không bàn đến. Chư đệ tử ghi chép lại lời Ngài đầy đủ.

Dân Quốc năm thứ 45, 117 tuổi. (1956/57)

Mùa xuân, Ngài kiến lập đại điện, điện Thiên Vương, lầu Hư Hoài, lầu Vân Hải, lầu chuông trống, cùng các điện đường, phòng xá. Mỗi mỗi tuần tự hoàn thành. Trong việc trùng tu Vân Cư, Ngài chiếu theo khuôn phép mô hình chùa Cổ Sơn, Nam Hoa, Vân Lâu. Tùy theo đất đai, phương hướng mà xoay sở biến hóa. Trước chùa có hồ Minh Nguyệt, hình tròn giống như mặt trăng, đường kính khoảng một trăm thước. Mỗi khi mặt trời lên, ánh sáng vàng tỏa khắp, phản chiếu điện đài. Phía bắc của hồ, Ngài kiến lập cổng tam quan. Đi thẳng vào là chánh điện Tứ Thiên Vương. Đi vào nữa thì gặp Đại Hùng Bảo Điện. Đằng sau là pháp đường cùng lầu các chứa tạng kinh. Đi qua vườn cây thì thấy đảnh Long Châu, khí thế hùng vĩ. Phía đông chùa có trai liêu Á Bộ, điện đường Báo Ấn, nhà khách, nhà bếp, trai đường, Diên Thọ đường, Tổ đường. Phía tây có liêu phòng Như Ý, Tây Quy đường, Công Đức đường, Vãng Sanh đường, Thượng Khách đường, phòng Duy Na, Thiền đường, phòng giám trực. Đằng sau là phòng phương trượng. Phòng xá lớn nhỏ có khoảng bảy tám mươi căn. Chung quanh chùa có những tượng đá A La Hán, rất trang nghiêm đẹp đẽ.

Xưa kia, lúc trú tại Vân Cư, Tô Đông Pha có nói: "Vân Cư là cảnh đẹp nhất trần gian."

Từ lúc Vân Công trở về núi, đã qua ba năm, lâu đài Phật quốc được xây cất liên tục, bảo tồn di tích đời Đường, Tống. Đây do đạo hạnh sâu dày của Ngài, cảm động đến Long Thần Hộ Pháp, gia hộ cho bao duyên pháp đều được thành tựu. Thật không thể nghĩ bàn. Trong mùa xuân và hạ năm đó, đại chúng trú trên núi khoảng hai ngàn người. Có rất nhiều nhân tài về kiến tạo, xây cất, cùng học giả nông lâm nghiệp. Thế nên, tất cả công trình xây cất, trồng trọt, đều hoàn thành mau chóng.

Việc kiến lập trùng hưng tổ đình xưa nay, Ngài chưa từng phan duyên, cầu cạnh người, mà duyên pháp tự đến. Thật không thể nghĩ bàn. Việc xây cất trùng tu lại chùa Vân Cư, thiện tín mười phương đồng tùy hỷ cúng dường. Đại chúng cùng nhau dõng mãnh thi công kiến thiết.

Đệ tử Khoan Huệ ở Hồng Kông, nghe Ngài đang xây lại chùa chiền, liền mở pháp hội Dược Sư, quyên được cả mười ngàn đồng. Thương kiều ở Bắc Mỹ, bà Chiêm Lệ Ngô, chưa từng gặp mặt Ngài, cũng cúng dường cả mười ngàn đồng. Cư sĩ Ngô Tánh Thí ở Thượng Hải, lên núi lễ bái Ngài. Lúc lên núi, thấy đường lộ cheo leo ngoằn ngèo, nên ông phát nguyện cúng dường một trăm ngàn đồng để sửa chữa đường xá.

Ngài đã trùng tu, kiến lập lại vài mươi ngôi tự viện phạm sát lớn nhỏ trong toàn quốc. Lúc nào cũng thế, một mình Ngài chống tích trượng lên núi hoang. Khi công trình xây cất sửa sang hoàn thành thì Ngài lại giao cho chư tăng, rồi một mình chống gậy xuống núi. Việc xây cất các tự viện trên núi Vân Cư, dường như luôn có Long Thần Hộ Pháp gia hộ. Kể từ lúc khởi đầu công việc xây cất, đến nay đã trải qua hai ba mùa thu rồi, mà muôn việc lành đều đến, chùa chiền luôn được tín thí bốn sự cúng dường. Người người đều mong Ngài 'An Cư' nơi Vân Cư.

Tháng chín, mùa thu, khi sửa sang hồ Minh Nguyệt cùng đào suối Thanh Khê, tìm được một tảng đá lớn, ghi khắc lại vài câu kệ của thiền sư Phật Ần. Ngài Phật Ần, lúc còn làm trụ trì tại Vân Cư, có thi sĩ Tô Đông Pha thường lui tới, vào núi hầu chuyện. Ông Tô Đông Pha thường ngồi trên tảng đá đó, bên cạnh con suối. Sau này, Vân công cho xây cây cầu để kỷ niệm, tên là Đàm Tâm Thạch (tức tảng đá đàm đạo về tâm), và cây cầu Phật Ần.

Lúc đó, bốn chúng hơn hai trăm người, khai khẩn trồng trọt hơn một trăm tám mươi mẫu, dọn được khoảng bảy mươi mẫu đất để trồng thêm hoa màu cây trái. Vì vậy, thu hoạch đầy đủ thực phẩm cho đại chúng dùng. Năm đó thu hoạch được khoảng hơn bốn mươi ngàn năm trăm ký lúa, hơn sáu mươi ngàn ký lương thực, cùng cây trái, rau quả, trà ướp v.v... Từ đó, đại chúng luôn tích cực khai khẩn thêm đất hoang, trồng vườn, mới có thể nuôi được cả năm trăm tăng chúng thường trú.

Tháng chạp, Ngài khởi thiền thất trong hai tuần liên tiếp. Chùa Nam Hoa ở Triết Giang, chùa Đại Dong ở Quảng Châu, chùa Định Quang ở Trưong Đinh, chùa pháp Luân ở Ninh Hóa, đều lần lượt cung thỉnh Ngài đến truyền giới pháp.

Dân Quốc năm thứ 46, 118 tuổi. (1957/58)

Thể theo lời thỉnh cầu của cư sĩ họ Ngô, việc sửa chữa đường đi lên núi từ bến đò Trương Công, đã bắt đầu khởi công từ mùa đông năm ngoái. Con lộ rộng khoảng sáu thước, dài mười tám dặm, vòng quanh sườn núi, chót vót cheo leo. Dưới chân núi có giòng suối lớn. Lại trùng tu cầu cây, giúp người qua bến. Nơi đó có cầu Long Vương, cầu Thu Vân, cầu Vân Ầm, trạm Quy Thủy v.v... Trong mùa thu, sau khi công trình xây dựng hoàn tất, Vân Công khắc ghi lại sự tích của cầu Phi Hồng ở ải Triệu Châu.

Tháng sáu, cơ quan Nông Lâm Nghiệp địa phương thấy tăng chúng ở núi Vân Cư khai khẩn đất hoang, trồng trọt, thu hoạch được mùa, nên rất thích vùng đất này. Chúng hủy bỏ chuẩn ước năm 1953, cho phép thành lập nông trường Tăng Già, mà tự thiết lập riêng nông trường khai khẩn đất hoang trên núi. Chúng sai hơn hai mươi tên lên núi, chiếm lấy tất cả đất đai khai khẩn của chùa và tịch thâu trà cây hoa quả. Sau đó, chúng lại chiếm luôn am tranh của Vân Công, ra lịnh cho Ngài phải lập tức rời núi. Ngài không thể cứu vãn được tình thế, bèn đánh điện trình báo lên Bắc Kinh. Vài ngày sau, chính quyền địa phương được lịnh trả lại tất cả tài sản đất đai khai khẩn, trồng trọt cho tăng chúng. Tuy phải theo lịnh thượng cấp, nhưng chúng rất oán ghét Vân Công vì cho rằng Ngài ỷ lại thế lục quen biết thượng cấp, câu thông trong ngoài, mà chèn ép chúng. Thật ra, chúng muốn gieo họa cho Ngài lúc nào mà chẳng được!

Trong tháng, thầy trụ trì chùa Vân Cư là Hải Đăng, khai giảng kinh Pháp Hoa, cùng tuyển chọn ba mươi thanh niên tăng, thành lập viện nghiên cứu Phật học, để đào tạo tăng tài.

Dân Quốc năm 47, 119 tuổi. (1958/59)

Mùa xuân, toàn quốc bị ảnh hưởng 'Phái Hữu'. Chính quyền đương thời phát động 'Đại hội học tập cho các đoàn thể Phật giáo tại Hán Khẩu'.

Họ chỉ định chư tăng trụ trì các chùa chiền tụ viện, cùng vị tăng tri sự, phải đến tham dự. Vân Công viện lý do già bịnh nên khước từ không đến. Thầy Bổn Khoán, trụ trì chùa Nam Hoa, thầy Truyền Sĩ, tri sự chùa Vân Cư, thầy Phật Nguyên, trụ trì chùa Vân Môn, cùng các thầy Kiến Tánh, Ần Khai v.v..., bị chính quyền kết tội là theo phái hữu, và bị ép bức phải đấu tranh, tố cáo Ngài, nhưng tất cả đều bất khuất, không làm theo uy quyền. May mắn cho họ, chính quyền chưa định giáng họa gì. Kể từ đó, một nhóm có thành kiến với Ngài xưa kia, nay gặp dịp thuận tiện, nên tìm cách hãm hại. Chúng viết ra mười tội trạng của Ngài, nào là tham ô, phản động, tụ chúng, giả bộ đạo đức, truyền giới pháp sai lầm v.v...Những lời vu khống đó, đau đớn thay, lại phát xuất từ cửa miệng của một nhóm người tự xưng là tăng sĩ.

Từ lúc Vân Công về trụ trì tại chùa Vân Cư, chính phủ Bắc Kinh có phát tiền trợ cấp mỗi tháng là một trăm đồng, mà Ngài đều từ chối và trả lại tất cả, nhưng vẫn nhận sự cúng dường của tín chúng. Bên ngoài chùa Nam Hoa, Vân Môn, Vân Cư, đều dán bích chương bảo Ngài: 'Ông già ngoan cố, bóc lột, phải được đấu tranh, tẩy nảo, cải tạo', cùng các bích chương vu khống tội lỗi.

Bốn chúng đệ tử muốn đính chính những sự việc vu khống này, nhưng Ngài không cho phép. Việc này kéo dài cả hai tháng, không kết quả gì. Đại hội học tập ở Hán Khẩu cũng giải tán. Những vị đệ tử thủ cựu, đắc lực, đều bị chính quyền bắt hay đi phân tán hết, còn Ngài thì bị chính quyền địa phương bắt ở riêng rẽ tại một nơi cố định. Qua một hai tháng sau, cũng không có tin tức chi. Sau này, nhận được tin từ Bắc Kinh, cho biết rằng trong kỳ đại hội học tập ở Hán Khẩu, những điều vu khống Ngài đều vô căn cứ. Khi bản văn tố cáo tội trạng của Ngài đưa lên tới các nhân vật cao cấp ở Bắc Kinh xét xử thì họ lại ra lịnh cho chính quyền địa phương không nên bài trừ Ngài.

Vì vậy, Ngài thoát khỏi họa, chuyển nghịch cảnh thành thuận cảnh. Ngày mười lăm tháng chín, trưởng ty công an Trương Kiến Dân, dẫn hơn một chục tên công an, đến am tranh của Ngài lục soát, chẳng tìm được gì, trừ những công văn từ Bắc Kinh gởi đến. Chúng tịch thu hết những văn kiện, giấy tờ, kinh điển v.v..., mà không thèm hoàn trả lại. Thỉnh cầu vài lần mà chúng vẫn không đưa lại.

Ngày mười sáu tháng chín, Ngài tập họp bốn chúng nơi chánh điện để kể rõ mọi sự tình vừa xảy ra.

Trải qua bao tháng trường bị nhiều điều ưu phiền hoạn nạn, bịnh trạng của Ngài, ngày một tăng thêm. Năm trước, khi lễ Phật, Ngài không cần người giúp. Năm nay, mỗi lần lễ Phật là phải nhờ thị giả trợ giúp. Việc này dự báo rằng huyễn duyên của Ngài sắp hết!

Ngày nọ, Ngài gọi hai vị thị giả đến, dặn dò di chúc. Ngày mười chín tháng mười, Ngài ra chánh điện thuyết bài pháp cuối cùng cho đại chúng.

Dân Quốc năm thứ 48, 120. (1959/60)

Mùa xuân, Vân Công thọ đến một trăm hai mươi tuổi, đồng với tuổi thọ của tổ Triệu Châu thuở xưa. Thế nên, chư đệ tử trong và ngoài nước, các đoàn thể dự định sẽ lần lượt tổ chức lễ chúc thọ cho Ngài. Sau khi nhận được điện tín của họ, Ngài liền viết thư trả lời, đại ý là không muốn họ làm lễ chúc thọ cho Ngài. Đại khái như sau:

"Việc sống chết, tôi chưa biết ra sao. Ngày sinh nhật vẫn còn xa lắm. Nay biết được hậu ý của lão cư sĩ họ Ngô, định làm lễ chúc thọ cho tôi. Tôi đã viết thơ cảm ơn ông có lòng thương tưởng nghĩ đến. Trộm nghĩ, nghiệp xưa đốc thúc, chìm nổi như sóng ba đào. Một làn gió nhẹ thổi đến, thân này tan thành bụi. Chưa liễu ngộ được gì. Niệm niệm thẹn thùng xấu hổ vì hư danh. Trăm năm khổ nhọc nếm bụi trần trong cơn mộng huyễn, thì cớ gì phải lưu luyến! Lại nữa, có sanh tức phải có tử. Người trí sớm tỉnh ngộ, nhất tâm tu hành, tinh tiến trên đường đạo, như cứu lửa cháy trên đầu, thì có thời giờ đâu mà bày biện như người thế tục!

Hư Vân tôi cảm ơn chư vị đến tận đáy lòng đã có tâm đoái hoài đến, nhưng thành tâm hối tiếc là không thể thọ nhận lễ chúc thọ được. Lại biết cuộc sống hiện tại ngày một khó khăn. Ai ai cũng chật vật lo miếng cơm manh áo, không rảnh rỗi, nên không thể làm lễ chúc thọ cho mình, hay làm rộn người đến chúc thọ, chuyển tặng quà cáp, lễ vật. Thật là việc tổn phước vô ích, chỉ tăng thêm tội trạng!"

Tháng ba, thấy việc sửa chữa hồ Minh Nguyệt và công trình xây tháp Hải Hội kéo dài nửa năm mà vẫn chưa xong, dầu bịnh hoạn sức yếu, Ngài vẫn cố ra ngoài thúc đẩy công việc. Vài tháng sau thì hoàn thành.

Vào những năm trước, sau khi đã thọ giới quy y, bà Chiêm Lệ Ngô, một thương gia ở Bắc Mỹ, cùng chồng là Uông Chân Thâm, phát tâm cúng dường tiền để xây cất điện đường. Các điện đường lớn nhỏ trong chùa, lần lượt được xây xong. Bà Chiêm định cúng dường thêm tiền để xây tháp thờ xá lợi của Phật. Bên cạnh tháp, cũng định xây thiền viện Lưu Vân, ý muốn cầu chúc Vân Công sống trụ lại thế gian lâu dài. Ngài bảo bà Chiêm rằng chùa Nam Hoa đã có tháp Hải Hội, còn chùa Vân Cư thì chưa. Sao không dùng công sức để kiến lập tháp Hải Hội ở Vân Cư? Lại thêm, trên núi Vân Cư, xá lợi của chư tổ sư bao đời, nay đang để khắp nơi, muốn bảo tồn thật là việc khó. Nếu xây tháp Hải Hội thì các xá lợi kia sẽ có chỗ được thờ phụng an lành. Lại nữa, nếu có tháp thì sẽ dễ dàng cho bốn chúng và những người đến Vân Cư tu hành sau này. Về việc xây thiền viện Lưu Vân, ý thật cảm kích. Cả đời Ngài chưa từng dùng một miếng ngói, cây đèn của chùa để dùng cho việc riêng tư. Vì thế, Ngài nhã nhặn từ chối. Bà Chiêm lại viết thơ cho Ngài và thưa rằng bên cạnh việc cúng dường mười ngàn đồng cho chùa, bà cũng sẽ cúng thêm năm mươi ngàn đồng để Ngài lo vào việc xây cất tháp Hải Hội. Ngài hứa khả, chấp nhận. Vì vậy, trong mùa đông năm trước, Ngài bắt tay ngay vào công trình kiến tạo tháp, mô hình giống như kiểu ở chùa Nam Hoa. Cạnh tháp, cũng xây thêm vài phòng đọc kinh sách, để chư tăng cư trú, và sáu thời lễ bái, đọc tụng kinh kệ. Đến tháng bảy trong năm thì hoàn thành. Đây là nhân duyên cuối cùng của Ngài trong việc kiến lập chùa chiền tháp viện lớn nhỏ trải qua bao thập niên.

Tháng bảy, cư sĩ Uông Chân Thâm ở Bắc Mỹ cùng Tăng Khoan Bích ở Hồng Kông cúng dường tịnh tài, cầu Ngài đắp tôn tượng Bồ Tát Địa Tạng để chúc mừng Ngài thọ được một trăm hai mươi tuổi. Ngài liền bảo chúng tăng khởi công đắp tượng Bồ Tát Địa Tạng. Trong hai tháng thì hoàn tất. Cộng với việc xây lầu chuông trống và tháp Hải Hội, đây là nhân duyên đắp tượng cuối cùng của Ngài.

Trong tháng ba, bịnh của Ngài, ngày một trầm trọng. Mới đầu, Ngài cố gắng đích thân lo liệu, trông coi hết tất cả công trình đang xây dựng dang dở trong chùa. Dần dần, Ngài bị đau vì đường tiêu hóa không thông, nên phải ngưng ăn cơm và các thức ăn cứng khác. Sáng trưa, Ngài chỉ ăn một bát cháo. Chính quyền ở tỉnh phủ, theo lịnh từ trung ương, gởi bác sĩ đến chữa trị cho Ngài. Ngài từ chối và bảo rằng duyên đời đã sắp hết. Lại bảo chư đệ tử, cùng các vị hộ pháp khắp nơi rằng việc xây chùa Chân Như đã hoàn tất, nên từ đây về sau, xin đừng gởi tịnh tài cúng dường Ngài nữa. Ngài cũng ân cần nhắc nhở tất cả chư đệ tử phải nỗ lực tu trì, tự giữ gìn huệ mạng Phật pháp.

Tháng tư, Ngài gọi thợ nhiếp ảnh đến chụp toàn bộ cảnh chùa chiền như Đại điện, tượng Phật, lầu chứa kinh tạng, Pháp đường, tháp hòa thượng Hối Sơn, Giới Hiển, hồ Minh Nguyệt, ải Triệu Châu, cầu Hồng Phong, tháp Hải Hội, am Vân Cư, và am thất của Ngài. Cả thảy hơn ba mươi chỗ. Ngài cũng chụp ảnh riêng để gởi tặng cho chư thân hữu thiện tín.

Bệnh của Ngài, ngày một tăng thêm. Ngày nọ, hòa thượng trụ trì cùng ba vị tri sự đến thăm bệnh. Ngài bảo họ: "Chúng ta có duyên lành, đồng trú một nơi. Nhờ chư vị phát đại tâm, trong vài năm qua, phục hưng đạo tràng Vân Cư, khổ nhọc vô vàn, thật rất đáng mến. Nay, khổ vì duyên trần sắp hết, không thể nối tiếp chư Tổ Sư phụng sự đạo tràng, nên phải làm lụy đến chư vị. Khi tôi mất, hãy quấn y màu vàng toàn thân, rồi ngày hôm sau nhập quan, để nơi phía tây trong am tranh này, rồi bỏ vào lò thiêu. Đốt xong, lấy tro của tôi tán nhuyễn thành bột, hòa cùng đường, muối, dầu. Nắn thành chín cục, rồi quăng xuống sông, để kết duyên với loài thủy tộc. Đây là ước nguyện của tôi, cảm ơn chư vị vô cùng..."

Chư hòa thượng đều an ủi Ngài. Ngài nói kệ:

"Đỉa cấp mạng cho tôm mà không nhảy xuống nước,

Tôi an ủi nước, phóng thân xuống sông

Nguyện cho ai thọ sự cúng dường

Đồng đăng bồ đề, độ chúng sanh."

Lại nói thêm kệ:

"Thỉnh các pháp lữ,

Thâm ân tràn đầy

Hoặc nghiệp sanh tử

Như tằm tự quấn

Niệm tham không ngừng

Phiền não thêm khổ

Muốn trừ hoạn này

Bố thí trên hết

Tịnh xem ba học

Kiên trì bốn niệm

Thoạt nhiên hiểu được

Liền biết sương điện

Ngộ chứng chân không

Muôn pháp một thể

Không sanh có sanh

Là sóng là nước."

Kệ thứ ba:

"Hỡi ôi, lão già bịnh

Chưa báo ân đầy đủ

Trí cạn nghiệp thức dầy

Thẹn chưa xong sự nghiệp

Vụng về trú Vân Cư

Kẻ tụng kinh chấp kệ

Xấu hỗ gặp Thế Tôn

Hội Linh Sơn chưa tan

Nầy hỡi chư hộ pháp

Thần Vi Đà tái thế

Trấn Tỳ Na chân phong

Thấy rõ thể mình người

Ngưỡng xem đấng Túc Tôn

Đá trụ trong dòng nước

Trẻ tuổi ỷ lời hay

Mạt pháp chúng sanh khổ

Có người làm hướng đạo

Tủi thân lụy hư danh

Hãy nhận rõ bến mê

Luôn hâm mộ Phật quốc

Hương quang cùng nhịp bước

Đây lưu bài kệ cuối

Tỏ rõ tận thâm tâm."

Tháng tám, ngày sinh nhật của Ngài kề cận. Chư sơn trưởng lão trong và ngoài nước cùng chư đệ tử thiện tín, vào núi chúc thọ, thăm bệnh Ngài. Khi ấy, sức khoẻ và tinh thần Ngài phấn chấn đôi chút. Đệ tử Khoan Huệ từ Hồng Kông qua, cùng vài người, hầu chuyện với Ngài rất lâu.

Tháng mười, bịnh tình ngày một nguy kịch. Ngài bảo đồ chúng sửa sang lại tháp Hải Hội vừa mới xây cất. Mỗi mỗi đều như pháp mà sắp đặt. Đầu tiên đặt tượng Phật trong tháp để thờ cúng. Kế đến, tẩy tịnh phòng xá chư tăng. Chọn ra vài vị thay phiên sớm tối tụng kinh niệm Phật. Ngày mười, Ngài nhận được điện tín từ Bắc Kinh báo cho hay là đệ tử thâm tín, Lý Tể Thâm, đã tạ thế. Ngài than: "Lý Tể Thâm! Sao con đi sớm vậy. Thầy chắc cũng phải đi thôi!"

Thị giả nghe rõ, rất kinh hãi. Vài ngày, Ngài chưa bước xuống giường, hơi thở hổn hển khó nhọc, hầu như trong trạng thái hôn mê. Thị giả luôn túc trực kề cạnh. Mỗi lần mở mắt ra, Ngài bảo thị giả hãy ra ngoài.

Ngài nói: "Thầy tự lo liệu được rồi."

Trưa ngày mười hai, Ngài bảo thị giả đem tượng Phật để trên quan tài, trong phòng bên cạnh. Thị giả biết có điều gì kỳ lạ, liền vội báo tin cho hòa thượng phương trượng cùng ba vị tăng tri sự. Tối đến, tất cả cùng vân tập vào vấn an, thỉnh Ngài vì pháp mà sống lâu dài. Ngài nói: "Sự việc xảy đến như thế này rồi. Chớ nên buồn khổ như người thế tục! Xin hãy cho người lên đại điện niệm Phật."

Đại chúng thỉnh Ngài khai thị, dạy lời cuối cùng, và ban di chúc. Ngài đáp: "Vài ngày trước, tôi đã nói rõ cho đại chúng nghe những gì nên làm sau khi tôi mất. Nay, không cần nhắc lại, chỉ dư thừa thôi. Lại hỏi lời cuối cùng, tôi xin nhắc nhở chư vị lần cuối: "Cần tu giới định huệ. Tiêu diệt tham sân si."

Lại nói thêm kệ:

"Chánh tâm chánh niệm

Tịnh dưỡng, xuất sanh tinh thần đại vô úy

Độ nhân độ thế!

Chư vị đã mệt nhọc. Hãy trở về phòng nghỉ ngơi."

Đại chúng cáo từ đi ra. Khi đó, đêm đã khuya.

Địa thế Vân Cư rất cao. Mùa thu, gió lạnh buốt xương. Tiếng lá rơi lào xào khắp núi non. Cổ thụ cao vút chọc trời. Bóng cây hiện hình loạn xạ. Trong thất của Ngài chỉ có một ngọn đèn nhỏ như hạt đậu. Ngoài cửa, sương đọng như hạt châu. Trở vào am tranh, chỉ có một lão tăng đang nằm yên tĩnh trên giường. Nhìn xa xa qua đại điện, nghe tiếng chuông mõ hòa cùng lời kinh, tương tục vang lên, như để tiển Ngài đi vậy!

Ngày mười ba, hai vị thị giả vào thất, thấy Ngài đang ngồi tọa thiền như thường lệ. Hai gò má ửng hồng như hôm trước. Họ không dám khinh động và bước ra ngoài thất mà hầu. Đến mười hai giờ trưa, từ bên ngoài cửa sổ, nhìn thấy Ngài tự mình bước xuống giường, lấy nước uống, rồi cuối xuống như trạng lễ Phật. Thị giả sợ Ngài sẽ té quỵ xuống đất vì mang bịnh đã lâu, liền chạy vào thất. Ngài bèn ngồi xuống, bảo thị giả: "Thầy vừa mơ thấy một con trâu đạp gãy cầu Phật Ần, lại thấy dòng suối ngưng chảy!", rồi nhắm mắt lại không nói lời chi. Chốt lát, Ngài mở mắt ra, nhìn xung quanh, bảo tiếp: "Các con theo hầu Thầy đã nhiều năm, khổ nhọc thật đáng thương. Những việc xưa không cần phải nhắc lại. Nhưng mười năm gần đây, ngày ngày Thầy phải chịu biết bao phong ba bão táp, hàm oan khổ lụy, cùng những lời hủy báng mắng nhiếc. Tất cả, Thầy đều cam tâm nhẫn nhịn, chỉ vì muốn bảo tồn đạo tràng Phật Tổ trong nước, vì mạch pháp mà giữ gìn Tổ Đức Thanh Quy, vì Tam Bảo mà giữ chặt chiếc đại y. Các con có biết không! Thầy đã thí mạng để tranh lại, bảo tồn chiếc đại y này. Các con đều là đệ tử nhập thất của Thầy, phải nên biết rõ những sự việc đã xảy ra. Sau này, nếu có lên núi cất am tu đạo, hay ra nước ngoài, phải nên kiên trì bảo vệ chiếc đại y này. Nhưng làm thế nào để giữ gìn được mãi mãi? Phải nên nhớ rõ một chữ 'Giới'."

Nói xong, Ngài nghiêm chỉnh chấp tay. Chư thị giả đều rơi lệ, lui ra ngoài cửa đứng hầu.

Đến một giờ bốn mươi lăm phút, hai người thị giả lại bước vào xem, thấy Ngài nằm thế kiết già mà thị tịch, nên họ vội báo cho hòa thượng trụ trì cùng đại chúng. Tất cả tăng chúng đều tề tựu nơi chánh điện, ngày đêm thay phiên nhau tụng kinh niệm Phật để cầu siêu Ngài.

Ngày mười tám, làm lễ nhập quan. Ngày mười chín, làm lễ trà tỳ. Khi ấy, đại chúng đều nghe mùi hương lạ bay khắp. Hỏa táng xong, một lằn khói trắng bay thẳng lên trời. Trong tro cốt, thâu lượm được hơn một trăm hột xá lợi, tinh khiết sạch trong, màu năm sắc, lớn nhỏ không đồng. Ngày hai mươi mốt, đại chúng thỉnh tro cốt của Ngài nhập vào tháp Hải Hội ở núi Vân Cư.

Đại thiền sư Hư Vân, tuổi đời được một trăm hai mươi tuổi. Tăng lạp được một trăm lẻ một tuổi.

Bien Nien Tu Thuat Cua Thien Su Hu Van Tiep Theo
Bien Nien Tu Thuat Cua Thien Su Hu Van Tiep Theo
tên hình
tên hình
tên hình
tên hình
Bien Nien Tu Thuat Cua Thien Su Hu Van Tiep Theo
Bien Nien Tu Thuat Cua Thien Su Hu Van Tiep Theo
Bien Nien Tu Thuat Cua Thien Su Hu Van Tiep Theo