Giới thiệu
nh điển hình
Vu Lan 2007003
Cảnh đẹp66
Cảnh đẹp67
Cảnh đẹp68
Cảnh đẹp69
Cảnh đẹp70
Cảnh đẹp71
Cảnh đẹp72
Cảnh đẹp73
Cảnh đẹp74
Cảnh đẹp75
Cảnh đẹp76
Cảnh đẹp77
Cảnh đẹp78
Cảnh đẹp79
Cảnh đẹp80
Cảnh đẹp81
Cảnh đẹp82
Cảnh đẹp83
Cảnh đẹp84
Cảnh đẹp85
Cảnh đẹp86
Cảnh đẹp89
Cảnh đẹp90
Cảnh đẹp91
Cảnh đẹp92
Cảnh đẹp93
Cảnh đẹp94
Cảnh đẹp96
Cảnh đẹp97
Cảnh đẹp98
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp100
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
TÌM KIẾM
Chùa Kim Quang giới thiệu





 
NÚI TÀ CÚ VÀ TỔ HỮU ĐỨC
 
(Theo Lược Sử Phật Giáo Bình Thuận)

 
 

 
Núi Tà Cú tọa lạc khu trung tâm huyện Hàm Thuận Nam có độ cao hơn 400 mét, cách thành phố Phan Thiết 28km về phía Nam, là danh lamh thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa quốc gia được bảo tồn với một khu rừng cấm, khí hậu quanh năm khá mát mẻ. 

Tà Cú có hai ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ và Long Đoàn nằm ở độ cao 400 mét với quần thể tượng Tam Thánh Tây Phương và tượng Đức Thích Ca nhập Niết Bàn dài bốn mươi chín mét, ẩn mình trong tàng cây cổ thụ.

Núi gắn liền với tên tuổi của Tổ sư Hải Ấn Hữu Đức (Thông Ân Hữu Đức), người nhập sơn tu hành vào giữa thế kỷ mười chín, sau đó trở thành một trong những vị Tổ Sư nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam. 

Tổ Hải Ấn Hữu Đức, họ Trần người làng Bạc Má, Huyện Đồng Xuân, Tỉnh Phú Yên, nay là Huyện Tuy An, Phú Yên. Ngài sinh nhằm giờ Tý ngày 8 tháng 2 năm Nhâm Thân 1812, năm thứ 11 Gia Long tức vị. Tổ sinh trong một gia đình quý tộc, thân phụ là Trần Thái Công, thân mẫu là Nguyễn Thị Từ. Cả hai đều là bậc hiền đức. 

Năm lên mười tuổi được song thân cho học Nho giáo nên Ngài sớm am tường thi lễ. Vì cảm nhận lẽ vô thường sinh tử nên năm mười bảy tuổi Ngài quyết chí lên đường tầm sư học đạo. 

Ngài dong thuyền vào Nam, suốt bốn ngày lênh đênh trên biển, thuyền cập bến Phan Thiết. Ngài đến Chùa Bửu Lâm làng Phước Môn, cầu xin thọ giới quy y với Ngài Trí Chất Đại Sư và được Thấy cho pháp danh là Hải Ấn, thuộc đời thứ bốn mươi dòng Lâm Tế Liễu Quán. Sau khi ngài Trí Chất viên tịch, ngài Hữu Đức cầu pháp với với Hòa thượng Phổ Quang và được pháp tự là Thông Ân, thuộc đời năm mươi sáu dòng Lâm Tế Trí Bản Đột Không theo dòng kệ sau: 

 
Trí Tuệ Thanh Tịnh 
Đạo Đức Viên Minh 
Chơn Như Tánh Hải 
Tịch Chiếu Phổ Thông. 
Tâm Nguyên Quảng Tục 
Bổn Giác Xương Long 
Năng Nhơn Thánh Quả 
Thường Diển Khoan Hoằng. 
Duy Truyền Pháp Ấn 
Chánh Ngộ Hội Dung 
Kiên Trì Giới Hạnh 
Vĩnh Kế Tổ Tông.

Năm 1839, Ngài đến làng Kim Thạnh xứ Bàu Trâm gần mũi Kê Gà, chọn một hang đá ẩn thân chuyên tu Mật giáo với việc hành trì chú Chuẩn Đề Đà La Ni, và làm thuốc Nam cứu độ dân chúng. Đồ chúng quy tụ rất đông. Với ba mươi năm vừa tu Mật pháp vừa phương tiện độ sanh, danh tiếng của Ngài vang xa khiến nhiều người tìm đến trú xứ của Ngài. 

Ngài thường dùng công năng của chú Chuẩn Đề Đà La Ni cứu dân làng thoát khỏi nhiều bệnh tât. Cảm ân đức và sự tu hành nghiêm tịnh của Ngài, nên Phật tử và dân làng dựng Chùa Kim Quang thỉnh Ngài trụ trì (hiện nay Chùa Kim Quang đã bị tàn phá chỉ còn lại ghè đá nơi Tổ tu hành và nền vôi của Ngôi Chùa cũ). 

Ngài ở đây suốt ba mươi năm nghiêm trì mật hạnh, thiện nam tín nữ lui tới tấp nập. Cũng vào lúc này Tổ Bảo Tạng từ Chùa Cổ Thạch du hóa theo miền Duyên Hải khi đến xứ Bàu Trâm, Tổ Thông Ân liền mời Tổ Bảo Tạng về lập giới đàn truyền trao Cụ Túc giới và Bồ Tát giới cho Ngài. Tổ Bảo Tạng phú pháp cho Ngài hiệu là Hữu Đức. Sau đó với cơ duyên đầy đủ, Ngài từ biệt đồ chúng để nhập sơn tu hành. 

Ngài vân du đến xứ Bàu Siêu và lập chùa Kỳ Viên, trụ lại đó ít lâu, Ngài lặng lẽ rời chùa và rồi băng ngàn vượt suối lên đến đỉnh núi Tà Cú chọn một thạch thất để chuyên tâm Thiền định. Hiện nay
tục vẫn gọi là Hang Tổ. Nơi đây Ngài trải qua bao năm tháng tu thiền và Ngài phát nguyện sống đời ẩn sĩ không xuống núi. 

Ở trên núi, Ngài uống nước suối, ăn rau rừng và làm bạn với cỏ cây chim muông cầm thú, buông xả mọi trần duyên. Rất nhiều lần đồ chúng tim kiếm nhưng không thể gặp được Ngài. Năm Tự Đức thứ 33 (1880) Hoàng Thái Hậu Từ Dũ tại Huế mắc bệnh nặng, các Ngự Y đều thúc thủ. Lúc này đồ chúng đã biết được nơi ở của Ngài qua sự chỉ dẫn của những người đi rừng. 

Quan Thủ Hiến Bình Thuận dâng biểu về triều đình tâu Vua nói về y thuật và sự tu hành của Ngài trên núi Tà Cú, có thể chữa lành bệnh bằng phương pháp hành trì Mật tông. Vua nghe tin, bèn hạ chiếu sai sứ lên núi Tà Cú rước Ngài về Kinh lo giúp chữa bệnh cho Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, nhưng Ngài từ chối, không rời thạch thất mà chỉ cho thuốc với một bộ kinh Chuẩn Đề Đà La Ni và hướng dẫn cách sử dụng. Hoàng Thái Hậu nhờ vậy mà lành bệnh. Để tri ân Ngài, Vua Tự Đức đã ban trú xứ của Ngài với hiêu chùa là Linh Sơn Trường Thọ. 

Đến ngày mùng 5 tháng 10 năm Đinh Hợi 1887, sau khi dặn dò đệ tử chân truyền Tâm Tố xong, Ngài cho họp đồ chúng giảng dạy một vài điều cần thiết cho sự tu học. Tổ đã thu thần tịch diệt, thọ bảy mươi bốn tuổi, Tăng lạp năm mươi năm. Hiện nay tháp của Ngài được xây cạnh chùa, bên tháp còn có một ngôi mộ nhỏ tương truyền đó là một Bạch Hổ, sau khi Tổ viên tịch Bạch Hổ buồn rầu, tuyệt thực và chết bên cạnh mộ Thầy. 

 


 
Khi còn trụ thế, với tâm từ hòa Ngài đã cảm hóa được một con Bạch Hổ. Và Bạch Hổ này đã bảo vệ Ngài trong suốt thời gian Ngài tu hành trong thạch thất. Khi Ngài viên tịch, Bạch Hổ cũng tuyệt thực chết theo và được đồ chúng an táng bên cạnh tháp của Ngài. 

Đó cũng là minh chứng cụ thể cho bản tâm đại bi của hành giả. Khi an tịnh trong Thiền định thì có thể cảm hóa được những loài mãnh thú, khiến chúng trở thành hộ vệ cho các Ngài. 

Khi nhập sơn tu tập, quý ngài thường trạch pháp, chính trong thời gian ẩn cư là lúc Ngài hành pháp. Tổ Hải Ấn, trước khi lên núi, đã chọn Mật tông làm pháp môn hành trì, và trong suốt thời gian nghiêm trì trong thạch thất, Ngài đã thọ trì thần chú Chuẩn Đề đật đến diệu dụng. Ngài không hề xuất sơn mà vẫn chửa lành bệnh cho Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, đã phần nào nói lên năng lực vô biên của thẩn chú và tâm của người trì chú. 

Một khi tâm của hành giã đã được an trú có thể chữa bệnh, cảm hóa được người ở rất xa. Ngày nay, khi chúng ta đến núi Tà Cú, thường tìm đến thạch thất của Ngài hay còn gọi là Hang Tổ, nơi Ngài tu hành. Đây là một thạch thất nối thông với mạch nước ngầm. Tương truyền, NgàI thường sử dụng mạch nước ngầm này để sinh hoạt hàng ngày; thực phẩm của Ngài là những rau, trái rừng xung quanh. 

Tổ Thông Ân Hữu Đức là một vị cao Tăng, cuộc đời và đạo hạnh của Ngài là một tấm gương sáng cho Tăng Ni Phật Tử Bình Thuận nói riêng, và Phât giáo Việt Nam nói chung muôn đời noi gương.