Giới thiệu
nh điển hình
Vu Lan 2007003
Cảnh đẹp66
Cảnh đẹp67
Cảnh đẹp68
Cảnh đẹp69
Cảnh đẹp70
Cảnh đẹp71
Cảnh đẹp72
Cảnh đẹp73
Cảnh đẹp74
Cảnh đẹp75
Cảnh đẹp76
Cảnh đẹp77
Cảnh đẹp78
Cảnh đẹp79
Cảnh đẹp80
Cảnh đẹp81
Cảnh đẹp82
Cảnh đẹp83
Cảnh đẹp84
Cảnh đẹp85
Cảnh đẹp86
Cảnh đẹp89
Cảnh đẹp90
Cảnh đẹp91
Cảnh đẹp92
Cảnh đẹp93
Cảnh đẹp94
Cảnh đẹp96
Cảnh đẹp97
Cảnh đẹp98
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp100
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
TÌM KIẾM
Chùa Kim Quang giới thiệu
Le Cung
Le Cung
Le Cung Le Cung
Le Cung
Le Cung

Lễ Cung Tống Và Trà Tỳ Cố Trưởng Lão HT Thích trí Chơn

Le Cung

Tại Chùa Bát Nhã vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật ngày 20 tháng 3 năm 2011 với sự tham dự của hàng trăm Chư Tôn Đức Tăng Ni và hàng ngàn đồng hương Phật tử, dưới cơn mưa nhẹ hạt, đồng hương Phật tử đã sắp hàng để chuẩn bị tiễn biệt Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn nguyên thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN. Thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ vị thầy kính yêu cao đăng Phật Quốc.

Sau hai ngày tại chùa Bát Nhã hàng trăm phái đoàn thuộc các tự viện trên toàn quốc Hoa Kỳ và các Châu, các phái đoàn thuộc Hội Đồng Liên Tôn Hoa Kỳ, đại diện các hội đoàn, đoàn thể tại Nam California và khắp nơi đã gởi điện thư, đến chia buồn và phúng điếu với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và môn đồ pháp quyến.

Phái đoàn về từ Âu Châu do Hòa Thượng Thích Minh Tâm Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu và Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt hướng dẫn, Phái Đoàn về từ Úc Châu và Tân Tây Lan do Hòa Thượng Thích Bão Lạc Phó Hội Chủ Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo VNTN Úc Châu và Tân Tây lan hướng dẫn, Phái Đoàn về từ Canada do Thượng Tọa Thích Bổn Đạt Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Canada hướng dẫn. . .

Lễ cung tống kim quan và trà tỳ dưới sự chứng minh của Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên thế giới ngoài ra còn có các Chư Tôn Giáo Phẩm: Hòa Thưộng Thích Thắng Hoan Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN/HK, HT. Thích Chơn Thành, HT. Thích Minh Tâm, HT. Thích Bảo Lạc, HT. Thích Tín Nghĩa, HT. Thích Nguyên Trí, HT. Thích Nguyên An, HT.Thích Phước Thuận, HT Thích Nguyên Siêu, HT. Thích Quảng Thanh, HT, Thích Nhật Quang, HT. Thích Minh Tuyên, HT. Thích Giác Sĩ, HT. Thích Minh Mẫn... 

Sau nghi thức lễ HT. Thích Tín Nghĩa tuyên đọc tiểu sử của cố Trưởng Lão HT. Thích Trí Chơn. Sau đó HT. Thích Nguyên Siêu Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN/HK đọc điếu văn.

Tiếp theo phần Đạo Từ của Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu ca ngợi và ghi nhận công đức của Hòa Thượng Thích Trí Chơn đã đóng góp cả cuộc đời cho đạo pháp và dân tộc, thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho hàng hậu học noi theo... Tiếp theo Hòa Thượng Thích Thắng Hoan lên nói những lời từ biệt thật cảm động trước giờ di quan. Hòa Thượng Thích Nguyên Trí thay mặt ban tổ chức và môn đồ pháp quyến lên ngỏ lời cảm ơn đến tất cả Chư Tôn Đức, các Hội Đoàn, Đoàn Thể, các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí và đồng hương Phật tử.

Le CungLễ di quan bắt đầu dưới cơn mưa nhưng tang lễ vẫn tiến hành theo đúng thời gian qui định, đoàn xe rước kim quan bắt đầu từ Chùa Bát Nhã với hàng trăm chiếc xe theo sau do cảnh sát Thành Phố Santa Ana hướng dẫn, xe hoa có di ảnh của Trưởng Lão Hòa Thượng với hai hàng chữ:

"Tam Bát Túc Thân Hành Nhất Sanh Tận Ý- Từ Vô Ngại Biện Tài Thất Chúng Đồng Quy" và câu: "Đức Bao Dung Thấm Nhuần Cõi Tục-Nghĩa Thâm Tình Tô Đậm Chốn Thiền Môn" đã từ từ qua các ngã đường đến nhà quàn Peek Family. Tại đây nghi thức trà tỳ bắt đầu, tiếng kinh cầu nguyện đã vang lên một góc trời dưới cơn mưa như khóc tiễn người về Phật Quốc.

*

Sau đây là Điếu Văn Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Chơn của Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Hoa Kỳ do Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu đọc.

Kính lễ Giác linh Hòa thượng,

Chúng tôi từng nghe, ở những thời kỳ Phật Pháp điêu tàn, hàng bồ-tát thay nhau xuất hiện để duy trì đạo vàng của Như Lai. Có khi như vầng dương chói sáng, có khi như sao rừng lặng lẽ trong đêm: độ những chúng sanh đáng độ, làm những việc đáng làm, mà lòng vẫn tịch tịnh như hư không. Ấy là bởi nơi thế gian huyễn mộng, chẳng việc gì mà không mộng huyễn phù hư. Đã nhiều lần, Hòa thượng dẫn kinh Viên Giác, “Khởi phát trí tuệ như huyễn để giải trừ các pháp như huyễn, làm các hạnh như huyễn để cứu độ chúng sanh như huyễn.”

Con đường như thế, hành trạng như thế, Hòa thượng đã kinh qua một cách cao đẹp, tuyệt vời. Dù với hạnh xả ly vô chấp, Hòa thượng không muốn nhớ, chúng tôi cũng không thể nào quên.

Cát ái ly gia từ thiếu thời, một lòng học đạo hành trì để tỏ ngộ lý tánh nguồn chân. Tâm hồn chân chất, giới hạnh nghiêm minh, nhờ vậy mà được bổn sư ban truyền đạo hiệu Tâm Chánh, Trí Chơn.

Le CungBao nhiêu năm theo thầy học đạo, chỉ biết trau giồi giới đức, lấy kinh điển làm thầy dẫn đường, xem sách vở như bạn đồng chúng đồng liêu. Nào Hán học, Tây học, chăm chỉ miệt mài quên ngày quên tháng. Đồng chơn nhập đạo, giới hạnh đủ đầy như thế, mà thọ Sa-di thập giới ở tuổi 23, tiếp nhận Tỳ-kheo đại giới ở tuổi 32! Nào phải không có cơ hội tấn đàn trong Phật trường tuyển sinh, mà chỉ vì tâm hiếu học và bản chất khắc kỷ khiêm cung.

Sa-di ấy, 24 tuổi đã làm hiệu trưởng trung học, 27 tuổi đã làm giáo sư Phật Pháp và Văn chương. Xông xáo, dấn thân: tham gia hoằng pháp giáo dục, đóng góp văn học báo chí. Tập san Liên Hoa miền Trung và tạp chí Từ Quang miền Nam, báo nào cũng tích cực làm biên tập viên; Trung học Bồ Đề, Tỉnh hội Thừa Thiên các đạo tràng, nơi nào cần là có mặt làm giáo sư, giảng sư.

Làm bao nhiêu là việc, góp bao nhiêu là sức, vậy mà đến 32 tuổi mới thừa lệnh bổn sư đăng đàn thọ Cụ-túc giới. Từ đó, giốc lòng đi vào con đường chuyên khảo: nghiên cứu Phật giáo nơi đất Thái, rời nước du học ở Ấn Độ. Ròng rã bao năm kinh sử, văn bằng các thứ trên tay: Cử nhân, Tiến sĩ, Thạc sĩ. Pali cổ ngữ thông thạo, Anh văn sinh ngữ tinh chuyên; lại chuyên cứu Văn học sử Pali và Khảo cổ Phật giáo, những mong đem sở học để đối chiếu và triển khai nền văn học Phật giáo nơi quê nhà.

Nào ngờ đất nước đổi thay, quê hương mờ mịt đường về. Từ đó, làm thân khách lữ ly hương, nơi xứ lạ xiển dương giáo lý Phật-đà, thừa tiếp sứ mệnh hoằng hóa của lịch đại Tổ sư.

Nhờ kinh nghiệm giảng dạy và chuyên khảo nền văn hóa Phật giáo của nhiều nước, Hòa thượng đã nhìn xa thấy rộng, tại xứ Cờ Hoa, một lòng dấn thân trên đường dài văn hóa giáo dục: đảm nhận giảng sư Giáo Hội Liên Hữu, chủ bút nguyệt báo Long Hoa; xuất bản hàng chục tác phẩm, dịch thuật hàng trăm bài viết, biên tập cho báo chí khắp nơi.

Lại nghĩ với nhân duyên hành đạo nơi xứ người, nếu không xây dựng cơ sở thì lấy đâu làm nơi phát triển đạo vàng, và làm chỗ dựa tinh thần cho đồ chúng nơi nơi; do vậy mà suốt bao năm tận tụy kiến lập đạo tràng, khích lệ thành lập các hội học Phật: khai sơn Vạn Hạnh thiền tự và Chùa Linh Mụ Hải Ngoại, lãnh đạo tinh thần và làm chứng minh đạo sư cho mấy chục hội Phật giáo, tự viện và Niệm Phật đường trên nhiều tiểu bang.

Lặng lẽ một bóng, thân hành đến từng đạo tràng nơi những dặm xa. Từng tuyến xe đêm, từng chuyến bay dài, âm thầm sáng tác dịch thuật. Từng trang giấy, từng dòng mực, trải đầy tâm nguyện lợi sanh.

Le CungTrên ba mươi năm hành đạo tại hải ngoại, từ những chức vụ được thỉnh cử, cho đến những trọng trách mà Tăng đoàn và Giáo hội giao phó, chẳng việc khó khăn nào mà không đảm nhận, nhưng chức danh địa vị thì một mực chối từ lảng xa. Có chăng những chức vụ mà Hòa thượng nhận lãnh, thì tất cả đều vì sự hưng long của Chánh Pháp.

Vô chấp như thế, khiêm cung như thế, đường đời nẻo đạo mấy ai làm nổi!

Nhìn lại một đời hoằng hóa của Hòa thượng, chúng tôi nghiêng mình cảm kích công hạnh của một hành giả vô trú, khứ lai tự tại giữa những hưng-suy của vận nước và thế đạo nhân tâm. Vì thế gian thống khổ mà thực hiện mọi hạnh lành; vì Phật Pháp trường tồn mà vượt khỏi những chấp tranh tầm thường của huyễn lợi hư danh mà ai kia mê vọng chìm đắm.

Bình thản trước thị-phi, im lặng khi bị phỉ báng: Hòa thượng đã nêu gương sáng của lòng khiêm nhẫn.

Lẳng lặng chịu đựng đối với kẻ hủy nhục tăng-đoàn; tha thứ bao dung đối với người vọng tâm xúc xiểm: đây là thánh hạnh của bậc xuất thế trượng phu.

Sống đời bình dị một bát ba y, mà gánh cả sức nặng hưng long Chánh Pháp; làm thân du tăng không trụ xứ, mà kiến lập đạo tràng mọi nơi.

Thấm thoát bóng thời gian, rơi nghiêng chiều xế tàn. Thân huyễn nhà mộng có chi bền chắc! Cuối đời thu mình bên án sách chồng kinh, cặm cụi trước tác dịch thuật, trải sức tàn cho nền Phật giáo tương lai.

Ôi bao la, cao khiết, con đường người đi: sáng ngời hạnh nguyện của kẻ xuất trần thượng sĩ.

Giờ này đại chúng vân tập trước kim quan Hòa thượng, đạo tình chan chứa bao năm, tưởng chừng như sông như biển thu về trong ngấn lệ tiếc thương. Hương trầm quyện tỏa làm cay mắt, hay nỗi đau chực tràn cho lần cuối tiễn đưa? Dẫu biết thế gian huyễn mộng, dẫu biết người xuất gia không bi lụy nơi duyên hợp duyên tan, nhưng tình pháp lữ đồng môn thâm thiết, đã cùng cát ái ly gia, đã cùng cất cao đại nguyện của những kẻ xuất trần, nay đến hồi chia biệt, làm sao ngăn được niềm kính tiếc, thương tâm! Lắng lòng, nén nỗi quặn đau, kính vọng giác linh Hòa thượng, xin một lần bằng tâm cảm của những bạn đạo thân tình, khấp điếu bằng những vần thơ tiễn biệt này:

Bảy mươi chín năm nơi cõi trần

Giốc lòng học đạo, trừ tham sân

Tâm Chánh thực thi muôn hạnh chánh

Trí Chơn khai thị một nẻo chơn

Tài hoa nghiên-bút thơm văn giới

Đạo hạnh nhẫn-từ tỏa thiền môn

Sống-chết, đến-đi hằng tự tại

Bước sen tịch lặng điểm chơn thường.

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ thập tam thế, Linh Mụ Hải Ngoại đường thượng, Việt Nam Phật Giáo Thống Nhất Giáo Hội Hoa Kỳ, Hội Đồng Điều Hành Chủ Tịch, húy thượng Tâm hạ Chánh, hiệu Trí Chơn Đại Lão Hòa Thượng Liên Tòa Chứng Giám.

Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK phụng điếu.

*

Và sau đây là Cảm Từ Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan Trong Tang Lễ Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư tôn thiền đức hiện tiền,

Kính bạch Giác linh,

Những kẻ xuất trần như chúng ta, đến và đi trong thế gian này như bóng nhạn bay qua trời rộng: hành tất cả hạnh, tu tất cả pháp, nhưng không để lại dấu vết gì. Nghĩa là không đắm trước, chấp giữ nơi sở tri, sở kiến, sở hạnh và sở tu của mình trong bước đường hành đạo.

Cố Đại lão Hòa thượng tân viên tịch, người huynh-đệ thân thiết của tôi, đã có thể đi ngang qua cuộc đời này một cách nhẹ nhàng như thế. Cuộc đời của giác linh là một bài học sinh động của một thiền giả mà chúng tôi muốn lấy đó làm quà tặng, làm gương sáng cho chư vị Tăng Ni thuộc các thế hệ đi sau thế hệ chúng tôi.

Thứ nhất, khi đã suy nghiệm rốt ráo về một vấn đề gì rồi, hãy đặt hết niềm tin vào vấn đề ấy, dù gặp chướng ngại hay cám dỗ nào của cuộc đời cũng không thay đổi: đây là tín hạnh.

Thứ hai, khi đã có niềm tin và chọn được mục tiêu của mình trong cuộc đời, hãy chuyên tâm nỗ lực thực-hiện thật tốt đẹp chọn lựa ấy; miệt mài không biết mỏi mệt, tất cả thời gian, tất cả cuộc đời đều chỉ vì niềm tin và mục tiêu ấy: đây là tấn hạnh.

Thứ ba, dù làm việc gì, đóng vai trò gì đối với thời đại, thì cũng chỉ là giai đoạn, là việc của nhất thời; phải biết cái việc cốt lõi của những sứ giả Như Lai là hoằng pháp, là nối tiếp và trao truyền ngọn đèn giác ngộ mà Đức Thế Tôn để lại, không có con đường nào khác hơn, không có con đường nào cao cả hơn. Đây là huệ hạnh.

Bóng nhạn qua trời tuy không cố ý để lại dấu tích, nhưng đường bay của nó có thể tạo nên những âm ba kỳ tuyệt giữa hư không. Việc sống-chết của cố Đại lão Hòa thượng tân viên tịch là như thế. Quý vị hậu sinh nên khắc ghi bài học từ người và nên hãnh diện là ở trong cuộc đời này, quý vị đã có một bậc thầy xứng đáng.

Riêng cá nhân chúng tôi, đã là một lão tăng đi gần hết cuộc đời của mình trong nẻo đạo, không còn bận lòng việc sống-chết, nhưng cũng không khỏi ngậm ngùi khi chia tay pháp lữ thân tình của mình. Thưa giác linh, chúng ta cùng một thế hệ, nhập đạo và trưởng thành từ quê hương, cùng góp sức xây dựng cho nền Phật giáo nước nhà từ trong nước ra đến hải ngoại; nay giáo hội vẫn còn trăm việc phải làm, nhiều dự án văn hóa, giáo dục, hoằng pháp, vẫn còn dang dở và mong đợi sự tiếp nối của các thế hệ kế thừa, sao Ngài nỡ bỏ tôi đi trước? Dẫu biết các pháp hữu vi đều như bọt nước, mấy hôm nay tôi vẫn lặng người đau tiếc về sự ra đi của Ngài. Chỉ biết nhìn đàn hậu học nhiệt tâm, giỏi dang, tề tựu đông đảo nơi đây để vui và tin vào tương lai của Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại. Đây, Ngài hãy nhìn lần cuối để yên lòng: Tăng Ni các thế hệ sau đã sẵn sàng gánh vác trọng nhiệm hoằng pháp thay cho chúng ta. Thôi thì Ngài hãy cứ đi, thong dong tự tại về chốn ấy, nhưng đừng quên trở lại để tiếp tục bản nguyện lợi sinh của mình.

Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

    Le Cung