Giới thiệu
nh điển hình
Vu Lan 2007003
Cảnh đẹp66
Cảnh đẹp67
Cảnh đẹp68
Cảnh đẹp69
Cảnh đẹp70
Cảnh đẹp71
Cảnh đẹp72
Cảnh đẹp73
Cảnh đẹp74
Cảnh đẹp75
Cảnh đẹp76
Cảnh đẹp77
Cảnh đẹp78
Cảnh đẹp79
Cảnh đẹp80
Cảnh đẹp81
Cảnh đẹp82
Cảnh đẹp83
Cảnh đẹp84
Cảnh đẹp85
Cảnh đẹp86
Cảnh đẹp89
Cảnh đẹp90
Cảnh đẹp91
Cảnh đẹp92
Cảnh đẹp93
Cảnh đẹp94
Cảnh đẹp96
Cảnh đẹp97
Cảnh đẹp98
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp100
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
TÌM KIẾM
Chùa Kim Quang giới thiệu
Sự nghiệp và hoằng hoá của H.T Tuyên Hoá (tiếp theo 6)


61- Thừa pháp Quy Ngưỡng.

Năm 1947 Ngài từ Đông Bắc Trung Quốc đi bộ hơn ba ngàn dặm đến Chùa Nam Hoa, Tỉnh Quảng Đông, Tào Khê, bái kiến Đại Lão Hòa Thượng Đức Thanh tự Hư Vân. Khi ấy Lão Hòa Thượng Hư Vân thọ một trăm lẻ chín tuổi. Lão Hòa Thượng đã ấn chứng cho Ngài: “Như Thị! Như Thị!”( xin xem bài 31- Bái kiến Hư Công.)

 

Mồng 9 tháng 4 năm 1956 từ núi Vân Cư, Hư Công đã gởi qua Hương Cảng cho Ngài quyển Nguyên Lưu Tổ Phái Quy Ngưỡng Thiền Tông, ấn trao cho Ngài kế vị làm Tổ thứ Chín để kế tự dòng Quy Ngưỡng; đồng thời ban cho Ngài Pháp hiệu TUYÊN HÓA.

Đại Lão Hòa Thượng đã viết “Kệ Biểu Tín” tức thơ bày tỏ đức tin về Ngài:

TUYÊN Quy diệu nghĩa chấn gia thinh

HÓA thừa Linh Nhạc pháp đạo long

ĐỘ dĩ tứ lục truyền tâm ấn

LUÂN toàn vô hưu tế khổ luân.

Tạm dịch:

 TUYÊN Quy Ngưỡng diệu nghĩa vang khắp

 HOÁ thừa Linh Nhạc đạo pháp thịnh

 ĐỘ bốn sáu đời truyền tâm ấn

 LUÂN chuyển không ngừng cứu quần sanh.

 Năm 1962, Ngài là Tu sĩ Trung Hoa đầu tiên định cư tại Tiểu bang California, Mỹ Quốc. Ngài mang trách nhiệm hoằng dương Phật Pháp qua Tây Phương, kế thừa di chúc của Lão Hòa Thượng Hư Vân, bồi dưỡng giáo dục đoàn hậu tấn, lưu truyền pháp môn tâm địa dòng Quy Ngưỡng. Sau khi đến đất Mỹ, Ngài dùng Pháp Hiệu “Tuyên Hóa” và được tôn xưng là Tuyên Hóa Thượng Nhân.

Tông Quy Ngưỡng là một trong năm tông phái chính của thiền tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Ngưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn.

Từ tổ Ca Diếp truyền đến tổ Bồ Đề Đạt Ma đời thứ hai mươi tám ở Ấn Độ, cũng là Sơ tổ ở Đông Độ Trung Quốc. Ngũ tổ truyền tới Lục Tổ Huệ Năng. Tổ Huệ Năng truyền trao Nam Nhạc Hoài Nhượng. Đại Sư Hoài Nhượng truyền trao Mã Tổ Đạo Nhất. Ngài Đạo Nhất truyền trao Bá Trượng Hoài Hải.

Ngài Bá Trượng truyền trao Linh Hựu Quy Sơn Thiền Sư, là đời thứ ba mươi bảy tính từ tổ Ca Diếp và cũng là tổ sư thứ nhất dòng Quy Ngưỡng,

Tổ thứ hai Thiền Sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, thời ấy pháp duyên rất thạnh, nên tạo thành hệ phái Quy Ngưỡng trong thiền tông.

Tổ thứ baThiền Sư Tây Tháp Quang Mục.

Tổ thứ tư Thiền Sư Tư Phúc Như Bảo.

Tổ thứ năm Thiền Sư BáoTừ Đức Phúc

Tổ thứ sáu Thiền Sư Tam Giác Chí Khiêm.

Tổ thứ bảy Thiền Sư Hưng Dương Từ Đạc.

Tổ thứ tám Thiền Sư Đức Thanh Hư Vân.Truyền nhân của Phái Quy Ngưỡng

Nay Lão sư Đức Thanh Hư Vân

Truyền Chánh Pháp Nhãn Tạng

Cho đời thứ Chín, Thiền giả Tuyên Hóa Độ Luân để được Ngài đích thân bảo vệ và duy trì.

Như vậy Ngài là vị Tổ Đông độ đời thứ Chín dòng Quy Ngưỡng và cũng là Tổ Tây độ thứ Bốn mươi lăm của Thiền Tông.

 

 

Nhằm tạo sự hiểu biết hỗ tương giữa Đại Thừa và Nguyên Thủy, Hòa Thượng cùng chư học tăng Viện Trung Quốc Phật Giáo Luật Học đi khất thực tại Hương Cảng.

62- Hư Công viên tịch.

Khi nhận được điện tín từ Chân Như Thiền Tự, núi Vân Cư tỉnh Giang Tây, Ngài xúc động thương cho chúng sanh ở thế giới Ta Bà, bị vắng mất một gương Bồ Tát cứu thế. Bức điện báo đề rằng: Đại lão Hòa Thượng Hư Vân an tường viên tịch vào lúc 1:45 trưa ngày 12 tháng 9 năm 1959, tại Chân Như Thiền Tự núi Vân Cư, lời di chúc tối hậu của Lão Hòa Thượng: “Cần tu Giới Định Huệ, diệt trừ Tham Sân Si, vì pháp quên mình, hỗ tương kính ái.” đã khiến bao người thương tâm!

Xá Lợi Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân

Hòa Thượng Tuyên Hóa đang chiêm lễ Xá Lợi Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân

Đại Niết Bàn Thất

Lúc Hòa Thượng Hư Vân Nhập Niết Bàn, Ngài tổ chức hai mươi mốt ngày Phật Thất và một trăm hai mươi ngày Đại Niết Bàn Thất tụng Đại Bát Nhã Kinh. Các Ủy viên Hội Truy Niệm đã gởi thơ, điện tín thông báo các đoàn thể Phật Giáo khắp thế giới, Nhật báo Phát Triển ở Hương Cảng cũng đăng tin kêu gọi chúng cư sĩ, đệ tử Lão Hòa Thượng tham gia Khóa tụng sáu trăm biến Kinh Đại Bát Nhã. Mồng 4 tháng 10, Ngài phái hai đệ tử đến núi Vân Cư cung thỉnh xá lợi Hư Công về Chùa phụng thờ; chiều ngày 18 họ thỉnh về hơn mười viên xá lợi rắn chắc năm màu, sáng trong. Xá lợi tức là linh cốt sau khi hỏa táng, cũng chính là kết tụ tinh khí trong thân các bậc tu đạo hạnh.

Sư phụ đã tán dương Xá Lợi Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân qua bài thơ sau:

Ngũ sắc tân phân kiên cố tử

Vạn đức đoán luyện mãn nguyệt viên

Tinh oánh Giới châu quang chước chước

Xà-cừ Định bảo sắc tiên tiên

Lưu-ly Huệ đăng chiếu pháp giới

Bát nhã trí quả hóa tam thiên

Liên tử đại thiểu khiết như ngọc

Giới luật công đức chúng trang nghiêm.

 

Tạm dịch:

Xá lợi rắn chắc chiếu năm màu,

Vạn đức luyện tu như mặt nguyệt.

Giới châu trong lấp lánh sáng ngời,

Định xà-cừ bảo quý đẹp tươi,

Huệ lưu-ly chiếu khắp pháp giới,

Trí Bát nhã biến hóa tam thiên.

Hạt lớn bé thanh thiết như ngọc

Trang nghiêm công đức giới luật chuyên.

 Đệ tử Pháp truyền Tuyên Hóa Cẩn tác.

 

Kinh Kim Quang Minh phẩm Xá Thân nói:

Xá lợi là do sự huân tu giới định huệ mà thành, không phải dễ dàng mà có được xá lợi.” Thế nên chúng ta lễ bái cúng dường xá lợi cũng như là cung kính cúng dường Tam Bảo vậy. Từ đây Nhân Thiên mất đi vị lãnh đạo chúng sanh thoát ly ba cõi, chỉ còn nương theo pháp nhất ngôn nhất hành của Lão Hòa Thượng như kệ cuối cùng của Ngài:

Hà tuất nghĩ mạng bất đầu thủy

Ngô úy thủy tộc thân trịch giang

Kỳ chư thọ ngã thân nguyện cúng

Đồng chứng Bồ Đề độ chúng sanh

Thỉnh các Pháp lữ, bất tát ưu lự

Sanh tử tuần nghiệp, như tàm phược kiển

Tham mê bất hưu, lao gian ưu hỉ,

Dục trừ thử hoạn, nỗ lực tu luyện,

Diệu khế vô sanh, minh thông tánh địa

Đoạn ái tắng tình, thoát luân hồi hiểm

Tham tịnh tam học, kiền trì tứ niệm

Thệ nguyện viên thành, sắc huyễn lộ điện

Chứng ngộ chân không, vạn pháp nhất thể

Ly hợp bi hoan, tùy duyên phao nước.

Tạm dịch:

Nghĩ tôm mạng nhỏ không lìa nước,

Tôi thương thủy tộc nguyện xuống sông,

Mong sao thọ lãnh thân tôi cúng,

Đồng chứng Bồ Đề độ chúng sanh.

 

Xin các bạn lữ, chớ có ưu lo

Sinh tử tuần hoàn, như tầm giăng tơ

Tham mê không ngừng, buồn vui tù tội

Muốn trừ hoạn đó, tu luyện cố công

Hợp khế vô sanh, tánh tự suốt thông            

Dứt lòng thương oán, thoát hiểm luân hồi

Quán Tam tịnh học, Tứ niệm xứ nương

Thệ nguyện viên thành, thân như sương chớp

Chướng ngộ chân không, vạn pháp nhất đồng.

Tan hợp bi hoan, tùy duyên bọt nước.

Sau khi hỏa hóa thân tôi, xin chư vị hãy lấy tro cốt của tôi tán nhuyễn trộn với dầu, đường, bột... nắn thành viên nhỏ rồi đổ xuống sông, bố thí cho loài thủy tộc. Xin chư vị giúp tôi mãn nguyện; thật đa tạ vô cùng!

 Người trả nợ - Hư Vân - đảnh lễ.

 

63- Úc Châu hoằng pháp.

Thoáng chốc Sư phụ đã lưu lại Hồng Kông được mười năm. Ngài tuy thân ở Hương Cảng; nhưng tâm thường nghĩ rằng, đừng nói chi Bắc Câu Lô Châu mà ngay cõi Ta Bà này cũng có nhiều nơi mà chúng sanh chưa từng nghe đến Phật Pháp nên Ngài nguyện đem hạt giống Bồ Đề gieo rắc khắp chốn.

Năm 1961 bất chấp mọi gian khổ, Ngài quyết định qua Úc Châu hoằng pháp, nơi mà Phật giáo chưa hề được gieo duyên Ngài đến Sidney và Melburn. Thời ấy người tin hiểu Phật Pháp tại Úc Châu rất ư là ít, nên không Chùa am Tự Viện chi. Một Hội nhỏ sinh hoạt Phật Giáo tại Ú Châu đã thỉnh Ngài đến làm chủ lễ thuyết pháp vào ngày lễ Phật Đản do cư sĩ Lưu Tú Linh, Trường đại học Tuyết Lê phiên dịch. Ngài lưu trú tại Úc Châu một năm, sống nhờ đi dạy Hoa Văn tại một trường Đại học Úc. Vì cơ duyên chưa thành thục nên Ngài không thể phát triển Phật Giáo nơi đó, nhưng với oai nghi nghiêm trang cùng đức hạnh của Ngài khiến bao người Hoa, và dân bản xứ hằng cảm phục người xuất gia. Đây cũng là dịp Ngài gieo duyên tu học Phật Pháp cho họ sau này.

Năm 1962 Ngài từ Úc Châu trở về Hương Cảng và giấy thông hành vốn đã được Lãnh Sự Mỹ chấp thuận nên vào cuối tháng ba, Sư phụ đáp phi cơ đến Hạ Uy Di, nghỉ ngơi một tuần, rồi đến Cựu Kim Sơn (San Francisco) Hoa Kỳ.

 

64- Nhân duyên đến Mỹ.

Vào tháng 4 năm 1958 có hai sinh viên du học tại Mỹ đã luôn nhớ lời Sư phụ giáo huấn về trách nhiệm căn bản của người Phật tử: “Tự lợi, lợi người, hoằng pháp lợi sanh”  nên khi vừa đến Thành phố Cựu Kim Sơn, California - Mỹ Quốc, họ liền thành lập Phân Hội Phật Giáo Giảng Đường (Tổng Hội chính tại Hương Cảng.) tại một đường nhỏ Waverly thuộc khu phố người Hoa. Đàm Quả Quyền là đệ tử quy y Ngài qua thư khoảng ba mươi mấy năm trước thuật lại:

Lúc ấy Phật Giáo Giảng Đường chỉ là một căn phòng nhỏ đơn sơ ở dưới hầm của con đường hẻm. Ban ngày chẳng ai lui tới mà chỉ có mấy chú chuột cống tự tại chạy qua chạy lại và có điều lạ là chúng không hề xúc phạm đến hoa quả cúng trên bàn Phật một mảy may.

Khi Giảng Đường thành lập được vài tháng thì có khoảng mười mấy người tụ họp về vào mỗi tối thứ bảy, rồi số người dần gia tăng lên được vài chục. Cuối năm đó Giảng Đường được dời về đường Pacific, địa điểm rộng rãi hơn có thể chứa được hơn trăm người. Mỗi cuối tuần Hội đều mời các học giả Hoa kiều và Tây phương tới thuyết diễn Phật Pháp. Lúc ấy có nhiều thiện tín vì quá ngưỡng mộ Ngài và muốn Quy y Tam Bảo nên Sư phụ đã phương tiện ban cho họ Pháp danh qua thơ tín trước còn nghi thức Quy y sau này đủ duyên mới cử hành tại Mỹ. Những hội viên khi nhận được Pháp danh mình, ai nấy đều mừng rỡ tựa hồ tái sanh và quyết tâm làm tròn bổn phận người Phật tử là hành trì câu châm ngôn: ‘Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành.’ tức không làm việc ác luôn làm các việc lành.”

Theo lời cư sĩ Quả Chánh:

Quả Chánh nói: “Lúc đó, tại San Francisco, những người tự xưng là kẻ tôn sùng giáo lý đạo Phật có thể phân làm bốn hạng:

1) Những giáo sĩ truyền giáo đã kết hôn được Hội Phật Giáo Nhật Bản phái tới đặt cơ sở tại Mỹ Quốc;

            2) Những người đầu cơ trục lợi, đề xướng Nho, Thích, Đạo—Tam Giáo đồng tôn;

            3) Những nhà luận lý học với mớ kiến thức nông cạn đã làm cho Phật giáo bị hỗn tạp, trở thành phương thức “Trung Tây hợp bích”;

            4) Những đạo sư Du-già (yoga) của Ấn Độ giáo đến từ xứ Ấn Độ.

            Vào thời đó, muốn tìm một tu sĩ đại đức hoằng dương Chánh Pháp có thể nói là “như cầu thố giác” (như tìm sừng thỏ) vậy. Những kẻ muốn học Phật, do thiếu sự chỉ dẫn của bậc lương sư, không biết đường lối để theo, nên phần lớn đều nảy sanh tà tri tà kiến!”

Chứng kiến thảm trạng này, các hội viên Phật Giáo Giảng Đường Cựu Kim Sơn nhất trí thỉnh cầu Sư phụ sang Mỹ hoằng pháp độ sanh. Ngài từ bi hứa khả nhưng đúng vừa lúc Ngài tới Úc Châu giảng đạo, mãi đến tháng ba năm 1962, chư đệ tử tại Mỹ mới được dịp nghinh đón vị Đạo sư mà họ đã ngưỡng mộ bấy lâu.

 

(Còn tiếp)

tên hình
tên hình
tên hình
tên hình