Giới thiệu
nh điển hình
Vu Lan 2007003
Cảnh đẹp66
Cảnh đẹp67
Cảnh đẹp68
Cảnh đẹp69
Cảnh đẹp70
Cảnh đẹp71
Cảnh đẹp72
Cảnh đẹp73
Cảnh đẹp74
Cảnh đẹp75
Cảnh đẹp76
Cảnh đẹp77
Cảnh đẹp78
Cảnh đẹp79
Cảnh đẹp80
Cảnh đẹp81
Cảnh đẹp82
Cảnh đẹp83
Cảnh đẹp84
Cảnh đẹp85
Cảnh đẹp86
Cảnh đẹp89
Cảnh đẹp90
Cảnh đẹp91
Cảnh đẹp92
Cảnh đẹp93
Cảnh đẹp94
Cảnh đẹp96
Cảnh đẹp97
Cảnh đẹp98
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp100
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
TÌM KIẾM
Chùa Kim Quang giới thiệu
Buong Dao Kiem Thanh Hieu Tu
Buong Dao Kiem Thanh Hieu Tu
Buong Dao Kiem Thanh Hieu Tu Buong Dao Kiem Thanh Hieu Tu
Buong Dao Kiem Thanh Hieu Tu
Buong Dao Kiem Thanh Hieu Tu Buong Dao Kiem Thanh Hieu Tu
Sự nghiệp và hoằng hoá của H.T Tuyên Hoá (tiếp theo 1)
Buong Dao Kiem Thanh Hieu Tu
Buong Dao Kiem Thanh Hieu Tu
Buong Dao Kiem Thanh Hieu Tu

Buông đao kiếm thành Hiếu tử.

Tại Mãn Châu, Ngài có một người bạn đạo tên Vưu Trí Huệ, lúc trước chuyên hành nghề trộm cắp nhưng nay đã cải tà quy chánh và thủ hiếu cạnh mộ phần cha mẹ ông. Nhờ công phu tu hành nên ông phát được chút trí huệ; Cho nên một vị sư đã đặt cho ông biệt danh là Hiền giả Vưu. Hoàn cảnh nào đã chuyển hóa ông ta từ một tên trộm để trở thành một người hiền lương?

Một lần nọ khi ông đang hành nghề trộm, bị người ta phát giác và bắn trúng tay ông; Theo thường lệ vết thương này có thể lành trong khoảng một tháng, nhưng đã trải qua cả năm mà chỗ bị thương vẩn chưa lành, do đó ông đã ăn năn hối cải tội lỗi của mình. Ông tự than: Ôi chao mình đi ăn trộm và bị người ta bắn, may mà chưa chết! nhưng không hiểu tại sao vết thương đã lâu không chịu lành thế này?

Nghĩ xong ông bèn phát lời nguyện rằng: “Nếu vết thương này được lành trong khoảng một tuần lễ thì tôi sẽ không bao giờ đi ăn trộm nữa và tôi sẽ ra ngồi tại mộ phần cha mẹ tôi để trả hiếu.”

Lạ thay chưa hết một tuần thì vết thương của ông tự nhiên lành hẳn, cho nên từ đó ông đã từ bỏ mọi chuyện để ra mộ song thân thủ hiếu.

Ngài nói: Bổn phận làm con nên hành hiếu đạo để tưởng nhớ công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Một người còn sống lại ra ngồi bên ngôi mộ thì phỏng có ích chi? Chuyện này rất có ý nghĩa và chẳng có ích lợi gì chỉ trừ khi nào các vị không thể làm được, vì đây là một việc rất khó làm. Theo truyền thống Trung Hoa, người con hiếu thảo thường thủ hiếu bằng cách ra ngồi bên cạnh mộ phần song thân đến ba năm. Chuyện này đối với những vị bốn, năm chục tuổi thì tương đối dễ hơn vì họ đã chững chạc và dễ điều phục tâm hơn; nhưng nếu đối với những thanh niên còn trẻ thì quả thật là thiên nan vạn nan. Vì lúc đó hành giả sẽ chẳng có một ai để chuyện trò lại không có một người bên cạnh đặng nhờ đở và phải tự đương đầu với bao nhiêu là khó khăn trắc trở.

Lúc bấy giờ Vưu Hiếu Tử chỉ mới hai mươi mốt tuổi. Thầy ông là người đức độ đã dạy ông ta tu pháp thiền quán và ông Vưu cũng đã dụng công tu hành thật nghiêm mật. Có một hôm đang lúc hành thiền có một con quỷ hiện thân dưới dạng một con rồng hung tợn với cặp mắt như nẩy lửa; Nó quấn chung quanh ông Vưu ba vòng rồi từ từ xiết chặt nhưng sau đó Thầy ông đã điều phục nó và còn nhận làm đồ đệ. Từ đó trở đi Rồng này trở thành vị Hộ pháp đắc lực cho ông Vưu.

Vưu Hiếu Tử hành trì được khoảng hai năm rưỡi, thì gặp lúc trời mưa liên miên, một hôm mưa tầm tả cuốn trôi tất cả hoa màu mới trồng. Ông Vưu bèn phát một lời nguyện: Nếu trời ngưng mưa trong ba ngày tôi nguyện sẽ cắt thịt mình để cúng tế cho Trời.

Lúc bấy giờ ông chưa biết Phật pháp nên ông mới phát nguyện cúng dường cho Trời. Chưa đến ba ngày sau thì trời ngưng mưa và Vưu Hiếu Tử liền cắt một mảnh thịt trên thân. Lần đầu cắt không đứt nhưng ông vẫn cứ cố, cố nữa và sau cùng ông đã cắt được khoảng nửa ký lô thịt mình; khiến ông qụy ngã bất tỉnh trên vũng máu đỏ thắm cả một vùng đất rộng. Khi người mang cơm đến, thấy cảnh tượng trên, vụt chạy báo nhà chức trách. Chính quyền địa phương liền phái một nhân viên đến điều tra, xong việc vị nhân viên này tham gia vào buổi cúng tế này. Sau vụ này rất nhiều người được cảm hóa qua hành động của Vưu Hiếu Tử và họ đã ca ngợi rằng ông như một vị đại Bồ Tát; và người ta đã lũ lượt kéo nhau đến viếng thăm ông. Có một chú chim nhỏ cũng trở thành bạn tốt của ông, con chim này biết nói tiếng người và còn hót rằng: Hãy làm điều lành; Hãy làm điều lành! Càng làm nhiều điều lành càng tốt.

Chim nhỏ thường đậu trên đầu, trên tay, trên vai ông một cách thân thích; Tuy nhiên khi có khách đến viếng nó liền bay đi nơi khác và chỉ trở về lúc khách viếng đã rời khỏi.

Ba tuần lễ sau khi vết thương của ông Vưu lành hẳn thì cũng là lúc chim bay đi luôn không trở lại nữa.

Khi Vưu Hiếu Tử đã mãn ba năm thủ hiếu, Hội Đạo Đức mời thuyết giảng cho Hội. Nhờ biện tài sẵn có, ông đã dạy cho nhiều người về lễ nghi, phép tắc cùng đạo đức và lòng nhân từ.

Lúc bấy giờ người Trung Hoa đã không còn lệ để râu tóc dài nhưng ông vẫn giữ lệ thường nên đã không bao giờ cạo râu tóc. Ông đã để râu tóc mọc dài đúng theo Hiếu Đạo dạy trong Cổ Thư: Thân ta, da ta, râu tóc ta là do cha mẹ sinh ra; không làm gì tổn hại cho thân thể mình thì đó mới chính là đúng với lẽ Đạo.

Thật vậy bảo trọng lấy thân mình là sự bắt đầu của Đạo Hiếu. Ngoài ra lời nói của ông luôn luôn hợp với đạo lý; Hiếu Tử Vưu cũng ăn chay trường và luôn niệm Phật.

Chắc các vị có thể lấy làm lạ là tại sao ông Vưu là một người luôn bảo vệ râu tóc mình mà dám cắt đi một miếng thịt nơi thân? Như vậy có được coi là có hiếu không? Nếu dưới suối vàng cha mẹ ông thấy điều này, họ có thể khóc thét lên không?

Nguyên vì Vưu Hiếu Tử muốn dâng cúng da thịt mình để xin Trời cao cảm ứng với lời khẩn cầu vì phúc lợi cho tất cả dân làng; mưa đã ngưng ngay sau lời phát nguyện của ông; một lời nguyện phát ra với dụng tâm cứu vớt tất cả mọi người. Vì lòng nhân từ và dũng cảm này, ông đã hy sinh cái mà người khác không dám hy sinh cho nên đã được cảm ứng.

Khi thuyết giảng tại hội Đạo Đức, Vưu Hiếu Tử đã nghe danh đồn về Ngài, như vì chúng ta đã biết Ngài cũng đã từng hành trì hiếu đạo và cũng được gọi là Bạch Hiếu Tử; tuy nhiên một chút ngã mạn đã khởi lên trong tâm người trẻ tuổi này: Ta mới có hai mươi mốt tuổi mà đã biết thủ hiếu; khi biết ra còn có người thủ hiếu lúc chỉ mới mười chín tuổi, mình chưa phải là người đầu phá kỷ lục nên nhất quyết phải gặp cho được Ngài. Đồng thời lúc ấy Ngài cũng muốn gặp người hiếu tử họ Vưu. Một ngày nọ, Ngài đến thăm Hội Đạo Đức và nhận ra ông Vưu ngay qua dáng vóc râu tóc của ông; trong khi đó Ngài đã là một tu sĩ với đầu tròn áo vuông. Ngài hỏi:

- Ông chắc là Vưu thiện nhân đây rồi!

- Còn ông là ai?

- Tôi không biết tôi, nhưng tôi biết ông; nhưng thật ra, tôi không biết tôi là ai. Có lẽ ông biết ông là ai, nhưng tôi không biết tôi là ai?

Nghe qua Vưu Hiếu Tử rất đổi ngạc nhiên và thốt lên:

- Thật sao?

Lúc bấy giờ có người đến giới thiệu hai người với nhau. Ông Vưu bèn hỏi:

- Ông từ đâu đến?

- Tôi đến từ chỗ tôi đã đến.

Ông Vưu lấy làm lạ bởi câu trả lời này.

Ngài bèn hỏi ông:

- Còn ông đang đi đâu?

- Tôi chẳng đi đâu cả.

- Thế thì tại sao ông lại hỏi tôi đã từ đâu đến?

Nghe đến đây Vưu Hiếu Tử ra chiều lý thú bèn nắm bắt lấy tay Ngài ví như đôi bạn tri kỷ.

Sau cuộc gặp gỡ và đối thoại thú vị này hai vị Hiếu Tử đã trở thành đề tài hứng thú cho mọi người bàn luận, truyền tụng khắp nơi.

Ngài đã nói rằng:

- Chẳng có nơi nào để đến mà cũng chẳng có nơi nào để đi. Không đến cũng không đi nhưng vẫn đến và đi; đến từ nơi đến và đi từ nơi đi. Kinh Kim Cang dạy: “Vì không đến từ đâu cả và cũng không có nơi nào để đi. Nên gọi là Như Lai;” Như Lai là một trong mười danh hiệu của Phật.

Như Lai giả

Vô sở tùng lai

Diệc vô sở khứ

Cố danh Như Lai.

Khi hai Hiếu Tử diện kiến lần đầu, cả Vưu Hiếu Tử lẫn Bạch Hiếu Tử đều không nói một lời. Nhưng Vưu Hiếu Tử vì hiếu kỳ nên đã hỏi Ngài từ đâu đến. Sư Phụ kể lại rằng: “Vừa mở miệng hỏi, Vưu Hiếu Tử liền biết rằng mình đã lầm. Tại sao?

Mở miệng ra là các vị đã lầm

Khởi lên một niệm là các vị đã sai

Bất luận điều gì có thể nói được bằng lời

Đều không phải là chân lý.

Điều nói được không phải là liễu pháp; Giáo pháp rốt ráo không nói được bằng lời mà cũng không được truyền. Cần phải thấy như vậy.”

 

14- Mười tám Đại Nguyện.

1. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Bồ Tát ở mười phương ba đời, trong tận cùng hư không, biến khắp pháp giới, mà chưa thành Phật thì tôi thề không thủ Chánh giác.

2. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Duyên Giác ở mười phương ba đời, trong tận cùng hư không, biến khắp pháp giới, mà chưa thành Phật thì tôi thề không thủ Chánh giác.

3. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Thanh Văn ở Mười phương Ba đời, trong tận cùng hư không, biến khắp pháp giới, mà chưa thành Phật thì tôi thề không thủ Chánh giác.

4. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Trời, người ở trong Tam giới, mà chưa thành Phật thì tôi thề không thủ Chánh giác.

5. Nguyện rằng nếu có một người ở trong mười phương thế giới chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh giác.

6. Nguyện rằng nếu có một vị trời, người, A-tu-la chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh giác.

7. Nguyện rằng trong thế giới loài súc sinh, nếu còn một loài nào chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh giác.

8. Nguyện rằng trong thế giới loài ngạ quỷ, nếu còn một kẻ chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh giác.

9. Nguyện rằng trong thế giới loài địa ngục, nếu còn một kẻ chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh giác.

10. Nguyện rằng trong tam giới, nếu những kẻ từng Quy y với tôi, hoặc là Trời, Người, A tu la, các loài bay, lặn, động vật, thực vật, linh giới, rồng súc sinh, quỷ thần mà chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh giác.

11. Nguyện rằng tất cả những phước lạc mà tôi được hưởng thấy, đều hồi hướng phổ thí cho tất cả chúng sanh trong Pháp giới.

12. Nguyện rằng một mình tôi nhận chịu hết tất cả khổ nạn của chúng sinh trong pháp giới.

13. Nguyện rằng tôi sẽ phân linh vô số, phổ nhập tâm chúng sinh nào không tin Phật Pháp,  làm cho họ bỏ ác, hướng thiện, sám hối, sửa mình, Quy y Tam Bảo, rồi cuối cùng thành Phật.

14. Nguyện rằng tất cả chúng sinh nào, khi thấy mặt tôi, cho đến chỉ nghe tên tôi, đều phát tâm Bồ-đề, mau đắc thành Phật đạo.

15. Nguyện rằng luôn tôn kính điều Phật dạy, và thực hành mỗi ngày ăn một bữa.

16. Nguyện giác ngộ loài hữu tình, phổ nhiếp thọ các loài có căn cơ.

17. Nguyện trong đời này tôi sẽ đắc ngũ nhãn, lục thông, phi hành tự tại.

18. Nguyện rằng tất cả mọi cầu nguyện đều được thành tựu viên mãn.

 

15- Mưa dầm nhịn đói.

Trong thời kỳ thủ hiếu và quyết chí tu đạo, Ngài phát nguyện tôn thủ giới luật Phật chế là ăn mỗi ngày một bữa trước ngọ, vì Ngài biết rằng trên thế gian này nhiều người bị đói và Ngài muốn cúng dường thức ăn của Ngài cho họ. Khi ngồi ngoài mộ phần mẹ, Ngài không nấu ăn cho mình và nếu không ai đem thực phẩm đến Ngài đành nhịn đói; Lúc bấy giờ có một lão cư sĩ tên là Đường Ngọc Minh tự phát tâm đem thức ăn cúng dường Ngài mỗi ngày.

Khi đó vào đầu mùa hè ngày ngày mưa rơi tầm tả đường xá lầy lội, đi lại khó khăn. Ngài thương cho cư sĩ Đường tuổi cao sức yếu nên bảo ông rằng:

- Ngày nào trời cũng mưa không dứt, không tiện đi lại, vả lại Thầy còn lương khô, cụ hãy đợi khi nào mưa tạnh hãy mang thức ăn trở lại, lương khô ở đây Thầy có thể dùng đến hơn hai mươi ngày, Lão cư sĩ tin lời Ngài cho nên khi mưa đến, ông ta ở nhà; Tất nhiên Ngài đã không có đến một hạt gạo trong lều.

Đợi hơn hai mươi ngày qua, khi trời đã tạnh mưa, thời tiết trong lành Lão cư sĩ mới mang thức ăn trở lại cúng dường Ngài. Nhưng khi đến lều tranh, ông Lão mới biết được rằng trong suốt hai mươi ba ngày liền Ngài nhắm mắt, đoan chánh tọa thiền dụng công, không ăn chi cả. Khi ông lão trở lại, Ngài hỏi:

- Từ lần chót ông viếng thăm cho đến nay đã được bao lâu rồi?

- Hai mươi ba ngày.

Lão cư sĩ trả lời và hỏi về tình trạng sức khỏe của Ngài với vẻ lo lắng; Ngài đáp rằng mỗi ngày, Ngài chuyên tâm tọa thiền nên không thấy đói. Ông Lão lại càng khâm phục hạnh tu trì của Ngài.

 

16- Y nguyện cứu người.

Trong mười tám đại nguyện của Ngài có nguyện thứ mười hai là: Tôi nguyện thọ nhận tất cả khổ đau của mọi chúng sanh trong Pháp giới để chịu thay cho họ. Để hoàn thành đại nguyện này, mỗi khi có người lâm trọng bệnh khó chữa xin Ngài giúp đỡ nếu Ngài thấy họ thành tâm, Ngài hết lòng tìm đủ mọi cách để giúp họ toại nguyện, vì Ngài biết rõ rằng tất cả bệnh hoạn đều không phải từ ngoài thân mà phát khởi và thân thể có được là do Tứ Đại: đất nước gió lửa giả hợp, nếu người ta không chấp vào nó và có thể xả thân thì làm gì có bệnh.

Xả thân” tức không chấp, nghĩa là bỏ ra ngoài sự khoái lạc vật chất để học và hành Phật pháp gây lợi lạc cho chúng sanh, phá trừ chấp ngã, nhất tâm niệm Phật; hành trì phương pháp này giúp con người thoát khỏi sông mê bể khổ và đạt được thường, lạc, ngã, tịnh của Niết-bàn.

Những việc xảy ra ghi lại sau đây đều là những chứng tích cho thấy nhờ đạo lực của Ngài, phối hợp với sự thành khẩn của tín chủ nên Ngài đã cứu sống rất nhiều người. Do đó danh tiếng của Ngài ngày một vang xa.

 

a) Sám hối được cảm ứng

Trong thôn của Ngài có một vị phu nhân tên là Trương Lý Thị tuổi ngoài bốn mươi. Trong bốn năm liền, bà này bị bệnh nôn mửa kinh niên, cả Đông lẫn Tây y đều bó tay không chữa được chứng bệnh này, và mọi thứ thuốc đều vô hiệu. Bà nghe đức hiếu hạnh và sự cứu giúp vô số dân làng của Ngài nên bà đến bên mộ phần kính cẩn quỳ xin Ngài giúp đỡ. Ngài quán sát căn nguyên sanh bệnh rồi giảng cho bà rõ đạo lý làm người và nguyên do của bệnh tật là một sản phẩm của luật nhân quả. Ngài khuyên bà sám hối những tội lỗi xưa cùng kiền thành niệm Phật, Bà ta y lời, hành trì thật nghiêm túc và mỗi ngày thành tâm hối lỗi. Trong vòng hai mươi mốt ngày bệnh của bà lành hẳn mà không cần đến thuốc.

 

b) Sản phụ thoát hiểm.

Ngoài làng có một bà họ Đường lâm bồn qua bốn ngày liền mà chưa sanh con được. Bác sĩ đã không có cách gì cứu chữa, thấy cảnh sản phụ mạng sống mỏng manh, người nhà nóng lòng, dọ hỏi khắp nơi mới biết đến Ngài. Họ vội chạy đến mong Ngài cấp cứu, Ngài bảo họ hãy trở về nhà và bảo hết cả nhà đồng dâng hương niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” và phát nguyện ăn chay một trăm ngày; Nếu làm được như vậy thì sản phụ sẽ sanh con được bình an vô sự.

Họ trở về nhà làm y lời Ngài; chẳng bao lâu hài nhi được hạ sanh, mẹ tròn con vuông.

 

c) Bệnh liệt được chữa

Tại Thôn Bình Phòng có Trương phu nhân bị tê liệt toàn thân đã ba năm, chạy chữa biết bao bác sĩ, cùng các thuật sĩ mà bịnh vẫn không bớt. Khi nghe tiếng cứu người của Ngài, gia đình mướn xe chở bà đến tận lều của Ngài và xin chữa trị.

-Tôi không biết gì về y dược cả; nhưng những người có đức tin có thể được lành bệnh nhờ sự thành tâm của họ. Bà chỉ cần thành tâm sám hối tội lỗi của mình trong quá khứ cùng cải ác hành thiện. Nếu bà niệm Phật và ngưng không ăn thịt nữa thì nhất định sẽ được cảm ứng và bệnh bà sớm phục hồi.

Sau khi về nhà, mỗi ngày bà lễ bái trước chân dung Ngài, ăn chay niệm Phật. Qua một trăm ngày, bịnh tê liệt biến mất và bà có thể cử động được như thường. Toàn gia đình bà không khỏi kinh ngạc, quỳ lạy tôn Ngài làm Thầy cùng phát nguyện hộ trì Tam Bảo và tinh tấn làm lành.

 

d) Ăn chay được cảm ứng.

Cách làng Ngài khoảng bốn mươi dặm có một người tên là Đới Quốc Hiền bị bệnh phổi đến thời kỳ nghiêm trọng, các bác sĩ đều nói rằng bệnh của anh ta vô vọng, nhưng anh ta vẫn muốn sống, nên tìm đến và quỳ xuống khẩn cầu Ngài cứu giúp. Ngài thấy ông rất thành tâm, nên bảo ông ta nhất tâm xưng niệm “ Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”  cùng phát nguyện ăn chay trường, chấm dứt nghiệp sát sanh. Anh ta hoan hỷ tín thọ. Rồi Ngài vừa rưới nước nhè nhẹ lên đầu anh ta mà gia trì niệm Phật tụng chú. Ngay lúc đó anh cảm giác toàn thân mát rượi, tinh thần sảng khoái. Sau đó anh ta  quy y Tam Bảo, kiên thành trì chú Đại Bi cùng niệm thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát không ngưng nghỉ. Chẳng bao lâu sau ông được lành bệnh.

 

e) Trong mơ được cứu.

Càng ngày Ngài càng có đông đệ tử. Toàn gia đình hơn ba mươi người của Vương Phụng Nghi ở Làng Đông Tĩnh Tử đều quy y Ngài. Họ đều ăn chay và đắc lực ủng hộ hoằng dương Phật pháp, em của Vương Phụng Nghi là Vương Phụng Cửu, có một đứa con trai đột nhiên bị bệnh nặng.

Cha đứa bé đã khẩn cầu Ngài cứu đứa con, mỗi ngày ông đều ở trước bàn thờ Phật cầu nguyện, trải qua một tuần lễ, đêm nọ, ông mơ thấy Ngài đến nhà và cho con ông uống một viên thuốc, khi thức dậy ông Vương phát hiện con ông đã được lành bệnh; Kể từ đó ông càng thâm kính Phật pháp và khuyên khắp thân bằng quyến thuộc bạn bè Quy y Tam Bảo.

 

f) Lòng hiếu được cảm.

Cao Đức Phú tại Thành phố Hợp Nhĩ Tân, Đại Nam Câu, thiên tánh hiếu thảo. Khi mẹ ông bị bịnh hiểm nghèo, ông phát nguyện đến Chùa Tam Duyên chặt tay cúng Phật, cầu mong chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho mẹ mình sớm được bình phục. Đến Chùa lễ Phật xong, ông lấy dao ra định chặt cánh tay, nhưng người bên cạnh phát giác nên ngăn cản. Khi hỏi ra nguyên nhân, mới biết ông là người con chí hiếu, xả thân vì mẹ. Thấy vậy Cư sĩ Lý Cảnh Hoa dẫn ông đến cầu kiến Lão Hòa Thượng Thường Nhân, lão Hòa Thượng cho người dẫn ông đến gặp Ngài. Ngài rất cảm động về lòng hiếu thảo của ông, nên liền nhận lời đến nhà cứu bà mẹ ông; Ngài bảo Cao Đức Phúc hãy chạy xe đạp về nhà trước còn Ngài sẽ đi bộ theo sau. Nhưng khi Cao Đức Phúc vừa về đến nhà thì thấy Ngài đã có mặt trong nhà từ hồi nào rồi. Lúc vào nhà, Ngài phát hiện bà mẹ ông đã bất tỉnh mê man trong bảy tám ngày rồi tình huống thật nguy cấp, bệnh nhân lúc ấy môi và đầu lưỡi đã bị thâm đen, hơi thở dường như đứt đoạn, Ngài bắt đầu viết sao văn, rồi khép mắt trì chú cho đến nửa đêm, tới 3 giờ sáng mới nghỉ. Sáng sớm hôm sau, bịnh nhân chợt ngồi dậy trên giường kêu tên con bà. Cao Đức Phúc kinh hãi, vui mừng khôn xiết. Mẹ ông bảo:

- Mẹ bị lạc đường đã mấy ngày liền, không biết đã đi tới đâu nữa? May thay chiều hôm qua, mẹ gặp một vị Tăng đưa mẹ về nhà; Bây giờ mẹ cảm thấy đói lắm con mau nấu cháo cho mẹ ăn.

Cao Đức Phúc nghe thế cả mừng chỉ Ngài và hỏi mẹ rằng:

- Vị Tăng mà mẹ vừa nói đó, có phải là vị này không?

Mẹ ông nhìn Ngài một hồi rồi nói:

- Đúng rồi! Chính ông Sư này đã dẫn mẹ về nhà đó mà.

Qua việc nầy, toàn gia đình của Cao Đức Phúc lập tức Quy y Tam Bảo.

 

g) Hóa giải bệnh truyền nhiễm.

Mùa thu, năm Dân Quốc thứ ba mươi bốn, sau khi quân Nhật đầu hàng không lâu vùng Đông Bắc rất hổn loạn dân miền quê lại bị bệnh truyền nhiễm khiến rất nhiều người bị chết: trẻ có, già có...Tại Đồn Du Phường phía Nam Thành phố Hợp Nhĩ Tân, có gia đình họ Mai chỉ trong ba ngày mà tất cả mười một người trong nhà đều bị lây bệnh chết; Lúc bấy giờ chỉ còn có một người làm công và một người rể đang trong tình trạng nguy kịch.

Nghe qua chuyện thảm thương như thế, Ngài liền đi vòng đến các thị trấn, làng xã kề cận, vừa rảy nước sái tịnh, vừa trì tụng chú Đại Bi. Có điều là Ngài rẩy nước đến nơi nào thì nơi đó không còn nghe đến việc người chết vì bệnh truyền nhiễm nữa.

 

h) Giải nạn rít độc.

Lần nọ có một em bé đang chơi ngoài sân, vô ý bị con rít bò vào lỗ tai rồi bò lên não bộ của em, em bị nhức đầu dữ dội, sắc mặt tái mét, hơi thở hổn hển la khóc không ngừng. Rít này thuộc loại rít độc, thông thường nếu đụng phải rít này thì hết cách cứu chữa. Người nhà mang em đến Ngài cầu cứu, Ngài thành tâm trì chú. Qua vài giờ sau thần sắc em bé hồi phục như thường. Do đây mới biết công dụng của thần chú thật không thể nghĩ bàn; nhưng người niệm chú, nhất định phải chuyên tâm chánh ý, lại phải trì giới thanh tịnh, chân chánh tu hành thì tự nhiên sẽ được Bồ Tát hộ trì, Thiên Long ủng hộ. Nếu không thì dầu cho có mỏi hơi niệm chú, vẽ bùa mà không nghiêm trì giới luật tất sẽ đọa lạc vào đường ma, biến thành ma vương vậy.

 

i) Cứu người tự vẫn.

Tại Tỉnh thượng Hiệu Nam, Đồn Đông Bình Tử, Phố Hợp Nhĩ Tân, có một vị Đồn trưởng tên là Lý Thắng Tỉ vì một chuyện nhỏ mà sinh ra cải vả với người vợ. Vợ ông nhất thời nóng nảy không sáng suốt mà tự vẫn bằng cách uống cạn hai chén nước lỗ (Nước lỗ là một hóa chất cực độc, đừng nói chi uống một chén, chỉ cần uống một ngụm thôi cũng đủ chết người rồi.) Đến khi người nhà của bà phát giác ra thì bà đã trong hồi nguy kịch, mọi người trong nhà đều rất sốt ruột, lo âu.

Cũng may, lúc bấy giờ có một người biết Ngài đang ở trong đồn này bèn mách cho người nhà của bà ta hay:

- Thầy An Từ vừa đúng lúc có việc nên đến Đồn này, hiện giờ đang ở bên nhà họ Quách, các người hãy mau đi cầu cứu Ngài đi, may ra Ngài có cách cứu chữa.

Con trai của Lý Thắng Tỉ nghe vậy cấp tốc chạy qua nhà họ Quách, vừa mới gặp được Ngài sụp quỳ thỉnh cầu Ngài mau đến cứu mẹ.

- Ta không có cách nào hay, ngươi hãy mau đi tìm thầy thuốc đến trị đi.

Người con lủi thủi quay về báo cho cha hay. Người mách hộ rất  am tường Ngài, vì vậy một lần nữa kêu người con đến lạy cầu Ngài ra tay, người này còn dặn thêm:

- Con phải thành tâm khẩn cầu bằng không thì Ngài không màng chuyện rỗi đâu!

Người con lại một lần nữa chạy nhanh đến trước mặt Ngài, quỳ xuống cầu xin, khóc lóc suốt cả bốn mươi lăm phút. Biết người con thật có lòng thành, nên Ngài cùng đi với người con về nhà họ. Lúc đó tay chân của người mẹ đã phát lạnh, người nhà đang chuẩn bị tang sự cho bà.

Vừa thấy Ngài đến, mọi người đều hướng về Ngài cúi đầu đảnh lễ, thỉnh cầu Ngài cứu mạng. Ngài bảo họ đừng quá đau lòng, rồi dùng nước gia trì chú Đại Bi, kế lấy chiếc đũa tre vạch miệng của bệnh nhân mà đổ nước vào. Chẳng bao lâu, bịnh nhân bắc đầu ói mửa, ói một lúc thì dần dần tỉnh lại.

Cả nhà họ Lý đều cảm kích Ngài đến rơi nước mắt, và cũng thâm cảm sức linh ứng không thể nghĩ bàn của Phật Pháp. Về sau họ tặng cho Ngài một bức đối liễn.

Câu trên: “Từ bi phổ độ, tín giả đắc cứu thành Chánh Giác.”

(Từ bi cứu độ được tất cả, người có tín tâm được giải thoát để chứng được Chánh Giác.)

Câu dưới:”Quá hóa tồn thần, lễ chi hộ phúc ngộ Vô Sanh.”

(Tai họa được tránh khỏi, phục lại tinh thần được  để giác ngộ Vô Sanh.)

Kèm theo một tấm biểu viết rằng: “Tự Tại Như Lai.”

 

17- Tùy cơ giáo hóa.

a) Tú tài Quy y.

Từ khi Ngài kết am thủ hiếu bên mộ phần mẹ, có khoảng hơn hai ngàn người đến quy y, không kể xa gần. Lúc ấy một vị tú tài triều Thanh tên là Cốc Giới Tam; học rộng, đa văn, Hán học uyên thâm. Bấy giờ là lúc giao thời mới, cũ. Cốc Giới Tam thuộc loại tú tài “không cần ra cửa mà vẫn biết chuyện thiên  hạ”  vì ông là hạng hiếm quý khó tìm như lông phượng sừng lân. Vì vậy mọi người đều rất tôn kính ông.

Công việc thường ngày của ông là dạy học. Đối với Phật Pháp ông nghiên cứu rất thâm sâu, chỉ tiếc là không lãnh hội được. Nghe hạnh tu trì của Ngài, ông đến cầu Ngài chỉ giáo. Ngài dạy ông những điểm trọng yếu trong sự tu hành cùng pháp môn tâm địa không lập văn tự. Vừa nghe nghe xong ông rất đỗi vui mừng cảm phục; và cầu xin Quy y Ngài.

Năm Dân Quốc thứ ba mươi hai Ông ngồi xếp bằng mà tịch, gương mặt vẫn an nhiên, hòa nhã như lúc còn sống.

 

b) Cùng, quý do nhân quả.

Có một vị ăn mày tên là Kỷ Đại Phúc, mỗi ngày đến lều thủ hiếu đảnh lễ Ngài. Ngày nọ sau khi lạy xong, không dằn được, ông bật hỏi:

- Xin Ngài giải thích cho con biết tại sao con bị lâm vào tình cảnh bần cùng như vậy?

Ngài giảng giải cho ông nghe đạo lý nhân quả trong ba đời, và thêm rằng:

- Kinh dạy, vì sao có người đời này sinh ra được hưởng phú qúy? Bởi vì đời trước họ đã từng trì trai, cúng dường Tam Bảo, bố thí cho người nghèo. Tại sao có người đời này phải chịu quả nghèo hèn? Cũng bởi đời trước họ chưa từng cứu giúp người nghèo.

Nghe xong ông cảm nhận được đạo lý nhân quả, nên nói:

-Con tự hỏi rằng trong đời mình chưa làm gì sai trái; mà sao bị nghèo khốn đến nỗi phải đến nhà người xin ăn. Nay mới biết vì trước kia đã bỏn sẻn, không biết báo ứng của sự bố thí. Vậy xin Ngài chỉ dạy, có cách nào để cứu vãn cho hoàn cảnh hiện tại của con không?

- Người Quân tử học cách tạo mạng, nay ông phải nỗ lực tạo nghiệp lành, quảng tích ân đức cho nhiều, tự mình thay đổi vận mạng thì phước gì lại không đến! Xưa kia Chu Kỷ là ăn xin, nhưng hiểu rõ đạo lý nhân quả báo ứng, dốc lòng tạo công đức, ra công làm việc thiện. Đời sau ông ta được sanh vào nhà Đế vương hưởng thọ phước báo tôn vinh của một vị Hoàng tử. Đấy có phải là biện pháp tự cải vận mạng không?

Ký Đại Phúc nghe thế cả mừng, nhìn về tương lai tràn trề hy vọng và thỉnh cầu Quy y Tam Bảo làm đệ tử của Ngài. Từ đó trong lúc hành khất, ông luôn niệm thầm “Nam Mô A Di Đà Phật.” Xin được tiền, gạo ông đều dành dụm chia sẻ lại cho những người khác nghèo khó hơn ông. Ngày thường nếu có cơ hội, ông đều tùy thời làm việc thiện, giúp đỡ người. Sau vài năm tích tụ công đức như vậy vào mùa đông năm Dân Quốc thứ hai mươi chín, ông dự biết ngày vãng sanh. Đến đúng ngày ông niệm Phật an nhiên mà tịch.

 

c) Chuyển tánh Bà hung hãn.

Trong làng Ngài có một người đàn bà tên Viên Mộ Hàng nổi danh hung ác, ngang ngược. Thường ngày đánh mắng chồng, vô lễ với cha mẹ chồng, không thuận với chị em dâu. Đối với thân bằng quyến thuộc, bà con láng giềng thì cộc cằn thô lỗ. Bà ta coi thường và hủy báng quỷ thần lại càng không tin nhân quả; Nói chung bà ta đã không làm một việc lành nào, còn bao nhiêu điều xấu thì bà đều có phần. Thế nên mọi người trong làng đều gọi bà là”âLão Cọp Cái”. Nghe danh Ngài, vì hiếu kỳ bà ta muốn đi tìm hiểu nên ngày nọ, bà cùng những người khác đến lều thủ hiếu. Thấy Ngài đang ngồi kiết già chắp tay, mặt quay về hướng tây, và niệm Nam Mô A Di Đà Phật không dứt. Vì không biết Ngài làm thế với mục đích gì, nên bà hỏi:

- Thầy đang làm gì vậy?

- Mẹ tôi đã làm lụng vất vả để nuôi dưỡng tôi, cho nên tôi muốn báo đáp ân đức sanh thành dưỡng dục bằng cách niệm Phật để cầu cho mẹ được siêu thoát, hy vọng mẹ tôi sẽ sớm vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Đây cũng là đạo căn bản làm người.

Bà vốn không tin Trời Đất, nghe Ngài nói thế lại càng thêm nghi mà hỏi rằng:

- Có phải sau khi chết, con người thật biến thành quỷ không?

- Sao chỉ nói người chết rồi mới thành quỷ? Có người lúc còn sống, tâm chứa toàn tâm quỷ,

nói lời quỷ, làm việc quỷ, vậy có khác gì với ma quỷ đâu? Người thường sân hận tức là quỷ mặt đỏ, người thường oán hờn tức quỷ mặt vàng, người hay buồn não tức quỷ mặt trắng, người dễ nóng giận tức quỷ mặt xanh, người thường phiền muộn tức quỷ mặt đen. Nếu dùng sân, oán, não, nộ, phiền mà đối đãi với người thì là năm loài quỷ trên, sẽ luôn quấy phá gia đình, trong nhà tuyệt đối không an, lại tổn tài hao khí, tai hoạn xảy đến liên miên.

Ngài lại dạy:

- Tâm là thần; thần cũng là tâm. Nếu bà làm chuyện chi cũng khởi từ lương tâm, tức là trọng kính đối với thần, nếu bội ngược lương tâm thì cũng như là khi dối thần. Sau khi chết chắc chắn sẽ bị đọa vào địa ngục, chịu bao thứ khổ. Khi ấy muốn thoát khổ, e rằng không còn kịp nữa. Nhân vì chúng sanh đã quay lưng với sự giác ngộ, hợp với trần lao, mê chân theo vọng, xa rời bổn tánh của mình, tìm cầu vật chất ảo huyền ở thế gian, nên phải tự thọ lãnh quả báo. Nếu biết xoay chuyển lại, bỏ trần hiệp giác, xã vọng qui chân, thì đồng Phật không khác, mãi mãi thoát ly lục đạo luân hồi, chấm dứt sanh tử.

Bà nghe xong chợt nhớ lại bao tội ác của mình xưa kia, nên run động, khinh hoàng sợ hãi, khóc lên rằng:

 - Lúc trước con không hiểu đạo lý làm người, lại không tin báo ứng nhân qủa nên đã gây biết bao nhiêu tội. Nay nhờ Thầy từ bi chỉ dạy, mới biết tội mình quá ư thâm trọng, con nay thật ăn năn hối hận, nhưng e không còn kịp để hối lỗi. Vậy con phải làm sao đây?

- Bà đã nhận rõ những việc sai quấy lúc trước là dấu hiệu cho thấy rằng thiện căn phát khởi, mầm thiện căn này sẽ đâm chòi nẩy nở. Bà nên thường sám hối tội lỗi chớ quá bi thương; vả lại là người chớ nào phải Thánh Hiền, ai mà không có tội lỗi? Tội ác của Bà dầu thâm trọng nhưng nếu bà thành tâm sám hối, thì những tội nặng sẽ được tiêu trừ, điều cần thiết là phải chí thành sám hối, Bà hãy quán xét hành động trong quá khứ y như bà đã chết hôm qua và sanh trở lại ngày hôm nay. Sau khi thành tâm sám hối, bà phải nên phát nguyện làm trọn bổn phận của người cư sĩ, gắng sức hoằng dương Phật Pháp, khuyên người làm lành, Quy y Tam Bảo. Khi công đức của bà được viên mãn, thì những tội lỗi xưa tất sẽ tiêu tan. Tại sao? Vì khi người đại ác biết xoay đầu cải thiện thì thành người đại thiện; còn ngược lại người đại thiện tạo tội, lần lần cũng sẽ thành người đại ác.

Nghe thế tâm bà vui mừng khôn xiết, đứng dậy hướng Ngài lạy ba lạy, cầu thỉnh Quy y, chánh thức thành đệ tử của Ngài. Sau khi Quy y Tam Bảo, không những sửa đổi tâm tánh mà còn tự thân đi khắp nơi chỉ dạy người đời làm lành bỏ ác; hơn tám trăm người được bà cảm hóa đến quy y Ngài.

Khi ấy thân bằng quyến thuộc trong làng thấy bà thay đổi tâm tánh hoàn toàn nên rất kinh ngạc, xem bà như một con người mới, do đó biệt hiệu Lão Cọp Cái tự nhiên không còn nhắc mà đổi lại gọi bà là “Quán Âm tiếp dẫn.”

Bà ăn chay niệm Phật, khuyến hóa người đời trong mười năm, ngày nào cũng như nào. Vào hạ tuần tháng tám năm Dân Quốc thứ ba mươi ba, bà biết trước được ngày vãng sanh nên bảo người nhà:

- Tôi xưa vốn tạo bao ác nghiệp, nhưng sau khi Quy y Tam Bảo, sửa đổi tâm tánh hướng thiện, cùng khuyến hóa người do công đức đó tôi nay biết được rằng 19 tháng 9 là ngày tôi sẽ vãng sanh Tịnh Độ. Xin các vị chớ nên buồn bã khóc lóc mà nhớ niệm Phật giúp tôi!

Quả nhiên đến ngày ấy bà tắm gội sạch sẽ, mặc chỉnh tề chấp tay mĩm cười niệm Phật mà vãng sanh, hưởng thọ sáu mươi chín tuổi.

 

 d) Phương thức học giỏi: “Ba Trong, Ba trên”

Vùng cạnh Thôn Ngài, có một học sinh họ Đường mười bốn tuổi, thân thể yếu ớt, thường hay bệnh hoạn, lại rất ngu độn, học chi rồi cũng quên hết. Tuy cha mẹ, Thầy cô giáo bao lần đốc thúc nghiêm khắc dạy dỗ nhưng chẳng được kết quả gì. Chính bản thân em cũng phiền não về sự ngu si của mình.

Khi ấy, em thường nghe người trong Thôn kể về sự tích của Ngài, nên có ý định đến xem vị cao Tăng này có thể giúp được em không? Ngày nọ, em hẹn với mười lăm bạn đồng học đến lạy Ngài, cầu xin Quy y và khẩn cầu Ngài từ bi chỉ dạy làm thế nào khai mở trí tuệ, thuộc bài dễ dàng, và nhớ dai hơn?

Ngài bảo chúng:

- Muốn học giỏi, phải theo phương pháp Ba trong, ba trên. Ba trong là khi học bài phải đặt vào ba chỗ:

1) trong tâm,

2) trong miệng,

3) trong mắt.

Tức là dùng mắt xem bài, dùng miệng đọc bài, và dùng tâm để tư duy bài học.

Ba trên nghĩa là phải học luôn luôn:

1) trên đường,

2) trên gối,

3) trên cầu vệ sinh.

Lúc đi trên đường thường nên suy gẩm, nhớ lại bài học mà thầy cô vừa dạy, về nhà, lúc lên giường, trước khi nhắm mắt ngủ, phải đọc qua một lần những bài vừa học ở Trường, và lúc ngồi trên cầu vệ sinh đừng để uổng phí thời giờ nghĩ viễn vong mà nên chuyên tâm, nhớ lại những gì mình học vừa qua.

- Khi học bài phải để hết cả tâm trí vào bài vở và chỉ thấy có quyển sách thôi, nếu có ai thổi kèn bên tai các con, các con cũng không nghe. Nếu có những màu sắc sáng chói, lộng lẫy chiếu trước mắt, các con cũng không thấy. Các con nếu cứ thế mà chuyên tâm nhất ý, thì không việc gì mà không đạt được, huống chi nói về việc học thuộc bài?

Bọn học trò nghe qua hiểu rõ, và ghi khắc lời dạy vào lòng. Sau khi trở về, chúng y theo lời dạy của Ngài, quả nhiên trí tuệ khai sáng. Từ học sinh bình thường, chúng trở thành xuất sắc, thông minh. Cha mẹ và Thầy Cô giáo của các em đều không khỏi kinh ngạc. Chuyện truyền ra xa, học sinh từ khắp nơi không ngừng tìm đến Ngài xin Quy y và cầu Ngài dạy dỗ.

e) Hiếu tử Trịnh Đức

Tại Tỉnh Kiết Lâm Huyện Ngũ Thường, có một em bé tên Trịnh Đức, lúc năm sáu tuổi đã bắt đầu lễ lạy cha mẹ, rất mực hiếu thuận. Danh hiếu thảo của em vang khắp nơi, có nhiều Đạo sĩ, Thuật sĩ muốn nhận em làm đệ tử. Tuy còn nhỏ, nhưng em thẳng thắn vô cùng, em nói với họ rằng:      

- Nếu các vị chuyên bày chuyện dị đoan, gạt gẩm, hù hiếp để hại người đời, tất không phải là người tốt.

Năm em mười một tuổi, Ngài nghe đến hạnh hiếu thảo của em bé nên đích thân tìm đến, xem em bé hiểu hạnh hiếu thuận với cha mẹ như thế nào?

Từ song cửa nhìn ra thấy Ngài đang bước vào sân nhà em liền thưa với mẹ:

- Thưa mẹ Thầy của con đang đến kìa.

- Ai là Thầy của con?

Trịnh Đức chưa đáp lời mẹ đã vội vàng chạy ra ngoài sân nghinh tiếp, cúi đầu đảnh lễ Ngài. Sau khi vào nhà ngồi xuống xong Ngài hỏi:

- Ai dạy con lễ lạy cha mẹ vậy?

- Con nghe danh mười bốn người con chí hiếu ở Huyện Song Thành nên con mới noi theo gương họ.

Cha của Trịnh Đức ra chiều hãnh diện, vui vẻ nói:

- Đây thật nhờ phước đức tổ tiên nên chúng con mới có đứa con hiếu thảo này, mong cầu Phật, Bồ Tát từ bi gia hộ.

Đàm đạo một hồi, Ngài từ trên bộ ván bước xuống thì không thấy đôi giày đâu cả chỉ thấy em quỳ dưới đất khẩn cầu:

- Thầy đã đến đây, con kính thỉnh Thầy ở lại dùng cơm trưa với gia đình con. Ngài chấp thuận lời thỉnh cầu của em.

Dùng cơm xong, Ngài dạy em Trịnh Đức:

- Con đã Quy y gọi ta bằng Thầy vậy con nghe lời Thầy hay Thầy nghe lời con?

Em thật rất thông minh lập tức nhận ra lỗi của mình.

- Bạch Thầy, đương nhiên đệ tử phải nghe lời Thầy, con nay xin sám hối.

- Tu đạo tâm phải thẳng thắn, như con vừa giấu đôi giày của Thầy, đó là thủ đoạn trước tiên khống chế người để bắt người theo ý mình, đây không phải là cách tôn trọng đạo.

Nghe thế em xấu hổ muốn khóc Ngài bèn đọc bài kệ dạy em:

            Niệm Phật năng niệm vô gián đoạn

            Khẩu niệm Di Đà đả thành phiến

            Tạp niệm bất khởi đắc Tam muội

            Vãng sanh Tịnh Độ định hữu phần.

            Chung nhật yếm phàn Ta Bà khổ

            Tài tương hồng trần tâm niệm đạm

            Cầu sanh Cực Lạc ý niệm trọng

            Phóng hạ nhiễm niệm, qui tịnh niệm.

Tạm dịch:

            Niệm Phật phải niệm không gián đoạn,

            Miệng niệm Di Đà mãi thành phiến,

            Chẳng khởi tạp niệm đắc Tam muội,

            Vãng sanh Tịnh Độ sẽ có phần,

            Cõi Ta Bà phiền khổ cả ngày,

            Nhàm bụi trần lao, tâm coi nhẹ

            Chủ ý cầu sanh về Tịnh Độ

            Xả bỏ niệm nhơ, qui niệm tịnh.

Đối với các đệ tử trẻ tuổi, Ngài thường dạy họ phương pháp tọa thiền, riêng Trịnh Đức Ngài dạy em chuyên tu pháp môn Tịnh Độ. Y chiếu các câu kệ trên mà tu, nếu không phải người có trí thì sẽ không nhận thức được chân lý thâm sâu bên trong: “Tiền nhân hậu quả”  tức trước là nhân, sau là quả vậy.
(còn tiếp)

 

Buong Dao Kiem Thanh Hieu Tu
Buong Dao Kiem Thanh Hieu Tu
tên hình
tên hình
tên hình
tên hình
Buong Dao Kiem Thanh Hieu Tu
Buong Dao Kiem Thanh Hieu Tu
Buong Dao Kiem Thanh Hieu Tu