Giới thiệu
nh điển hình
Vu Lan 2007003
Cảnh đẹp66
Cảnh đẹp67
Cảnh đẹp68
Cảnh đẹp69
Cảnh đẹp70
Cảnh đẹp71
Cảnh đẹp72
Cảnh đẹp73
Cảnh đẹp74
Cảnh đẹp75
Cảnh đẹp76
Cảnh đẹp77
Cảnh đẹp78
Cảnh đẹp79
Cảnh đẹp80
Cảnh đẹp81
Cảnh đẹp82
Cảnh đẹp83
Cảnh đẹp84
Cảnh đẹp85
Cảnh đẹp86
Cảnh đẹp89
Cảnh đẹp90
Cảnh đẹp91
Cảnh đẹp92
Cảnh đẹp93
Cảnh đẹp94
Cảnh đẹp96
Cảnh đẹp97
Cảnh đẹp98
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp100
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
TÌM KIẾM
Chùa Kim Quang giới thiệu
Phat To Dao Anh
Phat To Dao Anh
Phat To Dao Anh Phat To Dao Anh
Phat To Dao Anh
Phat To Dao Anh
Chinese | Vietnamese

Phat To Dao Anh

Phật Tổ Đạo Ảnh

Hư Vân Lão Hòa Thượng kết tập

Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng thuật

Mục Lục

Phat To Dao Anh

Giới thiệu:

Chư Tổ, tuy Ấn, Hoa có khác, nhưng cùng vẻ thiên dung đạo mạo, rờ rỡ sáng ngời, khiếnngười chiêm ngưỡng, vơi sạch lòng trần, thấy tướng liền ngộ tâm. Chỉ trong sớm tối, ngàn 
năm cùng quay về với chư Tổ trong đại quang minh tạng. Chẳng có đạo ảnh thì lấy gì làm nên chuyện đó? Khoảng đời Hồng-Vũ, một số ham thích đạo, cả tăng và tục, cùng nhau miêu họa đạo ảnh Phật và Tổ, từ tôn giả Đại Ca Diếp đến các vị tôn túc cổ sơ trong nước, tính ra là 120 vị, rồi tàng trữ tại núi Ngưu-Thủ phía nam kinh đô. Nét bút tinh thần, phong độ cao khiết, nếu chẳng do sự kỳ diệu của tâm tư, cảm ứng đến chỗ u linh thì dễ gì có được bút pháp như vậy !  

 

Sớ Về Quảng Bá Đạo Ảnh Chư Tổ

Cựu Tự

Bài Tựa Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh

Trùng Tăng Phụ Ký

Thành Kính Tán Phật Tổ Đạo Ảnh Của  Sư Tổ Vân Công Lão Nhân

Bài Tựa Tái Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh

Bài Tựa Bằng Bạch Thọai

Hiệu Chính Pháp Hệ

Bài Tựa tán dương việc Lấy Máu viết Kinh Hoa Nghiêm

Nguồn Gốc Năm Phái Thiền Tông

Thích-ca Mâu-ni Văn Phật

Sơ Tổ Tôn giả Ma-ha Ca-Diếp

Nhị Tổ Tôn Giả A-Nan-Đà

Tam Tổ Thương Na Hòa Tu Tôn Giả

Tứ Tổ Ưu-Bà-Cúc-Đa Tôn Giả

Tổ thứ năm: TÔN GIẢ ĐỀ-ĐA-CA

Tổ thứ sáu: TÔN GIẢ DI-GIÀ-CA

Tổ thứ bảy: TÔN GIẢ BÀ-TU-MẬT

Tổ thứ tám: TÔN GIẢ PHẬT-ĐÀ-NAN-ĐỀ

Tổ thứ chín: TÔN GIẢ PHỤC-ĐÀ-MẬT-ĐA

Tổ thứ mười: HIẾP TÔN GIẢ

Tổ thứ mười một: TÔN GIẢ PHÚ-NA-DẠ-XA

Tổ thứ mười hai: ĐẠI SĨ MÃ MINH

Tổ thứ mười ba: TÔN GIẢ CA-TỲ-MA-LA

Tổ thứ mười bốn: BỒ-TÁT LONG THỌ

Tổ thứ mười lăm: TÔN GIẢ CA-NA-ĐỀ-BÀ

Tổ thứ mười sáu: TÔn GIẢ LA-HẦU-ĐA-LA

Tổ thứ mười bảy: TÔN GIẢ TĂNG-GIÀ-NAN-ĐỀ

Tổ thứ mười tám: TÔN GIẢ GIÀ-DA-XÁ-ĐA 

Tổ thứ mười chín: TÔN GIẢ CƯU-MA-LA-ĐA

Tổ thứ hai mươi:   TÔN GIẢ XÀ-DẠ-ĐA (Jayata)

Tổ thứ hai mươi mốt: TÔN GIẢ BÀ-TU-BÀN-ĐẦU

Tổ thứ hai mươi hai: TÔN GIẢ MA-NOA-LA

Tổ thứ hai mươi ba: TÔN GIẢ HẠC-LẶC-CA

Tổ thứ hai mươi bốn: TÔN GIẢ SƯ-TỬ

 

(còn tiếp) 

Phat To Dao Anh

 

 

Sớ Về Quảng Bá Đạo Ảnh Chư Tổ

của thiền sư Tử-Bá đời Minh  

 

Chuông chạm không khua thì âm thanh không vang dội, đuốc quý chưa mồi thì ánh lửa còn ẩn dấu. Bởi vậy, quy y Phật Tổ cũng phải dựa vào hình tướng, nghi thức. Như tượng đạo còn, thì truyền bá cho rộng là quý. Nguyện thân rải ra như sao bầy, hình ảnh hiện khắp mọi nơi. Một tiếng chuông vang, bao người tỉnh mộng ; lửa đèn phân ra nhiều ngọn, đêm đen ắt thành sáng tỏ.  

Ôi ! Có tự tâm tức có hư không; có hư không tức có trời đất; có trời đất tức có núi sông; có núi sông tức có đạo tràng; có đạo tràng tức có chư Tổ; có chư Tổ tức có đạo ảnh. Chính là do đạo ảnh mà biết chư Tổ; do chư Tổ mà có đạo tràng; do đạo tràng mà biết trời đất; do trời đất mà lường được hư không; do hư không mà ngộ tự tâm, có thể nói theo dòng nước mà dò tới nguồn vậy !  

Nếu như thế đó thì rộng lớn như trời đất, phức tạp như muôn vật, đều là đạo ảnh của chư Tổ cả, há phải cậy đến ngọn bút của Tăng Diệu, Đạo Huyền rồi mới bảo được đó là đạo ảnh ư ? Tuy nhiên nếu cái tâm mà hèn kém, chưa đủ khả năng chạm đường mà biết quán, thì lại cần phải nương vào hình tướng kỳ diệu. Cho nên, ông A-Nan bạch Phật rằng : “Con thấy ba mươi hai tướng của Như Lai tốt đẹp vô ngần, trong sáng rực rỡ như lưu ly, thường tự nghĩ rằng tướng này chẳng phải do ái dục mà sanh ra. Tại sao vậy ? Bởi dục khí thì thô, không trong sạch, do các chất tanh hôi họp lại, máu mủ hỗn tạp, không thể phát sanh ra thứ gì tinh khiết, trong sáng, ánh vàng tích tụ. Vì lòng khát khao ngưỡng mộ đó nên con đã cắt tóc xuất gia theo Phật”. Xem như vậy đủ hiểu rằng đến ông A-Nan, là em của Phật, còn do quán sát, thấy rõ diệu tướng mà phát tâm, huống chi đối với tâm phàm hèn kém ! Bởi vậy, đạo ảnh của Phật Tổ chẳng thể chẳng truyền lại !  

Chư Tổ, tuy Ấn, Hoa có khác, nhưng cùng vẻ thiên dung đạo mạo, rờ rỡ sáng ngời, khiến người chiêm ngưỡng, vơi sạch lòng trần, thấy tướng liền ngộ tâm. Chỉ trong sớm tối, ngàn năm cùng quay về với chư Tổ trong đại quang minh tạng. Chẳng có đạo ảnh thì lấy gì làm nên chuyện đó? Khoảng đời Hồng-Vũ, một số ham thích đạo, cả tăng và tục, cùng nhau miêu họa đạo ảnh Phật và Tổ, từ tôn giả Đại Ca Diếp đến các vị tôn túc cổ sơ trong nước, tính ra là 120 vị, rồi tàng trữ tại núi Ngưu-Thủ phía nam kinh đô. Nét bút tinh thần, phong độ cao khiết, nếu chẳng do sự kỳ diệu của tâm tư, cảm ứng đến chỗ u linh thì dễ gì có được bút pháp như vậy !  

Năm Vạn-Lịch kỷ-sửu, thị giả họ Khai phục vụ bên tôi ở Kim-Đàn. Nhân quan sát khu vườn Bắc, thấy phía Tây mát mẻ, từ núi đá có lối đi ra. Tôi bảo : “Đạo ảnh chư Tổ của Ngưu-Thủ sơn, trước đây ở Tổ đường, trong đống bụi bặm, lấy ra được sáu bức, như vén mây trăng tỏ , sáng đẹp lồ lộ. Hỏi những bức khác ở đâu thì vị tăng của chùa cho hay rằng tất cả đều cất giữ ở núi Ngưu-Thủ. Vụ đó từ 6 năm nay, ta cứ nhớ hoài không quên. Nếu ngươi không ngại khó nhọc, chịu dầm nắng cất công đi tới, may ra có thể liệu được chuyện này.” Khai thị giả đáp ứng : “Xin phụng mạng”. Rồi chống gậy ra đi, quả nhiên kiếm được các linh tượng. Thái Tể Lục Công (1) khi trông thấy đạo ảnh bèn thở dài than rằng :”Đương thời rõ nét oai nghiêm, sáng chói cõi nhân thiên, hiềm vì sau bao năm tháng chồng chất, đã biến thành tàn tạ như vậy ! Xưa kia, thánh nhân chưa diệt độ, chúng ta do nghiệp nặng, tội dầy, không có duyên được gần gũi phục thị, nay đích thân được trông thấy đạo ảnh tất phải hết lòng tiếp nhận. Chúng ta phải đi kiếm cho được danh họa, dập theo cho đúng, vẽ thành 10 bộ, chia ra các nơi, để mười phương cung dưỡng. Đuốc sáng đem phân bố ra thì rộng chiếu mọi đường u tối, chẳng phải đó là việc lớn sao ?”  

Khai thị giả nghe lời đề nghị của Lục Công hợp lẽ, liền khảng khái đảm nhận. Thái Tể trước tiên lãnh một bộ, cư sĩ Kim-Sa Thiện-Vân cũng xin sao một bộ, còn lại thì chưa thấy ai nhận thêm. Thị giả Khai quỳ gối và thỉnh cầu : “Kính xin hòa thượng soạn bài sớ về nhân duyên này, khiến cho hàng thiện tín sanh lòng pháp hỷ, cùng phát tâm thù thắng, tạo thành một vụ hy hữu”. Tôi đáp: “Phải !  Ôi ! Do tâm mà sanh hình, do hình mà sanh ảnh ; nói ngược lại, do ảnh mà được hình, do hình mà được tâm, do tâm mà đắc đạo. Nếu vậy thì nhờ một trăm hai mươi tờ giấy, lão tăng này chẳng tốn một lời mà cũng nhân đó tiết lộ gia phong nhiều lắm vậy !” Thị giả Khai bèn nhận lo việc tạo thêm đạo ảnh đặng có thể lưu truyền đi nhiều nơi, vói nguyện ước bất cứ ai có dịp chiêm ngưỡng, có thể nhân đó mà khai ngộ, cùng chứng được tự tâm.

 

(1) Chú : Thái Tể Lục Công Quang Tổ, tự là Dữ-Thằng, quê ở Bình-Hồ, đậu tiến sĩ đời Gia-Tĩnh, nhiều lần làm Thượng thư Bộ Lại đời Vạn-Lịch, tên thụy là Trang-Giản, còn có tên hiệu là Ngũ-Đài Cư-Sĩ.

 Phat To Dao Anh

Cu T

Bài Ta Xưa


Ông lão Mặt vàng[1], trong 49 năm, chẳng thuyết mà là thuyết, không thân mà hiện thân. Hình ảnh và giáo pháp khắp cùng bốn biển,

pháp âm vang dội đại thiên. Ngôn ngữ bặt mọi đường, hình tướng kiếm chẳng thấy. Mới hay, bậc Thánh là vô hình, tùy theo vật mà có hình; Thánh nhân không nói, thuận theo cơ duyên mà nói ra.  

Cuối đời cầm bông hoa, phó chúc Ca Diếp; bốn bẩy hai ba[2], phân hình biến ảnh. Hai cây quế tỏa hương[3], năm nhánh mọc ra rậm rạp[4].

Một vầng trăng trong, muôn ngàn sóng nước óng ánh. Hoặc ẩn thân nơi hang hốc, tiếng hú rợn người; hoặc xuôi tay vào

chợ, tùy nghi liệu lý; hoặc núi cao nổi sóng, chẳng hiểu mối manh; hoặc bụi tung đáy nước, khó lường ý chỉ. Con cháu cùng khắp

thiên hạ, tuy biết tên mà chẳng thấy được hình.  

Cho nên, chùa Vân Phúc chúng tôi có Khải Công thiền sư, từng nuôi chí bao năm, lòng thành kiên cố, thường cảm thán rằng: “Không làm cho rõ được diện mục các Tổ xưa, nêu cao cho mọi người trông thấy trước mắt, khiến cho họ biết được cội nguồn, thì con cháu làm sao cho phải đạo!”. Bởi đó mà đội nón dầm sương, lặn lội đi tìm, gõ cửa khắp nơi, cầu cho được thợ khéo, để khắc họa tượng hình chư Tổ, rồi tự tay biên soạn, nào lược truyện, nào tán từ, mong mỏi thiên hạ đời sau, chiêm ngưỡng các dung nhan mà suy tư tận ngàn năm về trước.  

Chùa Vân[5] còn việc Phật sự, mà Khải Công tuổi đã lớn, chẳng chịu vui đạo ở chốn non xanh, riêng mình miệt mài lo lắng, chẳng

biết tiếc thân. Không phải là người hết lòng cho đạo pháp, thử hỏi làm sao được như vậy! Hỏi rằng: “Đã bảo bậc Thánh là chẳng có

hình, vậy một số ảnh tượng đó ở đâu mà ra?” Đáp: “Mây quang thì không có mưa, chẳng thể tỏ thực được Đạo vậy!”

Mùa hoa cúc năm Khang Hy Bính Thìn

Phúc Thành Ngũ Sơn, Tịnh Phạm đề



Chú thích của Ban Phiên Dịch Vịệt Ngữ VPTT

[1] Hoàng diện Lão nhân  黃面老人: chỉ cho Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.

Thành Ca-tỳ-la-vệ, tiếng Phạn là Kapilavastu, trong đó, Kapila nghĩa là màu vàng (hoàng sắc), vastu nghĩa là chỗ ở, là thành. Cho nên tiếng Phạn của thành Ca-tỳ-la-vệ có nghĩa là chỗ của vị tiên Ca-tỳ-la, vị tiên Đầu vàng. Vì đức Thích tôn sinh ra ở đây nên gọi là Hoàng diện lão tử, Hoàng diện lão nhân (Ông già mặt vàng). Cũng gọi là Hoàng diện Cù đàm, Hoàng diện lão, Hoàng đầu đại sĩ, Hoàng đầu lão, Hoàng diện, Hoàng lão, Hoàng đầu.   (theo Phật Quang Đại Từ Điển)

[2] 四七二三 (bốn bảy hai ba) có nghĩa là 4x7=28 chỉ cho 28 vị tổ Ấn Độ và 2x3=6 chỉ cho 6 vị tổ Trung Hoa lấy Tổ Đạt Ma làm tổ thứ 1. Như thế tất cả là 33 vị Tổ.

[3] Chỉ cho Sơ tổ Ca Diếp và Nhị tổ A Nan hoặc là "lưỡng gia" Nam Nhạc và Thanh Nguyên. Dòng của Nam-Nhạc chia thành phái Quy-Ngưỡng và Lâm-Tế; dòng của Thanh Nguyên chia thành 3 chi nhánh, đó là các tông Tào-Động, Vân-Môn và Pháp-Nhãn.

[4] Chỉ cho Năm tông phái của Thiền tông, còn gọi là “Ngũ gia” (Ngũ gia thất phái): Tào Động tông (曹洞宗), Vân Môn tông (雲門宗), Pháp Nhãn tông (法眼宗), Quy Ngưỡng tông (潙仰宗), và Lâm Tế tông (臨濟宗). “Ngũ gia thất tông” thì gồm có Năm tông phái vừa kể và hai bộ phái của Lâm Tế tông là Dương Kỳ phái (楊岐派) và Hoàng Long phái (黃龍派). Ngoài ra còn có chi phái Ngư Đầu (牛頭支) của Tổ Pháp Dung.

[5] Hòa Thượng Hư Vân.

 

Phat To Dao Anh

 

Bài Tựa Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh

 

Năm canh-thìn, niên hiệu Quang-Tự, nhà Thanh, phòng kinh Mã-Não ở Tô-Châu ấn hành sách Phật Tổ Đạo Ảnh, do Đại sư Thủ-Nhất biên sọan bằng cách kết hợp hai ấn bản Chân-Tịch và Vân-Phúc, in ra đóng thành 4 quyển, gồm 240 ảnh tượng.  

Theo trong bài tựa thì lúc đầu Đại sư có tập Tông Môn Chính Mạch Đạo Ảnh, một ấn bản cũ không còn nguyên vẹn do chùa Vân-Phúc khắc, rồi mãi về sau mới có thêm bản Chân Tịch. Bản Chân-Tịch này cũng là do cư sĩ Dương Nhân Sơn nhận được của Tâm-Nguyệt Thượng Nhân.  

Tục Tạng Kinh chép rằng Đại sư Hám-Sơn soạn 88 bài truyện và tán đề vào ảnh, còn Thiền sư Tử-Bá thì giao việc khắc bản in cho Đinh Vân Bằng, theo các ảnh tượng lưu trữ tại Ngưu Thủ Sơn và từ đó bắt nguồn cho việc in đạo ảnh. Đến nay, chẳng riêng bản in của họ Đinh thất truyền, ngay các bản cũ Vân-Phúc và Chân-Tịch cũng không phải là dễ kiếm.  

Cổ-Sơn xưa có tàng trữ đạo ảnh các liệt Tổ trong thời gian Thiền sư Vĩnh-Giác trụ tại đây. Từ Phật Thích-ca, Tôn giả Ca-diếp đến các Tổ về sau, gồm 130 vị, tất cả đều có lời tán, được in ra vào năm Sùng-Trinh mậu-dần, khi Thiền sư trụ tại chùa Chân-Tịch. Bản này gọi là bản Chân-Tịch. Hai mươi bốn năm sau, vào năm Khang-Hy nhâm dần, người nối pháp là Lâm Đại sư có được nguyên quyển của chùa Khai-Nguyên ở Tuyền-Châu, trong đó chỉ còn hơn 80 tôn tượng. Đại sư tìm cách bổ sung, được 47 vị và, khi gom chung với tập của Thiền sư Vĩnh-Giác thì được tất cả là 122 vị, nhan đề vào, rồi tất cả được cất giữ trong tàng kinh điện. Tính đến nay đã trên 270 năm qua !  

Thời thế đổi thay, may nhờ thiên long hộ trì nên chỉ có 5 bức hình bị mất và số còn lại, 117 bức thì không bị tổn hại. Khi trụ trì Cổ-Sơn, Vân tôi kiếm ra tập sách này, bèn lấy đó làm tư liệu hiệu đính bàn Tô-Châu, đồng thời 108 tôn tượng cùng các bài truyện và tán của Đại sư Vĩnh-Giác vẫn được giữ y nguyên.

Ngoài thời gian thiền tụng Vân tôi lại cố gắng gom góp thêm được một số ảnh tượng nữa. Các bài truyện, tán nếu còn thì hầu hết đều được giữ lại, nếu thiếu thì soạn thêm, y thứ lớp đề vào. Thản hoặc trong bản Tô Châu có chỗ nào sai lầm vế thế hệ thì phải khảo chứng để đính chánh. Gom lại được 304 tôn tượng, cho khắc thành bản in để cung dưỡng rộng rãi, tạo thành nhân thù thắng. Sách in ra nhan đề là Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh, tức là vẫn y theo nguyên bản của Đại sư Thủ-Nhất, có khác chăng chỉ là tăng bổ thêm mà thôi.  

Còn những ảnh tượng các bậc hiền đức sau đời Khang-Hy, Ung-chính, thì việc thâu thập chưa được trọn vẹn, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nữa. Công việc này xin để chờ một dịp khác mai sau. Năm xưa, Thế Tôn nhập diệt, ngài A-Nan kết tập tại núi Linh Sơn ; chờ Ngài Di Lặc, Tôn giả Ca-diếp giữ áo nơi Kê-Túc. Nhờ đó mà huệ mạng nối tiếp không ngưng.  

Vân tôi sanh ra muộn màng, trông Đạo mà chưa thấy. Than cho thiện căn ngày càng thưa thớt, Phật pháp lo sợ bị suy vi ; chỉ còn lại là ảnh tượng giáo pháp, mong lấy đó để sáng soi ; ý muốn tiếp nối các vị Tử, Hám, Vĩnh, Lâm ghi lại di hình chư Tổ, đặng có thể đền ơn Phật trong muôn một.  

Ngày Phật Đản năm Ất Hợi, Phật lịch năm 2962 (tức năm 1935)

Trụ trì chùa Dũng Tuyền Cổ Sơn, Sa môn Hư Vân đề tựa tại Thánh Tiễn Đường  

 

Phat To Dao Anh

 

Trùng Tăng Phụ Ký

 

Lâu nay, Hư-Vân tôi gom góp ảnh tượng các vị Tổ sư, đồng thời soạn các bài truyện, tán kèm theo ; đến mùa hè năm Ất hợi dồn được 69 tôn tượng thời cho nhập vào tập Phật Tổ Đạo Ảnh do tiền nhân đã soạn từ trước, rồi đem khắc thành bản mới, lưu hành ở Cổ-Sơn.

Thấm thoát đến nay đã 20 năm, số ảnh gom thêm được 27 vị nữa, truyện và tán đính theo, bản mới lại khắc thêm để nhập vào tập cũ, tính tổng cộng số đạo ảnh là 330 vị. Tuy nhiên, diện mục của chư Tổ không phải đến số đó là chấm dứt. Năm xưa, Thiền sư Văn-Hỷ hỏi Ngài Văn Thù có bao nhiêu chúng ? Ngài đáp : “Trước ba ba, sau ba ba”. Nay, Vân tôi đã tăng, lại tăng nữa, đã tròn ba ba, còn ba ba sau này thì xin chờ các vị hiền triết tương lai tăng thêm, để cho con số trên tăng hoài không ngưng nghỉ. Xin ghi lại như vậy !

Ngày 9 tháng 9 năm Ất-Mùi, Phật lịch năm 2982

Hư Vân ghi tại lều cỏ Vân Cư, năm 117 tuổi

Phat To Dao Anh

 

Thành Kính Tán  

Pht T Đo nh Ca Sư T Vân Công Lão Nhân

 

Hong-Tu Linh-Mc

(8 bài)

 

  1. Bch mã đông lai truyn ha tượng

   C cung tng c ngưỡng nghi hình

   Bin hương kim nht dung thân chích

   Dch dch tu mi chiếu nhãn thanh.

 

Dch:

          Tượng v truyn qua theo bch mã

          C cung còn nh ngm linh hình

          Nay đt nhang thơm thân đnh l

          Thiên nhan rng r mt tinh anh.

 

Thái Âm đi thnh kinh v, kiếm được mt th lông d mu trng làm bút v hình Pht, t đó ông được coi như v t đu tiên miêu ha tượng Pht.

Năm Giáp Tý, nhân ghé Yên Kinh, thăm C Cung, Ung Hòa Cung, T Quang Các, được dp chiêm ngưỡng các tác phm đi Đường ha đc Thích Ca, các ngài Di Lc, Văn Thù, Huyn Trang, Lc T, vy mà không bng nay xem tp Pht T Đo nh có đy đ các thế h.

 

 

2.     Hà trưng bác thái k kinh niên

        Tây thánh đông hin tp nht biên

        Tòng th danh sơn vĩnh hình th

        Quang mang hà ch chúc tam thiên

 

 3.    Thượng t niêm hoa vi tiếu niên

        Ngũ gia hương ha nht đăng truyn

        Thp tông vn phái như yên hi

        Ch chưởng khán lai nhược nhãn tin.

 

Dch:

Xa gn gom góp đã bao niên

Tây thánh đông hin mt tp biên

Danh tú hình xưa ghi li mãi

Đuc soi đâu ch cõi tam thiên

 

Đc Pht niêm hoa s tích biên

Năm nhà nhang khói mt đèn truyn

Mười tông vn phái như sương bin

Ta thy bàn tay trước mt lin.

 

Đo nh gm bn quyn, thâu thp các hình tượng k t đc Thích Ca tr đi cho đến các v thuc dòng Nam Nhc, Thanh Nguyên, ri trong Giáo tông, Lut tông, Liên tông, c các v thánh hin ng hóa, không b sót.

Nhân được phc th bên cnh Vân Công, nên có dp thì được đích thân Vân Công, tay tr, ming dn gii, ch này, ch kia, nào cơ duyên, nào tiu s, rt k càng chng khác gì đếm các ht châu đ gia bo vy.           

     

 

4.     Bưu đng đáo x qung sưu la

        Thương hi di châu võng cánh đa

        Trường chú pháp đăng diên th dim

        Th công ninh ch nghĩ Hng sa

 

Dch:

        Thư t qua li khp sưu tra

        Bin c mò châu lưới quét là

        Đèn pháp luôn châm gìn đuc tu

        Công này hà ch sánh Hng sa?

         

T đin tch đến các bài ghi chú ca tư gia, Vân Công đu gom góp li, đng thi còn gi thư đến chùa miếu nơi các danh sơn đ tra hi tin tc làm tư liu.

Trong s các tôn túc, nếu đích thc đã được truyn Chánh Pháp Nhãn Tng, hoc v nào có nhiu công đc cho vic hong pháp li sanh thì cu cho được chân tượng ri cho làm bn khc đ biu dương, do đó s tôn tượng đã tăng hơn trăm bc so vi bn ca Đi sư Th Nht. Còn chn lc nhân vt thì căn c vào đo hnh chân thit, nếu không phi vy mà ch là loại có tiếng tăm nht thi cũng không ghi li trong Đo nh.

 

5.     Hiu khám ng d nht đăng thanh

        Th nhãn hà tng thun tc đình

        B di đính ngy tâm dic kh

        V giao lai t thc sư tha

 

Dch:

         Đèn xanh mt ngn trn đêm ngày

         Đc sa k gì mi mt tay

         B khuyết sa sai lòng cam kh

         Truyn tha k li h tương lai

 

Chư T xut x như thế nào, cơ duyên ra sao, Vân Công đu dng công tra cu. Mi ln gp khúc mc gia các tài liu thì Công dùng gii pháp chiết trung. Khi đính chánh mt bn gc nào, hoc b khuyết mt chi tiết nào, s kho chng cũng được ghi chú rõ trong quyn đu ca tp Đo nh.

 

 6.  Ho hãn t nguyên

      Tp bút điên năng

      Không chư tượng bit

      Ngôn thuyên phi đ

      Ngã bi công văn

      T gin qu hi

      Cam khi ngu nhiên    

 

Dch:

Bát ngát ngun văn

Cao vi ngn bút

Không mi hình tướng

Lìa hết ng ngôn

Làm văn công chúng ta

La ch t thành qu

Há phi chuyn ngu nhiên?

 

 

Các bài truyn và tán đ kèm theo vi các tượng nh đu do Vân Công t tay son c. Đc qua, Tu tôi thường hết lòng thán phc s tài tình trong li văn, ng cú, s tinh tế trong ý tưởng, khiến chân ý hin hin qua ngn bút ca Vân Công. Đây chng phi là ch mà phường hu bi chúng tôi, nhng k b chướng ngi trong văn t, có th mơ ước ti, mà cũng chng phi là loi văn trúc trc, c ý làm cho khó hiu.

 

Lun v văn chương, thì tác phm vượt hn lên chót vót, hơn c hàng Tư Đ Biu Thánh na.

 

 

7.  Tướng ho quang minh t nht đường

     Táo lê tuyên cánh mc sinh hương

     Nh thiên cu bách dư niên hu

     Hu tác đoàn loan đi đo tràng

 

Dch:

     Tướng ho hào quang t mt đường

     Mc cùng lê táo to nên hương

     Tri hai mươi chín trăm năm l

     Quanh qun hòa chung mt đo tràng

 

 

8.   Như th gian nguy mt pháp thi

      Ngô tông hu mng h như ty

      Chú hương chung nht cn chiêm l

      Nghim t Linh Sơn v tán thì.

 

Dch:

      Mt pháp đến thi bui khó khăn

      Tông nhà hu mng gp gian nan

      Nay cn chiêm ngưỡng dâng nhang quý

      Phng pht Linh Sơn hi cha tan.

 

Sau ngày kiết h năm t Hi

Đồ tôn: Hong-Tu Linh-Mc đnh l kính tán

 

 

 Phat To Dao Anh

 

Bài Tựa Tái Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh  

 

Đao vốn không ảnh, có ảnh chẳng phải đao. Phật Tổ không tướng, có tướng chẳng phải Phật và Tổ. Chúng sanh chấp trước nên chẳng ảnh mà thấy ảnh, không tướng mà thấy tướng ; nếu như có thể ngay tướng đó mà lìa tướng, ngay ảnh đó mà xả ảnh, thời đây chính là nhân duyên của Tái Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh.

Nay sách lại được gia tăng thêm với các vị đại đức hồi cận đại, mười vị cao tăng ; nhờ gương đó để “kiến hiền tư tề” – trông gương bậc thánh hiền mà lo nối chí sánh vai - ngỏ hầu chẳng rời xa tông chỉ vô ảnh, vô tướng vậy !  

 

Ngày 28 tháng 11 năm 1985

Trường Bạch Sơn Tăng viết tựa tại Vạn Phật Thánh Thành

Phat To Dao Anh

 

Bài Tựa Bằng Bạch Thọai

 

Phật Tổ Đạo Ảnh, đúng theo danh xưng là một tác phẩm miêu họa pháp tướng cùng ghi chép đạo hạnh các lịch đại Tổ sư Ấn-độ và Trung Hoa, mong để lại cho kẻ tu hành đời sau những tấm gương soi, không ngoài ý nghĩa “kiến hiền tư tề”, tức nhằm mục đích khích lệ mọi người trông thấy gương các bậc thánh hiền mà khởi tâm nối gót theo .  

Xét về lai lịch thì Phật Tổ Đạo Ảnh xuất hiện từ thời Minh, do công lao của cả hai phái tăng và tục đã cùng nhau phát tâm minh họa dung nhan các vị thánh tăng Ấn và Hoa, sau đó tàng trữ tại tự viện núi Ngưu Thủ. Đại sư Hám Sơn có sọan các bài tán và truyện còn Đại sư Tử Bá thì cho khắc từng bản để lưu truyền.  

Vào cuối thời nhà Minh. đầu triều đại Thanh, hòa thượng trụ trì chùa Dũng Tuyền, núi Cổ-Sơn thuộc Phúc-Châu là Đại sư Vĩnh-Giác đã cùng với môn đệ là Lâm Thiền sư tìm cách sưu tập những bức pháp tướng của các vị Tổ sư, soạn thêm các bài truyện, tán, rồi cho khắc để in ra lưu truyền hậu thế, tổng cộng được 122 vị. Bản in này có tên là bản Chân Tịch.  

Đến hồi cận đại, trong thời gian trụ trì tại chùa Dũng-Tuyền, Hòa thượng Hư Vân nhận thấy bản in quý giá đó rất quan trọng đối với sử của Thiền Tông, nhưng trải qua hơn 270 năm, số cũ chỉ còn lại 117 hình, và trong số này, có khi bài tán và hình tượng lại không ăn khớp với nhau, do đó mới bỏ công chỉnh lý lại toàn bộ. Hòa thượng bèn tổ chức tăng chúng chia nhau đi các nơi sưu tập tư liệu, đồng thời phái người đi Thượng Hải thỉnh bộ Tục Tạng Kinh về gia công tra cứu để bổ túc thêm bằng các truyện ký.  

Nguyên dưới trào vua Quang-Tự nhà Thanh, phòng kinh Mã-Não ở Tô-châu đã cho in sách Phật Tổ Đạo Ảnh do Đại sư Thủ-Nhất tự tay biên tập. Nguyên do là trước đó Đại sư đã kiếm được tập Tông Môn Chính Mạch Đạo Ảnh, một bản cũ không còn nguyên vẹn của chùa Vân-Phúc khắc, rồi sau, có thêm được tư liệu thứ hai là bản Chân-Tịch, nên kết hợp lại, biên thành 4 quyển, với hình tượng của 240 vị Tổ sư. Sách Phật Tổ Đạo Ảnh mà Hòa thượng Hư-Vân hiệu đính và bổ túc chủ yếu nhằm vào tác phẩm này của Đại sư Thủ-Nhất.  

Năm 1935, sau khi gom góp hình tượng các vị Tổ sư đủ các tông phái, gồm cả Ấn Hoa, tất cả được 303 vị, Hòa thượng Hư-Vân sắp xếp các bài truyện, tán cho phù hợp với các tôn tượng và nhan đề sách là “Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh”, tức là đã nêu rõ sách vẫn y cứ vào nguyên bản của Đại sư Thủ Nhất, chỉ có thêm vào phần gia tăng và hiệu đính mà thôi. Hòa thượng viết tựa, trong đó có ghi đủ nhân duyên. Năm ấy sách được in ra đóng thành 4 tập để lưu hành. Hai mươi năm sau (1955) lại có thêm 27 tôn tượng, sọan thêm truyện và tán để bổ sung lần nữa, như vậy cộng tất cả được 330 vị.  

Trong quá trình biên tập Phật Tổ Đạo Ảnh, Hòa thượng Hư-Vân đã dầy công tìm kiếm tư liệu, đặc biệt có nhiều khảo chứng trong phạm vi Thiền tông ; sử liệu có chỗ nào sai lầm thì đính chánh và tất cả được ghi chép trong bài “Pháp hệ Khảo chứng”, biểu thị một sư quan tâm rất là sâu đậm !  

Năm 1956, Hòa thượng đặc biệt giao sách Phật Tổ Đạo Ảnh cho Thượng nhân Tuyên Hóa và trong thư có ghi rằng : “Sách này xin tặng Thượng nhân làm lưu niệm cũng như để tự lợi lợi tha”. Năm 1962, Thượng nhân qua Mỹ truyền bá giáo pháp, đến năm 1976 thì thành lập Đại học Pháp Giới Phật Giáo tại Vạn Phật Thánh Thành, còn tại chùa Kim sơn ở San Francisco thì lập ra một phân hiệu lấy 6 tông chỉ chẳng tranh, chẳng tham, chẳng cầu, chẳng tự tư, chẳng tự lợi, chẳng nói dối để làm châm ngôn giáo huấn của trường. Giả sử ai ai cũng tuân thủ như vậy thì trong gia đình sẽ có hạnh phúc, ngoài xã hội sẽ có an ninh, quốc gia được phú cường, thế giới được bình an. Sáu tông chỉ đó chính là căn bản để làm người, để thành Phật vậy.  

Hồi đó Thượng nhân chuyên lấy sách Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh làm tài liệu giảng huấn, dạy dỗ đệ tử học tập pháp môn khai ngộ của các lịch đại Tổ sư Ấn Hoa. Giảng tới vị nào Thượng nhân cũng sọan một bài kệ thâu tóm đại ý nói trong truyện và tán, vừa giản ước vừa rõ ràng để học sinh dễ bề lãnh hội. Người dạy cách giảng tập, cho học sinh diễn giảng trước rồi kế đó bổ khuyết thêm, luôn luôn dạy bảo không kể mỏi mệt, nhắc nhở mọi người, lấy cái thiển cận trước mắt để dẫn tới chỗ thâm sâu, khiến cho ai nấy ít nhiều đều có sự lợi ích.  

Để ánh sáng Phật pháp được tỏa rộng, Thượng nhân còn bổ sung vào tập sách thêm 7 vị Tổ trong tông Tịnh Độ cùng với 8 vị Cao tăng thời cận đại, nhan đề là Tái Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh. Năm 1986 nguyên bản được mang ra ấn hành trước, đóng thành 4 tập mỗi bộ, xếp trong bao ngoài cổ kính, rõ ra là một đóng góp phong phú cho sử liệu Thiền tông.  

Đến nay, năm 2004, tính ra Thượng nhân đã viên tịch gần 10 năm. Nhớ tới tiền nhân khổ công gìn giữ thánh giáo mà người đời nay lại thiếu sự hiểu biết đối với văn cổ, e rằng người học đạo sau này khó nhận ra ngay giá trị đạo ảnh của các vị Tổ sư, do đó, nhân có những bài giảng bạch thọai của Thượng nhân năm xưa đã lần lượt được ghi ra, nghĩ nên cho in vào các tập, cũng là góp phần công lao trong muôn một. Trong phần diễn giảng, có thể có chỗ do học viên giảng tập mà sau đó không thấy Thượng nhân nhắc lại thì sẽ có bị chú kèm theo, ghi ở cuối các thiên nói về mỗi vị Tổ sư, ngỏ hầu bảo trì toàn vẹn nội dung lời truyền thuật của Thượng nhân.

Nay, Phật Tổ Đạo Ảnh giảng bằng bạch thọai, quyển thứ nhất – nói về các lịch đại Tổ Sư Ấn-Độ - ra đời, hồi tưởng lại nội dung toàn bộ tác phẩm, trong đó ghi chép từ vị sáng lập ra Phật giáo là Đức Phật Thích-ca, năm 1028 trước công nguyên, cho đến Hòa thượng Quảng-Khâm của Trung Hoa, năm 1986 ; rồi nghĩ thêm rằng do Phật và các vị Tổ Sư xuất thế mà sau đó bắt đầu có sự miêu họa hình tượng, đến nay lại được biên tập trên đất Mỹ ; nói về thời gian thì khoảng cách là 3001 năm, về không gian thì trải dài từ Ấn-độ qua Trung Hoa đến Mỹ quốc. Vậy thì đây đâu phải là một “tiểu sự nhân duyên” ?   

Quả như lời của Đại sư Tử-Bá nói : “Do đạo ảnh mà biết được chư tổ, do chư tổ mà lập đạo tràng, do đạo tràng mà biết được trời đất, do trời đất mà đo lường được hư không, do hư không mà ngộ dược tự tâm, có thể nói theo giòng nước mà tìm được nguồn vậy !” Xin chép lại lời này để ghi nhớ !

 

Ngày 11 tháng 3 năm 2004

Phật Kinh Phiên Dịch Ủy Viên Hội

Trung Văn Xuất Bản Bộ Hợp Tự

 Phat To Dao Anh


Hiệu Chính Pháp Hệ  

 

-Về dòng Nam-Nhạc, đời thứ 60 là Đông-Minh Sảm ()có hai người nối pháp, đó là Hải-Chu Vĩnh-Từ và Hải-Chu Phổ-Từ. Vĩnh trụ trì chùa Đông-Sơn ở Kim-Lăng, vốn dòng họ Dư, còn Phổ thì trụ tại Đông-Minh ở Hàng-Châu, thuộc họ Tiền, cả hai đều có ghi trong Tục Chỉ Nguyệt Lục.  Nay, xét tổ Mật-Vân Ngộ ở Thiên-Đồng và Tiền-Khiêm Ích-Tông Bá khi soạn truyện của Phổ-Từ có ghi Phổ-Từ là người nối pháp của Tổ Sảm . Tông Thống Biên Niên của Tường-Phù Ấm ghi rằng vào năm Vạn Lịch thú 6, tân-dậu, Đông-Minh Sảm     thị tịch có Hải-Chu Phổ-Từ nối pháp. Căn cứ vào các tư liệu trên, nghĩ nên sửa lại và xác định rằng dòng Nam-Nhạc đời thứ 61 là Phổ-Từ chùa Đông Minh.  

-Về dòng Thanh-Nguyên, đời thứ 45 nối pháp là tổ Phù-Dung Giai. Bản “Tô-Châu” căn cứ vào Tổ Đăng Đại thống của Vị-Trung Phù có ghi người kế tiếp ngay đó là Lộc-Môn Giác, như vậy từ Đơn-Hà Thuần đến Thiên-Đồng Tịnh, tất cả là 5 đời đều bị bỏ quên không nhắc tới ; bảo rằng theo Thanh Châu Tháp Ký thì ngày tháng trong Chỉ Nguyệt có sự lầm lẫn, nhưng có biết đâu rằng chính Thanh Châu Tháp Ký cũng là một ngụy tác. Điều này Lâm đại sư đã từng nêu rõ sư lầm lẫn, và được ghi trong Tục Chỉ Nguyệt Lục.  

- Theo Tông Thống Biên Niên thì vào năm Trùng-Hòa thứ nhất đời Tống, khi tổ Đạo-Giai thị tịch có Đơn-Hà Thuần nối pháp. Tổ Thuần lại là vị thượng thủ trong số 26 vị nối pháp của Phù-Dung Giai. Năm sau, Thuần thị tịch thì Chân-Yết Liễu nối tiếp và sau thời gian 34 năm, khi Liễu thị tịch, túc năm thú 23 quý-dậu, đời Thiệu-Hưng Nam Tống, thì có Thiên-Đồng Giác () nối pháp. Trải qua 14 năm, nhằm niên hiệu Càn-Đạo thú tư, mậu-tý, tổ Giác thị tịch có Tuyết-Đậu Giám nối. Bốn năm sau, niên hiệu Càn-Đạo thứ 7 tân-mão, tổ Giám thị tịch thì Thiên-Đồng Tịnh nối ; rồi sau 2 năm, nhằm niên hiệu Càn-Đạo thứ 9, quý-tỵ, tổ Tịnh thị tịch thì Lộc-Môn Giác () mới nối pháp, tính ra cách năm  tổ Đạo-Giai thị tịch là 55 năm. Vậy thì Lộc-Môn Giác đâu có thể là người nối pháp của Đạo Giai được ? Ghi như vậy rõ ràng có sự lầm lẫn về các thế hệ.

Nay, nghĩ nên theo Truyền ĐăngChính Tục Chỉ Nguyệt ghi rằng Lộc-Môn Giác nối pháp Thiên-Đồng Tịnh ; bổ sung thêm 5 đời, từ Đơn-Hà Thuần tới Thiên-Đồng Tịnh, đặng sửa lại sự sai lầm của Vị-Trung Phù.  

- Tam-Phong Hán-Nguyệt Pháp-Tạng thiền sư, đời Minh, lúc đầu ở chùa Bắc-Thiền, Ngô-Môn, là đệ tử nối pháp của tổ Thiên-Đồng Ngộ. Lúc sau, Tam-Phong trước tác tập Ngũ Tông Nguyên(1) chủ trương một đường lối riêng, khiến tổ Viên-Ngộ không hài lòng và gạt ra khỏi hàng môn hạ. Vua Thế-tông nhà Thanh có viết Giản Ma Biện Dị Lục , bài xích  một cách nghiêm khắc phái của Tam-Phong ; trong hàng đệ tử dòng Lâm-tế, người ta cũng không chấp nhận tên tuổi của Tam-Phong trong môn phái. Tuy nhiên, trên bình diện môn phong, phái này cũng có những sự cống hiến, như nghiêm trì giới đức, nêu cao pháp nghi, để lại khuôn mẫu cho hậu thế. Nay, không liệt Tam-Phong trong hàng môn đệ của tổ Ngộ, nhưng xếp vào hàng các tôn túc, quyển trung, ngỏ hầu không bỏ sót công đức hộ pháp của phái này.  

- Thông Giám ghi rằng vua Kiến-Văn đời Minh, nhân khi có biến, lúc quân lính của Yến Vương phá cửa Kim-Xuyên, vua mở một cái rương, là đồ di vật của Thái tổ, thấy một tờ độ điệp tên Dương Ứng-Năng và một áo nhà sư. Quan biên-tu Trình Tế bảo : « Số trời ! » Do đó gọi vị tăng chủ lục là Phổ-Hiệp đến cắt tóc cho vua, rồi theo đường nước chảy, vua trốn ra ngoài. Mới đầu đi vào đất Thục, về sau vào xứ Điền (2)v.v. Người đời sau đều biết vua làm nhà sư với pháp hiệu là Ứng-Năng.

Nay, xem trong tập Vân-Nam Tùng Thư Điền Thích Kỷ, quyển thứ 2, thấy ghi rằng đại sư Ứng-Văn, quen gọi là Văn hòa thượng, là cháu đích tôn của Minh Thái tổ, tức là con trai của thái tử Ý-Văn. Vào năm Kiến-Văn thứ 4, Yến vương Lệ cử binh nam chinh, có vị quan trong cung lấy ra di mệnh của Cao đế, thấy có ba tờ độ điệp mang tên Ứng-Văn, Ứng-Năng, Ứng-Hiền, cả áo nhà sư. Do đó nhà vua và viên ngự sử là Diệp Hy-Hiền lấy tên là Ứng-Văn và Ứng-Hiền, giáo thọ của Ngô vương là Dương Ứng-Năng thì lấy tên Ứng-Năng, cả ba giả trang làm tăng, còn quan biên tu Trình-Tế thì giả trang đạo sĩ, và sau đó lần mò theo các ngõ ngách để thoát ra.

Chặng đường bôn ba của vua qua các xứ Ngô, Sở, Kiềm (3), Việt rồi mới tới Điền; khi thì ngụ cư ở Vĩnh-Xương Bạch Long Sơn, khi dựng am ở Hạc-Khánh, lại có lúc trú tại núi Sư Tử ỏ Vũ-Định, di tượng và áo cà sa vẫn còn để lại. Trong khoảng mấy chục năm ở xứ Điền, vua có soạn sớ các kinh Pháp Hoa, Lăng-Nghiêm, có lúc làm thơ vịnh. Cuối đòi trở về miền đông, tịch vào tuổi trên 80, tọa hóa trong cung, táng tại Tây-Sơn, hiệu xưng là « Lão Phật ».

Xét truyện của Diệp Hy Hiền và Dương Ứng Năng có ghi trong sử đời Minh ; vua Kiến-văn chết, tất cả đều ghi là tuẫn nạn. Xét rằng các chi tiết ghi trong Điền Thích Ký tương đối trung thực hơn, nhất là tại Vân-Nam hãy còn hai ngôi mộ của Diệp công và Dương công, cũng như Tiềm Long Am tại Nhĩ-Nguyên thì được biết là nơi ẩn tu của vua Kiến Văn. Nay, trong quyển thứ 4 nghĩ nên ghi Kiến-Văn thay cho Ứng-Văn và kê ra các chứng liệu đặng đính chánh các sai lầm về điểm này, đồng thời ghi nhận lòng trung nghĩa của các quan đi theo vua.  

Xuân năm quý-tỵ, nhân dịp đến thăm Quá Bán Đường chùa Thọ-Thánh ở Tô-Châu, Hư-Vân tôi có thấy bài văn bia nhan đề là « Nguyên, Thiện-kế Thiền Sư Huyết Thư Hoa-Nghiêm Kinh Tán Hữu Tự » do cư sĩ Tống Liêm đời Minh soạn. Tra cứu tập Cao Tăng Truyện, đời Minh, trong bài « Nguyên, Thiện-Kế Thiền Sư Truyện » thì lại không thấy nói gì đến sự tích chích máu viết kinh của thiền sư cả. Xét đạo hạnh của sư và trước tác của Tống công, hiển nhiên và sáng chói như vậy há có thể nào để cho nó mai một mà không ghi chép ? Nay, nhân bổ sung đạo ảnh của thiền sư Thiện-kế, cùng việc soạn bài truyện và tán kèm theo, nghĩ nên phụ đính  bài văn của Tống công ở đây đặng sửa lại sự sơ sót trong tập Cao Tăng Truyện.

 

Ghi chú :

1. Bản chữ Hán ghi  ‘三峰五宗原以立異’,dịch âm là “Tam Phong trước Ngũ Tông, nguyên dĩ lập dị”. Chỗ này e rằng thợ sắp chữ đặt dấu phẩy ( , ) không đúng chỗ, phải đặt sau chữ ‘nguyên’ mới đúng, bởi quyển sách do Tam Phong trước tác nhan đề là Ngũ Tông Nguyên.

2. Đất Thục chỉ tỉnh Tứ-Xuyên, Điền là tên khác của Vân-Nam.

3. Kiềm chỉ đất Quý-Châu


Phat To Dao Anh

 

 

Bài Tựa tán dương việc Lấy Máu viết Kinh Hoa Nghiêm

 

Thượng Nhân Thiện-Kế nghiêm trì giới hạnh để cầu đạo chân như vô thượng, thường tự nhủ mình rằng : “Kinh Hoa Nghiêm do đức Điều Ngự thuyết giảng trong thời gian đầu tiên trên tầng trời, thuộc lọai nhất thừa đốn giáo là một bộ kinh thù thắng tuyệt vời”.  

Như ta lấy gỗ tùng đốt thành than, rồi nhào nặn với cỏ thơm làm chất liệu viết kinh này nhưng than tùng có được là nhờ vật thể tạo nên, mầu thì hắc ám ắt sẽ làm ô nhiễm pháp ; như muốn lấy thủy ngân luyện với hơi sương cho ướt để viết kinh thời chất thủy ngân kia óng ánh, sáng chói làm cho mắt loá, vậy đâu phải là phương cách trợ đạo ? Như lấy vàng bạc đập thành miếng mỏng như giấy, rồi nghiền nát ra như bột để viết kinh, nhưng vàng hay bạc kia tuy gọi là vật quý cũng là chất liệu lấy ở bên ngòai, chẳng phải ở trong thân ta.  

Từ các lẽ đó mà suy ra các vật ở bên ngoài thân này, hoặc hay, hoặc dở, hoặc chẳng hay chẳng dở, hoặc ít, hoặc nhiều, hoặc chẳng ít chẳng nhiều, đều chẳng đáng giá. Duy có thân ta, ở trong là tim, xương sống, gan, phổi, ngoài là lông tóc, da, móng tay, móng chân, tất cả đều do máu đỏ làm thành, nhờ máu mà tăng trưởng, nhờ máu mà cường tráng, rồi già, chết. Bởi vậy, máu đỏ là thứ mà chúng sinh yêu quý coi như ngọc ma-ni, đến một giọt cũng không nỡ phí. Nay trước đấng Đại Hùng phát lời nguyện lớn, xin lấy cái quý nhất, khó xả bỏ nhất trên thế gian này để làm Phật sự, chích mười đầu ngón tay, nhỏ các giọt máu đỏ tươi vào một cái đựng sạch sẽ, giữ cho ấm nóng, gạn bỏ lớp nước trắng, chỉ còn lại lớp máu ròng, rồi lấy bút lông chấm máu, chí tâm viết đủ tám mươi quyển kinh, dâng lên Quá Bán Đường của chùa Thánh-Thọ.  

Lúc xưa, vào thời không có Phật, tỳ kheo Lạc-Pháp muốn nghe lời Phật mà chẳng được, bèn tin lời Bà-la-môn lấy da của mình làm giấy, lấy xương của mình làm bút, lấy máu làm mực để viết được một bài kệ, huống chi nay có cả  trăm ngàn bài tụng hay, mười vạn chánh văn ! Nếu như hiến cả toàn thân để đền ơn Phật cũng chẳng lấy chi làm lạ, thì máu này có đâu luyến tiếc ! Chỉ nguyện sao cho chúng sanh trong pháp giới, hoặc thấy được hay nghe được kinh này mà có thể chứng nhập trong Tạp Hoa Tạng Hải ; chứng nhập được rồi thì sáu căn thành thanh tịnh ; sáu căn thanh tịnh rồi tức tự tánh thanh tịnh ; được tự tánh thanh tịnh rồi thì hết thảy chúng sanh trong các cõi vi trần bốn nơi trong thiên hạ cũng được thanh tịnh.  

Cư sĩ Vô Tướng đây khi hãy còn trong bụng mẹ thì bà mẹ nằm chiêm bao thấy một vị tăng đương viết bộ kinh này. Vị tăng nói vớI bà rằng : ”Ta là Vĩnh Minh Diên-Thọ, mượn căn nhà để viết cho xong quyển kinh”. Khi bà mẹ tỉnh giấc mộng thì liền sanh ra cư sĩ.

Nay, gặp gỡ cơ duyên đặc biệt, chợt nhớ chuyện xưa nên lấy năm phân hương thơm đốt lên, thấy làn khói bốc lên thành vòng, kết thành một màng lưới mầu nhiệm trùm lên trên bộ kinh, bèn hướng Phật rải hoa làm lễ, viết kệ tán thán như sau :

 

Tạp hoa tịnh trí hải                          

Tổng nhiếp vô phục dư

Như thị cụ ngũ châu

Như thị biện lục tướng  

 

Như thị phân thập huyền

Diệu nghĩa giai sung túc

Dĩ chí tứ pháp giới

Nhị thập trùng hoa tạng

 

Vô biên hương thủy hải

Phù chàng sát trùng trùng

Giáo điều hữu sai biệt

Tánh tướng liễu vô ngại

 

Viên dung dữ hạnh bố

Phi dị diệc phi đồng

Nhất khả vi vô luợng

Vô luợng diệc vi nhất

 

Trùng trùng vô hữu tận

Thị vi công đức tụ

Như Lai tối thượng thừa

Long cung sở bí tạng

 

Thượng nhân xuất thân huyết

Nghiêm sức thư thử kinh

Ư nhất trích huyết trung

Phổ hàm thập phương giới

 

Ư nhất nhất giới trung

Phổ hiện quang minh đài

Ư nhất nhất đài trung

Phổ thành sư tử tòa

 

Ư nhất nhất tòa trung

Phổ hiện phân thân Phật

Như thị vô số Phật

Giai cụ đại uy đức

 

Mi gian bạch hào quang

Biến mãn nhất thiết xứ

Cộng tuyên đại thừa pháp

Văn giả ưng giải thoát

 

Thí như nhật nguyệt vương

Chiếu tam thiên đại thiên

Tất kiến chủng chủng sắc

Pháp năng phá ám cố

 

Thí như đại hải dương

Nhất bình nãi như chưởng

Vô khâu lăng đôi phụ

Pháp năng bình đẳng cố

 

Thí như dương xuân chí

Đại địa tận phát sinh

Chư căn các manh nha

Pháp năng chiêm khái cố

 

Thí như Phạm Chí mộng

Nhất mộng thiên kiếp sự

Bất quá sát-na gian

Pháp năng dung nhiếp cố

 

Thí như tử ức mẫu

Vị kiến tâm dĩ chí

Hình thần giai lưỡng vong

Pháp năng vô ly cố

 

Thí như hoàng kim sắc

Kim sắc bất tương phân

Kim vong tức sắc không

Pháp năng bất nhị cố

 

Thí như thạch tính kiên

Sơ bất tòng ngoại đắc

Thạch tính tự viên mãn

Pháp năng tu chứng cố

 

Thí như thị kiến giải

Kiến kinh bất kiến huyết

Nhược gia tinh tiến lực

Kiến Phật bất kiến kinh

 

Cập chí thành đạo dĩ

Kiến tánh bất kiến Phật

Ngã tánh như hư không

Liễu vô năng kiến giả

 

Vô kiến trung hữu kiến

Tòan đề ký trình lộ

Cẩu chấp ư sở kiến

Diệc phi ngã bổn tánh

 

Kiến kiến nhị câu mẫn

Thử vi chân kiến kiến

Chân kiến phục hà hữu

Tánh bổn vô vật cố

 

Nhật tâm quy mạng lễ

Kỳ dạ dĩ vi tán

Chư diệu lâu các môn

Đàn chỉ nhất thời khải.

 

Dịch :

Tạp hoa tịnh biển trí

Lời thuyết trong chín hội

Pháp âm khi vang dậy

Mười chốn phóng hào quang

 

Môn tín, giải, hành, chứng

Thâu hết không bỏ sót

Như vầy đủ ngũ chu

Như vầy gồm lục tướng

 

Như vầy phân thập huyền

Diệu nghĩa đều sung mãn

Cho đến bốn pháp giới

Mười hai lần hoa tạng

 

Biển nước hương không bờ

Cờ hiệu nổi trùng trùng

Lời dạy có sai khác

Rốt ráo tánh tướng thông

 

Viên dung với hạnh bố

Chẳng khác cũng chẳng đồng

Một cũng bằng vô lượng

Vô lượng là bằng một

 

Trùng trùng không thể hết

Đó là công đức tụ

Như Lai tối thượng thừa

Cất dấu dưới thủy cung

 

Thượng nhân chích máu mình

Trang nghiêm bộ kinh này

Kể từng giọt máu một

Rộng khắp mười phương giới

 

Ở trong từng giói một

Hiện khắp đài quang minh

Trong mổi đài quang minh

Hiện khắp tòa sư tử

 

Trong mỗi tòa sư tử

Hiện khắp Phật phân thân

Như vầy vô số Phật

Đều đủ oai đức lớn

 

Giữa mi chòm bạch hào

Chiếu khắp mọi nơi chốn

Cùng tuyên pháp đại thừa

Ai nghe được giải thoát

 

Ví như nhật nguyệt vương

Chiếu tam thiên đại thiên

Thấy tất các loại sắc

Bởi pháp phá hắc ám

 

Ví như hải dương lớn

Lúc êm như bàn tay

Không đồi núi gập ghềnh

Bởi pháp khiến bình đẳng

 

Ví như đương lúc xuân

Đất đai bừng sống dậy

Cây cối đều nẩy mầm

Bởi pháp tưới tẩm đất

 

Ví như mộng Phạm Chí

Một giấc tuy ngàn kiếp

Không quá một sát-na

Bởi pháp dung nhiếp hết

 

Ví như con nhớ mẹ

Chưa thấy tâm đã đến

Hình thần hai đều quên

Bởi pháp không ly cách

 

Ví như sắc vàng ròng

Vàng sắc không lìa nhau

Vàng mất tức sắc không

Bởi pháp vốn chẳng hai

 

Ví như tánh đá cứng

Cứng chẳng phải từ ngòai

Chất đá vốn đầy đủ

Bởi pháp không tu chứng

 

Như hiểu biết như vầy

Thấy kinh chẳng thấy máu

Nếu thêm sức tinh tấn

Thấy Phật chẳng thấy kinh

 

Đến lúc đã thành đạo

Thấy tánh chẳng thấy Phật

Tánh ta như hư không

Rốt ráo chẳng có thấy

 

Thấy trong cái không thấy

Tòan đề đã hiển lộ

Câu chấp vào chỗ thấy

Chẳng phải bổn tánh ta

 

Thấy thấy cả hai diệt

Đó là thấy thấy thiệt

Thấy thiệt lại chẳng còn

Bởi tánh vốn chẳng vật

 

Một lòng quy mạng lễ

Cung kính đêm làm tán

Các cửa lầu thần diệu

Rộng mở trong khoảnh khắc.

 

Cư sĩ Vô Tướng Kim Hoa Tống Liêm bái tán.

 

Phat To Dao Anh

 

Nguồn Gốc Năm Phái Thiền Tông

 

Nguồn Gốc Năm Phái Thiền Tông bắt đấu từ tôn giả Ca-diếp, nước Thiên trúc. Các tổ nối tiếp nhau đến đời thứ hai mươi tám là tổ Đạt-ma thì dòng thiền được truyền sang miền Đông, nên tổ Đạt-ma cũng là sơ tổ của Thiền tông Trung Hoa, rồi năm đời kế thừa truyền đến Lục tổ là đại sư Huệ Năng ở Tào Khê.

Đây chỉ nói về hệ truyền y bát, có nghĩa là mạch nối tiếp có tính cách đơn truyền. Còn như lai lịch truyền pháp nói chung, cố nhiên ở bên Ấn-độ, chúng ta không có dịp truy khảo ; ngay tại Trung Hoa thiền cũng chia ra thành chi nhánh, như Pháp Dung ở Ngưu Đầu sau này cũng thành tổ của một phái thiền riêng. Khi sưu tập và tăng đính sách Phật Tổ Đạo Ảnh, tôi có ghi rõ các hệ.  Sau đời Lục Tổ y bát không truyền lại nữa, còn các vị xưa chép sách, phần đông đều ghi về hai dòng Nam Nhạc và Thanh Nguyên. Trong Phật Tổ Đạo Ảnh tôi cũng y theo như vậy mà ghi chú thứ tự các thế hệ.  

Đệ tử của Ngũ Tổ, ngoài ra ta chỉ còn thấy có đại sư Thần Tú hoằng pháp  Bắc phương, có đệ tử nối pháp nhưng sau đó hệ phái suy vi nên không kể lại. Môn hạ của Lục Tổ đắc đạo rất nhiều, trong số này trứ danh là thiền sư Thần Hội truyền bá tông đốn giáo nơi phương Bắc khiến cho phái thiền “tiệm” bị tắt đi, nhưng hệ phái của sư khi truyền đến ngài Khuê Phong thì vị này đổi thành tổ sư của tông Hoa-Nghiêm, bởi vậy các thế hệ sau đó cũng không được ghi lại.  

Nay nói về hai phái Nam-Nhạc và Thanh-Nguyên.

Thiền sư Hành-Tư núi Thanh-Nguyên truyền pháp cho Hy-Thiên ở Thạch- Đầu. Hy-Thiên phân truyền cho Duy-Nghiễm ở Dược-Sơn và Đạo-Ngộ ở chùa Thiên-Hoàng, Nghiễm truyền cho Vân-Nham Đàm-Thạnh, Thạnh truyền cho Động-Sơn Lương-Giới, Giới truyền cho Tào-Sơn Bổn-Tịch và đời sau gọi phái này là tông Tào-Động. Về phía của Đạo-Ngộ thì nối pháp là Sùng-Tín ở Long-Đàm ; Tín truyền cho Đức-Sơn Tuyên-Giám ; Giám truyền cho Tuyết-Phong Nghĩa-Tồn ; Nghĩa-Tồn truyền cho Văn-Yển ở Vân-Môn, thành tông Vân-Môn. Nghĩa-Tồn cũng truyền lại cho Sư-Bị ở Huyền-Sa. Bị truyền cho Địa-Tạng Quế-Sâm ; Sâm truyền cho Văn-Ích và Ích lập thành tông Pháp-Nhãn. Tóm lại dòng của Thanh Nguyên chia thành 3 chi nhánh, đó là các tông Tào-Động, Vân-Môn và Pháp-Nhãn.

Thiền sư Hòai Nhượng ở Nam-Nhac truyền pháp cho Mã-Tổ Đạo-Nhất ; Nhất truyền cho Bá-Trượng Hải; Hải truyền cho hai vị là Quy-Ngưỡng Hựu và Hoàng-Bá Vận. Quy-Ngưỡng Linh-Hựu truyền cho Ngưỡng-Sơn Huệ-Tịch và từ đó có tông Quy Ngưỡng. Hy-Vận truyền cho Lâm-Tế Nghĩa-Huyền nên có tông Lâm-Tế. Như vậy chi Nam-Nhạc chia thành phái Quy-Ngưỡng và Lâm-Tế.

Đó là nguồn gốc năm phái Thiền tông và trong Hiệu Chính Tinh Đăng Tập do tôi viết, các điều này cũng có được phụ lục vào.  

Về dòng Nam-Nhạc, đời thứ 60 là Đông-Minh Sảm ()có hai người nối pháp, đó là Hải-Chu Vĩnh-Từ và Hải-Chu Phổ-Từ. Vĩnh trụ trì chùa Đông-Sơn ở Kim-Lăng, còn Phổ thì trụ tại Đông-Minh ở Hàng-Châu, cả hai đều có ghi trong Tục Chỉ Nguyệt Lục.  Mật-Vân Ngộ ở Thiên-Đồng và Tiền-Khiêm Ích khi viết bài truyện của Phổ-Từ có ghi Phổ-Từ là người nối pháp của Tổ Sảm . Tông Thống Biên Niên ghi rằng vào năm Vạn Lịch thú 6, tân dậu, Đông-Minh      Sảm thị tịch có Hải-Chu Phổ-Từ nối pháp. Căn cứ vào các tư liệu trên, nghĩ nên xác định rằng dòng Nam-Nhạc đời thứ 61 là Phổ-Từ chùa Đông-Minh.  

Ấy là nói Lâm-Tế, một tông thịnh vào bậc nhất trong năm tông phái mà còn có sự ghi chép sai lầm như vậy. Còn như tông Tào Động thì truyền được năm đời, đến đời tổ Cảnh thì suy vi, nhờ Viễn-Công nối pháp nên có sự tiếp nối mãi về sau. Ở dây khi xét dòng Thanh-Nguyên, đời thứ 45 thì Phù-Dung Đạo-Giai là người nối pháp, nhưng trong Tập Tổ Đăng Đại Thống người ta thấy ghi người kế tiếp ngay đó là Lộc-Môn Giác, như vậy từ Đơn-Hà Thuần đến Thiên-Đồng Tịnh, tất cả là 5 đời đều bị bỏ quên không nhắc tới.Về vụ này Lâm đại sư đã từng nêu rõ sự thiếu sót đó.  

Theo Tông Thống Biên Niên thì vào năm Trùng-Hòa thứ nhất đời Tống, khi tổ Đạo-Giai thị tịch có Đơn-Hà Thuần nối pháp. Năm sau, Thuần thị tịch thì Chân-Yết Liễu nối tiếp và sau thời gian 34 năm khi Liễu thị tịch thì có Thiên-Đồng Giác () nối pháp. Trải qua 14 năm, Giác thị tịch có Tuyết-Đậu Giám nối. Bốn năm sau Giám thị tịch thì Thiên-Đồng Tịnh nối, rồi sau 2 năm Tịnh thị tịch thì Lộc-Môn Giác (覺) mới nối pháp, tính ra cách năm thị tịch của tổ Đạo-Giai là 55 năm. Vậy thì Lộc-Môn Giác đâu có thể là người nối pháp của Đạo Giai được ? Ghi như vậy rõ ràng có sự lầm lẫn về các thế hệ. Bởi vậy, trong sách Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh, Vân tôi có đính chánh điểm này trong bài “Pháp hệ khảo chính”.

Mùa hè năm giáp tuất Vân tôi đương ỏ Nam-Hoa, lúc ấy có cư sĩ Khoan-Tuệ Quách Hàm Trai ở Trường-Sa, trưởng lão Bảo-Sanh ở Nam-Nhạc, với thủ tòa Liễu-Chiếu ở Cửu-Thành, nối tiếp nhau từ Đại Quy Sơn tới khẩn thỉnh nhờ tôi chấn hưng lại tông Quy Ngưỡng, nại ý rằng đây vốn là tông trưởng của nhà thiền, tiếc là về sau không người nối pháp khiến cho tổ đình lạnh lẽo nhang khói, công phu chuông bảng từ lâu nay thì theo dòng Lâm-tế. Kỳ này, miếu đường lại bị bọn cướp đốt phá biến thành tro bụi, nên quyết định trong dịp này phục hưng lại phái Quy-Ngưỡng. Đại chúng nhận thấyVân tôi tuổi đời và tuổi lạp đều cao, được hàng tăng chúng các nơi kính mến nên thỉnh tôi kế nhiệm để chấn hưng tông Quy-Ngưỡng. Khi ấy, việc Phật sự tại Nam-Hoa chưa thể giao lại cho ai phụ trách, nhưng trước tình thế chẳng thể khước từ, nên phải gắng gượng ráng sức. Tra cứu thư tịch thì tông này khởi đầu từ tổ Linh-Hựu và truyền được 4 đời thì đến Ba-Tiêu Huệ Thanh. Lúc ấy vị môn đệ là Kế-Triệt đứng hàng đầu trong bài kệ nối pháp, gồm 20 chữ, theo đó sau chữ “Kế” đến chữ “Diệu” và tên các thế hệ cứ như thế mà nối tiếp về sau. Tuy nhiên, sách ghi rằng sự truyền thừa dến Tam-giác Chí-Khiêm và Hưng-Dương Từ-Đạc đời Tống thì tắt. Có thuyết nói rằng hai vị này nguyên là anh em, cùng là thế hệ thứ 6 nối pháp của Tổ Thiều ở chùa Báo-Từ. Một thuyết khác nói Chí-Khiêm là đời thứ 6, Từ-Đạc là đời thứ 7. Nhân thấy số người truyền thừa trong tông này quá ít ỏi, nghĩ nên giữ cả 2 hệ này, coi Hưng-Dương Từ-Đạc là đời thứ 7 nối pháp của Tam-Giác Chí-Khiêm, còn sau đó thì không có tư liệu nào để khảo chứng. Vậy nay lấy trong pháp hiệu của Từ Công và Vân tôi, mỗi người trích ra một chữ để khởi đầu một bài kệ pháp hệ gồm 56 chữ, ngỏ hầu tiếp các hậu hiền đời sau mãi mãi kế thừa. Bài kệ như sau :

 

                         

Từ  Đức Tuyên Diễn Đạo Đại Hưng

                        

Giới Đỉnh Hinh Biến Ngũ Phân Hương

                        

Tuệ  Diệm Di    Bố   Châu Sa  Giới

                        

Hương Vân Phổ Ấm Sán Cổ Câm (Kim)

                        

Từ   Bi    Tế   Thế Nguyện Vô Tận

                        

Quang Chiêu Nhật Nguyệt Lãng Thái Thanh

                       

Chấn Khải Niêm Hóa Hoằng Quy Thượng

                       

Viên Tướng Tâm Đăng Vĩnh Xương Minh

                              (Hư-Vân Đức-Thanh cẩn thức)

 

Cũng trong thời gian Vân tôi ở Nam-Hoa, nhận thấy tổ đình Vân-Môn cũng gặp hoàn cảnh khói hương không được liên tục, nên đã cố gắng chấn hưng. Xét tông này khởi đầu từ tổ Văn-Yển, truyền đền đời thứ 11, cuối triều Nam Tống, tới Dĩ-Am Thâm-Tịnh thiền sư chùa Quang-Hiếu tại Ôn-Châu thì tắt, điển tịch về sau thì mất cả. Nguyên phái này sau tổ Văn-Yển 8 đời đến Ưu-Hồng thì có kệ nối pháp 20 chữ, sau này lại thấy 20 chữ nữa. Phái cũ chia 3, nay muốn trung hưng lại thì không biết lấy chữ nào để bắt đầu, do dó trích trong tên của Dĩ-Am Tịnh Công và Vân tôi, mỗi bên một chữ để khởi diễn 56 chữ, đặng tiếp hậu hiền đời sau, truyền đăng mãi mãi. Bài kệ như sau :  

  

                        耀           

Thâm Diễn Diệu Minh Diệu Càn Khôn 

                 

Trạm Tịch     Hoài    Hải   Ấn  Dung

                  

Thanh Tịnh Giác Viên Huyền Trí Kính

                 

Huệ  Giám Tinh  Chân  Đạo   Đức  Dung

                 

Từ    Bi      Hỷ     Xả   Xương  Phổ  Hóa

                 

Hoằng Khai Niêm Hoa  Tục Truyền Đăng

                 

Kế   Chấn  Vân    Môn   Quan Nhất   Chỉ

                 

Huệ  Trạch Thương Sinh Pháp Vũ  Long

                               (Hư-Vân Diễn-Triệt cẩn thức)

Mùa xuân năm quý dậu có thiền sư Minh-Trạm từ Trường-Đinh tới Nam-Hoa cho biết tin là Bát Bảo Sơn ở Trường-Đinh đã được xây dựng nhằm đáp ứng chí nguyện nối lại dòng Pháp Nhãn, nhưng lại không biết rõ lai lịch ra sao nên xin đến khẩn thiết tìm hiểu về cội nguồn. Nhận thấy chí nguyện đó đáng tán dương, nên Vân tôi có cho hay như sau : Tông này phát xuất từ Thanh-Lương sơn ở Kim-Lăng, sớm đã suy vi nên nay khôi phục lại rất khó, từ triều Tống, Nguyên về sau thì sự nối tiếp chấm dứt. Theo điển tịch thì sau tổ sư Văn-Ích sự truyền thừa diễn ra trong 7 đời, đến thiền sư Lương-Khánh ở Tường-Phù là hết, không thấy ghi gì thêm. Phái cũ của tổ Ích đời thứ 6 là thiền sư Tổ-Quang có lập ra kệ 20 chữ, rồi về sau không biết vị nào lại đưa ra 40 chữ nữa. Tuy gọi là hai phái nhưng đệ tử nối dõi thì lại hiếm hoi. Nay tra cứu tư liệu về hai vị môn hạ xuất từ tổ Ích, là quốc sư Đức-Thiều ở Thiên-Thai và thiền sư Thái-Khâm ở Thanh-Lương thì thấy ghi rằng đời thứ 5 thuộc dòng 2 của hai vị này là thiền sư Luơng-Khánh, nhưng ở quảng giữa ai nối dòng Thiều công, ai nối Khâm công thì chẳng có gì là rõ rệt. Chỗ thì chép rằng Thọ-Thắng Nguyên Huệ Lương là đời thứ 7 dòng Ích-Thiều, chỗ thì nói Tề-Chiếu Nguyên Huệ Lương là đời thứ 7 dòng Ích-Khâm. Như vậy thật là khó cho việc khảo chứng các thế hệ kế thừa. Nay, nghĩ nên ghi việc bỉnh thừa Thiều công rồi lấy một chữ của thiền sư Lương-Khánh với một chữ của Vân tôi để khởi đầu bài kệ 56 chữ, ngỏ hầu tiếp đãi các hiền tài đời sau nối dõi mãi mãi. Bài kệ như sau :

                   量 

Lương Hư  Bổn   Tịch   Thể       Lượng

                                     

Pháp Giới Thông Dung Quảng  Hàm  Tàng

                 

Biến   Ấn   Sâm    La     Viên   Tự   Tại

                  

Tắc  Không Tình  Khí   Tổng Chân Thường

                 

Duy     Thắng   Đức  Chiêu  Nhật Nguyệt

                  

Huệ  Đăng  Phổ  Chiếu  Động  Âm  Dương  

                      

Truyền Tông Pháp Nhãn  Đại Tương Nghĩa

                      

Quang Huy  Địa  Cửu  Cố   Thiên  Trường

                                  Hư-Vân Cổ Nham cẩn thức

 Phat To Dao Anh

 

(còn tiếp) 

Phat To Dao Anh