Giới thiệu
nh điển hình
Vu Lan 2007003
Cảnh đẹp66
Cảnh đẹp67
Cảnh đẹp68
Cảnh đẹp69
Cảnh đẹp70
Cảnh đẹp71
Cảnh đẹp72
Cảnh đẹp73
Cảnh đẹp74
Cảnh đẹp75
Cảnh đẹp76
Cảnh đẹp77
Cảnh đẹp78
Cảnh đẹp79
Cảnh đẹp80
Cảnh đẹp81
Cảnh đẹp82
Cảnh đẹp83
Cảnh đẹp84
Cảnh đẹp85
Cảnh đẹp86
Cảnh đẹp89
Cảnh đẹp90
Cảnh đẹp91
Cảnh đẹp92
Cảnh đẹp93
Cảnh đẹp94
Cảnh đẹp96
Cảnh đẹp97
Cảnh đẹp98
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp100
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
TÌM KIẾM
Chùa Kim Quang giới thiệu
Tuong Niem T T Thich Thanh Chuong
Tuong Niem T T Thich Thanh Chuong
Tuong Niem T T Thich Thanh Chuong Tuong Niem T T Thich Thanh Chuong

TIỂU SỬ
Thượng Tọa Thích Thanh Chương
(1965-2013)



- Ủy viên Ban Giáo Dục Tăng Ni TW - GHPGVN
- Thành viên Ban Phật giáo Quốc tế TW - GHPGVN
- Phó trưởng Ban Trị sự GHPG Tỉnh Sóc Trăng
- Trưởng Ban Giáo Dục Tăng Ni Tỉnh Sóc Trăng
- Đồng Hiệu Trưởng Trường Trung Cấp Phật học tỉnh Sóc Trăng
- Đại biểu HĐND Phường 2, TP. Sóc Trăng
- Trụ trì chùa Vĩnh Hưng, chùa Long Thiền tỉnh Sóc Trăng
A. Thân Thế
Thượng tọa thuộc dòng Lâm Tế Chánh tông đời thứ 41, pháp danh Nhựt Lành, hiệu Thanh Chương, họ Trần, húy Đức Lành. Sinh ngày 11 tháng 07 năm 1965, trong một gia đình trung nông, tín tâm Tam Bảo, ở ấp Tổng Cáng, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Thân phụ là cụ ông Trần Minh pháp danh Thiện Toàn, Thân mẫu là cụ bà Lê Thị Lan pháp danh Diệu Ngọc. Thượng tọa là người con thứ 6 trong gia đình, gồm 4 trai 02 gái. Thượng tọa đã dìu dắt người em út xuất gia làm pháp đệ là ĐĐ. Thích Thanh Lập, hiện trụ trì chùa Quan Âm, Ủy viên Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng, Trưởng ban Trị sự GHPG huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
B. Xuất gia học đạo
Vốn có túc duyên nhiều kiếp với Phật pháp, vào năm 1975 cụ Thân sinh của Thượng tọa qua đời, đây chính là tiền đề chuyển hướng cho bước ngoặc trong sự nghiệp tu hành của Thượng tọa sau này. Thân mẫu Thượng tọa dù rất trẻ đã trở thành quả phụ, gồng gánh nuôi sáu người con vô cùng khốn khó, thế nhưng bà là một phật tử thuần tín, bên cạnh người dì ruột là ni sư Thích Nữ Diệu Nga, nhận thấy Thượng tọa dù tuổi nhỏ mà có chí hâm mộ tu hành nên bà đã dắt dẫn Thượng tọa đến Hòa thượng thượng Trí hạ Kỉnh hiện là trụ trì Quan Thế Âm, xã Đại Ngãi, huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng, đảnh lễ cầu xin thế phát xuất gia, và Hòa thượng đặt pháp danh Nhựt Lành, đúng vào ngày 11 tháng 7 năm Quý Sửu (1973), năm đó Thượng tọa vừa tròn 9 tuổi.
Tuổi nhỏ nhưng căn tánh thông tuệ, Thượng tọa học thông thuộc 2 thời công phu và bộ Luật Trường Hàng, cũng như nghi thức Thiền môn trong vòng có 3 năm. Đến năm 1981, Hòa thượng ân sư bảo Thượng tọa trụ lại chùa Long Thiền tại ấp Tổng Cáng, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề nơi quê hương phát xuất của Ngài. Vì Sư ông thượng Bửu hạ Quang tiền nhiệm Trụ trì đã viên tịch vào năm 1969, ngôi Cổ tự hoang sơ vắng lặng không người cai quản, Thượng tọa vâng lời Sư phụ lo kệ kinh khuya sớm, lau chùa dọn cỏ trồng rau quét lá…
Năm 1983 Thượng tọa được Sư phụ cho thọ giới Sa Di tại Giới đàn Pháp Hoa, chùa Phước Ân, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, do Ban Trị sự Phật giáo Đồng Tháp tổ chức và Ngài Thiền sư Thích Vĩnh Đạt đương vi Đường đầu Hòa thượng. 
Trong suốt thời gian từ 1983 đến 1988 với ý nguyện :
Tu phải học là điều trước hết;
Học phải hành là điều đầu tiên.
Thượng tọa được Hòa thượng Bổn sư gởi đến nhập hạ tại tỉnh đồng tháp từ năm 1983 đến năm 1988 qua các trường hạ như Chùa phước hưng, Thị xã Sa Đéc, Chùa Hội Khánh, Chùa Bửu Lâm, huyện Cao Lãnh, sau đó tiếp tục học Nghi lễ với Thượng Tọa Thích Chơn Minh trụ trì Chùa Phước Lâm, thị xã Sa Đéc. 
Năm 1986 Thượng tọa được Hòa thượng Bổn Sư cho phép đăng đàn thọ Cụ túc giới tại Chùa Phước Hưng, thị xã Sa Đéc Đồng Tháp, do Ngài Thiền sư Thích Vĩnh Đạt đương vi Đường đầu Hòa thượng.
Năm 1988 tỉnh Hậu Giang khai giảng trường Trung cấp phật học tại Chùa Bửu Ân Thượng tọa trở về nạp đơn xin nhập học, với hoài bảo tham học ý nghĩa thâm huyền của phật giáo để làm hành trang hoằng pháp sau này.
Năm 1993 sau khi tốt nghiệp trường Trung Cấp Phật Học, được Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng giới thiệu thi tuyển vào Trường Cao cấp Phật học Việt Nam tại TPHCM nay là Học viện Phật giáo tại TPHCM, Thượng tọa trúng tuyển với thứ hạng cao và cũng được bầu giữ chức Lớp trưởng năm thứ 1, thứ 2 và thứ 4. Thượng tọa chuyên cần học tập, vừa phải lo Phật sự tại Bổn tự quê nhà, Hòa thượng Bổn Sư của Thượng tọa cũng rất vui, phật tử ngày càng thêm quý kính.
Năm 1997 tốt nghiệp Cao cấp Phật học khóa III, với chí nguyện muốn nghiên cứu học tập giáo điển Phật giáo chuyên sâu hơn nữa, được sự động viên của Thường trực Ban Trị sự Phật giáo Sóc Trăng, cũng như sự tài trợ của Hòa thượng Bổn sư, chư huynh đệ và các phật tử thân tín, Thượng tọa tiếp tục đi du học tại Ấn Độ.
Năm 2000, sau khi tốt nghiệp bằng Thạc sĩ Phật học tại trường Đại học Delhi - Ấn Độ, Thượng tọa trở về nước thăm viếng người thân, Sư phụ và Ban Trị sự PG tỉnh nhà, duyên lành lại đến, trong một lần đến thăm Hòa Thượng thượng Trí hạ Bổn, trụ trì chùa Vĩnh Hưng; với tuổi cao sức yếu, không thể đảm đương ngôi cổ tự này; Hòa thượng đã ân cần trao trọng trách cho Thượng tọa thừa kế Trụ trì Tổ Đình Vĩnh Hưng. Đây cũng là những tháng ngày trọng đại nhất đời Thượng tọa, vừa tiếp nhận thừa hành của một sứ giả Như Lai, với trách nhiệm Trụ trì ngôi đại Già lam, không đầy 4 tháng cũng là lúc Thượng tọa phải nhận lãnh hai cái tang. Một của Hòa Thượng trụ trì Chùa Vĩnh Hưng, một nửa là của Thân mẫu, rõ thấy:
Cây cao thì gió càng lay;
Đạo cao phải chịu, tháng ngày khổ đau.
Nén đau thương thành sức mạnh, Thượng tọa lại tiếp tục hành trang lên đường du học. Năm 2005, Thượng tọa tốt nghiệp Tiến sỹ Phật học, một học vị mà nhiều người học Phật mong mỏi đạt được trên bước đường tu học. 
Gần 9 năm tha phương cầu học ở xứ Phật, Thượng tọa trở về những tưởng đem mảnh bằng học vị dâng lên Thầy Tổ gọi chút lòng Báo Đáp Ân Sư đã dày công giáo dưỡng, nhưng hỡi ơi !
Ân Cha nghĩa Mẹ công Thầy
Mong ngày báo đáp giờ đây không còn...
Nổi đau đời Mẹ hiền khuất bóng, chưa kịp nguôi ngoai, thì Bổn sư cũng trở gót về Tây, kể từ đây :
nơi chốn Tổ đèn Thiền vừa liệm tắt;
cảnh Già lam hiu hắt cậy nhờ ai !
C. Thời kỳ hành đạo
Với tâm nguyện tiếp dẫn hậu lai, sứ mạng giáo dục Phật giáo, Thượng tọa được Ban Trị sự giao trọng trách Giáo dục Tăng ni tỉnh Sóc Trăng. Kể từ đây, với những gì được tiếp nhận từ chư tôn Thiền đức, thế hệ cha ông đi trước, Thượng tọa chuyên tâm vào công tác giáo dục đào tạo tăng tài cho Giáo hội tỉnh nhà cũng như tham gia công tác giảng dạy tại Học viện PG Tp. HCM các khóa từ 1997 đến nay.
Năm 2007, tại Đại Hội Phật giáo tỉnh Sóc Trăng, Thượng tọa được tín nhiệm công cử vào chức Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni, Hiệu phó giáo vụ trường Trung cấp Phật học tỉnh Sóc Trăng.
Ngày 09/09/2009, sau thời gian đứng ra vận động bà con Phật tử trong và ngoài nước ủng hộ kinh phí, Thượng tọa đã cung thỉnh chư tôn đức trong Thường trực Ban Trị sự tiến hành động thổ đại trùng tu ngôi Vĩnh Hưng Cổ Tự, nhằm có nơi khang trang cho đồng bào, tín đồ Phật tử chiêm bái tu tập. Sau hơn 4 năm tích cực xây dựng, các công đoạn cơ bản đã hoàn thành đưa vào xử dụng, kinh phí tạm chiết tính lên đến 9 tỷ đồng. Cũng như xây dựng hàng rào, cổng Tam quan tại chùa tổ Long Thiền, kinh phí trên 600 triệu đồng và nhiều công trình đang tiến hành xây dựng.
Với sự thông đạt, tu cũng như việc học Thượng tọa luôn giữ trọng trách Chánh Chủ khảo, và làm Giới sư trong các Giới đàn tổ chức tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang…vv. Ngoài ra Thượng tọa cũng tham gia công tác Từ thiện xã hội tại địa phương, giúp đỡ bà con nghèo ở quê nhà, hướng dẫn Phật tử quy y và tu tập. cho hàng Phật tử am hiểu để ứng dụng tu tập.
Năm 2012, tại Đại hội Phật giáo tỉnh lần thứ 8, Thượng tọa được Đại biểu tín nhiệm cử giữ chức vụ Phó trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Giáo dục Tăng ni, đồng Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Sóc Trăng, tiếp tục sứ mạng đào tạo tăng tài cho Giáo hội.
Từ khi tốt nghiệp học vị Tiến sỹ trở về, lúc nào Thượng tọa cũng canh cánh bên lòng, hoài bảo lấy công hạnh Hoằng Pháp Lợi Sanh làm phương châm sống, đặc biệt là giáo dục đào tạo Tăng ni, cũng như quan tâm nhiều đến việc kế thế khai lai, báo phật ân đức, điển hình là nhận thế độ xuất gia gần 10 vị đệ tử, nuôi dạy các chú tiểu còn ngây thơ, nhỏ dại và quy y cho hàng ngàn tín đồ Phật tử hướng về chánh pháp.
Với thành tích công đức đóng góp “Tốt Đời, Đẹp Đạo”, Thượng tọa được vinh dự đón nhận nhiều Bằng khen : Giấy khen của UBND tỉnh, Thành phố Sóc Trăng, Bằng tuyên dương công đức, của Trung ương GHPGVN, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng.
D/Thời kỳ viên tịch
Hữu sanh hữu diệt, quy luật vô thường, ngàn đời chưa hề thay đổi. Thượng tọa cũng không là ngoại lệ, tuy thân nhuốm bệnh, mà tâm vẫn an nhiên định niệm không hề xao lãng. mặc dầu phương tiện y khoa và môn đồ pháp quyến đã hết lòng cứu chữa, nhưng thân tứ đại vốn không vượt qua khỏi định luật vô thường. Vào lúc 12h ngày 10 tháng 3 năm 2013 (nhằm ngày 29 tháng giêng năm Quý Tỵ). Thượng tọa đã thâu thần thị tịch trong tiếng nấc nghẹn ngào, cung tiễn của hàng đệ tử xuất gia, tại gia và môn nhân pháp quyến.
Thượng tọa trụ thế 50 Xuân, trải qua 26 Hạ lạp.
Công đức và sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, giáo dục tha nhân thật cao cả, sâu dày, làm sao nói hết những điều đáng nói, khi mà Đức Phật bổ xứ Ta bà chỉ thời gian ngắn ngủi. phải chăng:
Vì muôn độ sinh phải đản sinh,
Thầy khơi dòng pháp cứu mê tình,
Xả thân hành đạo nơi dòng thế;
Hiện tướng niết bàn hiện tử sinh.
Đôi dòng dư lệ kinh ghi dấu son đời thầy;
Chúng đệ tử thành kính khấu bái.
Nam Mô Tân Viên Tịch
Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhứt Thế Húy Nhựt Lành thượng Thanh hạ Chương Trần Công Thượng Tọa Giác Linh Liên tọa.
Môn đồ pháp quyến Tổ đình Vĩnh Hưng, Long Thiền Cổ Tự đồng kính soạn




LẮNG ĐỌNG ÂN TÌNH 
(Cảm niệm Giác Linh Thượng Tọa Thích Thanh Chương)



Giờ công phu đã trôi qua lâu lắm
Chỉ còn tôi bên bàn Tổ một mình
Lòng tưởng niệm bao ân tình nồng thắm
Kể từ khi còn tuổi trẻ, học sinh.

Tôi quen Người khi ở chung Cư Xá
Trong bốn năm học Vạn Hạnh chung Trường
Hai chúng ta, hai phương trời xa lạ
Dành cho nhau bao tình cảm thân thương.

Có những lúc tại trai đường chia sẻ
Chuyện gần xa, sinh hoạt của Tăng Ni
Đời thật đẹp, thời sinh viên tuổi trẻ !
Ước mơ xanh vẽ lối bước Ta đi.

Có những thời công phu trên chánh điện
Tôi lắng nghe giọng trong trẻo ngân vang
Bao phiền não, lo âu đều tan biến
Cả Tăng Thân đang hòa hợp, nghiêm trang.

Những buổi lễ trên Trường, tôi quan sát
Hình bóng Người như Sư Tử miền Tây
Tuy mảnh khảnh nhưng ung dung đĩnh đạc
Được tin yêu của hai lớp, Bạn - Thầy.

Người dấn thân lo việc chung sốt sắng
Hạnh Phổ Hiền, tùy thuận độ chúng sanh
Luôn hòa nhã, không tranh giành, đắc thắng
Khiến gần xa đều cảm mến đức lành.

Với lớp trẻ Người ân cần nâng đỡ
Làm sao cho đàn hậu bối vui tươi
Không chỉ trích, không chê cười cái dở
Hiểu và thương, dìu dắt để nên người.

Ta dìu nhau trên hành trình Xứ Phật
Xa quê hương, bao thử thách muôn trùng
Tình huynh đệ đã trở thành dưỡng chất
Tiếp sức nhau đi đến đích cuối cùng.

Mới năm trước tại Khánh An Phật Đản
Vui gặp nhau sau năm - tháng cách xa
Tôi chiêm ngưỡng và thực lòng tán thán
Xướng ngôn Viên thật văn vẻ, tài hoa.

Bao người tiếc : sao Tăng tài bạc mệnh?
Ngoài năm mươi (50) khi kinh nghiệm tròn đầy
Sao vội bỏ, thuyền từ đà tách bến?
Đến bờ kia, Người đã trở về Tây.

Ban giáo dục nay thiếu người đảm trách
Phật Học Trường thiếu Hiệu Trưởng kính yêu
Đại Giới Đàn ai sẽ thay khảo hạch?
Chuyện trong – ngoài còn đâu nữa giao lưu?

Chùa Hương Thiền ngọn đèn mờ leo lét
Khắp gần xa hàng tứ chúng ngẩn ngơ
Người để lại nỗi nhớ thương da diết
Cha phương xa, con nhầm thuốc đợi chờ.

Duyên cơ cảm, Ta đâu xa cách mãi
Hợp rồi tan là quy luật xưa nay
Cuộc trùng phùng đang hẹn Người trở lại
Trải tình thương nhuận thắm thế gian này.


Kính bái biệt Sư Huynh
Đệ : Thích Đồng Trí ( Thích Minh Tuệ)

Tuong Niem T T Thich Thanh Chuong

 

Tuong Niem T T Thich Thanh Chuong