Giới thiệu
nh điển hình
Vu Lan 2007003
Cảnh đẹp66
Cảnh đẹp67
Cảnh đẹp68
Cảnh đẹp69
Cảnh đẹp70
Cảnh đẹp71
Cảnh đẹp72
Cảnh đẹp73
Cảnh đẹp74
Cảnh đẹp75
Cảnh đẹp76
Cảnh đẹp77
Cảnh đẹp78
Cảnh đẹp79
Cảnh đẹp80
Cảnh đẹp81
Cảnh đẹp82
Cảnh đẹp83
Cảnh đẹp84
Cảnh đẹp85
Cảnh đẹp86
Cảnh đẹp89
Cảnh đẹp90
Cảnh đẹp91
Cảnh đẹp92
Cảnh đẹp93
Cảnh đẹp94
Cảnh đẹp96
Cảnh đẹp97
Cảnh đẹp98
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp100
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
TÌM KIẾM
Chùa Kim Quang giới thiệu
Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo
Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo
Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo
Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo
Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo
Kỷ Yếu Hoà Thượng Thích Trung Quán (tiếp theo)
Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo
Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo
Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo


Phần IV

HỘI PHẬT GIÁO HOA NGHIÊM

20 rue Jean Jacques Rousseau

94290 Villeneuve le France

Tel – Fax: + 33 0145971703

Villeneuve le Roi, 01/04/2003

Cáo Phó

Tổ đình Hồng Phúc, Hòe Nhai – Hà Nội - Việt Nam

Môn đồ, pháp quyến Tổ đình Hoa Nghiêm vô cùng kính tiếc báo tin:

Cố Hòa thượng THÍCH TRUNG QUÁN

Khai sơn chùa Hoa Nghiêm, Paris – Pháp quốc

Ðã viên tịch vào lúc 02 giờ 30 phút ngày 01 tháng 04 năm 2003 (tức nhằm ngày 30 tháng 2 năm Quý mùi) tại bệnh viện Villeneuve Saint Georges,

Trụ thế 86 năm - Hạ lạp 66 năm.

Lễ nhập Kim quan bắt đầu cử hành vào lúc 9:00 ngày thứ Bảy 5 tháng 4 năm 2003(04/03/Quý mùi), tại Tổ đình Hoa Nghiêm, 20 rue Jean Jacques Rousseau, 94290 Villeneuve Le Roi.

Lễ tưởng niệm và cung nghinh Kim quan Hòa thượng sẽ được cử hành vào lúc 9:00ngày thứ Bảy 12 tháng 4 năm 2003 (11/3/ Quý mùi)

Lễ Trà tỳ sẽ được cử hành trọng thể tại Crématorium Cimetière intercommunal de I’Orme à Moineaux des Ulis vào lúc 11:30 cùng ngày.

Ban tổ chức và Môn đồ Pháp quyến thành tâm kính bạch.

Trưởng ban Tang lễ

Hòa thượng Thích Tâm Châu



PAGODE
HOA NGHIÊM

20, rue Jean Jacques Rouseau

93000 Villeneuve le roi

Tel: 01.45.97.17.03

Villeneuve Le Roi, le 3 Avril 2003

A Monsieur le Maire de Villeneuve le Roi

Nous avons L’immense douleur de vous faire part du décès de notre

Vénérable VU THANH QUAT

Survenu le ler Avril 03

A I’hopital de Villeneuve Saint Georges

Vous êtes invité le Samedi 12 Avril 2003 à la Pagode Hoa Nghiem à la cérémonie religieuse qui sera célébrée à partir de 08heures 30 pour lui rendre un dernier hommage, en présence des instances religieuses .

Association Cultuelle Bouddhiste

Pagode Hoa Nghiem

VU CLAIRE

BAN TỔ CHỨC TANG LỄ

HÒA THƯỢNG THƯỢNG TRUNG HẠ QUÁN

Từ ngày 2/4 đến ngày thứ bảy 12/4/2003

CHỨNG MINH và TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC

Hòa thượng Thích Tâm Châu

PHÓ BAN TỔ CHỨC

Hòa thượng Thích Minh Tâm

Hòa thượng Thích Thanh Ðạm

Thượng tọa Thích Tánh Thiệt

BAN NGHI LỄ

Chứng minh: Hòa thượng Thích  Tâm Châu

Chấp lệnh: Hòa thượng Thích Minh Tâm

Sám Chủ: Thượng tọa Thích Trí Minh

Công văn: Ðạo đức Thích Thiện Niệm

BAN KINH SƯ

Thượng tọa Thích Tánh Thiệt

Thượng tọa Thích Quảng Hiền

Thượng tọa Thích Trường Phước

Thượng tọa Tịnh Quang

Ðại đức Thích An Chí

Ðại đức Thích Nguyên Lộc

Ðại đức Thích Thiện Niệm

BAN THƯ KÝ

Ðại đức Thích Thiện Niệm

Ðại đức Thích Minh Ðịnh

Ðạo hữu Nguyễn Thu Hà

Ðạo hữu Ðặng Thị Kiếm

BAN XƯỚNG NGÔN VIÊN

Ðại đức Thích An Chí

Ðại đức Thích Viên Ðại

BAN TIẾP TÂN

Thượng tọa Thích Minh Chiếu

Ðại đức Thích Ðức Thắng

Ðại đức Thích Viên Minh

Ðại đức Thích Minh Ðịnh

Ðại đức Thích Viên Giác

cô Thích Nữ Diệu Trạm

Chư Phật tử các:

Chùa Hoa Nghiêm

Chùa Quan Âm

Chùa Kim Quang

Chùa Khánh Anh

BAN THỦ QUỶ

Ðại đức Thích Minh Ðăng

cô Thích Nữ Ðàm Lương

Ðại hữu Ðặng Thị Kiếm

Ðạo hữu Phạm Thúy Ðiển

BAN TIẾP LỄ

Ni sư Thích Nữ Diệu Minh

cô Thích Nữ Ðàm Hải

Sư cô Thích Ðàm Thu

Ðạo hữu Phạm Thị Cúc

Ðạo hữu Phạm Thúy Ðiển

Ðạo hữu Phạm Thị Loan

BAN TRẦN THIẾT XE HOA

Thượng tọa Thích Tịnh Quang

Ðại đức Thích Nguyên Lộc

Ðại đức Thích Từ Thọ

Ðại đức Thích Thiện Niệm

Ðại đức Thích Chân Pháp

cô Thích Nữ Ðàm Ðoan

cô Thích Nữ Ðàm Phương

Ðạo hữu Quảng Trì Nguyễn Viết Chữ

BAN HƯƠNG ÐĂNG

Ðại đức Thích Từ Thọ

cô Thích Nữ Ðàm Phương

BAN TRAI SOẠN

cô Thích Nữ Ðàm Chất

cô Thích Nữ Ðàm Thăng

cô Thích Nữ Ðàm Tịnh

cô Thích Nữ Ðàm Minh

cô Thích Nữ Ðàm Khiết

cô Thích Nữ Ðàm Như

cô Thích Nữ Ðàm Ðào

Chư Phật tử chùa Hoa Nghiêm-Bruxelles, chùa Hoa Nghiêm-Paris.

BAN ÂM THANH, ÁNH SÁNG

Ðạo hữu Phạm Văn Sơn

BAN TRẬT TỰ

Gia đình Phật tử các

Chùa Hoa Nghiêm

Chùa Khánh Anh

Chùa Linh Sơn

BAN QUAY PHIM và NHIẾP ẢNH

Ðạo hữu Lê Hữu Châu

Ðạo hữu Hoa Phước

Ðạo hữu Minh Ðăng

BAN DÂNG HOA

Nhóm Phật tử chùa Khánh Anh

BAN VẬN CHUYỂN

Ðại đức Thích Minh Ðăng

Ðại đức Thích Viên Mãn

Ðạo hữu Lê Hữu Châu

BAN Y TẾ

Bác sỹ Phạm Quang Bình



CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

NGÀY THỨ BA 1/4/2003 (30/02/QUÝ MÙI)

16:00   : Cung nghinh nhục thân hồi tự

NGÀY THỨ BẢY 5/4/2003 (04/03/QUÝ MÙI)

09:00   : Lễ nhập Kim quan

09:30   : Bạch Phật khai kinh

09:50   : Cung thỉnh Giác linh an vị

10:30   : Lễ thọ Tang

15:00   : Tụng kinh (luân phiên tụng niệm)

CHỦ NHẬT 06/04/2003 (05/03/ QUÝ MÙI)

06:00   : Cúng trà

08:00   : Tụng kinh

11:00   : Lễ cúng ngọ

11:30   : Lễ cung tiến Giác linh

15:00   : Tụng kinh (luân phiên tụng niệm)

NGÀY THỨ HAI 07/04/2003 (06/03/QUÝ MÙI)

06:00   : Cúng trà

08:00   : Tụng kinh

11:00   : Lễ bạch Phật khai kinh sơ tuần

11:30   : Lễ cung tiến Giác linh

15:00   : Tụng kinh (luân phiên tụng niệm)

NGÀY THỨ BA 08/04/2003 (07/03/QUÝ MÙI)

ÐẾN NGÀY THỨ NĂM 10/04/2003 (09/03/ QUÝ MÙI)

06:00   : Cúng trà

08:00   : Tụng kinh

11:00   : Lễ cúng ngọ

11:30   : Lễ cung tiến Giác linh

15:00   : Tụng kinh (luân phiên tụng niệm)

THỨ SÁU 11/04/2003 (10/03/QUÝ MÙI)

06:00   : Cúng trà

08:00   : Tụng kinh

11:30   : Lễ trai tăng

15:00   : Lễ yết Phật, Tổ tại chánh điện

17:00   : Lễ thí thực Cô hồn

18:00   : Tụng kinh (luân phiên tụng niệm)

NGÀY THỨ BẢY 12/04/2003 (11/03/QUÝ MÙI)

06:00   : Cúng trà

07:00   : Cung tuyên tiểu sử, điếu văn, đạo từ của Hòa thượng chứng minh

08:30   : Lễ phát hành-lễ phất trần

09:30   : Lễ cung nghinh Kim quan thăng thượng giá

11:00   : Lễ thỉnh Kim quan trà tỳ

11:30   : Cảm tạ của ba tổ chức

12:30   : Tạ Phật hoàn kinh


CHƯƠNG TRÌNH LỄ TRUY NIỆM

HÒA THƯỢNG THƯỢNG TRUNG HẠ QUÁN

---o0o---

1.        Phật tử vân tập trước linh đài

2.        Cung thỉnh chư Tôn đức Tăng Ni quang lâm

3.        Cử ba hồi chuông trống bát nhã

4.        Giới thiệu thành phần tham dự

5.        Cung tuyên tiểu sử

6.        Tuyên đọc Ðiếu văn của Hòa thượng Thượng thủ Thích Tâm Châu

7.        Tuyên đọc Ðiếu văn của Hòa thượng Thích Minh Tâm

8.        Tuyên đọc cảm niệm của Thượng tọa Thích Chơn Trí

9.        Tuyên đọc cảm niệm của Thượng tọa Thích Giác Ðẳng

10.    Tuyên đọc Ðiện văn phân ưu của Giáo hội Úc Châu, Thượng tọa Thích Trường Phước đại diện.

11.    Cảm niệm của Môn đồ Pháp quyến

12.    Cảm niệm của Ðại diện Phật tử hội Phật giáo Hoa Nghiêm

13.    Lễ cúng trà

14.    Lễ Phất trần và tuyên Pháp ngữ

15.    Âm công bái quan

16.    Lễ Triệt linh sàng

17.    Cung thỉnh kim quang



CHƯƠNG TRÌNH

LỄ THỈNH KIM QUAN TRÀ TỲ

---o0o---

1.        Thỉnh Kim quan tôn trí ở phòng tưởng niệm

2.        Chư Tăng Ni cử hành lễ

3.        Cảm tạ của Ban tổ chức và Môn đồ pháp quyến

4.        Cung thỉnh Kim Quan nhập hỏa đài

5.        Lễ cầu nguyện theo nghi thức Bắc tông

6.        Lễ cầu nguyện theo nghi thức Nguyên thủy

Sau đó thỉnh Xá Lợi để về tổ đình Hoa Nghiêm an vị Tạ Phật hoàn kinh.

LỊCH TRÌNH ÐOÀN CUNG NGHINH KIM QUAN TRÀ TỲ

1.        Ðoàn Phật tử dâng hoa

2.        Tràng phan bảo cái

3.        Vòng hoa

4.        Trướng, liễn

5.        Lư trầm

6.        Ban cầm bê tích

7.        Hòa thượng Chứng minh

8.        Hòa thượng Chấp lịnh

9.        Thượng tọa chủ sám

10.    Ban Kinh sư

11.    Chư Tăng

12.    Chư Ni

13.    Di ảnh

14.    Long vị

15.    Lư hương

16.    Y, Bát

17.    Kim quan

18.    Môn đồ Pháp quyến

19.    Chư Phật tử


Tác Bạch Thỉnh Sư

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa Ðại đức Tăng Ni

Hôm nay môn đồ pháp quyến chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ, kính dâng lên lời tác bạch.

Nam mô A Di Ðà Phật

Kính bạch chư tôn thiền đức!

Chúng con hằng nghe Phật dạy:

“Tam bảo là bạn lành,

Là ruộng phước của tất cả chúng sinh”.

Nay chúng con đã đầu đủ duyên phước, quỳ trước quý Ngài, thành tâm dâng lên lời tác pháp thỉnh Sư. Cung thỉnh chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Ðại đức Tăng quang lâm đạo tràng, dâng hương bạch Phật, tác pháp khai đàn phúng tụng kinh chú. Cầu nguyện cho Giác linh ân Sư chúng con là Hòa thượng thượng Trung hạ Quán, thượng phẩm thượng sinh, cao đăng Phật Quốc.

Ngưỡng mong quý Ngài thùy từ hứa khả.

Nam mô Chứng Minh Sư Bồ tát ma ha tát. (3 lạy)

---o0o---

Văn Tác Bạch Thỉnh Sư

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô A Di Ðà Phật

Ðê đầu bái bạch chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Ðại đức Tăng

Hôm nay toàn thể môn đồ pháp quyến Tổ đình Hoa Nghiêm  có duyên sự đầu thành đảnh lễ xin tác bạch.

(Quỳ lễ 1 lễ, quỳ đọc)

Nam mô A Di Ðà Phật

Kính bạch chư tôn Thiền Ðức, Hòa thượng Tôn sư thượng Trung hạ Quán của chúng con đã thâu thần nhập diệt. Hôm nay, lương thời đã đến toàn thể Môn đồ pháp quyến chúng con xin nhứt tâm để đầu cung thỉnh chư tôn thiền đức thùy từ quang lâm linh đài để cữ hành lễ nhập quan Sư phụ chúng con.

Cúi xin quý Ngài từ bi hoan hỷ hứa khả chấn tích quang lâm cho chúng con được ân triêm công đức.

Nam mô A Di Ðà Phật

(chờ hứa khả)

Nam mô A Di Ðà Phật

Chư tôn Hòa thượng chư Thượng tọa Ðại đức Tăng Ni đã từ bi hứa khả cho rồi môn đồ pháp quyến chúng con xin đê đầu thành tâm đỉnh lễ cúng dàng tam bái.

Nam mô A Di Ðà Phật

---o0o---

Tác Bạch Cúng Dường Trai Tăng

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư tôn  Hòa thượng, chư Thượng tọa, Ðại đức Tăng Ni.

Hôm nay môn đồ pháp quyến chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ kính dâng lên lời tác bạch.

Chúng con hằng nghe cổ đức có dạy rằng:

“Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng

Nghĩa ân Sư muôn kiếp khó đáp đền”

Kính bạch chư Tôn đức:

Chúng con vẫn biết rằng:

Hữu sanh tất hữu diệt

Hữu hình tất hữu hoại.

Nhưng trong lòng chúng con, không thể nào ngăn được lòng kính thương tiếc. Bởi từ đây cảnh thiền môn đã vắng bóng một người Thầy đức độ cao siêu, khả kính. Nơi Tổ đình Hoa Nghiêm chúng con đã mất đi một vị ân Sư hiền đức, kể từ đây chúng con không còn Thầy để dìu dắt, và hướng dẫn cho chúng con trên bước đường tu nhân học Phật.

Thầy ơi!

“Chốn song lâm mây ẩn bóng ưu đàm

Dứt nối tiếng chuông, dép cỏ lối mòn còn hiển hiện

Miền thiếu thất trăng lồng gương Bát nhã

Mênh mông bể học, thuyền từ che chở mất đi rồi”.

Than ôi!

“Tông phong Tổ ấn gợi lại non sông

Giáo hội môn đồ ngàn thu vĩnh biệt”.

Kính bạch trên chư tôn thiền đức.

Trong giờ phút thiêng liêng nầy, chúng con thành tâm đảnh lễ quý Ngài, thiết lễ trai diên, kính dâng lên phẩm vật cúng dường. Ngưỡng mong quý Ngài từ bi lân mẫn nạp thọ, với oai đức nhứt cú nhứt kệ, thành tâm phúng tụng Kinh văn, và cầu nguyện cho giác linh ân Sư chúng con sớm được cao đăng Phật quốc.

Toàn thể môn đồ pháp quyến chúng con, thành tâm đảnh lễ, và nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho quý Ngài pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, để dìu dắt hàng đệ tử chúng con trên bước đường hậu học.

Nam mô Chứng Minh Sư Bồ tát ma ha tát.

Lạy một lạy (hồ quỳ)

Trên chư tôn thiền đức đã từ bi hứa khả cho rồi, và còn ban bố cho chúng con những lời pháp nhũ thâm tình quý báu, chúng con xin nguyện y giáo phụng hành, và đầu thành đảnh lễ cúng dường tam bái.

(lạy ba lạy)


Những Khoảng Khắc Không Quên

THỨ SÁU, NGÀY 21/3/2003

Cơn đau lại đến với Cụ, ly nước chiều nay không chịu tiêu hóa mà dồn ngược về tim. Những mạch nhỏ không chịu đựng nổi sức ép của nước có gaz. Cụ ngồi trên giường thở nặng nhọc. Hơi thở gấp rút tựa như nhịp đập con tim tăng gấp hai, gấp ba. Huynh đệ vội chạy vào phòng thay phiên vuốt nhẹ ngực Cụ hy vọng giúp hơi thở sẽ dễ chịu hơn. Ðồng hồ gỏ đều 12 tiếng.

THỨ BẢY, NGÀY 22/3/3003

Mọi người tập trung vào phòng. Nhìn nhau lo lắng. Thời gian của đêm khuya hình như trôi đi rất chậm. Gần 2 giờ sáng mà tưởng chừng như đã lâu lắm rồi. Hơi thở Cụ vẫn không thay đổi. Huynh đệ hội ý nhau và nhất trí gọi cấp cứu bệnh viện. Hòa thượng rời liêu phòng khi đại chúng chuẩn bị thời khóa công phu khuya.

CHỦ NHẬT, NGÀY 23/3/2003

Hòa thượng được điều trị tại bệnh viện Villeneuve St George trong căn phòng đặc biệt. Ðại chúng chỉ được thay phiên nhau vào thăm mỗi lần người và không quá 30 phút. Cụ nằm nhắm mắt trên giường bệnh. Hơi thở không còn gấp rút, mệt mỏi. Những người con của Hòa thượng lần lượt kéo về vấn an.

THỨ TƯ, NGÀY 26/3/2003

Hòa thượng vẫn còn nằm trên giường bệnh. Ngài chỉ ăn được chút rau xanh hấp chín và sữa chua. Huynh đệ vào thăm nói chuyện tíu táo nhưng Hòa thượng vẫn nằm nhìn và không nói. Thỉnh thoảng hỏi: Chừng nào cho Cụ về chùa?

THỨ NĂM, NGÀY 27/3/2003

Hòa thượng thấy khỏe hơn, ngồi trên giường bệnh và sắc diện tươi hơn. Huynh đệ nhìn nhau rạng rỡ niềm vui.

THỨ SÁU, NGÀY 28/3/2003

Huynh đệ đi tìm bác sĩ và hỏi thăm bệnh tình. Bác sĩ chỉ nói: Nhìn Hòa thượng tươi tỉnh như vậy nhưng vẫn còn yếu lắm. Không thể nào rời khỏi giường bệnh nhất là trong giai đoại nầy. Thôi phải đành ngồi nghe điệp khúc: Chừng nào cho Cụ về?

THỨ BẢY, NGÀY 29/3/2003

Hòa thượng đã dùng được nhiều rau xanh và canh súp không có gia vị. Dặn sư cô Ðàm Lương ngày mai nhớ đem canh bánh đa vào cho Cụ dùng. Sư cô dạ vâng cho Cụ vui. Vì sư cô vẫn biết chế độ ăn uống trong đây rất là nghiêm ngặt.

CHỦ NHẬT, NGÀY 30/3/2003

Hòa thượng nói chuyện với huynh đệ, hỏi vài đứa ở xa chưa về. Giọng nói không còn khỏe nhưng âm sắc vẫn còn rõ ràng. Sắc diện hơi gầy nhưng ánh mắt vẫn còn sáng lắm.

THỨ HAI, NGÀY 31/3/2003

Một mực Hòa thượng đòi về chùa. Ai vào thăm cụ vẫn nói: Cụ khỏe rồi xin cho cụ về. Ở nhà thương lâu vậy? Mọi người nhìn cụ cười: Cụ đừng có lo, khi nào cụ thật khỏe thì họ cho về ngay. Bác sĩ đã nói cụ sắp được về rồi chỉ vài ngày thôi. Cụ lặng thinh. Huynh đệ nhìn nhau và nhận biết mình vừa nói dối.

THỨ BA, NGÀY 1/4/2003

Ðiện thoại reo giữa khuya, mường tượng chuyện chẳng lành. Sư cô Ðàm Lương hốt hoảng đánh thức mọi người. Huynh đệ bàng hoàng bừng tỉnh giấc mơ. Không ai bảo ai vội vàng đi vào bệnh viện. Ðồng hồ buông nhẹ 2 tiếng rã rời. Hòa thượng đã đi rồi. Huynh đệ không cầm được nước mắt, quỳ dưới chân Hòa thượng mà niệm Phật. Tiếng niệm Phật nghèn nghẹn. Không gian về khuya sâu thẳm đến không ngờ.

Như vết dầu loang trên giấy thấm, mọi người lần lượt kéo về Hoa Nghiêm. Ðiện thoại bắt đầu làm việc không ngừng. Huynh đệ ngơ ngác và thấu hiểu việc lớn đã đến rồi. Phân chia công việc, cùng với quý thầy quý sư cô và Phật tử chùa Khánh Anh, chùa Hoa Nghiêm, Quán  Âm, Linh Sơn mọi người không ai bảo ai đều tự nguyện góp phần sắp xếp công việc nhất là trong giây phút này.

Buổi chiều trời nhạt nắng, huynh đệ cùng một số Phật tử vào nhà thương thỉnh cụ về chùa. Hoàng hôn buông xuống. trời Paris nhạt nhòa. Giảng đường được chọn làm nơi an trí nhục thân Hòa thượng. Khoảng sân được che nắng dành cho mọi người tụng kinh niệm Phật. Trời tháng 4 vạt nắng được kéo dài hơn. Thời tiết bắt đầu chuyển đội, hơi lạnh từ từ kéo về. Ðại chúng được triệu tập cuộc họp khẩn dưới sự chủ trì của Thượng tọa viện chủ chùa Thiện Minh (Lyon) không ngoài việc cung nghinh chức sự ban tổ chức, thành lập các tiểu ban trong Tang lễ. Huynh đệ thay phiên nhau tụng Kinh niệm Phật suốt ngày đêm bên nhục thân Hòa thượng.

THỨ TƯ, NGÀY 2/4/2003

Môn đồ pháp quyến y áo chỉnh đề đến chùa Khánh Anh đảnh lễ Tam bảo, cung thỉnh Hòa thượng viện chủ và Thượng tọa Thích Tánh Thiệt đảm trách phần nghi lễ cũng như tổ chức Tang lễ cố Hòa thượng ân sư. Thượng tọa đã thay mặt Hòa thượng Khánh Anh hứa khả và Ngài đã thay mặt môn đồ cung thỉnh ban Kinh sư cũng như chư tôn đức ở các nơi về chùa Hoa Nghiêm trợ tiến Giác linh.

THỨ NĂM, NGÀY 3/4/2003

Chùa Hoa Nghiêm đầy ắp người và người. Có người hay tin do thông tin từ bạn bè, có người hay tin do sự cung cấp trên mạng internet. Từng tốp người lặng lẽ đảnh lễ nhục thân Hòa thượng. Trời đã sang xuân, những chùm hoa Ðào nở rộ khoe sắc hồng tươi. Những cánh hoa mong manh rơi rụng như những cánh bướm mềm mại mỗi khi cơn gió ùa về. Ánh nắng chói chang vậy mà khí trời lạnh buốt. Huynh đệ ngồi tụng Kinh đều phải mặc thêm áo ấm và nhất là những lúc trời về khuya cũng như gần sáng. Cũng may không có ai ngã quỵ.

THỨ SÁU, NGÀY 4/4/2003

Bắt đầu các tiển ban hoạt động. Ban thư ký đã sắp xếp chương trình cho Tang lễ, Ban Kinh sư đã chuẩn bị sớ văn chúc tán. Mọi phòng ốc trong Tổ đình được trưng dụng tối đa. Thông thường tổ chức các ngày lễ thường niên, chùa đã quá chật hẹp huống hồ chi Tang lễ sư cụ. Hình ảnh tịnh thất của Duy Ma Cật hiện rõ trong những ngày này. Mọi người đều cố gắng lo tròn trách nhiệm đã giao. Những lẳng hoa đã được chưng bày giờ đã được chăm chút kỹ lưỡng hơn, tạo thành một khu vườn nhỏ bé đầy hương sắc bao quanh nhục thân Hòa thượng. Di ảnh Ngài được trang trọng trên bệ thờ với nhiều trướng liễn vây quanh và một tràng hoa lan tươi thắm. Tất cả đều chuẩn bị cho một ngày lễ thọ tang và nhập Kim quan. Ðại chúng vẫn luân phiên trì tụng.

THỨ BẢY, NGÀY 5/4/2003

Ðêm hôm qua vài huynh đệ thức trắng, chiếc máy khâu đặt ở gốc sân làm việc ngày đêm. Trời chưa ửng sáng mà đã có nhiều gia đình Phật tử từ nơi xa đến. Tiếng niệm Phật vái chào, bước chân lặnh lẽ đến Linh sàng đảnh lễ Hòa thượng. Ðại chúng cũng vừa hồi hướng cho thời khóa công phu buổi mai. Hừng hồng chiếu sáng phương đông, từng tốp người kéo về già lam, khuôn viên chùa dung nạp tất cả. Hôm nay là ngày nhập Kim quan và thọ tang. Chư Tôn đức các nơi cũng đã vân tập. Ðại chúng y áo chỉnh tề cung thỉnh chư tôn thiền đức quang lâm Linh đài làm lễ nhập Kim quan. Huynh đệ cùng nhau võng nhục thân Hòa thượng cung thỉnh nhập vào Kim quan, chuông trống Bát nhã rền vang, mọi người chấp tay niệm Phật. Những giọt nước mắt âm thầm lạnh rơi. Lòng người se thắt, trời đất nhuộn màu. Mọi người trông chờ dấu hiệu đau thương thể hiện qua những chiếc khăn tang màu vàng dành cho những người đệ tử xuất gia và những mảnh vải vàng vuông vắn được gửi đến Chư tôn thiền đức và hàng đệ tử tại gia. Mọi người trân quý lãnh thụ. Tiếng niệm Phật vẫn rền vang, những búp sen năm cánh vẫn kết hoa. Ánh nắng chan hòa, hoa trắng nhẹ rơi. Trời về đêm vẫn lạnh.

CHỦ NHẬT, NGÀY 6/4/2003

Hôm nay ngày cuối tuần, Phật tử về thật đông, những vòng hoa được gửi đến kính viếng, những trướng liễn đã trang hoàng xung quanh linh đài. Hương trầm vẫn nghi ngút, nến vàng vẫn lunh linh, lảng hoa vẫn tươi sáng. Tạo nên một khoảng không gian trang trọng, lắng lòng.

THỨ HAI, NGÀY 7/4/2003

Bắt đầu cho tuần lễ kính viếng của các phái đoàn trong và ngoài nước Pháp. Ðại chúng được cắt cử để ra sân bay đón các vị tôn túc các nơi. Những chuyến bay xuyên lục địa của các hãnh hàng không sẽ là phương tiện giúp các vị tôn túc cũng như các Phật tử về dự lễ tang Hòa thượng. Những thời khóa được tổ chức trang nghiêm theo mỗi nghi thức của mỗi quốc gia, mỗi tông phái. Dù ngôn ngữ bất đồng, nghi lễ có khác nhưng tất cả đều là những lời Kinh tiếng kệ nhất tâm kỳ nguyện cho Giác linh Hòa thượng Tôn sư. Bên cạnh còn có những lời phân ưu, những lời sách tấn của chư Tôn đức dành cho Ðại chúng. Phật tử các nơi kéo về trong suốt tuần lễ mỗi lúc mỗi đông. Ôi tình đồng đạo của chư tôn đức, nghĩa thầy trò của hàng Phật tử đã giúp cho đại chúng có một an ủi vô biên, ấm áp vô cùng. Ban thư ký, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ, góp nhặt lại những bức điện phân ưu các nơi gửi về cũng như soạn thảo chương trình cho các ngày sắp tới nào là phân công trang hoàng xe hoa, nào là giữ gìn trật tự, nào là ẩm thực cho tứ chúng. Tất cả đều hết lòng với công việc mong sao nhiệm vụ được giao sẽ vuông tròn. Trời vẫn còn lạnh mặc dù đã bước qua tuần thứ hai của tháng 4, các thầy chùa Khuông Việt, Vạn Hạnh cũng như các anh Phật tử chùa Quan Âm đã thức nhiều đêm cố gắng hoàn thành công việc trang trí trước ngày di quan. Trời vẫn lạnh và có mưa phùn.

THỨ SÁU, NGÀY 11/4/2003

Hôm nay, Môn đồ pháp quyến cúng dàng trai tăng nhân dịp chư tôn thiền đức khắp nơi vân tập Kính viếng. Trước Linh đài vàng rực nếp y của chư tôn đức tăng ni, các Phật tử cũng đã có mặt từ sáng sớm. Mọi người đều nhất tâm hướng về chư tôn đức kính dâng lên lời tác bạch cúng dàng. Hòa thượng Thượng thủ thay mặt cho Tăng đoàn ban lời pháp nhủ quý báu và hoan hỷ hứa khả nạp thụ lễ vật cúng dàng, thành tâm cầu nguyện cho Phật sự viên thành. Trong lòng đại chúng tràn ngập niềm xúc động, ấm áp vô cùng trước sự mất mát lớn lao quá đỗi.

THỨ BẢY, NGÀY 12/4/2003

Hai chiếc xe hoa từ chùa Quán Âm đã khởi hành từ sáng sớm. Có lẽ, đêm qua các anh Phật tử không ngủ và đại chúng cũng không ngủ. Tất cả đều chờ đợi những giờ phút trang trọng của buổi sáng hôm nay. Bởi vì, mọi người đều hiểu chỉ còn vài giờ nữa thôi là sẽ không còn nhìn thấy nhục thân của Hòa thượng, sẽ không còn có dịp đảnh lễ nhục thân Hòa thượng. Cổng Tam quan chùa Hoa Nghiêm được thắp sáng suốt đêm. Những vòng hoa được chuyển dần ra khỏi khuông viên chùa, những tràng phan, liễn trướng được chuyển đến những Phật tử có trang phục tràng lam, những chiếc xe car đã đậu theo chỗ quy định làm phương tiện giúp cho tứ chúng tiễn đưa Hòa thượng tới nơi trà tỳ. Linh sàng vàng rực màu y. Chư tôn đức đã vân tập đầy đủ trước Kim quan Hòa thượng. Buổi tưởng niệm được diễn ra trọng thể và xúc động bởi những bài điếu văn của chư tôn đức, và những lời thắm thiết nhớ mãi thâm ân của hàng đệ tử xuất gia. Những văn chương cú pháp tuy lưu xuất từ những cảm nghĩ có khác nhưng tất cả đều toát lên hết cung bậc của nổi niềm trong nghĩa đệ huynh, tình thầy trò. Những dòng nước mắt âm thầm rơi là những lời tiễn biệt vô ngôn trong niềm cảm thương vô tận.

Kim quan từ từ di chuyển ra khỏi cổng tam quan, mọi người lặng lẻ nối gót đưa tiễn. Những chiếc xe từ từ lăn bánh, bỏ lại sau lưng mái chùa và chùm hoa tim tím ngoài sân. Trời lất phất mưa bay.

Ðịa điểm trà tỳ ở xa thành phố. Những khóm cây xanh làm rợp mát con đường đưa tiễn Hòa thượng về chốn vĩnh hằng. Những người đệ tử xuất gia vai cỗng Kim quan Hòa thượng an trí tại sảnh đường đã trang trí từ chiều hôm qua, các Phật tử có mặt từ lúc nào đã và đang xếp thành hai hàng tay kết búp sen và niệm Phật hòa nhịp cùng chư tôn đức. Khóa lễ được bắt đầu bằng lời khai thị của Hòa thượng Thượng thủ. Mọi người chấp tay hướng về Kim quan mật niệm. Trời đầy nắng và ấm thật ấm. Từ sảnh đường đến chỗ trà tỳ không bao xa. Kim quan Hòa thượng được cung thỉnh đến nơi bởi những vị đệ tử xuất gia. Dòng người nối tiếp nhau và tiếng niệm Phật không ngừng. Kim quan từ từ nâng cao và ngọn lửa hồng đã kết thành đài sen báu tiễn đưa Sư cụ để lại biết bao niềm kính tiếc của mọi người đã và đang xưng tụng lục tự Hồng Danh.

Hòa thượng đã đi xa, thật xa, bỏ lại sau lưng biết bao niềm thương cảm trong lòng hàng tứ chúng. Thế là, sẽ vĩnh viễn không còn nhìn thấy tôn dung của ân sư, sẽ không còn nghe những lời giáo huấn khi tiết hạ hay xuân về. Tất cả chỉ còn là âm vang, là hoài niệm, là hình bóng, là nhớ tưởng. Thế cũng đủ cho chúng con thêm sức mạnh, thêm niềm tin để kế thừa và phát huy vĩ nghiệp mà Tôn sư để lại.

Nhớ mãi những ngày đầu tuần tháng 4 năm Quý mùi

Thị giả của Hòa thượng kính ghi

Ðiện Văn, Ðiện Thư, Fax, Email... Phân Ưu


Thành Kính Cung Tiễn

Toàn thể Tăng tín đồ Giáo hội PGVN Thống Nhất hải ngoại tại Úc Ðại Lợi – Tân Tây Lan thành kính đảnh lễ Giác linh

Ðại lão Hòa thương

THÍCH TRUNG QUÁN

Bậc cao tăng thạc đức tại hải ngoại

Nhà dịch thuật kinh tạng ưu tú của Phật giáo Việt Nam. Vị lãnh đạo tinh thần của PGVN trong và ngoài nước, đã thuận thế vô thường viên tịch lúc 2 giờ 30 phút sáng thứ ba ngày 1 tháng 4 năm 2003 tại Pháp quốc, thọ thế 86 năm, hạ lạp 66.

Lễ nhập kim quan vào thứ bảy ngày 5 tháng 4 năm 2003

Lễ trà tỳ thứ bảy ngày 12 tháng 4 năm 2003, tại Paris-Pháp

Thành tâm cầu nguyện giác linh cố Hòa thượng cao đăng Phật quốc.

Thành kính phân ưu cùng môn đồ pháp quyến chùa Hoa Nghiêm Pháp quốc.

Hội đồng điều hành, toàn thể Tăng Ni và Phật tử

GHPGVNTN hải ngoại tại UÐL/TTL

Úc châu ngày 3 tháng 4 năm 2003

Hòa thượng Thích Như Huệ

số 08/HÐÐH/TT

Ngày 3/4/2003


Thông Tư

Kính gởi chư tôn đức Tăng Ni lãnh đạo Giáo hội

Các cơ sở tự viện thành viên

Quý thiện nam tín nữ Phật tử

Quý gia đình Phật tử

Trích yếu V/v Tổ chức lễ tưởng niệm

Cố đại lão Hòa thượng Thích Trung Quán

Một trong những nhà dịch thuật Kinh tạng hàng đầu Phật giáo Việt Nam đã thuận thế vô thường thâu thần thị tịch vào lúc 2 giờ 30 phút sáng ngày 1 tháng 4 năm 2003 (tức 30 – 2 Quý mùi) tại Pháp, thọ thế 86 tuổi, 66 hạ lạp.

- Lễ nhập kim quan vào thứ bảy ngày 5 tháng 4 năm 2003

- Lễ trà tỳ vào ngày thứ bảy 12 tháng 4 năm 2003-04-04

Cố đại lão Hòa thượng là bậc cao tăng tài đức, đã hy hiến trọn đời trong công cuộc hưng long đạo pháp, phiên dịch kinh tạng với các bộ kinh luận đồ sộ như kinh Hiều Ngu, luận Ðại Trí Ðộ v.v... trong 60 năm qua, đặc biệt đã kiến tạo chùa Hoa Nghiêm tại thành phố Paris-Pháp quốc, làm đạo tràng hoằng dương Phật pháp.

Ðể tưởng niệm công đức sâu dầy của cố đại lão Hòa thượng, Giáo hội kính yêu cầu các cơ sở tự viện và các cấp Giáo hội tổ chức lễ truy tán cố đại lão Hòa thượng Thích Trung Quán vào thời gian thuận tiện sớm nhất tại các địa phương.

Kính nguyện quý Ngài được vô lượng an lạc và kính chúc quý vị Bồ đề tâm quảng phát, Phật sự chóng viên thành.

Nay thông tư

Thay mặt HÐÐH

Hội chủ

H.T Thích Như Huệ


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch

Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Ðại đức Tăng Ni, các Giáo hội Tăng đoàn Tôn giáo bạn, cùng toàn thể Hiếu đồ, Phật tử chư tang quyến.

Kính thưa quý liệt vị,

Chúng tôi vừa hay tin Hòa thượng thượng Trung hạ Quán ngài đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch, là một tang chung cho Phật giáo đồ, đã mất một bậc thầy khả kính, đã hết cuộc đời Ngài làm Tăng sĩ, đi giáo hóa chúng sanh khắp cùng thế giới, bằng một phương tiện, một công đức to lớn, mà ai đã từng gặp Ngài qua kinh điển giáo lý, hoặc trực tiếp gặp Ngài qua sự dẫn giải giáo lý Phật đà để tu tập, với lòng Từ Bi tỏa sáng chậm rãi khoan dung, mong cầu cho mọi người an vui hạnh phúc.

Bằng sự cao cả đó, nay chúng ta đã mất đi một bậc thầy đáng kính, chỉ còn lại một âm vang trong dĩ vãng.

Chúng tôi xin thay mặt Hòa thượng Pháp chủ Thích Giác Nhiên GHPG Tăng Già Khất Sĩ cùng chư tôn Giáo phẩm Tăng Ni Phật tử của Giáo Hội đầu thành đảnh lễ cúng dường tam bái để tiển đưa Hòa thượng Cao Ðăng Quả Phẩm nơi Phật quốc và sớm Hội Nhập Ta Bà để Hóa độ chúng sanh.

Nam Mô A Di Ðà Phật


Tiển đưa
 (hay điếu văn)

Hòa thượng thượng Trung hạ Quán quy Tây

Ngày 30 tháng 02 Âl Quí mùi (Pl.2547-Dl.2003)

Hòa cùng vũ trụ khắp hư không!

Thượng thông hạ triệt chiếu gia không

Thượng hoằng chánh đạo đà viên mãn

Trung chiếu quang minh đã sạch không

Hạ đơn lưỡng bộ oai nghi cách

Quán chỉ Niết bàn nhập thể không

Quy lai sanh khứ làm phương tiện

Tây phương trực chỉ đáp Non Bồng!

TT. Thích Giác Huệ

Tịnh xá Ngọc Ðiểm

Kính bái.

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI TẠI CANADA

HỘI ÐỒNG ÐIỀU HÀNH

Edmtonton 05-04-2003


Ðiện Phân Ưu

Kính Gởi:          Ban tổ chức tang lễ

                        Cố đại lão Hòa thượng Thích Trung Quán

                                    20 rue J.J Rousseau

                                    94290 Villeneuve Le Roi – France

Kính thưa ban Tổ chức.

Ðược tin Hòa thượng thượng Trung hạ Quán viện chủ chùa Hoa Nghiêm, Paris-Pháp quốc, một bậc cao tăng thạc học, một nhà dịch thuật lỗi lạc của Phật giáo Viện Nam hiện đại vừa viên tịch vào ngày 1 tháng 4 năm 2003 nhằm ngày 30 tháng 2 năm Quý mùi.

Thay mặt HÐÐH và Tăng Ni Phật tử GHPGVNTNHN – CANADA, chúng con xin thành kính đảnh lễ và nguyện cầu Giác linh Hòa thượng Cao Ðăng Phật Quốc, bất vong nguyện lực, hồi nhập Ta bà, nhiếp độ quần sinh. Ngưỡng mong Giác linh Hòa thượng thùy từ chứng giám. Ðồng thời cũng xin chia sẽ nỗi buồn với môn nhơn pháp quyến.

T.M HÐÐH

Chủ tịcy

TT. Thích Thiện Tâm

CHÙA HƯƠNG TÍCH

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Ðức, tỉnh Hà Tây

Ngày 06/04/2003

Kính gởi: Ðại đức Thích Ðức Thắng cùng môn đồ pháp quyến chùa Hoa Nghiêm Paris, Pháp quốc.

Ðược tin cố Hòa thượng viện chủ chùa Hoa Nghiêm Paris Pháp quốc đã thu thần thị tịch. Thay mặt cho chư Tăng sơn môn Hương Tích, chúng con thành kính phân ưu cùng Ðại đức và môn đồ hiếu quyến, nguyện cầu Giác linh Hòa thượng cao đăng Phật quốc.

Ðại mệnh chư Tăng sơn môn Hương Tích đồng khể thủ.

Ð. РThích Minh Hiền

KÍNH LỄ GIÁC LINH HÒA THƯỢNG

Mặt trời lặng non xa

Nhưng vầng hồng không tắt

Trời Tây người đi qua

Nhưng lòng từ không mất.

Toàn thể Tăng chúng và thiện nam tín nữ tại Huyền Không Tu viện, Montréal, Canada, xin nhất tâm đảnh lễ Giác linh Hòa thượng.

Ngưỡng nguyện Giác linh Hòa thượng Cao Ðăng Phật Quốc.

Kính bái

Thay mặt Tăng tín đồ Huyền Không Canada

Tỳ kheo Thích Minh Thông

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Ngưỡng bái bạch: Chư tôn đức trong BAN TỔ CHỨC TANG LỄ

Kính bạch: Sư ông Thích Ðức Thắng cùng quý Ðại đức Tăng Ni trong môn đồ pháp quyến.

Chúng con hàng Tăng Ni: Thích Quang Thạnh, Thích Thiện Quý, Thích Thanh Chương, Thích Nữ Hương Nhũ, Thích Nữ Huệ Nguyệt, hiện là du học Tăng Ni tại Ấn Ðộ, xin thành kính phân ưu đến sư ông Ðức Thắng cùng chư Ðại đức Tăng Ni trong môn nhơn pháp quyến, và thành kính đốt nén tâm hương bái vọng đến Giác linh Hòa thượng thượng Trung hạ Quán, Viện chủ chùa Hoa Nghiêm tại Paris, cho phép chúng con có đôi lời bái bạch đến Giác linh Hòa thượng.

Kính bạch Giác linh Hòa thượng thượng Trung hạ Quán

Ðược tin bất ngờ Hòa thượng vừa thâu thần viên tịch, chúng con vô cùng bàng hoàng và xúc động, tâm trạng chúng con như bị xé ra từng mãnh nhỏ, bầu trời Delhi như đang gào thét đau buồn vì bóng “thần dương” tại Paris vừa khuất dạng. Hòa thượng đã “quải dép về Tây” để lại bao nhiêu niềm nhớ thương kính tiếc đối với Phật Giáo nói chung và tất cả hàng hậu tấn Tăng Ni chúng con nói riêng. Ðức hạnh và sự đóng góp của Hòa thượng đối với tín đồ Phật giáo và hàng Tăng Ni Phật tử không sao kể hết được. HT suốt đời luôn tận tụy lo việc trước tác, dịch thuật không nghĩ đến bản thân. Hòa thượng luôn là tấm gương sáng cho chúng con noi theo. Chúng con xin đê đầu vọng bái Giác linh Hòa thượng chứng minh và cầu nguyện Hòa thượng mau sớm hồi nhập Ta Bà hóa độ chúng sanh, đồng thành kính xin chia buồn cùng sư ông Ðức Thắng và môn nhơn pháp quyến. Cầu nguyện giác linh Hòa thượng chứng minh lòng thành chúng con.

NAM MÔ CHỨNG MINH SƯ BỒ TÁT MA HA TÁT

Kính lễ

Ðại diện

Thích Quang Thạnh

HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM SAN DIEGO

THE VIETNAMESE BUDDHIST ASSOCIATION IN SAN DIEGO

Chùa Vạn Hạnh-Van Hanh temple

8617 Fanita Drive, Santee California 92071 – USA

Ngày 3 tháng 4 năm 2003

Kính đệ chư Tôn đức Tăng già chùa Hoa Nghiêm

20             rue. J.J Rousseau

94290 Villeneuve le Roi – France

Kính bạch chư Tôn đức

Sự nghiệp hóa duyên hoàn mãn, tin Hòa thượng thượng Trung hạ Quán thị tịch Tây quy, làm chúng con xúc động vô vàng, vì đã mất đi một vị Thầy đạo hạnh, một người cha lành hằng kính mến.

Chúng con, chư Tăng và toàn thể Phật tử chùa Vạn Hạnh San Diego, California Mỹ Quốc, một lòng nguyện cầu chư Phật mười phương dang tay tiếp dẫn Hòa thượng cao đăng cõi tịnh của Ðức Phật A Di Ðà.

Nhớ ơn sâu của Ngài không vì bằng noi gương từ bi tinh tấn của Ngài, chúng con nguyền tu học tinh chuyên, giữ giới nghiêm túc để đền đáp thâm ân trong muôn một.

Cẩn bái:

Ðại diện Tăng chúng và toàn thể Phật tử Vạn Hạnh, chúng con đồng ký tên dưới đây: Thượng tọa Thích Hằng Hiển, Ðại đức Thích Tín Mãn, hội trưởng An Khanh Nguyện Thọ Ninh, chủ tịch hội đồng quản trị Quảng Khương Phan Hoàng Thái.

Thích Hằng Hiển

Thích Tín Mãn

Thị Ninh Nguyễn

Phan Hoàng Thái

VIETNAMESES BUDDHIST CONGREGATION OF THE UINTED STATES

NHƯ LAI THIỀN TỰ

3340-3342 Central Ave. San Diego, CA 92105

Phật lịch 2546, Ngày 9 tháng 4 năm 2003

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch Hòa thượng trưởng ban và chư tôn giáo phẩm ban Tang lễ,

Kính bạch chư Tôn Ðức trong Môn đồ Pháp quyến,

Kính bạch quý Ngài:

Cố Ðại lão Hòa thượng thượng Trung hạ Quán, một bậc cao Tăng Thánh Ðức, Trí Ðức Viên Minh sáng rực trong vòm trời Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thế giới. Ngài đã để lại những công trình dịch thuật và trước tác lớn lao như những viên ngọc vô giá, đóng góp vào kho tàng văn hóa Phật giáo, trang nghiêm Phật độ, soi sáng tâm linh nhân loại và khai mở tuệ giác cho muôn đời.

Ðại diện Tăng, Ni và tất cả Phật tử Như Lai Thiền Viện, Như Lai Thiền tự, thành phố San Diego, California, Phật Bảo tự và Công Ðức Phước Huệ Tùng lâm vùng Hoa Thịnh Ðốn, chúng con thành kính đê đầu đảnh lễ giác linh cố Ðại lão Hòa thượng với niềm tin và ý thức sáng tỏ: Hào quang của chơn thân Ngài đang tỏa chiếu vô cùng trong cõi Thường Tịch Quang của mười phương ba đời chư Phật.

NAM MÔ THƯỜNG TỊCH QUANG TỊNH ÐỘ A DI ÐÀ NHƯ LAI BIẾN PHÁP GIỚI CHƯ PHẬT.

Kính lễ

Tỳ kheo Thích Minh Tuyên

Tỳ kheo Thích Minh Hồi

BUDDHIST EDUCATION CENTER OF AMERICA

DONG HUNG TEMPLE

541 Downey Drive

Virginia Beach, Virginia 23462, USA.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Ngưỡng bái bạch chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Ðại đức Tăng Ni, ban tổ chức Tang lễ, cùng Môn Nhơn Pháp Quyến chứng minh.

Ðệ tử Tổ Ðình Ðông Hưng VN và Ðông Hưng Hoa Kỳ, Tăng Ni Phật tử chúng con xin thành kính thắp nén tâm hương hướng về phương Tây đảnh lễ Giác linh Trưởng lão Hòa thượng Viện chủ Tổ đình Hoa Nghiêm Paris. Nguyện cầu Phật quốc hoa khai, mong mỏi Giác linh Ngài cao đăng phẩm thượng.

Chúng con thành kính phân ưu cùng Môn Nhơn Pháp Quyến, đồng cung nguyện:

Hạc vàng nay đã bay cao,

Hoa Nghiêm chốn Tổ lệ trào trong tâm.

Ai về thăm lại chùa xưa,

Nghe trong cây cỏ mới vừa khóc than!

Rồi từ đây:

Ai tìm vết điểu từ đâu lại?

Ai nghe tiếng sáo vọng về đâu?

Ðầm Tào Khê còn vằng vặc ánh trăng thu

Non Thiếu Thất vẫn xạc xào rừng mai trúc!

Virginia Beach, VA 04/05/2003

Ðệ tử khể thủ

Thích Thông Kinh

VIETNAMESE BUDDHIST ASSOCIATION OF STOCKTON

QUANG NGHIÊM PAGODA

2294 East Fremont Street,

Stockton, CA-USA

Kính gởi:     Ðại lão Hòa thượng Trưởng ban Tang lễ

                              Ðồng kính gởi: Môn đồ Pháp quyến

                              cố Ðại lão Hòa thượng thượng Trung hạ Quán.

Kính bạch Ðại lão Hòa thượng trưởng ban.

Kính thưa Môn đồ Pháp quyến.

Chúng con, tứ chúng tại thiểm tự Quang Nghiêm, thành phố Stockton, California, Hoa Kỳ vừa nhận được tin từ Tổ Ðình Hoa Nghiêm Pháp Quốc cho biết Ðại lão Hòa thượng thượng Trung hạ Quán, vừa xả bỏ báo thân, thâu thần tịch diệt. Vì địa dư cách trở, chúng con không thể vân tập về Tổ Ðình để được bái biệt nhục thân Ngài lần chót. Chúng con chỉ còn biết vọng hướng Hoa Nghiêm Phương Trượng, chấp tay đảnh lễ bái biệt nhục thân Ngài và nhất tâm cung tiển Giác linh Hòa thượng Cao Ðăng Phật Quốc, đồng thời khẩn nguyện Ngài đại từ mẫn cố hồi nhập Ta Bà tuyên dương chánh pháp, lợi lạc quần sinh.

Chúng con cũng xin được đứng trong hàng Pháp Quyến Môn Ðồ để chịu chung sự thương tiếc việc thiếu vắng một bậc minh sư từ đây. Chắc chắn Giác linh Ngài sẽ gia hộ cho tất cả chúng ta có đầy đủ hùng tâm dũng chí để noi theo hạnh nguyện độ sanh của Ngài trong muôn một.

Thành kính bái tạ

T.M Tứ chúng

Thích Minh Ðạt

CHÙA PHỔ HIỀN

7, rue de Guebwiller

67100 Strasbourg.

Kính gởi: Chùa Hoa Nghiêm-Paris, Pháp quốc

Vô cùng kính tiếc cố Hòa thượng Viện chủ chùa Hoa Nghiêm tự. Thay mặt Ni Bộ Bắc Tông Âu Châu, đại diện Ni chúng, ban Chấp hành và toàn thể Phật tử hai chùa: Phổ Ðà Marseille và Phổ Hiền Strasbourg, chí thành dâng nén tâm hương, thành kính đảnh lễ giác linh Hòa thượng thượng Trung hạ Quán, được Thượng Phẩm Thượng Sanh, Cao Ðăng Phật Quốc.

Lịch sử Phật giáo Việt Nam hải ngoại, sẽ mãi mãi lưu niệm một bậc chân tu, hạnh đức, và thật luyến tiếc cho hàng Ðại đức Tăng hải ngoại, lại thiếu đi một bậc tài đức, Người đã để lại cho hậu thế nhiều dịch phẩm bổ ích.

Chúng con thành kính ghi ân công đức cao cả của Hòa thượng trong suốt thời gian hoằng pháp độ sanh.

Thay mặt Ni bộ Bắc tông Âu Châu

Tỳ kheo ni Thích Nữ Như Tuấn

PHÂN ƯU

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính gửi: QUÝ CHƯ TĂNG NI CHÙA HOA NGHIÊM CÙNG QUÝ BAN TRỊ SỰ HỘI PHẬT GIÁO CHÙA HOA NGHIÊM PHÁP QUỐC.

Nhận được tin buồn Ðại lão Hòa thượng Thích Trung Quán, trụ trì tổ đình chùa Hoa Nghiêm thị tịch ngày 01/04/2003 (tức ngày 30/02 năm Quý mùi) tại Pháp quốc hưởng thọ 86 tuổi, chúng con thật là vô cùng thương tiếc.

Thay mặt cho toàn thể các sư trong trụ xứ chùa Hải Ninh - Hải Phòng - Việt Nam con xin gửi lời phân ưu sâu sắc nhất tới Quý chư Tăng Ni trong trụ xứ chùa Hoa Nghiêm Pháp quốc cùng toàn thể Pháp quyến, thân quyến.

Chúng con xin nguyện cầu cho Giác linh Ðại lão Hòa thượng được cao đăng Phật quốc, thượng phẩm thượng sinh.

Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Hải Phòng, ngày 04 tháng 4 năm 2003 -10-21

T/M Trụ xứ chùa Hải Ninh

Tỳ kheo ni Thích Diệu Tâm

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT TẠI HOA K

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO ÐẠI CHÚNG

CHÙA PHẬT GIÁO BOSTON

81-83 Marion St. East Boston, MA 02128

Kính đệ:     Hòa thượng THÍCH TÂM CHÂU, Thượng thủ Giáo hội Tăng già

                  Phật giáo Việt Nam trên Thế giới.

                  Kiêm trưởng ban Tang lễ.

Ngưỡng bạch Hòa thượng,

Chúng con xin kính lời vấn an lên Hòa thượng Thượng thủ và xin ngài cho phép chúng con dâng lời kính điếu lên Giác linh cố Ðại lão Hòa thượng Thích Trung Quán.

Chúng con Tăng Ni và Phật tử:

Trong cộng đồng Giáo hội PHẬT GIÁO VIỆT NAM tại Mỹ; GIÁO HỘI PHẬT GIÁO ÐẠI CHÚNG

Trong GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT TẠI HOA KỲ (Miền Phước Huệ)

Vô cùng kính tiếc sư ra đi của cố Ðại lão Hòa thượng thượng Trung hạ Quán mà trước đây chúng con đã có duyên lành dâng lễ suy tôn Ngài tại chùa Phật giáo Việt Nam vùng Hoa Thịnh Ðốn.

Chúng con, Tăng Ni và Phật tử thuộc Cơ sở các Giáo hội Phật giáo thượng dẫn nhất tể tổ chức đại lễ CẦU NGUYỆN GIÁC LINH NGÀI ÐƯỢC CAO ÐĂNG PHẬT QUỐC.

NAM MÔ MA HA ÐĂNG SƠN THÁP TỶ KHƯU BỒ TÁT GIÁC LINH HÒA THƯỢNG THƯỢNG TRUNG HẠ QUÁN TÁC ÐẠI CHỨNG MINH.

Chân thành kính lễ

Pháp sư Niên trưởng THÍCH GIÁC ÐỨC,

Nguyên Chủ tịch sáng lập cộng đồng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Mỹ. - Chủ tịch sáng lập Giáo hội Phật giáo Ðại chúng.

Phó chủ tịch sáng lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hại ngoại tại Hoa Kỳ, VĂN PHÒNG II - VIỆN HÓA ÐẠO.

Boston, ngày 09 tháng 04 năm 2003

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

THÀNH HỘI PHẬT GIÁO TP.HCM

Tổ đình Vĩnh Nghiêm

339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, F7, Q3

Ðiện thoại: 84.8. 8483153

Fax: 84.8.8439901

Kính gửi:          Ban tổ chức Lễ tang cố Ðại lão Hòa thượng thượng Trung hạ Quán

Ðại đức Thích Ðức Thắng

Nhận được ai tin Hòa thượng Thích Trung Quán, viện chủ Tổ đình Hoa Nghiêm vô cùng xúc động trước sự ra đi của Hòa thượng. Xin thành kính phân ưu cùng ban tổ chức Tang lễ và Môn đồ Pháp quyến nỗi mất mát to lớn này.

Nơi quê hương Việt tộc chúng tôi thành kính dâng lên nén tâm hương, kính nguyện Giác linh Hòa thượng Cao Ðăng Phật Quốc, quả chứng vô sinh, hội nhập Ta bà, hóa độ quần sinh.

Một lần nữa xin được phân ưu sâu sắc đến ban tổ chức Tang lễ và Pháp quyến môn đồ.

NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ÐẠI TỪ ÐẠI BI A DI ÐÀ PHẬT.

TP. HCM, ngày 04 tháng 04 năm 2003

TM ban quản trị Tổ đình Vĩnh Nghiêm

Trưởng ban

Hòa thượng Thích Ðức Nghiệp

From: LIÊN HOA TỊNH THẤT

466 Lê Quang Ðịnh

F11 quận Bình Thạnh

T/P. HCM

Kính gửi: Viện chủ chùa Hoa Nghiêm

            20 rue Jean Jacques Rousseau

            94290 VILLENEUVE LE ROI, FRANCE

Kính bạch Giác linh Ðại lão Hòa thượng viện chủ chùa Hoa Nghiêm Pháp quốc.

Ni chúng chúng con vô cùng kính tiếc khi hay tin Hòa thượng đã viên tịch.

Nguyện cầu Phật lực mười phương tiếp dẫn Giác linh Hòa thượng Cao Ðăng Phật Quốc.

NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT

TP.HCM, ngày 5 tháng 04 năm 2003

Tỳ kheo ni Hải Triều Âm

Cùng toàn thể Ni chúng

Khấu đầu đảnh lễ tam bái.

Nam mô Tiếp dẫn Ðạo sư A Di Ðà Phật

Kính gởi: Ban Tổ chức Tang lễ và Môn đồ Pháp quyến

Ðược tin cố Hòa thượng thượng Trung hạ Quán đã an tường thị tịch. Tổ đình Từ Ðàm Hải Ngoại thành tâm nguyện cầu Giác linh của Hòa thượng CAO ÐĂNG PHẬT CẢNH, thành thật chia buồn cùng môn đồ Pháp quyến. Vì đường sá xa xôi, không thể trực diện cùng chia xẻ và hộ niệm. Chúng tôi xin thắp nén hương lòng vọng bái.

Kính,

Tỳ kheo Thích Tín Nghĩa và toàn thể Phật tử

Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất hải ngoại tại Hoa K

Văn phòng II Viện hóa đạo

CHÙA DIỆU PHÁP

311 E. Misson Rd San Gabriel, CA 91776

Tel: (626) 288-5359, 614-0566 Fax: (626) 286-8437

E-mail: thichvienly@yahoo.com

PHÂN ƯU

Ðược tin Ðại lão Hòa thượng Thích Trung Quán, Viện chủ chùa HOA NGHIÊM, một bậc tòng lâm đống lương thạch trụ đã tận hiến cuộc đời cho sự nghiệp xiển dương chánh pháp, cứu độ quần sanh, một nhà nghiên cứu và phiên dịch tầm cở đã thuận lý vô thường, thâu thần an nhiên thị tịch.

Sự viên tịch của Ðại lão Hòa thượng đã không chỉ là một mất mát lớn lao đối với môn đồ pháp quyến mà còn là một mất mát vô bờ đối với toàn thể Phật Giáo đồ trong và ngoài nước; trước sự mất mát lớn lao này, thay mặt tứ chúng chùa Diệu Pháp và Tu Viện Bảo Pháp, chúng con nhất tâm đảnh lễ cầu nguyện giác linh Ðại lão Hòa thượng thể nhập pháp thân, triển thi bi nguyện, hồi nhập Ta bà, tùy duyên hóa độ đồng thời thành kính phân ưu cùng môn đồ pháp quyến.

Thập hiệp khể thủ.

Hậu học Tỳ kheo Thích Viên Lý.

CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU DŨNG HẠNH

DUNG HANH IMPORT-EXPORT CO., LTD

43, An Thành – Yên Phụ - Tây Hồ - Hà Nội

Tel: 84-4-8290396 Fax: 84-4-8293728

Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 20003

Kính gửi: Ðại đức Thích Ðức Thắng

Cùng môn đồ pháp quyến chùa Hoa Nghiêm Paris, Pháp quốc.

Chúng con vô cùng thương tiếc khi được tin cố Hòa thượng viện chủ chùa Hoa Nghiêm Paris, Pháp quốc đã thu thần thị tịch. Toàn thể công ty TNHH Dũng Hạnh. 296 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hè, Thành phố Hà Nội, Việt Nam thành kính phân ưu cùng Ðại đức và môn đồ hiếu quyến, nguyện cầu Giác linh Hòa thượng Cao Ðăng Phật Quốc.

Thay mặt toàn thể công ty

Phật tử NGUYỄN ÐÌNH HOẠCH

CHÙA PHẬT QUANG

Hội Văn-hóa Phật-giáo Việt Nam vùng Drôme

Centre Culturel Bouddhique Vietnmien – Trung tâm văn hóa Phật giáo Việt Nam

163B, Route de Montélier. 26000 VALENCE; Tel: 04. 75 56 54 46

Valence, ngày 10 tháng 04 năm 2003 –PL 2546

Kính gởi:

Ban Tổ chức Tang lễ cố Hòa thượng Thích Trung Quán, chùa Hoa Nghiêm.

20, rue J. J. Rousseau

94200 Villeneuve Le Roi

Nam mô A Di Ðà Phật

Kính thưa quý vị,

Thay mặt ban Trị sự và Phật tử Bổn đạo chùa Phật Quang Valence, xin chân thành chia sẻ nỗi buồn về sự ra đi đột ngột của cố Ðại lão Hòa thượng Thích Trung Quán, vị cha lành của Môn đồ hiếu quyến Hoa Nghiêm nói riêng, của toàn thể Phật tử hải ngoại chúng ta nói chung. Chúng tôi đã tổ chức cầu siêu truy điệu Giác linh Hòa thượng hôm chủ nhật 06/04/2003 tại chùa Phật Quang Valence. Sau khóa lễ, Phật tử Bổn đạo xin góp chút ít tịnh tài gọi là lòng thành lễ mọn cúng dường vào việc tang lễ và xây tháp cho Cụ.

Danh sách cúng dường liệt kê như sau:

Quỹ Thường trụ chùa Phật Quang                                 300,00

Bà Giáo Viễn                                                                50,00

Ô.bà Văn Tấn Viện                                                      50,00

Ô.bà Phạm Hoàng                                                        50,00

Ô.bà Ngô Ngọc Ðức                                                   50,00

Ô.bà Ouppathavong Lài                                               30,00

Cô Nguyễn Kim Thảo                                                  20,00

Ô.bà Trinh Hoài Ðức                                                    15,00

Tổng cộng                                                                    615,00

Kèm theo thư này là tờ chi phiếu Crédit Mutuel số 0683104, số tiền sáu trăm mười lăm euros. Xin quý vị hoan hỷ thâu nhận cho chúng tôi được dự phần công đức.

Kính chúc Quý vị An lạc và Tang lễ hoàn toàn viên mãn như nguyện.

Thay mặt Phật tử Bổn đạo chùa Phật Quang Valence,

Nguyên Quang – Pham Hoàng

CHÙA LINH PHONG

CENTRE SOCIAL CULTUREL BOUDDHIQUE VIETNAMIEM

24, CHEMIN DES VIGNES – 1024 ECUBLENS – SUISSE

Tel: 021/691 21 04 – C.C.P 10-28607-2

Kính gởi

CHÙA HOA NGHIÊM

20 rue J.Jrousseau

94290 Villeneuve le Roi

France

Ecublens, ngày 10 tháng 4 năm 2003

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư Tăng Ni

Hay tin Hòa thượng chùa Hoa Nghiêm, Paris viên tịch, thay mặt hội Phật giáo Linh Phong cùng ban Hộ trì Tam bảo và chư Phật tử chùa Linh Phong, con, Tỳ kheo ni Thích Nữ Hạnh Giác xin thành kính gởi lời phân ưu đến chư Tôn đức Tăng Ni tại chùa.

Tuy con chưa có phước duyên được diện kiến Hòa thượng, nhưng có được nghe đến Hòa thượng, qua Ni Sư Thích Nữ Ðàm Hải.

Sự ra đi của Hòa thượng hẳn là một mất mác lớn cho Tăng Ðoàn và Phật tử Việt Nam và cho đoàn thể Phật giáo khắp nơi.

Chúng con thành kính cầu chư Phật, chư Bồ tát gia hộ và tiếp độ cho Giác linh Hòa thượng, thượng Trung hạ Quán, được thăng hóa Tây phương, cao đăng Phật quốc.

Hằng ngày tại chùa Linh Phong, chúng con cũng đều có cầu siêu độ cho Hòa thượng.

Nam mô Cầu siêu độ Bồ tát ma ha tát

Tỳ kheo ni Thích Nữ Hạnh Giác

Kính thư

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI TẠI HOA K

VIETNAMES AMERICAN UNFIED BUDDHIST CONGGRESS IN THE UNITED STATES OF AMERICA

VĂN PHÒNG II VIỆN HÓA ÐẠO

HỘI ÐỒNG ÐIỀU HÀNH

311 E. Mission Rd. San Gabriel, CA 91776 – U.S.A

Tel: (626) 614 – 0566/ (626) 288-5359 Fax: (626) 286-8437

E-mail: vptt@ghpgvntnvp2vhd.org

--------------

Số: 0393/VPTT/HÐÐH/VPIIVHÐ/TUC

THƯ ỦY CỬ

Kính gởi: Thượng tọa Thích Chơn Trí, Chánh Ðại diện miền Vạn Hạnh,

Thượng tọa Thích Giác Ðẳng, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Truyền thông,

Trích yếu: v/v đại diện Giáo hội tham dự Lễ Tang cố Ðại lão Hòa thượng Trung hạ Quán, viện chủ chùa Hoa Nghiêm.

Thưa nhị vị Thượng tọa.

Cố Ðại lão Hòa thượng Thích Trung Quán, Viện chủ chùa Hoa Nghiêm, bậc Cao tăng thạc đức đã hiến cuộc đời cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, nhất là đã cất công phiên dịch rất nhiều Kinh Luật giá trị đã thâu thần an nhiên thị tịch lúc 2 giờ 30 sáng thứ ba, ngày 01 tháng 4 năm 2003, nhằm ngày 30 tháng 3 năm Quý mùi, trụ thế 86, lạp thọ 66.

Sự viên tịch của Ðại lão Hòa thượng là một mất mát lớn lao đối với toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước, trước sự mất mát lớn lao này, để biểu tỏ lòng tri ân sâu xa của chúng ta đối với bậc tôn túc trưởng lão khả kính, công hạnh sâu dày; thay mặt hội đồng điều hành, chúng tôi ủy cử nhị vị Thượng tọa đại diện Giáo hội đến Paris để tham dự Tang lễ của cố Ðại lão Hòa thượng cũng như tuyên đọc điếu văn của Giáo hội.

Vì Phật sự chung, nhất là vì đạo tình cao trọng mà khi còn sinh tiền cố Ðại lão Hòa thượng đã thi thiết đối với Giáo hội chúng ta, xin nhị vị hoan hỷ làm tròn trọng nhiệm được Giáo hội giao phó.

Kính chúc nhị vị Thượng tọa vô lượng an lạc.

Trân trọng

San Gabriel, ngày 06 tháng 4 năm 2003

Chủ tịch Hội đồng Ðiều hành

Hòa thượng Thích Hộ Giác

Ấn ký

Toàn thể Ni chúng chùa Ðức Viên (San JoséUSA) chúng con thành kính đảnh lễ Giác linh.

Ðại lão Hòa thượng thượng Trung hạ Quán

Ðã thâu thần nhập tịch lúc 2 giờ 30 phút sáng thứ ba ngày 1 tháng 4 năm 2003 tại Pháp quốc, thọ thế 86 năm, hạ lạp 66.

Chúng con thành tâm cầu nguyện Giác linh cố Ðại lão Hòa thượng cao đăng Phật quốc.

Thành kính phân ưu cùng môn đồ pháp quyến Tổ đình Hoa Nghiêm – Pháp quốc.

Mỹ quốc ngày 5 tháng 4 năm 2003

Tỳ kheo ni Ðàm Nhật

Và toàn thể Ni chúng chùa Ðức Viên khể thủ.

Sổ tang lưu niệm

08/04/2003

Thành thực phân ưu cùng môn đồ, pháp quyến và nhất tâm điếu niệm cố Hòa thượng Thích Trung Quán “thể nhập vô sinh”

Thích Tâm Châu

Thành tâm kính đảnh lễ giác linh Hòa thượng Trung Quán

Cao đăng Phật quốc

Hoạch Vô sanh nhẫn

Hoàn đáo Ta bà

Hóa độ chúng sinh

Ðồng thành Phật đạo

Thích Minh Tâm

6/3/2003

VEN. CHANDARATANA

Centre Bouddhique International

7, Cite Firmin Bourgeois

93350 Le Bourget

Tél: 01 48 35 10 71

Notre condoléance pour le décés du Grand Maitre Spirituel, souhaitons le Vénérable Maitre pour réaliser le supime vérité le “NIBBANA”

Kính đồng nguyện! Hòa thượng thượng Trung hạ Quán vãng Tây phương

T.K Quảng Bình

đồng phân ưu pháp quyến!

05/04/2003

Thành tâm kính lễ Ðại lão Hòa thượng thượng Trung hạ Quán

Quẳng gánh về tây chốn nghỉ ngơi

Hạt vàng nay đã ngát phương trời...

Huyễn thân gởi lại nơi trần thế!

Cung tiến hôm nay có mấy lời!

Thay mặt GHPGVN – TN – Nauy

Chùa Khuôn Việt.

Phương trượng

Tỳ kheo Thích Trí Minh

Ayant été avertis du décés de l’un des votres, nous vous prions d’accepter nos sincères condoléances

M.Mme Michel Rouyer

47, rue Jean – Jacques Rousseau

94290 Villeneuve-Le-Roi

tél: 01 45 97 71 59

Gia đình Vũ Xuân Nghiêm

Chúng con vô cùng thương tiếc Hòa thượng đã gần năm mươi năm được ăn mày cửa Phật, theo gót Hòa thượng tới ngày nay chúng con phải làm gì để tròn đạo nghĩa

Kính xin chư Phật hãy độ cho Hòa thượng chúng con

Vũ Xuân Nghiêm

07-04-2003

Le 07-04-2003

J’ai appris par une nonne le décès du Maitre Supérieur de la pagode Hoa Nghiêm. Je m’exprime mes sincères condoléances que le Maitre devra aller vers le “nibbana” lieu où le Bouddha réalisait vers l’année des bouddha devenait thrine

Il est la lumière de tous les être humains pour soulager la suffrance, la douleur.

Venérable Sadi

Gia đình bà Phạm Ðồng Vy vô cùng thương tiếc, cầu Phật độ Hòa thượng sớm về cửa Phật

Phạm Ðồng Vy

Le 05/04/2003

Villeneuve le Roy le 08/04/2003

Hommage de profonde gratitude d’un ancien ami de feu Mr Jean Escalle

Nos voeux fervents que le Très Vénérable Thich Trung Quan bénéficie de l’éternelle félécité du Paris Nirvana, auprès du Bouddha Amitabha

Giác Nguyên Ðặng Quốc Quân

Et Diệu An Mme Ðô Thị Cư

Toulouse

TRÚC LÂM THIỀN VIỆN

Kính phụng Giác linh Ðại lão Hòa thượng

Nguyện cầu Giác linh Cao Ðăng Phật Quốc

Thành kính phân ưu và cầu nguyện môn đồ cùng bổn đạo, đạo hạnh viên thành

Kính bái,

Ðại diện Tăng Ni Phật tử Trúc Lâm Thiền Viện

T.K. Thích Phước Ðường

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Ngưỡng nguyện Giác linh Hòa thượng Cao Ðăng Phật Quốc

Thành kính đảnh lễ

T.K. Thích Chơn Trí, Trụ trì chùa Pháp Vân

Pomona, CA. 91766 – USA

08/04/03

THÀNH KÍNH TANG LỄ

Nguyễn Văn Tuyết

Dans ces moments douloureux nous pensons bien à vous et vous présentons nos sincères condoléances

Pierre-Jean Balbes, Patricia, et toute leur petite famille s’associent à la douleur que vous devez tous ressentir à la disparition de votre VÉNÉRABLE.

Sachez qu’en ces moments difficiles, nous pensons bien à vous tous et espérons qu’après une vie bien remplie, le Vénérable Vu Thanh Quat repose en paix.

Nam mô Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Phật

Chúng con Tăng chúng và Thiện nam Tín nữ Phật đường Khuông Việt Orsay

Hôm nay quy tụ về đây để đảnh lễ Giác linh Hòa thượng

Chúng con thành tâm cầu nguyện Giác linh Hòa thượng Cao Ðăng Phật Quốc.

Kính ghi

T.K. Thích Tịnh Quang & TK. Thích Thiện Niệm

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con chư tăng Tổ đình Pháp Hoa Thiện Hòa tự, đệ tử cố Hòa thượng thượng Thiền hạ Ðịnh

Thành tâm đảnh lễ Giác linh cố Hòa thượng thượng Trung hạ Quán

Kính cầu nguyện Giác linh Hòa thượng Cao Ðăng Phật Quốc.

Tổ đình Pháp Hoa, Thiện Hòa tự

Thích Minh Phú

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con đệ tử cố Hòa thượng Thiền hạ Ðịnh

Tổ đình Pháp Hoa trụ trì chùa Tâm Giác Ðức quốc

Kính đảnh lễ Giác linh Hòa thượng

Cầu nguyện Giác linh Hòa thượng sớm Cao Ðăng Phật Quốc

Thích Từ Trí

Chùa Tâm Giác-Ðức quốc

Nam mô A Di Ðà Phật

Chúng con thành tâm kính lễ Giác linh đại lão Hòa thượng thượng Trung hạ Quán

Cao Ðăng Phật Quốc

Kính Bái

Thích Minh Giác & Thích Thông Trí

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Pháp vũ từ đây vắng trượng thừa

Lòng buồn thao thức cuộc tiển đưa

Ngưỡng mong Ðại lão còn thương xót

Hồi nhập ta bà trót vị sanh

Chúng con đệ tử của cố đại lão Hòa thượng thượng Thiền hạ Ðịnh tổ đình Pháp Hoa, trụ trì Quán Thế Âm Ni tự Ðức quốc. Thành tâm đảnh lễ Giác linh cố đại lão Hòa thượng vừa viên tịch.

Nguyện cầu Giác linh cố Hòa thượng được cao đăng Phật quốc.

Tỳ kheo Ni Thích Nữ Diệu Ân

Quán Thế Âm Ni tự -  Ðức quốc

To Ven. Thích Minh Chiếu

On the occasion of the memorial for Elder Master Zhongguan, in Paris, April 10.2003

Blessings & wisdom the adornments, Every virtue full.

Peace in the Dharma

From the Sangha of the city of 10.000 Bouddha

Heng Sure

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con, pháp danh Ðồng Văn, Hạnh Tuấn, Hạnh Bảo, Hạnh Ðịnh, Hạnh Giới và Hạnh Tuệ thành kính đảnh lễ Giác linh Hòa thượng thượng Trung hạ Quán, khai sơn chùa Hoa Nghiêm, Paris, Pháp quốc.

Ngưỡng nguyện Giác linh Hòa thượng

CAO ÐĂNG PHẬT QUỐC

HỒI NHẬP TA BÀ

QUẢNG ÐỘ CHÚNG SANH

Chúng con thành kính phân ưu cùng chư tôn đức Môn đồ Pháp quyến chùa Hoa Nghiêm, chùa Kim Quang, chùa Pháp Vương, chùa Hộ Quốc, chùa Hoa Nghiêm (Bỉ Quốc), chùa Nhân Vương, chùa Bàng Long (Lào)

Kính đảnh lễ

Hoa Nghiêm ngày 10/04/03

Kính nguyện Giác linh cố Hòa thượng thượng Trung hạ Quán được Cao Ðăng Phật Quốc và kính niệm ân Hòa thượng đã bố thí pháp cả cuộc đời của Ngài để chúng con có được những lời dạy của chư Phật bằng Việt ngữ, để từ đó chúng con được có cơ duyên được học và được tu theo hạnh nguyện của Ngài

Nam mô Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Phật

Thích Như Ðiển

Paris 11/04/03

Nam Mô A Di Ðà Phật

Chúng con Tăng Ni và Phật tử chùa Quan Âm Montréal, Québec, Canada

Xin đê đầu đảnh lễ nguyện cầu Giác linh Hòa thượng thượng Trung hạ Quán

Thượng Phẩm Thượng Sanh,

Tảo nhập Ta Bà,

Hóa độ chúng sanh

Ðồng thành Phật đạo

Kính bái

Thích Trường Phước

Nam mô Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Phật

Chúng con vô cùng thương tiếc sự viên tịch của Giác linh Hòa thượng

Xin thành tâm đồng cầu nguyện Giác linh Hòa thượng, Thượng Phẩm Thượng Sanh.

Cao Ðăng Phật Quốc

Chúng đệ tử đồng kính bái

TK. Thích Giác Thanh

Chùa Quảng Hương

Havkorvy 88 TKST Danmark

Tél: 0045 – 86245744

Kính nguyện Giác linh Hòa thượng chóng viên thành Vô Thượng Chánh Giác

TK. Giác Ðẳng

Phái đoàn GHPGVNTNHN Hoa K

& Văn phòng II viện Hóa Ðạo

11/04/2003

Kính chia buồn cùng chư tôn đức Tăng Ni chùa Hoa Nghiêm

Sự viên tịch của Ðại lão Hòa thượng thượng Trung hạ Quán là một mất mát lớn cho Phật giáo nói chung và Hoa Nghiêm nói riêng. Cung kính cầu nguyện Giác linh Hòa thượng

CAO ÐĂNG PHẬT QUỐC.

TM. Linh Sơn

Thích Trí Hải

Ven M. Gnanissara Ky Vien

Jetavana Bouddhist Vihara

52 rue Pierre Semard

93150 Blanc-Mesinl

NAM MÔ TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT

Kính đảnh lễ Giác linh Hòa thượng

Chùa Thiện Minh – Lyon

TK. Thích Tánh Thiệt

Nam mô Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Phật

Con từ Tân Tây Lan, New Zealand đến Pháp quốc. Sau khi đến chùa Hoa Nghiêm xin đê đầu đảnh lễ Giác linh cố Ðại lão Hòa thượng.

24/06/2003

Hậu học

Tu sĩ Thích Trường Sanh

W-Seelananda

No 12 Rue de la Liberté

Bagneux

Srilanka

12/04/2003

Kính nguyện Giác linh Hòa thượng Cao Ðăng Phật Quốc

Chùa Pháp Hoa

TKN. Thích Giác Từ

Thành tâm đảnh lễ Giác linh Hòa thượng tân viên tịch

Hậu học tỳ kheo Thích Bảo Lạc

Úc Châu

24/06/2003

Con xin đảnh lễ Ðại lão Hòa thượng Hoa Nghiêm, bậc long trượng của Phật Pháp

Hậu học

Sa môn Quảng Ba

Hiệp thập

NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT

Kính lễ Giác linh Hòa thượng

Kính tưởng Giác linh ngài trở lại Ta Bà

Hóa độ chúng sanh

Kính lạy Thầy

Con

Thích Phổ Huân

24/06/2003


 


[1] Ngài trụ thế được 86 năm

[2] Ngài đã thâu thần thị tịch vào ngày 30/02 Quý mùi tức tháng Ất mão, năm Quý mùi.

 

Phần V

Trích lục một số văn khuyến tu, và thủ bút của Hòa Thượng

Một Lời Phát Nguyện

Sự lầm lẫn trở nên tội nghiệp to lớn nhất của chúng sinh là để cho án mây vô minh che lấp mặt trời trí huệ của chân tâm, từ một chỗ chấp ta, đã làm nhân chủng và do đây mà “thập bang thế giới họa thành đồ.”

Thế nên, ngoại trừ tứ Thánh, trong chốn lục phàm, không có chúng sinh nào là không mang tội nghiệp. Ðức Thích Ca Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri vì lòng đại bi thương xót hữu tình nên mở bày phương tiện, dạy môn sám hối diệt tội cho chúng sinh, để họ có cơ hội giải trừ tội họ đã làm, do nơi mê muội mà ra, ở trong Phật lý nhiệm mầu xác minh rõ rệt, hễ tội diệt thì phúc sinh, vọng trừ thì chân hiện, phiền não dứt thì bồ đề thành, lẽ quyết nghi này không hư không ngụy.

Luận theo tánh tướng, thì pháp sám hối có khác sai ở thể và dụng, tùy nơi chỗ công phu và nguyện lực tu hành...

Các sám pháp lưu hành trong chốn Thiền môn xưa nay phần nhiều do các vị sư Tăng phương tiện chế soạn; còn Ðại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thàng Phật là do chính lời Phật thuyết, dạy cho các vị Bồ tát, nên công năng bất khả tư nghì.

Thấy lợi ích lớn lao như thế, nên dịch giả phát tâm dịch thuật, đóng góp một phần cho nền văn học Phật giáo Việt Nam.

Nay có chư thiện nam, thiện nữ nhân sinh lòng kính tín phát nguyện ấn tống cúng dường, chúng tôi tùy hỉ.

Nguyện cho những người in chép kinh này, người lưu bố kinh này, người đọc tụng và hành trì theo kinh này luôn được tối thắng hóa trên đường thiện nghiệp, tội chướng thảy tiêu trừ, tuệ đăng tỏ rạng, tăng trưởng bồ đề tâm, trên đền bốn ân nặng, dưới cứu ba đường khổ.

Trưởng lão sa môn Thích Trung Quán

Xuân Bính tý 1996

Duyên Khởi của Cuốn Sách Biện Minh Tu Chứng

Tiếng súng tại thủ đọ Vạn Tượng vừa ngừng nổ vào lúc 2 giờ chiều ngày 16 tháng 12 năm 1960.

Giữa lúc mọi người còn đang kinh hoàng sợ sệt thì đạo hữu Ðức Tín đến chùa Bàng Long, mắt tươi như hoa nở, nói với tôi rằng: “Bạch Thượng tọa, hôm nay tôi mới tin là có Phật và Bồ tát thật Thượng tọa ạ!”

Vâng Phật và Bồ tát bao giờ mà chẳng có thật, nhưng tại sao hôm nay đạo hữu lại nói một câu nói lạ lùng như vậy?

À thế nào, gia quyến đạo hữu được bình an cả chứ?

Dạ cảm ơn Thượng tọa, nhờ Phật được hoàn toàn cả, và câu chuyện Phật và  Bồ tát có thật, tôi vừa nói, là như thế này, xin trình bày để Thượng tọa rõ, rồi đạo hữu kể tiếp:

Giữa lúc súng nổ vang trời, bốn bề lửa cháy, tôi và gia quyến đều ở nhà một người bạn tại Vattày, không biết làm sao hơn, tôi chỉ biết nhất tâm niệm Phật và danh hiệu đức Quán Thế Âm Bồ tát, lúc đó ngồi xung quanh tôi tất cả là 55 người, ai nấy đều run sợ, mặt mày tái mét. Muốn để trấn tĩnh tinh thần họ, tôi liền nói: “Các ông bà hãy thành tâm niệm Phật theo tôi, thì sẽ được bình yên vô sự.” Nói vừa dứt lời thì đoành một tiếng ngay sau lưng, cách chừng 30 phân tây, chiếc xe máy dầu bị tiện làm đôi, chai cà phê để phía trước sát đùi bên phải cũng vỡ tan tành, đồng thời chiếc phên bằng nứa bật đổ vào trong nhà, khói súng tỏa mù mịt, chẳng ai trông thấy ai, mọi người vừa toan chạy sang gian bên kia, lại thấy đoàn một tiếng nữa trúng ngay trên nóc nhà, ngói rơi xuống sàn gỗ lả tả như mưa rào, làm cho thần hồn mọi người càng thêm hoảng hốt, không ai bảo ai, đều ù té chạy vừa cất tiếng niệm Quán Thế Âm Bồ tát liên  hồi, tưởng thế là thoát nạn, ngờ đâu mọi người vừa ngồi xuống xong, lại đoành thêm một quả thứ ba nữa ở ngay gian đó, khiến trẻ con khóc thét, người lớn ôm đầu. Thế là hai gian nhà phải chịu luôn ba quả, còn sự khiếp sợ nào hơn và nói sao cho xiết nỗi kinh khủng của những người vừa rải qua cơn ác mộng thực tại, hãi hùng. Nhưng biết chạy đâu bây giờ, mọi người đành chịu ngồi niệm Phật luôn luôn không ngớt, tôi sực nhớ, chai cà phê vỡ, có lẽ mảnh chai đâm vào mình thì phải, nhưng sờ khắp mình không thấy thương tích gì cả, tôi quay lại hỏi mọi người, ai cũng trả lời không bị sây sứt chút nào. Mừng quá, đến khi yên súng, tôi bảo các cháu lượm được hai vốc lớn mảnh đạn ở trong nhà và ở sân, thế mà không ai bị sát da hoặc chảy một giọt máu nào, khi đó tôi mới tin là có Phật và Quán Âm Bồ tát cứu độ thật.”

Nói tới đây, đạo hữu chắp tay niệm “Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quán  Thế Âm Bồ Tát”, với nét mặt thành kính và tin tưởng.

Rồi đạo hữu nói tiếp:

“Muốn cho con người bớt bỏ lòng tham lam, giận dữ, si mê để khỏi chiến tranh tàn khốc và đem lại hòa bình, an lạc cho tất cả, ngoài giáo lý đạo Phật ra, nhân loại không còn biết tìm ở đâu hơn nữa. Càng nghĩ tới giáo lý cao cả của đạo Phật, lòng tôi càng cảm thấy dạt dào sung sướng, nếu ai cũng biết tin theo thực hành, thì thế giới này một ngày kia sẽ trở thành một thế giới tươi đẹp huy hoàng”.

“Bạch Thượng tọa, muốn để ghi nhớ ân đức cứu độ của đức Bồ tát Quán Thế Âm đối với gia đình chúng tôi và mấy gia đình khác, tôi xin thỉnh cầu Thượng tọa viết thêm tập Biện Minh Tu Chứng cuốn hai nữa để mọi người được đọc và cùng biết theo bỏ dữ làm lành, hầu đem lại sự lợi ích cho toàn thể.

Còn về tài chánh tôi xin phát tâm và sẽ khuyên nhiều người cùng phát tâm in 5000 cuốn để cầu nguyện cho thế giới chóng hòa bình an lạc.”

Trước tấm lòng thành thực và tha thiết thỉnh cầu ấy, nên tôi viết thêm cuốn Biện Minh Tu Chứng tập II này để hiến quý vị Phật tử muốn tìm hiểu thêm về sự tu chứng.

Tôi xin chân thành cầu chúc quý vị được nhiều lợi lạc trong khi đọc cuốn sách này, và mong ở sự thật hành tu tiến, để cùng đạt tới con đường cao đẹp mà đức Phật đã chỉ dẫn, tức là con đường thành Phật.

Sa Môn Thích Trung Quán

Hai Mươi Ðiều Khó

1/ Nghèo cùng bố thí khó:

Kinh nói: Kẻ tham sẻn bị quả báu nghèo cùng.

Họ trồng nhân tham sẻn, nên họ bị nghèo. Bây giờ họ nghèo, họ tự bị nghèo, họ tự cung cấp cho họ không xong, còn lấy gì bố thí, và nhất là họ sẵn có tâm tham sẻn, cho nên sự bố thí đối với họ là khó.

2/ Giàu sang học đạo khó:

Kẻ giàu sang họ mê với tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ kỹ, nên sự học đạo đối với họ là khó. Tựu trung cũng có người giàu sang biết học đạo nhưng rất ít. Song những người này không phải thường, học có trí óc sáng suốt, biết nhận xét đời giả dối coi thấy những người tham tài, sắc, dục lạc cũng như con kiến tham mật, còn ruồi tham mỡ, rồi chúng bị thác trong thùng mật mỡ.

3/ Tới việc vô tâm là khó:

Tất cả những việc mắt thấy tai nghe, đã đến với ta, ta vô tâm không suy luận, không xét đoán, không nghĩ tới là khó. Tỷ dụ ông chủ tiệm đang ngồi bán hàng, trong nhà có người la lớn rằng: “Ông chủ! Ông chủ! kẻ trộm! kẻ trộm! nếu ông chủ cứ ngồi nghiển nhiên bình thản không nghĩ ngợi gì thì thật khó. Chẳng hạn việc khói lửa vừa qua tại Vạn Tượng nếu ai cứ ngồi yên trong nhà tụng kinh niệm Phật, như lúc bình thường, không đoái tưởng đến súng nổ là khó.

4/ Bỏ mạng chết là khó:

Bỏ mạng chết tuy khó, song cũng có người bỏ mạng chết, nhưng chết có hai lẽ:

a. Kẻ chết vì dục vọng, về tình ái hoặc tức khí, hoặc gặp việc bất như ý về cá nhân mình là kẻ ngu.

b. Chết vì lẽ phải, chết mà làm cho gia đình sống, thiên hạ sống là bậc đại nhân.

Thời quá khứ của đức Phật đã tự móc mắt, lấy tủy, của mình làm thuốc cho thân phụ Ngài uống, cũng là cái chết mà Ngài cứu được cha, đó mới là khó, mới là đại nhân, mới là anh hùng.

5/ Nhịn sắc, nhịn dục là việc khó:

Kẻ thấy sắc đẹp không ham là kẻ trí, ham là kẻ ngu. Kẻ ham sắc dục cũng như con thiêu thân ham ánh sáng đèn, bay vào bị cháy chết trong dĩa đèn. Ðời mấy người không ham sắc dục nên khó.

Xưa đức Phật hỏi bà Ma Ðăng Già: “Bà ham ông A Nan đẹp về cái gì?”

Bà đáp: “Con ham ông có hai con mắt sáng tựa sao, mũi cao thẳng, da trắng bóng, tai to, mồm rộng, mặt vuông.”

Phật dạy: Ông A Nan! Ông sẽ khạc đờm, hỉ mũi, gạy dĩ mắt, khoái ráy tai, tất cả cho vào một cái bát, đưa cho bà Ma Ðăng Già.

Phật dạy bà thử ăn xem! Bà hổ thẹn liền quì xuống sám hối Phật xin làm đệ tử, xuất gia tu học. Lòng tham dục tự nhiên nguội lạnh. Nhân thể bà đã giác ngộ, về sau tu chứng lên thánh quả.

6/ Thấy thứ tốt không mong cầu là việc khó:

Gặp thứ gì tốt mà không mong cầu thì tâm yên, nếu tham vọng mong cầu thì sinh phiền não. Là người tu phải biết tri túc, mới an tâm tu đạo. Phật nói: “Người biết tri túc là giàu, kẻ không biết là nghèo.”

7/ Bị sỉ nhục không sân hận là khó:

Trên đời đã mấy người bị sỉ nhục mà không sân hận. Chỉ trừ những vị đã hiểu được lời nói không có hình tướng, và vị ấy thực hành tu phép nhẫn nhục.

Ðức Phật dạy: “Lời nói cũng như gió thổi ngoài trời.” Lời nói không có sự thực. Kẻ trí bị nhục không chấp nên giải thoát an vui, kẻ ngu chấp lời nói có thực nên bị nạn, bị đau khổ, vì thế nên khó.

8/ Có quyền thế không cậy mình là khó:

Xưa nay chưa mấy kẻ có quyền thế mà không cậy mình. Trên đời này phần nhiều chỉ lấy quyền thế mà áp bức nhau.

Luôn luôn tha thứ cho kẻ dưới, mặc dầu họ có lỗi  với mình, đó là bậc đại nhân. Ỷ thế áp bức người, đè nén người, làm hại người, là kẻ tiểu nhân đắc thế.

Những người ỷ thế áp bức người, trăng trói, đánh đập, giam giữ người, là tự họ đã trồng nhân đời nay. Ðời sau phải đọa vào địa ngục; hết tội được ra phải làm loài thủy ngưu, xuyên thủng lỗ mũi, kéo cày, kéo xe bị đánh đập, bằng roi gậy đền trả nợ trước, la quả nhân quả trả đáp không sai thù.

9/ Học rộng nghiên cứu nhiều là việc khó:

Ai là người học và, nghiên cứu sự vật cho hết được.

Các nhà Bác học ngày nay cũng đã được dự vào cái danh học rộng, song chỉ là phạm vi nhỏ hẹp của tầm mắt thế gian, nhưng cũng chưa có thể tự hào là người học rộng nghiên cứu nhiều được; là vì nhiều học thuyết khác không hiểu biết, còn nhiều bí ẩn của vũ trụ, chưa khá phá nổi. Hơn nữa, kho đại tạng kinh điển của Phật giáo như rừng, như biển, họ cũng chưa nhìn thấy đề mục của nó bao giờ, nên sự học rộng nghiên cứu nhiều là việc khó.

10/ Dẹp bỏ lòng ngã mạn là khó:

Ngã mạn là gì?

Là cậy mình khinh người, cậy mình giỏi khinh người dốt, cậy giàu khinh nghèo; cậy văn minh khinh lạc hậu.

Kẻ có tính khinh mạn đời này là nhân, đời sau phải chịu báo làm kẻ hèn hạ, bần cùng là quả. Nhân quả tự chịu lấy.

11/ Không khinh người chưa học là khó:

Kẻ có học vấn phần nhiều hay khinh người chưa học là khó; nếu không khinh là tâm đại nhân, vì thế nên khó có người, biết tu đức, không khinh kẻ chưa học.

12/ Có tâm bình đẳng là việc khó:

Mặt trời soi khắp thiên hạ không bỏ sót chỗ nào, quả đất chứa đựng muôn loại, nên tượng trưng trời đất là bình đẳng.

Trên đời chỉ không bình đẳng, nên mới xẩy ra những cuộc tang thương cho nhân loại.

Ông Ni Ðề là người nghèo hàn đổ phân thuê để độ nhật, sau đức Phật độ cho ông làm Sa Môn. Phần đông người không hài lòng, là vì họ khinh ông là người nghèo hèn.

Thấy thế vua Ba Tư Nặc đến can Phật về việc độ ông Ni Ðề. Ngờ đâu! Ông mới tới cửa rừng thấy 7.000 người cõi trời, mang hương hoa đến cúng dàng lễ bái, một vị sư ngồi trên một hòn đá, lại thấy vị ấy rẽ hòn đá không nứt. Thấy sự lạ, nhà vua tới hỏi Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn! vị Sư này ở đâu đến đây có oai đức thần thông như vậy?

Phật dạy: Ông Ni Ðề đó! Chính nhà vua hôm nay đến đây muốn hỏi tôi về việc ông Ni Ðề, mà tôi đã biết ý ông trước.

Vua Ba Tư Nặc nghe Phật nói xong, lễ tạ lui ra, tới sám hối ông Ni Ðề, và tự cho mình là người không biết nhận xét một đạo bình đẳng.

13/ Không chê gièm việc phải trái là việc khó:

Không chê gièm, phải, trái là người đã thực hành tu thiện về khẩu nghiệp trong mười điều lành. Thấy việc phải, việc trái, không gièm chê là người có đức. Hay chê gièm là kẻ hèn ngư tiểu nhơn.

14/ Gặp thiện trí thức là việc khó:

Thiện trí thức là người hiểu sâu giáo lý đạo Phật, có tài, có đức, có thực tu, thực chứng. Nếu gặp được bậc như thế chỉ dẫn cho mình tu hành là việc khó, gặp không dễ; nên gọi là khó.

15/ Thấy tính học đạo là việc khó:

Người nhận xét được tính chân thực để tìm hiểu đạo chính mà tu là khó.

16/ Tùy thuận hóa độ người là việc khó:

Biết dùng phương pháp tiếp người, để cho họ tu Ðạo là khó.

17/ Thấy cảnh không động tâm là khó:

Cảnh có cảnh thuận, và cảnh nghịch. Thuận là cảnh vui; nghịch là cảnh buồn, không suy luận, xét đoán, tư tưởng là việc khó.

18/ Khéo léo và đủ cả mọi phương tiện là khó:

Tùy theo hoàn cảnh làm việc gì lợi mình lợi người; ta sẽ làm, người đó là người giỏi. Nếu không làm được thì khó.

19/ Sinh ra đời được gặp Phật tại thế là khó:

Ðức Phật ít khi giáng thế, mà ta được gặp là sự rất khó khăn. Con rùa mù nằm dưới đáy biển cứ một trăm năm, mới nổi lên mặt nước một lần, nổi lên nếu gặp được cây gỗ hổng để chui mình vào, mong gỗ giạt tới bờ, rùa lên đất cạn là một việc khó. Dụ người gặp Phật ở đời, cũng khó như con rùa mù, gặp cây gỗ hổng nổi lên mặt biển vậy.

20/ Ðược thấy kinh Phật là khó:

Vì ít người được thấy lắm. Người được thấy là có phúc duyên. Nhưng thấy mà có lòng tin sùng, và được chỉ dẫn cho là khó; nghe rồi lại thực hành tu còn khó hơn nữa.

Công Hành Tu Chứng

Ðiều hòa tham, sân, si

Ba độc: Tham dục, giận tức và ngu si. Nó là căn bản phiền não của con người, rất chướng ngại cho sự tu hành, cần phải điều phục nó...

Tham dục: Chúng ta nhờ sự ái dục của phụ mẫu, nên mới thành thân, sau khi trưởng thành từ 16 tuổi trở lên, lại hướng về hành động dâm dục, như thế là nhân đầu thai thành thân cho đời mai sau, và tiếp nối sự sanh tử không ngừng.

Biết rằng dâm dục là cội gốc cho sự sinh tử, nếu không đoạn được dâm dục quyết không thoát khỏi bể lớn sinh tử. Người tu đạo muốn thoát khỏi tai nạn đó, thân tâm cần phải trừ diệt dâm dục, hơn nữa cái tâm để đoạn dâm kia cũng không có nữa, như thế mới mong có ngày thoát khỏi sinh tử. Nếu không có thể đoạn ngay được phải nên tiết chế dần dần mới có thể điều phục được. Người tham dục ví như con du du thấy ánh đèn sáng, tưởng là vui đẹp, gieo thân vào tất bị thiêu hủy, há chẳng sợ thay.

Giận tức: Giận tức phát sinh do lòng tham dục. Chúng ta gặp mối lợi sinh lòng tham cầu, lập âm mưu mô mánh khóe để lấy, lấy được thì vui, không lấy được thì buồn giận, đánh giết, từ đời xưa cho đến đời nay, tội ác đó thường xảy ra, do những người chưa biết điều phục (tu).

Ngu si: Ngu si có nghĩa là vô minh. Tất cả chúng sinh ai cũng đều có cái tâm thanh tịnh. Tâm ấy ví như tấm gương sáng. Có đầy đủ vô lượng công đức từ bao nhiêu kiếp trở về trước tới nay, vì vọng tưởng (ý tưởng sai lầm), ngăn che mới sinh ra vọng chấp (chấp sai lầm) cho nên gọi là vô minh, và tạo tác những tội nghiệp nên mới bị trôi giạt trong vòng sanh tử, tìm ra không biết lối, cũng như người mù đi trong đêm tối không thấy được ánh mặt trời.

Cái độc si mê căn nguyên do nơi tham và sân mà phát sinh.

Thiền định: Thiền định để ngăn ngừa vọng niệm; vọng niệm được yên lặng thì trí tuệ phát sinh; trí tuệ phát sinh thì mới hiểu được Phật tâm và đạt tới Phật quả.

- Muốn dập tắt vọng niệm thì phải làm thế nào?

- Muốn dập tắt vọng niệm phải tu chỉ quán.

- Tu chỉ quán phải làm sao?

- Tu chỉ quán có ba phương pháp:

1/ Hệ duyên chỉ: Hệ là tâm có chỗ hệ thuộc vậy. Trong tâm khởi mối nghĩ, tất nhiên phải y cứ vào một sự vật gì, nên gọi là duyên. Tâm con người đương trụ ở duyên này, lại biến sang duyên khác, luôn luôn thay đổi không ngừng, gọi là phan duyên. Vậy đem cái tâm ấy nương vào một duyên gì để giữ lại, không cho tán loạn, gọi là Hệ duyên chỉ.

2/ Chế tâm chỉ: Chế tâm là tùy theo tâm niệm khởi ở chỗ nào, thì ngăn lại không cho nó lưu động. Trước tu hệ duyên chỉ dần dần thuần thục sau tu chế tâm chỉ.

3/ Thể chân chỉ: Pháp này so với pháp chế tâm chỉ, thì tinh tế hơn. Trước hai pháp là phương tiện tu chỉ, pháp này là chân chánh tu chỉ. Chế tâm chỉ có thể phá được hệ dương chỉ; Thể chân chỉ có thể phá được chế tâm chỉ; công phu do từ nông đến sâu, từ thô nhập tế.

Thể, là thể hội chân thực, thể hội kỹ lưỡng trong tâm khởi niệm tất cả những sự nhớ nghĩ, về sự sự vật vật, đều là hư vọng không thực, thì tâm không chấp thủ thì tâm ấy không có nơi y cứ nương tựa, như thế vọng tưởng điên đảo, không cần phải dùng ý ngăn ngừa, tự nhiên phải tiêu diệt, nên gọi là thể chân chỉ.

Quán pháp này cũng có ba:

1/ Không quán

2/ Giả quán

3/ Trung quán

Không quán: Quán tất cả các pháp do nhân duyên sinh, và không có tự tính, toàn thể đều không, từ là không quán. Cũng như ảnh bóng trong gương, hoàn toàn không có thực thể.

Giả quán: Quán tất cả các pháp tuy có nhưng không thực, như mộng, như huyễn, như bóng như vang, tức là giả quán. Cũng như bóng trong gương có đấy nhưng không thực.

Trung quán: Quán tất cả các pháp toàn là một vị diệu minh chân tính, tức là trung quán.

Chỉ quán song tu. Trên đây đã nói chỉ và quán, như khác nhau, nhưng lúc tu trì cũng có một tâm vận dụng mà thôi, hoặc có khi thiên tư về pháp chỉ, hoặc thiên về phép quán, thực ra đến chỗ thành công thì chỉ có một.

Niệm niệm quy về một khối gọi là chỉ, phân trách rõ ràng sự vật gọi là quán. Chỉ cũng không lìa quán, quán cũng không lìa chỉ, nếu chỉ không quán, tâm sẽ hôn trầm, quán không có chỉ tâm rất tán loạn, vì thế hai pháp phải tu, mới có kết quả thực sự, dưới đây sẽ phân tích rõ.

1/ Ðối trị tâm phù trầm song tu chỉ quán: Khi tĩnh tọa nếu tâm phù động không yên, thì tu chỉ, nếu tâm hôn mê, thì tu quán, nếu quán chiếu mà chưa thấy thanh minh, thì phải chỉ lại. Nhưng tùy khả năng của từng người thích hợp, để lựa chọn; nếu dùng chỉ tự thấy thân tâm an tĩnh, đó là thích hợp pháp chỉ, thì dùng chỉ, để an tâm. Nếu tu quán tự thấy thân tâm minh tịnh, đó là thích hợp pháp quán thì dùng quán để an tâm.

2/ Ðối trị tâm vi tế song tu chỉ quán: Tập pháp môn chỉ quán lâu, thì cái tâm thô loạn sẽ dần dần an định, chỉ còn cái tâm vi tế, tâm đó tự thấy bâng khuâng, thân mình với hư không cũng là một thể khoái lạc cực phần. Nếu hành giả tham sự khoái lạc mà chấp là thực có: thì sinh chướng ngại không được giải thoát, nếu tự hiểu biết nó là hư vọng không thực, thì tâm không tham trước, không tham trước đó là tu chỉ. Tu chỉ nhưng nó vẫn còn một mảy niệm chấp trước phải quán cái tâm vi tế, ở trong định, với cái vọng cả, phải trực triệt phân minh không thiên không chấp, đem ánh sáng trực giác soi các pháp, từ thân tâm cho đến vũ trụ vạn hữu chỉ là giả hợp, duy có tính chân như thường trụ bất động bất biến bất hoại, tức là phá được kiến chấp, lâu lâu thuần thục tức là giải thoát, đó là tu quán.

3/ Ðịnh tuệ quân tề song tu chỉ quán: Nếu tu chỉ được lâu, thì vọng niệm dần dần tiêu tán, gọi là đắc định. Tu quán lâu, thốt nhiên giác ngộ tức là tuệ phát sinh.

Ðịnh nhiều tuệ ít, gọi là sinh định, phải tu quán để phát tuệ. Tuệ nhiều định ít, gọi là tuệ cuồng; Tâm thần loạn động, như đèn ở trước gió soi vật không tỏ, vậy nên tu chỉ, cho tâm định lại, như đèn ở trong nhà kín, soi vật rành rẽ phân minh tức là chỉ quán song tu, định huệ quân bình.

Niệm Phật Chỉ Quán

Nếu người nào tội chướng thâm trọng, học tập chỉ quán tâm cảnh ám muội, tự lực mình không thể thành tựu được, nên biết có một pháp môn tối thắng, tối diệu, mà Pháp môn này già trẻ trai gái đều tu được cả, tức là chuyên tâm nhất chí niệm sáu chữ danh hiệu: “NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT”, phát nguyện vãng sanh tây phương cực lạc thế giới. Vậy nếu tu trì tinh tiến không lúc nào gián đoạn tới lúc mệnh chung quyết định được đức Phật A Di Ðà, và hai vị Bồ tát lại tận nơi tiếp dẫn sinh sang nước cực lạc, tự thấy thân mình ở trong hoa sen báu sinh ra; thấy Phật và các Bồ tát thánh hiền, thế giới trang nghiêm nói không thể xiết.

Với Pháp môn này nương nhờ vào sức oai thần của Phật, rất dễ chứng quả, nhưng chỉ ở nơi lòng tin quyết liệt, sức nguyện tha thiết, thực hành cho tận lực, nghĩa là Tín, Nguyện, Hành ba điều đó không thể thiếu một, thời được sự kết quả sẽ đạt tới.

Hỏi: Niệm Phật và chỉ quán có quan hệ gì không?

Ðáp: Các Pháp môn tu, môn nào cũng dùng đối trị vọng tưởng mà thôi. Vọng niệm của chúng ta, từng giây từng phút không lúc nào ngừng, niệm Phật có thể trừ được vọng niệm thô loạn, chuyện chú niệm sáu chữ danh hiệu: “Nam mô A Di Ðà Phật” sẽ dẹp được vô số vọng niệm quy về một niệm: niệm niệm tinh thuần, vọng niệm tự nhiên thoát hết. Ðó tức là tu chỉ.

Lại trong khi niệm Phật, tâm tưởng đức Phật A Di Ðà hiện ở trước mặt, và có vô số quang minh tướng hảo rực rỡ trang nghiêm vô lượng.

Và nên biết chúng sanh sở dĩ không được thấy Phật, là vì màng vô minh che lấp.

Nhưng nếu chuyên tâm niệm Phật, quán tưởng luôn luôn thì ta cùng Phật làm duyên lần nhau, hiện tại tương lai sẽ được gặp Phật thọ ký cho ta, thế tức là tu quán vậy.

Pháp môn này tu rất dễ dàng, bất luận thời nào, địa phương nào, hay hoàn cảnh nào, đều có thể thực hành được, người ngu si không biết một chữ, người trí giả đọc muôn kho sách, nếu thực hành pháp môn này, thời sự thành công của họ cũng bằng nhau.

Chỉ vì chúng ta bị đóng khung trong tập kiến, lòng tin rất khó phát sinh, nên cần phải lấy lòng tin làm thiết yếu. Thường thường có những người tài trí nhưng lòng tin không bằng lòng kiên cố của kẻ ngu si, nên biết đàng thành công và một đàng không thành công được. Cho nên trong nhà Phật chỉ cốt ở lòng thâm tín và gắng sức, còn những bậc thông minh tài trí thế gian tới đây hình như ít dùng vậy.

Chứng quả: Tu tập chỉ quán mục đích tối đại của nó, là siêu thoát khỏi biển khổ sinh tử lớn lao, song, chứa góp công phu tu tập tất nhiên được chứng quả, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, là lẽ cố nhiêu như vậy.

Nhưng tâm lượng người tu hành rộng hẹp bất đồng, nên sự chứng quả có đại thừa, tiểu thừa khác nhau. Ví như người tu về Thể Chân Chỉ liễu ngộ thân ta và tất cả sự vật đều là giả dối không thực, thì nó sẽ quy về nơi không tịch, và quán tưởng như thế gọi là “Tòng giả nhập không”. Phép quán ấy thành thì đoạn trừ được phiền não chứng quả tịch diệt, siêu thoát sinh tử không phải đầu sinh thế gọi là Thanh văn quả.

Lại như người tu về Thể chân chỉ, liễu ngộ thân ta và hết thảy sự sự vật vật đều nhờ nhân duyên mà có, hư vọng sinh diệt, thực ra thì không sinh không diệt, như thế cũng là “Tòng giả nhập không”quán. Phép quán này thành được, tức là liễu ngộ thế gian vô thường biến hoại, chứng quả tịch diệt, siêu thoát sinh tử không phải đầu sinh, thế gọi là Duyên giác quả.

Hai quả trên đây thuộc về Tiểu thừa, sở dĩ gọi Tiểu thừa là vì tâm lượng hẹp hòi, chỉ biết tự độ không hay độ người.

Nếu là bậc Ðại thừa, thì hiểu biết chúng ta và chúng sinh bản nhiên bình đẳng, ưng phát tâm đại thừa từ bi, chứ không ưng việc không đi độ chúng sinh, tự muốn tịch diệt, vì thế nên tu phép “Tòng không nhập giả quán”. Xét kỹ tâm tính tuy không, mà nghiệp báo thiện ác không mất. Chúng sinh không biết điên đảo mỗi cách tạo tác mọi nghiệp, nên phải chịu oan bao nhiêu là khổ não. Chúng ta nên tự độ, độ nhân tùy theo căn tính bất đồng của chúng sinh, mà thuyết pháp cho nghe, thế gọi là phương tiện tùy duyên chỉ.

Trụ trong phép quán ấy, tuy suốt ngày độ sinh, mà không thấy một chúng sinh nào khả độ, tâm ấy vô lượng bình đẳng gọi là Bồ tát quả.

Song trên đây đã nói về hai pháp Không quán, và Giả quán, một bên Không, một bên Giả, là còn sa lạc vào hai bên. Bồ tát cố tiến lên thêm một bước, công phu nữa, thời cần ngăn ngừa cả hai bên mà hợp về trung đạo. Biết rõ tâm tính tuy không mà có, tuy có mà không; tuy không mà có, tức không phải là ngoan không, tuy có mà không, tức không phải mà thực có; không phải không, không phải giả, thì cái kiến nhận thức của hai bên đều không, thế là: “tức nhị biên phân biệt chỉ”. Như thế quán chiếu thông suốt trung đạo, gọi là trung đạo chính quán. Trụ trong quán đó thấy rõ Phật tính, tự nhiên ngộ nhập nhất thiết trí hải, làm theo hạnh của Như Lai, ở nhà của Như Lai, mặc áo của Như Lai, ngồi tòa của Như Lai được sáu căn thanh tịnh, vào cảnh giới Phật gọi là Phật quả.

Ngày nay chúng sinh đời mạt, căn khí thiển bạc, người tu Tiểu thừa đắc quả, tuyệt nhiên không thấy ai nữa là tu Ðại thừa; nên người có chí tu hành, phần nhiều đều dụng pháp tu cả Thiền định và Tịnh độ.

Chỉ quán là một pháp của Thuyền môn, phép này hoàn toàn nương nơi tự lực của mình mà liễu ngộ được bổn tính, ví như người bơi nước ngược vượt qua bể lớn sinh tử, thực không phải dễ dàng cho nên ít người tự thân chứng quả được.

Tịnh: Là Tịnh độ, pháp này do nhờ oai lực của đức Phật A Di Ðà với lòng thệ nguyện của Ngài, cũng ví như người được thuyền vượt qua giòng sinh tử sang bờ bên kia, rất dễ dàng.

Song phải tín, nguyện, và hạnh cho dũng mãnh, cho kiên cố, không được thiếu sót một điều, thì mới có hiệu nghiệm.

Tín: Tin có cõi Tịnh độ không chút nghi ngờ.

Nguyện: Nguyện cho ta tới khi mệnh chung, được vãng sinh nước Cực lạc, của đức Phật A Di Ðà.

Hành: Công phu niệm Phật gắng làm không chán; công phu ấy chứa chất mãi tự nhiên, khi mệnh chung nhất tâm bất loạn, có thể thấy Phật, mà được vãng sinh. Việc ấy sự thực tôi đã được mắt thấy tai nghe, quyết không nói dối, cho nên chủ trương của tôi, là tu cả Thiền định và Tịnh độ, dùng cả tự lực và tha lực. Xin các bạn độc giả đồng tu, tự lấy trí tuệ nhận xét, tu phép nào tiệp kính, và chóng thành công hơn thì tu.

Niệm Phật Thiện Căn Phát Hiện

Nếu khi ở trong định thân tâm vẳng lặng, thốt nhiên tưởng niệm đến Chư Phật, có những công đức cao siêu bất khả tư nghị, thân có vô lượng quang minh, tâm có vô biên trí tuệ, thần thông biến hóa thuyết pháp vô ngại phổ độ cho hết thảy chúng sinh, nghĩ như thế rồi liền sinh lòng kính ái, thân tâm khoái lạc thanh tịnh yên vui. Hoặc khi ở trong định thấy thân tướng của Phật nghe Phật thuyết pháp, và những cảnh giới nhiệm mầu như thế, không sao kể siết. Thế là cái tướng của niệm Phật thiện căn phát hiện.

Nhưng cũng không phải có ý tìm cầu mà được, nếu có ý tìm cầu thời không những là vô ích mà lại còn bị ma ếm nữa. Và khi thiện căn phát hiện nên biết bổn tính vẳng lặng không nên chấp trước, là có thực. Chỉ nên dùng phương pháp chỉ quán gắng công tu tiến khả dĩ tăng thêm mà thôi.

Tức Ðạo Thiện Căn Phát Hiện

Chúng ta nếu y vào pháp trên đây mà chuyên tu về môn chỉ quán, trong khi tỉnh tọa điều hòa thân tâm, ngăn ngừa vọng niệm thời tự biết thân tâm dần dần nhập định, nhẹ nhàng vẳng lặng, ở trong định ấy thốt nhiên không thấy thân tâm của mình. Cứ như thế một lần hai lần, một tuần một tháng cho đến một năm, liền đạt tới chỗ ngăn ngừa và định tâm không thể thoái chuyển được, ở trong định chợt thấy, thân tâm vận động, sinh ra động, ngứa, lạnh, nóng, nhẹ, nặng, ráp chơn, tám thứ cảm xúc lần lượt phát khởi bấy giờ thân tâm an định cảm thấy hơi thở ra vào trong hổng mũi, hoặc dài hoặc ngắn trong mình những lỗ chân lông thưa thớt tâm địa mở tỏ, có thể ngó thấy các vật trong mình rõ ràng như mở kho thấy thóc, gạo, vừng, đậu đó là cái tướng Tức đạo thiện căn phát hiện.

Chết Về Ðâu

- Có thế giới khác không?

- Có!

- Có bao nhiêu?

- Có rất nhiều, nhưng nói về phạm vi luân hồi của chúng sinh đồng phận thì có 6 cõi.

- Những cõi nào?

- 1 – cõi trời, 2 – cõi người, 3 – cõi a tu la, 4 – cõi địa ngục, 5 – cõi ngạ quỷ, 6 – cõi bàng sinh.

- Có linh hồn không? (theo sự thông thường gọi là linh hồn, nhưng Phật giáo gọi đó là tâm thức, hay vọng tâm.)

- Có!

- Có đời sau không?

- Có!

- Tôi không lấy bằng chứng gì, để tin có thế giới khác; có linh hồn có đời sau?

- Ông có nhìn thấy mặt trời mặt trăng không?

- Có!

- Nó hệ thuộc thế giới này, hay không phải thế giới này?

- Ðó nó không hệ thuộc thế giới này, là thuộc thế giới khác. Như vậy biết rằng có thế giới khác đó. Nhất là khoa học thời nay, họ cũng công nhận trong không gian vô biên, có rất nhiều thế giới.

- Còn vấn đề địa ngục, tôi cũng chưa tin! Vì tôi thấy các vị Sa môn nói, ác tạo mười điều ác phải đọa vào địa ngục, chính tôi có người bạn thân, anh ta làm đủ mười điều ác, khi sắp chết tôi đến dặn rằng “Nếu anh chết bị đọa vào địa ngục, thì anh về báo mộng cho tôi biết nhé”. Tuyệt vô tin tức, vì đã mấy năm không thấy bạn tôi về nói gì cả?

- Xin hỏi ông: “Ở thế gian này có kẻ phạm tội giết người cướp của, bị tống vào đề lao, người đó có thể xin phép lính gác đề lao về thăm vợ con được không?

- Quyết định không được?

- Ðó ngay thế gian này cùng một thế giới, cùng một con người, còn không xin về được, nữa là kẻ vào địa ngục còn mong họ về báo mộng được sao?

- Vấn đề cõi trời, tôi cũng không tin; các vị thường giảng ai giữ đủ được mười điều lành, khi chết sẽ được sinh lên trời. Ðịa ngục là nơi giam giữ không về được, thì đây tôi có một người bạn chí thân, anh ta giữ đủ mười điều lành, khi anh ấy sắp chết tôi đến dặn rằng: “Anh chăm tu thiện làm trọn mười điều lành. Nếu anh được sinh lên trời thì anh về báo cho tôi biết nhé! Nhưng đã mấy năm nay tuyệt nhiên không thấy báo tin gì, vì thế tôi biết: không có đời sau, và thế giới khác?”

- Cách đây mấy bữa, tôi đi chơi gặp một người con trai chừng 20 tuổi, anh ta đang đi thất thểu trên một vỉa đường, không may trật chân ngã xuống hố phân của một nhà trồng rau cạnh vườn, bị ngụp cả đầu, ngay lúc đó có người đến kéo lên đưa anh ra sông tắm rữa dùng nước hoa tẩy sạch thân thể, lấy quần áo mới cho mặt và cho anh ta ăn các món ăn ngon lành. Xin hỏi ông? Bây giờ có người nào bảo anh ta nhảy xuống hố phân ấy lần thứ hai, thì anh ta có đồng ý nhảy xuống nữa không?

- Quyết nhiên là không!

- Ông nên biết trên trời là nơi cực kỳ sung sướng, trong sạch, họ ngó thấy mình; cũng như mình ngó thấy con dòi trong thùng phân. Người được sinh lên trời cũng chẳng khác gì anh chàng đã thoát khỏi hố phân. Nên không khi nào họ dám xuống lần thứ hai nữa. Vậy sự mong báo tin của ông, quyết không thể được.

- Vấn đề linh hồn tôi cũng chưa lấy gì làm tin. Mấy ngày vừa qua có người phạm tội phản quốc, tôi bắt được trói bỏ họ vào trong một cái chum, đậy nắp trét đất kín, xếp củi vây quanh đốt, tôi sai người đứng nhìn, xem thần hồn ra lối nào. Nhưng không thấy. Vậy tôi tin rằng chết là rồi, không có hồn phách chi hết.

- Ban ngày ông nằm ngủ, mộng thấy núi, sông, nhà, cửa, người, vật. Khi đó những người xung quanh ông có ai nhìn thấy linh hồn ông ra không?

- Dĩ nhiên là không!

- Ông còn sống mà không thấy linh hồn ra, nữa là kẻ kia đã chết.

- Như vậy cũng chưa đủ tin. Bữa trước đây có người phạm tội tử hình, tôi sai lột da, mổ bụng, chẻ xương mà không thấy hồn đâu cả. Vì thế tôi tin không có linh hồn và đời sau!

- Ông hãy nghe: vừa rồi có một bọn người vào rừng nứa, lúc đó chừng hai giờ chiều, thấy bụi nứa khô, bổng phát hỏa, họ tới xem không thấy ai đốt, mọi người đều ngạc nhiên. Trong bọn có người lính khôn nói: “Không có gì cả, nứa khô, trời nắng gặp gió thổi sáp vào nhau bật lửa cháy chứ chẳng ai đốt!”. Họ không chịu. Anh ta lấy hai mảnh nứa sát mạnh vào nhau, quả nhiên nảy lửa cháy thật. Rồi đó có nhiều anh thắc mắc chế để tìm lửa, xem thế nào, nhưng không thấy.

- Là tại sao?

- Là tại anh ta không biết cách lấy.

- Hồn cũng thế, biết tìm hiểu thì thấy, không biết tìm thì không thấy.

- Xin hỏi: Khi ông nằm ngủ tôi lấy kim đâm vào ông, thì ông có biết đau không?

- Có chứ!

- Tại sao mắt ông không trông thấy tôi đâm mà biết đau?

- Ðó là tự tôi biết.

- Cái tự ông biết ấy là cái gì?

- Không biết.

- Ðó, chính là cái hồn của ông tự biết đấy.

- Vậy cái hồn là chỉ định cho cái biết ư?

- Vâng, dĩ nhiên!

- Ngài có thể cho tôi biết thêm một tỷ dụ khác để chứng tỏ hơn nữa không?

- Có!

- Xin hỏi: Ông có ngó thấy gió không?

- Không! Gió làm chi có hình mà ngó đặng.

- Gió không có hình nhưng có thể đánh đổ nhà và các cây lớn nhỏ. Hồn là vật vô hình, nhưng có thể điều khiển cả thân người.

- Hơi thở của người ta không thể nhìn thấy. Song sự cử động là do hơi thở; hơi thở tắt thì người chết.

- Hồn không phải là hơi thở, song có thể tạm nhận nó như hơi thở.

- Hồn là ông chủ của một thân người. Cũng như chiếc xe hơi chạy được là do người cầm lái. Xe tuy là bộ phận có thể chạy, song không có người điều khiển, dĩ nhiên không chạy được! Hồn tỷ như người lái xe, thân người dụ như chiếc xe.

- Người và vật linh hồn có khác nhau không?

- Không khác!

- Tại sao không khác?

- Hồn chỉ vào sự hiểu biết của con người, con người biết ham sống, sợ chết, biết khổ, biết vui, v.v... Con vật cũng biết như thế. Sự hiểu biết không khác, thì linh hồn dĩ nhiên không khác.

- Linh hồn có lớn bé không?

- Linh hồn là vô hình, đã vô hình thì còn chi có lớn bé.

- Nếu không lớn bé thì con voi chết, hồn có sinh làm con kiến được không? Con kiến chết có sinh làm con voi được không?

- Ðược lắm! Hồn tỷ như chất điện, khi vào đèn tuýp thì sáng lớn, khi vào bóng ngắn, thì hình ngắn, vào bóng lớn thì hình lớn, vào bóng bé thì hình bé, vào bóng xanh thì hình xanh, vào bóng đỏ thì hình đỏ v.v... Tuy hình khác nhau, chung qui chỉ là chất điện.

Hồn cũng thế vào người thì thân người, vào trời thì ra thân trời, vào thú vật thì ra thú vật. Tuy hình thức khác nhau nhưng tâm hồn chỉ là sự nhận xét hiểu biết mà thôi.

- Như vậy người chết có thể sinh làm vật; vật chết sinh là người được ư?

- Cũng có thể được, nhưng cũng không nhất định.

Theo thuyết luân hồi của Phật dạy thì có thể nói: Người chết sinh làm vật, vật chết sinh làm người. Nhưng còn tùy theo nghiệp của từng người, và nghiệp của từng con vật, chứ không thể nói quyết định người chết sinh làm vật; vật chết sinh làm người được.

Phật dạy rằng: Chúng sinh cõi trời, cõi người, cõi a tu la, cõi địa ngục, cõi bàng sinh, khi bỏ thân mạng này qua 49 ngày, tùy theo nghiệp mà thụ sinh trong sáu cõi nói trên. Kẻ có phúc thì sinh cõi trời, cõi a tu la, cõi người là ba cõi lành; kẻ tạo ác thì đọa xuống địa ngục, ngạ quỷ và bàng sinh (súc sinh) là ba cõi ác. Cứ như thế luân chuyển, chết chỗ này sinh chỗ kia, vòng tròn như bánh xe quay nên gọi là luân hồi.

Sinh tử vòng quanh sáu cõi như vậy. Sau khi tắt hơi có cách gì chứng nghiệm biết người ấy chết sẽ sinh về cõi nào không?

- Cũng có thể biết được.

- Nghiệm thế nào thì biết?

- Sau khi thấy họ tắt hơi thở, người đã lạnh buốt, bấy giờ ông để ngón tay vào gan bàn chân họ, thấy hơi nóng thì biết họ đọa xuống địa ngục; Nếu thấy lạnh, ông để tay lên đầu gối họ thấy nóng, thì biết họ sẽ sinh vào loài súc sinh; nếu đầu gối lạnh, ông để tay vào bụng họ thấy nóng là biết họ sẽ sa đọa vào loài quỷ đói; nếu thấy lạnh, ông để tay lên cổ thấy nóng thì biết họ sẽ được sinh vào loài người; nếu lạnh thì ông để tay lên mắt thấy nóng thì biết họ sẽ được sinh lên trời; nếu mắt lạnh thì ông để tay lên đỉnh đầu thấy nóng, là biết họ được sinh về thế giới các đức Phật. Nhưng phạm vi chỉ trong một giờ, ngoài ra không biết nữa.

- Làm phúc gì được sinh ba ngả lành?

- Mười điều lành nói trên chia làm ba: là thượng, trung, hạ. Tu thiện bực thượng được sinh lê trời; bậc trung sinh cõi người; bậc hạ sinh cõi a tu la.

- Làm tội gì phải đọa ba ngả ác?

- Mười điều ác nói trên cũng chia ra làm ba: là thượng, trung, hạ. Kẻ thượng ác thì đọa vào địa ngục; trung ác đọa vào ngạ quỷ; hạ ác phải sinh vào loài súc sinh.

- Họ làm ác khi họ chết thì ai là người đưa họ sinh vào ngả ác; nếu họ làm thiện thì ai đưa họ sinh vào ngả lành?

- Không ai đưa cả, tự nghiệp của họ đưa đến thôi.

- Nói thế đâu có được! Trên thế gian, nếu bắt được kẻ cắp họ tố cáo với nhà cầm quyền tống giam. Nếu kẻ có tội không có người bắt vào địa ngục, thì ai dại chi mà vào địa ngục; chẳng lẽ họ tự nhận họ có tội, rồi họ tự vào ngục ư?

- Xin hỏi:

- Khi ông vào đầu thai thì ông có thấy ai đưa ông vào không?

- Không!

- Vậy tự ông vào hay sao?

- Không biết.

- Nếu không biết, thì đương nhiên không ai đưa vào cả.

- Như vậy ông đã công nhận không ai bắt vào chưa?

- Vâng! Xin Ngài giải nghĩa cho sáng thêm.

- Tôi vừa nói trên đây là do nghiệp của từng người, nghiệp nó đưa vào, chứ không ai đưa vào.

- Nghiệp là gì?

- Nghiệp là nghề nghiệp; là thói quen, người học về ngành thuốc thì quen chữa bệnh, chứ không quen lái xe. Xin ví dụ sau:

Tôi thấy thôn xóm kia có một nếp nhà gianh, bốn bề đắp đất, xung quanh cỏ mọc um tùm, lại thêm một rãnh nước chảy ra những nước phân hôi thối, bẩn thỉu, ruồi muỗi rất nhiều, trong nhà ấy có chừng 20 người, người thì hút thuốc phiện, người thì xúm nhau lại đánh bài, đánh bạc, nhậu nhẹt không đoái gì đến dơ bẩn, chật hẹp nồng nực.

- Xin hỏi:

- Ai bắt họ đến đây?

- Không ai bắt ai, người nghiện hút thấy bàn đèn thì họ đến, kẻ ham cờ bạc thì họ đến với nhau. Như ý tôi thì không ai bắt họ cả, do họ ưa muốn thì họ đến.

- Xin hỏi:

- Họ ở đây với nhau có yên vui, hay họ buồn?

- Nếu buồn thì không đến, vì vui cho nên họ đến.

- Tại sao họ không đưa nhau đến một nơi cửa cao, nhà rộng, mát mẻ, mà họ lại đưa nhau vào nơi tối tăm bẩn thỉu như vậy?

- Họ sợ chính phủ nã bắt, trú những nơi hẻo lánh như vậy, để che mắt nhà cầm quyền.

- Họ sợ chính quyền bắt, tại sao họ dám làm những sự quốc cấm như vậy?

- Vì họ quá ư ham muốn và cái nghiệp của họ không bỏ được.

- Cũng thế, kẻ sa đọa vào ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh cũng như bọn người này, không ai bắt họ cả, tự lòng họ muốn cũng như cái nghiệp của họ dắt họ đi đó thôi.

- Nếu Ngài nói do sự ham muốn mà đọa vào ba đường ác, thì ai ham muốn địa ngục làm chi, mà vào địa ngục?

- Kẻ nào lúc sinh thời hay phỉ báng Tam bảo; cướp trộm của Tam bảo; bất hiếu với cha mẹ, sát nhân, sát vật, khi chết sẽ phải vào ngục hỏa thiêu, lửa đốt suốt ngày đêm.

Trước hết kẻ đó mắc phải chứng bệnh phong, hàn, lạnh, làm cho thân thể lạnh buốt cóng. Người có  bệnh khi đó chỉ ham lửa, luôn luôn nghĩ đến lửa và muốn sự nóng, đương lúc muốn như vậy, thì hồn trút khỏi xác, theo luồn điện lửa mà vào địa ngục. Kẻ cướp trộm của Tam bảo, hoặc phá hoại chùa chiền. Hoặc lột áo của người trong khi giá rét; hoặc cậy thế lực, tháng đông rét mướt, lấy nước đổ lên đầu kẻ ăn, người ở trong nhà, hay kẻ khác, hay cướp lột áo quần của người ta. Tội ấy sẽ bị đọa vào ngục Hàn băng.

Trước hết kẻ đó mắc phải chứng bệnh nhiệt, làm cho thân thể nóng đến cực độ, như thiêu như đốt; khiến cho anh ta luôn luôn nghĩ đến lạnh, và ham muốn lạnh, trong lúc đang ham muốn ấy, thì thần hồn trút khỏi xác theo luồng điện lạnh mà vào địa ngục Hàn băng, tức là ngục lạnh.

- Kẻ bị đọa vào loài quỷ đói thì họ ham muốn gì?

- Kẻ này có tính tham xẻn, và hay giựt của người làm của mình, có khi làm cho người ta chết đói vì mình, bóp nặn của người ta, mình có của thừa cất dấu đi, để người ta đói khát. Trước hết người đó mắc phải chứng bệnh khí, ăn uống không tiêu, luôn luôn họ chán ghét cơm, hoặc các món ăn, thì hồn trút khỏi xác, theo tư tưởng ghét ấy, mà đọa sinh làm loài quỷ đói muôn ngàn kiếp không biết miếng cơm ngụm nước ra sao. Chữ ghét trái lại cũng như chữ ham.

- Kẻm ham muốn gì thì đọa vào loài súc sinh?

- Kẻ này đã không tin Tam bảo, lại còn phỉ báng, thấy người làm việc thiện lại chê bai, tâm tính không ưa lẽ phải, không thèm nghe chính pháp, không phân biệt cha, mẹ, vợ, con, anh, em,  họ hàng, tôn, ty, phải, trái, tuy là thân người tâm như thú vật. Trước hết kẻ đó mắc phải chứng bệnh co quắp nằm co như chó. Luôn luôn nghĩ đến những điều nói trên, thì hồn trút khỏi xác, cứ theo nghiệp ấy đọa sinh vào loài súc sinh. Vì loài súc sinh không có phân biệt cha, mẹ, anh, em gì, không đạo lý gì.

- Kẻ làm gì được sinh làm người?

- Kẻ ham tu thiện; kính phục lẽ phải, có đạo cha con, vợ chồng, tôn sùng Tam bảo. Khi chết không có bệnh hoạn gì, hoặc có sơ sơ nhẹ nhàng. Chết sẽ được sinh làm loài người.

- Kẻ ham muốn gì thì được sinh lên trời?

- Kẻ hay ham muốn tu phép thập thiện, ham nghe kinh giáo, tôn sùng Tam bảo. Khi mạng chung thân tâm được yên ổn, và nằm ngửa, thần hồn trút khỏi xác, cứ thế thăng lên trời.

- Người được sinh về thế giới Cực lạc, thì tâm ham muốn thế nào?

- Người ấy luôn luôn tưởng niệm đức Phật A Di Ðà, lòng ham muốn sinh về thế giới của Ngài.

Người đó tới ngày tận số, được biết trước ba ngày, hoặc bảy ngày, và biết đúng thì giờ, nhất là không có bệnh hoạn gì. Khi thần thức sắp lìa xác, được trông thấy Phật A Di Ðà, và đức Quán Âm Bồ tát, đức Thế Chí Bồ tát và rất nhiều các vị Thánh tăng.

Trong nhà hoặc hào quang, hoặc thấy hương thơm, hoặc văng vẳng nghe thấy tiếng đàn, tiếng sáo trên hư không. Người đó tâm không sợ sệt, từ từ theo Phật về Tây phương, thấy mình trong hoa sen sinh ra, thế giới trang nghiêm cực kỳ tốt đẹp.

- Trên thế gian từ con người đến con vật, do sự giao cấu của trai gái mà sinh ra con người, con vật. Ngài nói thế giới Cực lạc sinh trong hoa sen ra thì sao tin được.

Ông hãy để ý nhận xét trên thế giới này có bốn loài sinh là: loài sinh bằng thai, loài sinh bằng trứng, loài sinh dưới nước, loài hóa sinh; ba loài trên có sự giao cấu, còn loài hóa sinh thì không có sự giao cấu, như những loài kể sau đây:

1. Loài đom đóm, ở trong cây gỗ mục sinh ra.

2. Loài bọ sung, ở trong ruột quả sung non sinh ra.

3. Loài ngư diệp, tức là con cá, ở lá cây sinh ra. Cây này mọc tại bờ suối, lá hình con cá, khi già rụng xuống nước biến thành con cá.

4. Lại còn có loài điểu hiệp, lá hình con chim, tới mùa Thu lá già, thì nó biến thành các con chim xanh bay đi từng đàn, mà họ vận lưới được.

5. Có một thứ cào cào, hình con bọ ngựa, là một thứ lá cây sinh ra, lá tựa lá cam, có hai ngánh, hai ngánh sau nó là hai càng. Những thứ cây này cách Mường Luông chừng mười tám cây.

Sự mục kích những loài này tại thượng Lào có rất nhiều.

Chứng tỏ thuyết trên đây, thì biết người được hóa sinh trong hoa sen bên Cực lạc cũng không gì lạ.

- Những người được sinh sang thế giới Cực lạc cũng có đủ trai gái chứ?

- Không, bất luận ai được sinh sang đó cũng là con trai cả.

- Con gái được sinh sang đó, cũng biến thành con trai ư?

- Vâng, người con gái phát tâm niệm Phật, khi được sinh sang cũng biến thành con trai.

- Vậy thế giới thuần con trai ư?

- Vậng! Thuần con trai.

- Những người này có già, có bệnh, có chết không?

- Không! Không bao giờ họ bị bệnh, già, chết chi cả.

- Họ không cần phải sinh sống. Họ nhờ oai thần, của đức Phật A Di Ðà họ muốn gì được nấy, từ cung điện, quần áo, cho đến ăn uống đều có một cách tự nhiên, sung sướng tuyệt vời!

- Thế giới Cực lạc cũng có núi cao, sông sâu, biển cả, đất đá, bùn lầy, như thế giới ta ở đây, hay khác?

- Không! Không có núi cao, sông sâu, biển cả, bùn lầy, đất đá như đây, thế giới bằng thẳng, thuần hoàng kim.

- Có mặt trời, mặt trăng nóng lạnh như đây không?

- Không! Không có mặt trời có khí sáng gấp muôn ngàn triệu mặt trời, mặt trăng, và nhất là người nào cũng có hào quang.

- Vậy lấy gì để phân ngày đêm?

- Coi hoa sen nở cụp tính là một ngày đêm.

- Có ruồi muỗi trùng độc, thú dữ không?

- Không có từ con vi trùng cho đến loài thú dữ.

- Có những người như: Mường, Mán, Mèo, Mọi, Khạ không?

- Không! Không có những người ấy. Thuần có những vị Bồ tát, đầy đủ đức tướng tốt đẹp trang nghiêm.

- Có chiến tranh, cướp bóc, đánh giết như cõi ta không?

- Không! Không có chiến tranh, là vì những người tu đạo, không tham giận, si mê, và không có phân biệt gia đình, quốc gia xã hội gì, nên không có thái độ hung tàn bất nhân như những thế giới khác.

- Có tàu, xe, voi, ngựa không?

- Không có!

- Vậy họ đi bằng cách nào?

- Ði bằng phép thần túc. Cứ buổi sáng sớm, họ đi lấy các thứ hoa quả, gói vào vạt áo, rồi bay đi mười phương thế giới, cúng dường các đức Phật ở phương khác, xong trở về nhà mới ăn cơm sáng. Ðã là người bên đó ai cũng có phép thần túc bay đi rất nhanh chóng như vậy.

- Nhà cửa làm bằng gì?

- Nhà làm bằng thứ báu như: pha lê, xa cừ, xích châu, mã não, san hô, hổ phách, vàng, bạc v.v...

- Cũng có người xây cất như bên ta ư?

- Không ai xây cất cả. Những cung điện là do đức Phật A Di Ðà hóa hiện ra.

- Hàng ngày họ còn làm những việc gì nữa?

- Hàng ngày nghe những tiếng thuyết pháp của Phật, và tu đạo.

- Tu như vậy được những kết quả gì?

- Tu như vậy để thành Phật.

- Thành Phật có những hiệu lực gì hơn chúng sinh?

- Có nhiều lắm! như nói qua vài điểm như sau:

1/ Túc mệnh thông: hiểu biết đời quá khứ, đời hiện tại, đời vị lai rõ ràng.

2/ Thần túc thông: chỉ có chớp mắt đã bay đi khắp mười phương thế giới.

3/ Tha tâm thông: Hiểu biết được bản ý người, đã nghĩ, đương nghĩ, và sẽ nghĩ.

Nếu chúng sinh có tai nạn gì cầu nguyện đến, các vị ấy có thể cứu một cách rất mau lẹ, mặc dầu xa hay gần.

Còn một điểm hơn hết, là có đủ thần lực hàng phục tất cả trời, người, phàm, thánh, quỷ, thần, ác thú.

Mắt coi xa mười phương thế giới, không gì vướng vít; tai nghe khắp cõi không gian, không hề ngăn cản. Có thể coi các thế giới như bụi nhỏ; như tổ muỗi. Tới đây xin tạm ngừng, không thể nói hết sự linh thông của người thế giới Cực lạc được.

Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo
Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo
Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo
Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo
Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo
Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo
tên hình
tên hình
tên hình
tên hình
Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo
Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo
Ky Yeu Hoa Thuong Thich Trung Quan Tiep Theo