Giới thiệu
nh điển hình
Vu Lan 2007003
Cảnh đẹp66
Cảnh đẹp67
Cảnh đẹp68
Cảnh đẹp69
Cảnh đẹp70
Cảnh đẹp71
Cảnh đẹp72
Cảnh đẹp73
Cảnh đẹp74
Cảnh đẹp75
Cảnh đẹp76
Cảnh đẹp77
Cảnh đẹp78
Cảnh đẹp79
Cảnh đẹp80
Cảnh đẹp81
Cảnh đẹp82
Cảnh đẹp83
Cảnh đẹp84
Cảnh đẹp85
Cảnh đẹp86
Cảnh đẹp89
Cảnh đẹp90
Cảnh đẹp91
Cảnh đẹp92
Cảnh đẹp93
Cảnh đẹp94
Cảnh đẹp96
Cảnh đẹp97
Cảnh đẹp98
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp100
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
TÌM KIẾM
Chùa Kim Quang giới thiệu
Tu Bi Tri Benh
Tu Bi Tri Benh
Tu Bi Tri Benh Tu Bi Tri Benh
Tu Bi Tri Benh
Tu Bi Tri Benh Tu Bi Tri Benh
Sự nghiệp và hoằng hoá của H.T Tuyên Hoá (tiếp theo 3)
Tu Bi Tri Benh
Tu Bi Tri Benh
Tu Bi Tri Benh

30- Từ bi trị bệnh.

Từ Thượng Hải Ngài ghé Hán Khẩu trước khi tiếp tục đi Quảng Châu. Lúc bấy giờ các Chủ tàu thường cho chư Tăng đi miễn phí vì họ tin rằng sự có mặt của các vị tu hành là một điềm lành và sẽ đem lại bình an.

Trên tàu Ngài thấy một người què đi thọt chân thật đáng thương và ngay khi gặp người này, Ngài biết rằng Ngài có thể chữa lành cho anh ta, nhưng nếu chữa cho anh ta ngay thì có thể sanh chuyện cho nên Ngài chờ đến ngày cuối cùng, khi tàu sắp cập bến thì trời cũng vừa hừng sáng Ngài hỏi ông:

- Sao ông đi đứng coi bộ khó khăn quá vậy?

- Ôi! tôi bị người ta vu cáo bán than chợ đen nên bị bắt giam dưới hầm đất vừa ẩm ướt vừa giá lạnh nên bị bệnh phong thấp nặng, đau thấu các khớp xương; hơn nữa vì chỗ giam rất chật hẹp không có chỗ đi tới đi lui được nên khi được phóng thích thì không đi được nữa và ra nông nỗi này. Nếu không có cây nạng nầy thì phải chịu thôi!

Xương của anh ta bị cong queo còn người thì xiêng lệch như một con vịt ngủ.

- Ông có muốn lành bệnh không?

- Tất nhiên là muốn rồi.

Vậy ông hãy liệng cây nạng của ông xuống biển đi.

Người què ấp úng:

-...nhưng thưa nếu không có cây nạng thì tôi làm sao đi đây?

- Tôi sẽ giúp ông, không lẽ tôi gạt ông hay sao?

Ông ta nghe lời bèn vứt cây nạng qua thành tàu. Ngài vừa xoa chân ông vừa tụng Chú Đại bi khoảng mười lăm phút. Xong Ngài bảo:

- Hãy đứng dậy!.

Thật là ông đã đứng lên được, Ngài tiếp:

- Bước đi!

 Người què bắt đầu bước. Ngài bảo tiếp:

- Và bây giờ ông hãy chạy thử xem.

Ông ta liền chạy quanh Ngài, reo mừng khấp khởi. Thấy sự việc này có khoảng bốn, năm mươi người trên tàu tới xúm quanh Ngài, cầu Ngài chữa bệnh cho họ. Người này nói: Tay tôi nhức; Người kia nói: Lưng tôi đau... và đều xin Ngài chữa cho.

Ngài khôi hài hỏi:

- Các vị có sợ bị ăn đòn không?

Nói xong Ngài đấm vào tay của một người bị nhức tay thì người đó liền hết nhức. Ngài đá nhẹ vào một người chân bị nhiễm trùng và hỏi:

- Anh cảm thấy thế nào?

- ồ! Tôi hết đau rồi. Người kia ngạc nhiên trả lời.

Mỗi người bệnh đều được chữa bằng những cái đấm đá mà họ đều cho rằng bệnh họ được lành. Sau đó hành khách lại bao quanh Ngài xin hẹn để chữa bệnh cho thân nhân và bạn hữu của họ như:

- Chị tôi ở Nam Kinh đã bị đau từ mấy năm nay, xin Ngài.....

Ngài phương tiện nói:

- Vâng, vâng...tôi sẽ cố đến...

Khi tàu ghé bến Ngài phải dùng một ngõ tắt để lên bờ.

Bởi lúc đến Thượng Hải Lão Pháp Sư Thể Kính (truyền lệnh cho chư Tăng phải nộp tất cả tiền bạc cho Sư trước khi lên tàu đi Thượng Hải) từ chối không trả lại phần tiền cho Ngài, cho nên trên người Ngài chẳng dính lấy một xu và trên tàu Ngài đã được người ta cúng tám mươi ngàn quan (tiền Trung Quốc đương thời) nên đã dùng hai mươi ngàn để mua vé xe lửa đi Quảng Châu. Tại trạm xe lửa Ngài gặp Pháp sư Chu Nhất, Sư cũng đi Quảng Châu nhưng lại không tiền mua vé, đợi đi quá giang. Ngài vui vẻ mua vé cho Sư rồi cùng đi. Như thường lệ, Ngài chỉ ăn mỗi ngày một bữa. Nhưng Sư Chu Nhất thì cứ đến mỗi trạm xe lửa ngừng đều muốn mua thức ăn, sau cùng Sư muốn mua cháo đắt đến mấy ngàn quan. Ngài bèn móc hết tiền còn lại trong túi đưa cho Sư rồi nói: Thầy hãy tự giữ lấy và cũng để giảm bớt phiền phức cho tôi. Tôi cũng không muốn bị phân tâm vì nó; từ đó Ngài đã không đụng tới tiền bạc nữa.

 

31. Bái Kiến Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân.

 

Năm 1948 Ngài đến Chùa Nam Hoa, Bảo Lâm, Tào Khê Tỉnh Quảng Đông, triều bái chân thân Lục Tổ Huệ Năng và Đại Giám Thiền Sư, kế Ngài bái kiến Lão Hòa Thượng Hư Vân, bấy giờ đã một trăm lẻ chín tuổi. 

Tu Bi Tri Benh

Trong lúc đàm đạo Lão Hòa Thượng đã nhận ra Ngài là bực pháp khí, xứng đáng được truyền pháp gia bảo. Sau đó ủy nhiệm Ngài làm Giám Luật của Chùa Nam Hoa, Chủ nhiệm giáo vụ và là A Xà Lê Tôn chứng sư trong những kỳ giới đàn. Ngài nghiêm trì giới luật, đồng chí hướng và đạo hạnh của Lão Hòa Thượng.

Ngài cùng Lão Hòa Thượng tâm ấn tâm đàm luận, ý hợp tâm đồng. Chúng ta có thể khảo lược bài kệ sau đây:

Hư Công thấy tôi bảo Như Thị

Tôi thấy Hư Công bạch Như Thị

Hư Công và tôi đồng Như Thị

Phổ nguyện chúng sanh cũng Như Thị

 

Lúc đầu Lão Hòa Thượng Hư Vân yêu cầu Ngài ở lại làm giáo thọ tại tu viện Nam Hoa. Ngài từ chối, bạch rằng:

- Đệ tử từ vạn dặm đến đây để được gặp vị Thiện tri thức, nếu Hòa Thượng có thể bảo đảm rằng đệ tử sẽ chấm dứt sanh tử, thì dầu có phải nhảy vào dầu sôi lửa bỏng, dẫu có phải cúng dường nhục thân này đệ tử cũng sẽ hoan hỉ phụng hành.

-Người nào ăn thì người ấy no, người nào tu thì người ấy chứng và sẽ chấm dứt luân hồi sanh tử. Tu hành thì phải quán chiếu nội tâm và ngoại chướng, người tu không nên chỉ nhằm đạt đến quả vị A La Hán và chỉ nghĩ đến sự chứng đắc của mình. Phải tu Bồ Tát đạo, hộ trì Tam Bảo, hành thiện và phục vụ cho mọi chúng sanh. Như vậy phước huệ viên thành thì sẽ chấm dứt sanh tử.

Hòa thượng Hư Vân lại tiếp tục khuyến tấn Ngài dạy:

- Nhân giả từ miền Đông Bắc vạn dặm đến đây để gặp tôi, nếu người không nghe theo lời tôi thì thử hỏi có ích gì?

Ngài bèn y giáo; được dịp quan sát và học hỏi lời nói, hành động của Lão Hòa Thượng Hư Vân, Ngài cảm phục đạo hạnh của Hòa Thượng vô cùng. Ở chức vụ Giáo thọ Ngài đã tận lực làm việc để xứng đáng là một vị Thầy, một bậc đàn anh gương mẫu. Ngài nhận chịu tất cả những khó khăn và chướng duyên trong sứ mạng hoằng truyền giáo pháp.

Năm 1949 Lão Hòa Thượng Hư Vân về núi Vân Môn Tỉnh Quảng Đông lo việc tu sửa lại ngôi Đại Giác Thiền Tự. Từ đó Ngài cũng xin thôi việc chủ nhiệm giáo thọ, rồi đến Vân Môn bái biệt Hòa Thượng.

Hòa Thượng Hư Vân đã viết thư khẩn thiết lưu Ngài ở lại giữ chức Viện Trưởng, nội dung như sau:

Kính bạch Pháp sư An Từ,

            Tôi đã nhận được thơ Nhân giả và tôi đã đọc rất kỹ. Nhân giả đã quá khiêm tốn. Thật ra trong năm vừa qua, luật viện đã trông cậy phần lớn nơi sự giúp đỡ của Nhân giả. Tôi hy vọng rằng từ nay về sau chúng tôi lại còn có thể nhờ cậy nơi Ngài. Xin đừng nghĩ đến chuyện đi bất cứ nơi đâu. Tôi hy vọng rằng Nhân giả sẽ quyết định thường trú tại đây để hỗ trợ và bảo vệ Tự Viện. Đó là sự mong ước tha thiết nhất của tôi. Tôi không còn gì để nói thêm ngoại trừ kính chúc Nhân giả pháp thể khang an, tuệ giác viên thành.

            Nhà sư áo rách Hư Vân Cẩn bái

            Mồng 6 tháng 2 năm 1948”

Nhưng Ngài nghĩ rằng có rất nhiều người mà ngay cả danh từ “Phật Đà”  cũng chưa biết đến cho nên Ngài quyết định đem Pháp Phật hoằng dương khắp chốn.

 

32. Giang Tây hoằng pháp.

Vào tháng 5 năm 1948, sau lễ truyền giới mùa Xuân tại Chùa Nam Hoa Ngài đã nhận lời mời của nhóm chuyển pháp luân là nữ Lão cư sĩ Lâm Hoàng Chú Tai đến Huyện Nam Thanh Tỉnh Giang Tây để giảng Kinh A Di Đà.

Khi ấy có hơn trăm người tham dự và do thành tâm nghe pháp nên trong pháp hội đã có nhiều sự cảm ứng không thể nghĩ bàn.

 

a) Nghe Kinh tiêu nghiệp.

Trong nhóm này có cư sĩ Vạn Quả Lạc bị bệnh ma ám trên mười năm. Tuy có bệnh mà ông vẫn đi thường tới Chùa tu tập, nên ông chắc chắn rằng đây là một căn bệnh do ma ám. Ông đã từng thỉnh chư Tăng, đạo sĩ, pháp sư giảng kinh thuyết pháp, ông cũng lạy Đại Bi Sám, Lương Hoàng Bảo Sám, tụng Kinh Du Già, phóng sanh, phóng âm hồn, cúng vong, thí thực cô hồn....Tất cả công đức Phật sự ông đều làm nhưng vẫn không có hiệu quả. Nhưng khi ông nghe giảng kinh A Di Đà, ma chướng trong người ông tự dưng biến mất và ông không bao giờ bị nó quấy rầy nữa.

b) Bệnh liệt được khỏi.

Một người khác trong chúng là nữ cư sĩ trẻ họ Từ tuy bán thân bất toại nhưng vẫn cố đến nghe giảng Kinh Di Đà, dần dần bệnh cô bình phục.

Lúc bấy giờ hai sự việc trên đã được lưu truyền rộng ra. Điều này cho thấy không những niệm Phật, bái Sám trừ được ma chướng mà nghe Kinh thuyết pháp nghiệp chướng cũng được tiêu trừ.

Sau khi giảng kinh A Di Đà xong, Ngài trở về Chùa Nam Hoa. Trong tháng kế đó có một bọn cướp xông vào Chùa có ý cướp phá. Trong đêm khuya chúng đấm cửa và la to rằng chúng là Đại diện của Chánh quyền đến vì việc quân cơ. Ngài đã không chịu mở cửa. Nghe tiếng cướp đến những người trong Chùa vội chạy tìm chỗ trốn. Hai đệ tử của Ngài thì núp dưới gầm giường, chỉ còn Ngài đứng một mình trơ trọi và sau cùng phải mở cưả. Bọn cướp xông vào dơ cao gậy gộc súng ống hùng hổ hỏi:

- Tại sao ông không mở cưả?

- Các ngươi là một bọn cướp, các ngươi đến đây với ý đồ cướp của, không phải để bố thí. Các ngươi nghĩ sao? Nếu các ngươi là tôi, các ngươi có mở cửa không?

Chúng liền chĩa súng vào phía Ngài rồi thét lên:

- Đem tiền ra đây mau!

Đang mặc chiếc áo rách cố hữu, Ngài điềm nhiên trả lời:

- Các ông thấy áo tôi đang mặc đây rồi nghĩ coi tôi có phải là một người giàu có không?

 - Không, nhưng...

Chúng nhìn quanh rồi nói thêm:

- Nhưng Đồ đệ của ông chắc là phải có tiền.

- Nếu Thầy không một xu dính túi, hẳn là Trò phải nghèo xác nghèo xơ.

Tuy nhiên bọn cướp vẫn xông xáo lục lọi Chùa, Ngài theo chúng bén gót quở trách:

- Này, các ngươi đừng có lấy đi một thứ nào à nghen!

Sau cùng bọn cướp phải ra về tay không.

 

33. Từ biệt Vân Môn

Mùa Đông năm 1948, có một nữ cư sĩ người Mỹ tên Ananda Jennings. Bà thuộc một gia đình Thiên Chúa giáo, vì quyết tâm nghiên cứu Phật pháp và ngưỡng mộ đức hạnh của Lão Hòa Thượng Hư Vân nên tới Chùa Nam Hoa lễ bái Hư Lão. Đúng lúc này Ngài vừa tới Nam Hoa Tự nên ba vị chụp hình lưu niệm. Mùa Xuân 1949 sau khi Đại Giới Đàn viên mãn, bà theo Hư Công ra Bắc đến Đại Giác Thiền Tự ở núi Vân Môn, Huyện Khổng Minh, Tỉnh Quảng Đông và lưu lại đó một thời gian ngắn. Cho đến cuối năm ấy, Ngài từ chức Giám Luật và dồn thời giờ đọc bộ Đại Tạng, ấn bản Long Tạng.

Trong lễ truyền giới năm 1949 tại Chùa Nam Hoa, Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân là Pháp chủ truyền giới sư, còn Ngài là một trong bảy Chứng minh sư. Sau lễ truyền giới, Ngài đã cùng Lão Hòa-thượng đi lên miền Bắc. Rồi Hòa-thượng tiếp tục đi Vân Môn còn Ngài trở về Nam Hoa.

Sau đó Ngài đã một mình từ núi Vân Môn đi đến Chùa Đại Giác trên đường núi cheo leo khúc khuỷu, dài khoảng tám dặm lại có nhiều dã thú và các quái vật hung tợn nhưng Ngài không chút sợ hãi vẫn tiến bước. Trời sập tối, trước mặt Ngài là một đám mây đen nên khó mà nhận ra phương hướng để tiếp tục đi. Đột nhiên Ngài thấy có một nhóm đèn nhỏ hiện ra trong hư nên liền đi theo đốm sáng đó. Ngài đi được chừng một trăm bước thì ánh sáng đó bỗng biến mất và đang lúc định thần nhìn thử xem mình ở đâu, thì Ngài đã thấy mình đang đứng trước cổng Chùa Đại Giác.

Sau khi đảnh lễ Lão Hòa Thượng, khi hỏi về việc cuộc hành trình của Ngài, Hòa Thượng đã không khỏi ngạc nhiên vì trong đêm tối mà Ngài đã tìm ra được lối đi trên con đường hiểm trở này. Hòa Thượng nói;

- Ngay cả ban ngày mà người ta còn dễ bị lạc trên con đường này huống chi nói đến việc đi trong đêm. Con đến đây được trong đêm tối đen như mực này thì thật là lạ.

Sau đó Hòa Thượng đã giao cho Ngài chức Tri chúng tại Chùa Đại Giác ở Vân Môn, cũng như Ngài đã được cử giữ chức này tại Nam Hoa. Lúc bấy giờ vào mùa hè, vì không quen thủy thổ ở đây nên Ngài đã nhuốm bệnh và xin phép Hòa Thượng đi Quảng Châu trị bệnh.

Thấy Ngài quyết chí ra đi, Lão Hòa Thượng cầm tay Ngài ân cần dạy:

- Chuyến ra đi này có lẽ chúng ta không còn dịp gặp lại nữa. Con hãy nỗ lực trên con đường hoằng dương chánh pháp, nhân danh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói lên chánh pháp và hãy thiết lập Đạo tràng để nối tiếp sự nghiệp của Lịch Đại Tổ Sư. Như vậy đường con đi sẽ được chói sáng bằng vô lượng hào quang. Hãy dõng mãnh tinh tấn và vun trồng giới đức đừng cô phụ niềm kỳ vọng ta đặt nơi con.

Muà hè 1949 Ngài đến Chùa Lục Dung ở Quảng Châu mà vị Trụ trì là Lão Hòa Thượng Minh Quán. Hòa Thượng là một vị sư già có bộ râu dài đã từng cùng Ngài dự khóa thiền thất trong suốt mười tuần lễ tại núi Thanh Sơn khi xưa. Vừa đến Ngài được Hòa Thượng cử làm Tri chúng, Ngài đáp ứng, là chỉ lưu lại trong thời gian một tháng và định Trung Thu rằm tháng tám sẽ trở về Vân Môn nhưng nào ngờ hai tuần lễ sau thì con đường đi Vân Môn bị cắt ở Thiều Quan vì tình hình chiến cuộc. Không thể đi Vân Môn được Ngài phải lưu lại Chùa Lục Dung.

Lúc bấy giờ trong quỷ Chùa Lục Dung có năm trăm lạng vàng và ba ngàn Mỹ kim bằng bạc (tương đương năm mươi ngàn Mỹ kim đương thời.) Sau khi Thiều Quan thất thủ, Ngài khuyên phương trượng Minh Quán:

- Tôi đề nghị ba cách sau đây, Thầy xét dùng bất luận cách nào cũng có ích cho Thầy. Một là lấy tất cả tiền bạc hiện có tại Lục Dung và phân cho tất cả trên ba mươi vị Tăng ở đây, đừng kể tôi vì tôi không muốn nhận bất cứ cái gì. Sau khi phân chia, các thầy hoặc rời Chùa hoặc ở lại nhưng nếu họ muốn ở lại thì phải tự túc. Đừng để lại khoản tiền chung nào cả.

Cách thứ hai là đem tất cả tiền đi Hương Cảng gởi tại một ngân hàng ở đó, giữ tiền tại đây chỉ vô ích. Thiều Quan đã thất thủ và Quảng Đông sẽ mất theo. Nếu Thầy gởi tiền tại Hương Cảng thì trong tương lai, khi Thầy đến đó, Thầy có thể dùng được.

Cách thứ ba là đem tất cả tiền đi Hương Cảng, mua một miếng đất và cất một Tu viện rồi di chuyển chư Tăng ở Lục Dung đến đó và Thầy lại làm Phương trượng như cũ. Bất cứ cách nào trong ba cách ấy đều có lợi.

Nhưng sư Minh Quán không có tự tin để thực hành một trong ba cách mà Ngài đã đề nghị, Sư đứng trơ ra nói:

- Nhân quả việc này quá lớn! Tôi không dám di chuyển món tiền này, tôi không đủ tư cách.

Sáng ngày 18, Ngài không đến công phu khuya vì bị đau đầu. Mặc dầu Ngài là một trong ba vị lớn trong Chùa có quyền vắng mặt trong khóa lễ sáng, khi Sư Minh Quán nghe trình rằng Ngài đã vắng mặt, Sư quở Ngài lười biếng. Vì biết rằng có biện bạch với Sư cũng vô ích, nên Ngài chuẩn bị ra đi mặc dầu không có lấy một xu trong túi. Lúc bấy giờ sư Minh Quán van nài:

- Thầy không đi được! Không có Thầy thì tôi biết xoay xở làm sao?

Nhưng Ngài đã quyết định qua Hương Cảng hoằng pháp nơi mà Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo rất thịnh hành, và lối sinh hoạt ở đây rất Tây hóa. Tuy không tiền nhưng Ngài vẫn ra nhà ga và đã gặp hai vị cư sĩ Tạ Khoan Huy và Trần Khoan Mãn cũng đi Hương Cảng, họ liền mua vé cúng dường Ngài. Nhận vé xong Ngài trở lại Chùa Lục Dung để từ biệt Phương trượng Minh Quán. Phương trượng liền sai Thị giả chạy theo nhét vào tay Ngài mười Mỹ kim nhưng Ngài vứt xuống đất nói:

- Thầy đưa tôi cái thứ tiền không thanh tịnh này làm gì?      

Đây là lần ra đi cuối cùng của Ngài từ Lục địa Trung Hoa. Ba ngày sau, ngày 22 tháng tám Quảng Đông bị mất. Lão phương trượng và các đệ tử ra ga mang theo nhiều vali và rương nhét đầy vàng bạc nhưng khi họ lên tàu thì tất cả của cải đều bị tịch thu. Mãi sau khi Sư Minh Quán gặp lại Ngài ở Hương Cảng, Sư than rằng:

- Nếu trước kia tôi sớm nghe lời Thầy thì đâu đến nỗi!

- Này Thầy, Thầy có nghĩ rằng Thầy đã mắc một lỗi lầm lớn về nhân quả hay không? Nhưng Thầy có gì đâu mà lo? Thầy còn bộ râu của Thầy mà..

 

Ngài từng nói: Bất cứ ai cũng có thể giác ngộ nhưng hãy rủ bỏ tất cả những gì mà bạn không rủ bỏ được, và rủ bỏ một cách thật mạnh mẽ.

Từ đó Ngài lưu lại Hương Cảng, vì thời thế loạn lạc không thể trở về núi Vân Môn thân cận Lão Hòa Thượng nhưng Ngài vẫn thường thơ tín qua lại vấn an và còn tận lực trợ giúp Lão Hòa Thượng trùng tu Thiền Tự.  

Năm 1958 Hư Công tự tay biên thảo, giải thích ý kệ trong quyển “Tăng Đính Đạo Ảnh Phật Tổ.” Đây là một cống hiến giá trị cho Phật giáo. Đồng thời Hư Công cũng gởi cho Ngài một lá thơ như sau:  

Độ Luân Nhân giả huệ giám:

Đã lâu xa cách, gần đây Nhân-giả hoằng pháp độ sanh ra sao? Mới đây tôi vừa viết thêm một bộ “Phật Tổ Đạo Ảnh.”  Xin gởi tặng Nhân-giả tham khảo lưu niệm, hy vọng cùng được lợi cho mình và lợi cho người.

            Nay trân trọng,

            Pháp Hỉ,

            Hư Vân cẩn bái. Ngày 2 tháng 12 năm 1958”

 

34- Tâm huyết của hai Vị Cao Tăng.

 

Tu Bi Tri Benh

Hòa Thượng Lai Quả và Hòa Thượng Hư Vân tại Thượng Hải (1952)

Hai vị Đức độ cao Tăng của Thiền tông Trung Quốc thời cận đại là Lão Hòa Thượng Hư Vân và Lão Hòa Thượng Lai Quả. Chúng ta đã không có duyên trực tiếp thọ nhận những lời dạy từ hai Ngài nhưng qua thơ của Hư Công và Lai Công gởi đến cho Sư phụ, chúng ta có thể cảm thọ được phong cách và đạo hạnh của nhị Lão Hoà Thượng.

Dưới đây là một bức thơ Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân gởi cho Ngài năm 1955:

Độ Luân Nhân-giả huệ giám,

Hôm qua Quảng Diệu lên núi mang theo nhiều thẻ vàng lá cùng với số tiền một ngàn năm trăm HK (tiền Hồng Kông) mà Nhân-giả đã có lòng nhân ái trợ giúp. Vậy chi khoản cần thêm để hoàn thành công trình đúc tượng Phật A Di Đà mà dạo trước Nhân-giả đã phát nguyện là một ngàn hai trăm chín mươi HK. Vậy xin Nhân-giả khi nào thuận tiện, nhớ chuyển giao số còn lại này cho Quảng Diệu. Hiện nay Thiền Viện Chân Như đang tiến hành việc trùng tu và tình trạng tài chánh đã kiệt quệ, rất mong Nhân-giả phát tâm ủng hộ. Hy vọng Nhân-giả lãnh đạo Kiều bào đến núi hành hương một chuyến. Đây là sự trông mong của tôi.

Pháp Hỉ,

Hư Vân Ngày 23 tháng 5 năm 1955.

Núi Vân Cư, Chân Như Thiền Viện.”

Để phúc đáp những bức thơ cảm ơn của Đại lão Hòa Thượng Hư Vân về những đóng góp cho Tu viện ở Vân Cư, Ngài viết:

            “Con đã ghi nhận mối quan tâm sâu xa của Hòa Thượng cho thế hệ mai sau. Sự khiêm cung tự coi nhẹ bản thân mình để tùy thuận chúng sanh thật là vĩ đại. Tâm từ vô biên, đạo hạnh tuyệt đối không thiên vị của Hòa Thượng đã khiến cho nhiều người hoan hỉ tự nguyện hộ pháp Ngài.”

Đang lúc Trung Quốc sắp giải phóng, Ngài viết thơ thỉnh Thiền sư Lai Quả sang Hương Cảng:

            “Lai Quả Hòa Thượng từ bi,

Vì Phật pháp hiện đang thắm sâu trong huệ mạng của Ngài, nên con mong Ngài hoan hỉ hộ trì Phật pháp chính như bảo trọng thân mạng Ngài. Con hết lòng tôn kính cuộc đời bảo vệ đạo pháp của Ngài. Hiện nay Phật pháp trong thế nguy cơ, con nguyện cầu Ngài không bị tổn hại dù đến một mảy lông. Khi xưa Nhị Tổ chặt tay để cầu pháp, Lục Tổ vì bảo vệ Phật pháp nên ẩn tích trong nhóm thợ săn mười sáu năm trường. Con sẽ an tâm và không còn khắc khoải lo âu nếu Ngài noi gương các Tổ và đến Hương Cảng, xem như chuyến đi này không phải là vì sợ sệt mà chính là để bảo vệ Phật pháp và quảng độ chúng sanh

            Xin nắm lấy thời cơ.

            Pháp an,

            An Từ cẩn bái.”

Ít lâu sau Ngài Lai Quả hồi âm:

            “An Từ Đại sư quang giám,

Hôm qua tôi kính cẩn nhận được thơ của Đại sư. Một khi Đại-pháp đã được hoàn toàn hoằng hóa và hướng thượng, thì sá chi phân biệt xứ sở?

Khi thọ mạng con người chỉ còn dài khoảng mười năm, tôi dự định sẽ trở lại thế giới Ta-bà này để quảng tuyên Đạo-tràng Pháp-khí, gieo trồng lối sống Tu viện làm trường cột. Là con cháu của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chỉ cần chân thật tu hành, nào có sá chi khi phải đương đầu với ngại hiểm. Xin Ngài an tâm. Sau cùng kính chúc Ngài pháp đạo an.

            Lai Quả thủ bút.”

Từ nội dung thơ của Hòa Thượng Hư Vân, chúng ta thấy rõ Ngài không quản khó nhọc, khổ tâm lo trùng tu các đạo tràng, tu viện cùng bảo hộ Tăng-đoàn. Thơ của thiền sư Lai Quả đã thể hiện ý chí vì pháp quên thân. Chính hai vị Đại Sư thiền tông này đã phục hưng Phật giáo với tinh thần đại vô úy, khiến nhiều người khâm kính. (còn tiếp)

Tu Bi Tri Benh
Tu Bi Tri Benh
tên hình
tên hình
tên hình
tên hình
Tu Bi Tri Benh
Tu Bi Tri Benh
Tu Bi Tri Benh