Giới thiệu
nh điển hình
Vu Lan 2007003
Cảnh đẹp66
Cảnh đẹp67
Cảnh đẹp68
Cảnh đẹp69
Cảnh đẹp70
Cảnh đẹp71
Cảnh đẹp72
Cảnh đẹp73
Cảnh đẹp74
Cảnh đẹp75
Cảnh đẹp76
Cảnh đẹp77
Cảnh đẹp78
Cảnh đẹp79
Cảnh đẹp80
Cảnh đẹp81
Cảnh đẹp82
Cảnh đẹp83
Cảnh đẹp84
Cảnh đẹp85
Cảnh đẹp86
Cảnh đẹp89
Cảnh đẹp90
Cảnh đẹp91
Cảnh đẹp92
Cảnh đẹp93
Cảnh đẹp94
Cảnh đẹp96
Cảnh đẹp97
Cảnh đẹp98
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp99
Cảnh đẹp100
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
sơn thuỷ hữu tình
TÌM KIẾM
Chùa Kim Quang giới thiệu
Troi Nguoi Deu Vui
Troi Nguoi Deu Vui
Troi Nguoi Deu Vui Troi Nguoi Deu Vui
Troi Nguoi Deu Vui
Troi Nguoi Deu Vui Troi Nguoi Deu Vui
Sự nghiệp và hoằng hoá của H.T Tuyên Hoá (tiếp theo 5)
Troi Nguoi Deu Vui
Troi Nguoi Deu Vui
Troi Nguoi Deu Vui


54- Trời người đều vui.

 
Troi Nguoi Deu Vui






 

Lễ Khánh Thành Thiền Viện Từ Hưng 

Đầu mùa Xuân 1954, công trình sửa chữa nhà khách và phòng ốc của tòa biệt thự được hoàn mãn. Nhân vía Bồ Tát Chuẩn Đề ngày 16 tháng 3, Lễ KhánhThành Thiền Viện Từ Hưng và Lễ An vị Tây Phương Tam Thánh đã được cử hành. Buổi lễ cũng nhằm để đánh dấu việc hoàn tất bên cánh trái thiền viện Từ Hưng, nên Chùa tổ chức lạy Đại Bi Sám trong ba ngày liên tiếp và dự định tối ngày 15 sẽ cử hành Đại lễ Cứu Khổ Ngạ Quỷ.

 

Bấy giờ đang lúc giao điểm giữa hai mùa Xuân Hạ, nên trời mưa tầm tả và sương mù miền núi lan tỏa khắp vùng khiến cho phong cảnh tựa hồ như đang bị một màn lụa trắng bao phủ. Lúc đó, người ta không thể thấy được gì quá ba thước. Vì dự bị tổ chức đại lễ ngoài trời vào ngày 16 tháng 3, nhưng đến ngày 14, 15 thời tiết vẫn xấu như vậy nên ai nấy đều lo ngại cho cuộc đại lễ sẽ bị đình chỉ, nên khi Ngài bảo các vị công quả nhà bếp chuẩn bị thức ăn cho một ngàn người, họ thưa rằng mưa dầm như vậy thì chắc không có ai đến được. Ngài quở là họ không có đức tin và bảo cứ y lời mà lo liệu thực phẩm. Trong lúc đó mưa vẫn rơi khiến những con đường đất lại càng sình lầy, trơn trợt hơn. Đến xế chiều ngày 15 Ngài nói: “Tốt hơn là trời nên tạnh mưa ngay để đường lộ có thời giờ khô ráo trước khi cử hành đại lễ, và ngày mai nên có chút mây che mát để không quá nóng bức cho các vị leo núi đến đây.” Quả nhiên sau đó không lâu thì trời bổng ngưng mưa, chiều xuống mặt đường được khô rang khiến ai nấy cũng đều vui mừng hớn hở.

Troi Nguoi Deu Vui

Hình chụp tại chùa Từ Hưng, trong hình có hào quang hình chùy Kim Cang xuất hiện

Vào sáng ngày 16, đại lễ được cử hành đúng như dự tính, nhờ những đám mây nhẹ làm giảm bớt sức nóng của ánh nắng mặt trời và những làn gió thổi mát rượi nên đã khiến cả ngàn thiện tín tấp nập tụ họp về dự lễ, dùng trai, chánh điện chật ních người, đúng như lời Ngài đã nói.

Dân địa phương tại đảo này cho biết là lễ Khai quangThiền viện lần đó đã phá kỷ lục về nhân số tham dự so với nhiều thế kỷ qua.

Nữ cư sĩ Đàm Quả Thức, sau khi tham gia đại lễ, viết bài tường thuật như sau:

Khi lễ khánh thành Thiền viện Từ Hưng kết thúc, có khoảng một trăm Phật tử đã ở lại tham dự tiếp khóa thiền ba ngày - 17, 18 và 19. Mọi người đều dậy sớm để hành thiền trong khí trong lành yên tịnh ở miền núi nên đều cảm thấy an lạc vô cùng.

Mặc dù núi rừng tĩnh lặng, hỗ trợ mạnh mẽ cho việc tu tập thiền quán, nhưng trong một sớm một chiều, thiền sinh khó mà rủ sạch hết các vọng niệm. Nguyên là Ngài đã dặn ban trai soạn chuẩn bị thức ăn cho khoảng một ngàn người nhưng họ đã nấu quá số dự trù vì không kinh nghiệm nên sau buổi lễ thức ăn còn dư rất nhiều; và được dùng làm bữa cho ngày mở đầu của khóa thiền. Mặc dầu bụng đói nhưng thiền sinh vẫn ngửi ra mùi thiu của các thức ăn thượng hạng để cách đêm cộng thêm khí nóng mùa hè. Vì Ngài rất cần kiệm không muốn phung phí bất cứ một thứ gì nên ngoài việc dạy các đệ tử khi ăn nên quán tưởng Năm Pháp Quán để tự xét xem mình có xứng đáng thọ hưởng thực phẩm này hay không? Ngài cũng dạy những người làm việc trong bếp không nên vứt bỏ bất cứ những gì có thể ăn được... và thức ăn dư trong ngày, tuyệt đối phải dùng ngay vào ngày hôm sau vì Chùa không tủ lạnh.

Mọi người đã ngồi vào bàn ăn nhưng họ cứ nhìn vào các đĩa thức ăn rồi nhăn mặt châu mày. Ngài thấy rõ những vọng tưởng phân biệt đang khởi lên trong tâm họ và nghĩ rằng: Họ thà chịu đói còn hơn là ăn những thức ăn này, thế thì thức ăn chắc sẽ bị đổ đi mất. Ngài bèn ngồi vào bàn đặt sẳn cho mười người rồi bắt đầu ăn như không chuyện gì xảy ra. Khi ăn xong đĩa thứ nhất, không chút ngần ngại, quay qua chỗ thứ hai, và cứ như thế Ngài tuần tự ăn hết hết mười đĩa một cách ngon lành. Đa số thiền sinh cảm thấy hỗ thẹn trước hành động của Ngài nên vội vàng cầm đũa và ăn phần của mình. Nhờ vậy mà thức ăn dư của buổi lễ hôm trước miễn bị bỏ phí.”

Cư sĩ Chứng Huệ đã mô tả công việc trùng tu Thiền viện Từ Hưng như sau: “... Mùa Xuân năm 1951, sau khi Chùa Tây Lạc Viên được kiến lập trên đỉnh Mã Sơn ở Hương Cảng, Ngài phát nguyện sẽ tạo dựng đại tùng lâm có thể quy tụ một số lớn chư Tăng về cùng nhau tu học. Vì nguyện lực của Ngài thật rộng lớn không thể nghĩ bàn này nên sau hơn sáu năm lao nhọc ngày nay Thiền viện Từ Hưng, một đạo tràng vĩ đại đã được hoàn thành.

Trong suốt khoảng thời gian trùng sửa Thiền viện, Ngài đã quên ăn mất ngủ, mỗi sáng sớm dù sương mù, mưa dầm, gió bấc... đều đến Thiền viện tương lai lo sắp đặt vật liệu, công nhân, tiếp tế thực phẩm... không việc gì Ngài không để tâm lo.

Mặc dù lúc đó có nhóm cư sĩ luôn tận tâm hộ trì, nhưng thật khó mà thành tựu được một đạo tràng uy nghi to lớn như vậy nếu không có ý chí quyết tâm và nguyện lực của Ngài.

Ngày nay Thiền viện Từ Hưng gồm Đại Hùng Bảo Điện, nhà khách, trai đường, một tịnh thất, và một nhà bằng cây. Bên trái là Hàng Long Thạch và bên phải là Phục Hổ Tuyền.Thiền viện được kiến trúc thật tuyệt vời với những bức tường màu trắng xen lẫn những hàng cột màu đỏ, bao quanh bởi núi non hùng vĩ. Có thể nói là Thiền viện mượn sắc khí thiêng liêng của trời đất làm cho cảnh trí thêm phần trang nghiêm vượt hẳn cả phong cảnh thiên nhiên và không thua kém Tứ Đại hoặc Bát Tiểu danh sơn bên Lục Địa và cũng tương tự như Tu viện Nam Hoa của Ngài Lục Tổ.”

Một biến cố đã xảy ra trong thời gian tu viện được tái thiết như chúng ta hẳn biết rằng khi một đạo tràng mới được thành hình thì chắc chắn là Ma vương sẽ phẫn nộ. Năm 1953, lúc đang tiến hành công trình tu sửa thì có một con rắn độc đầu đỏ mình xanh xuất hiện. Lần đầu các Thầy bắt nó bỏ vào thùng rồi đem đi thả ở một nơi xa đến mấy dặm. Nhưng trước khi các Sư trở lại công trường thì mọi người đã thấy nó bò qua bò lại trên khu đất của tu viện. Họ lại bắt nó đem đi thả ở chỗ xa hơn, nhưng nó lại xuất hiện và cứ trở về Chùa nhiều lần như vậy.

Troi Nguoi Deu Vui

Rồng vàng trên phiến đá Hàng Long

 

Có lần, họ đem con rắn đi thật xa để thả nhưng khi mở nắp thùng thì không thấy nó đâu cả. Người thả rắn lấy làm lạ bèn trút thùng xuống và gõ nhẹ vào thùng thì thấy chỉ nửa thân mình rắn rơi ra. Khi người này trở lại công trường thì rắn kia lại hiện nguyên thân, và bò đến trước Phật điện ngóc đầu thè lưỡi cuốn mình xoắn lại như cái lò xo.

 

Troi Nguoi Deu Vui

Hòa Thượng bên cạnh rồng đá tại Chùa Từ Hưng

Lúc Ngài ở Mãn Châu đã có mười con rồng đến Quy y ngay dưới pháp tòa của Ngài. Rắn thuộc giòng rồng vì vậy Ngài đã tự tay chạm khắc trên phiến đá Hàng Long ở bên trái, phía sau viện Từ Hưng thành hình một con rồng vàng nhe nanh, múa vuốt chừng như sắp sửa muốn bay. Từ khi rồng vàng được khắc thành thì con rắn độc cũng không bao giờ trở lại nữa. Thế nên đạo đức có thể chiến thắng Ma vương và sự thành tâm lúc nào cũng được cảm ứng. Nếu nay rắn độc đã không còn đến quấy nhiễu đạo tràng thì ma quỷ cũng có thể trở thành hộ pháp.

 
Troi Nguoi Deu Vui

Cầu đá hình cánh cung bên trên Phục Hổ Tuyền

Phục Hổ Tuyền là một giòng suối từ trên núi chảy xiết xuống ngang phía trước Chùa và dẫn dài khoảng mấy dặm. Vào mỗi mùa mưa, thường có những trận lụt gây nhiều trở ngại cho khách đi đường, nên ngay chỗ giòng suối băng qua con đường của khu vườn kỷ niệm Đạo Tràng Linh Sơn tức khoảng nửa con đường từ Thiền viện Từ Hưng xuống núi, Ngài đã cất một cây cầu đá hình cánh cung, và dưới cầu Ngài cho đào một cái ao để phóng sanh, đồng thời tạo môi trường thích hợp cho các sinh vật dưới nước sanh sôi phát triển.Từ đó nguồn nước có chỗ thông nên nạn ngập lụt không còn làm khó khách bộ hành nữa.

Những công trình xây dựng như trên có thể chứng nghiệm rằng người khởi xướng trùng tu thiền viện Từ Hưng đã tiên liệu mọi việc thật chu đáo. Ngài cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho mọi pháp môn được hành trì; đồng thời tạo duyên cho những ai có tâm đạo đều có thể quy tụ về đạo tràng này, tựa hồ như những áng mây kéo đến từ ngàn phương xa, và thành quả họ gặt hái được sẽ viết lên những trang sử sáng chói cho tiền đồ Phật giáo.

 

55- Quỷ ma tùy hỷ.

Vào rằm tháng 7 năm 1954 ngày chư Phật hoan hỷ, Ngài tổ chức Đại lễ Vu Lan trong 3 ngày (13, 14, 15) tại Chùa Từ Hưng và đã có nhiều Tu sĩ cùng tín chúng tham gia đông đảo.

Khi Pháp hội Vu Lan sắp hoàn mãn thì có khoảng hơn ba mươi người như Tỳ Kheo Hằng Việt, nữ cư sĩ Quả Căn, Quả Toàn...thỉnh cầu Ngài truyền giới cho người quá vãng (giới U Minh.) nguyện cầu cho tổ tiên, thân bằng, quyến thuộc của họ được thoát khỏi khổ trầm luân trong đường địa ngục, ngã qủy. Ngài đáp ứng lời khẩn cầu của họ và lập bàn thờ tại nhà khách vào lúc 9 giờ rưỡi tối đó.

Sau khi cung thỉnh chư Hiền Thánh, Ngài lên tòa ngồi, đột nhiên từ bốn phía giới tràng lại vang lên những tiếng người nhao nháo, lúc đó khoảng 10 giờ tối; Mọi người biết rõ đó chính là tiếng của những vong linh quá cố tùy hỉ kéo đến thọ giới. Lúc đó Pháp sư Hằng Việt đang nâng cao bài vị phụ thân quỳ trước giới đàn cũng đã thấy cha mình hiện rõ trước mặt.

Trong khi đó hai cư sĩ: Đàm Quả Chánh và Văn Quả Thù lên lầu về phòng nghỉ sớm định sáng mai sẽ xuống núi để kịp đáp chuyến tàu 7 giờ về Hương Cảng. Hai người vừa mới đóng cửa phòng định lên giường nghỉ, họ bỗng nghe có nhiều tiếng người lao xao cùng những bước chân chạy tán loạn bên ngoài hành lang. Thoạt đầu họ nghĩ rằng, chắc có một đoàn người vừa đến chùa và đang đi lên cầu thang để nghỉ qua đêm nên hai cô hé cửa xem thử những ai đã đến, nhưng chỉ thấy hành lang hoàn toàn vắng lặng không một bóng người. Hết sức phân vân họ đóng cửa lại, thì tiếng ồn ào lại vang lên như trước. Lúc bấy giờ họ chợt nghĩ ra không lẽ đó là tiếng của ma quỷ đang đi, nghĩ đến đây cả hai đều sợ phát run.

Cùng lúc ấy đệ tử Ngài là Pháp sư Hằng Định đang một mình tĩnh tu trong một tịnh thất nhỏ cách chánh điện khoảng hơn một trăm thước. Bên cạnh của thất này là con đường mòn thẳng xuống núi; vì vậy những người khi lên hoặc xuống núi đều phải đi ngang qua cửa am này.

Khoảng 10 giờ rưỡi tối, Thầy nghe rõ có tiếng chân của một đoàn người đang đi xuống núi ở ngoài cửa am. Thầy lại nghe họ vừa đi vừa nói chuyện, thỉnh thoảng lại có người phát tiếng cười to. Thầy thầm nghĩ: Ồ! chắc có một nhóm Phật tử đã lên Chùa dự lễ xong nên kéo nhau về nhà vì lúc đó trăng rằm chiếu sáng lối đi.

Sáng hôm sau, Thầy Hằng Định và hai cô cư sĩ thuật lại những việc đã nghe thấy đêm trước cho đại chúng. Mọi người đều cảm thấy thật linh kỳ vì hai sự việc này đều có liên quan mật thiết với nhau.

 

56- Ma chướng của người tu Đạo.

Hồng Kông là nơi sinh hoạt về đêm, đời sống vật chất đầy cám dỗ, trụy lạc. Đã có nhiều vị xuất gia vì không đủ định lực nên khi đến Hồng Kông gặp cảnh đô thị đèn màu, náo nhiệt

liền bị tiêm nhiễm và quên mất lý do tu đạo của mình, đa số dùng việc Tụng Kinh, Bái sám mong hầu đánh đổi đồng tiền để mua cất nhà cửa.

Đúng như lòng mong mỏi của Ngài là tạo nơi thích hợp để khuyến tấn chúng Tăng cùng nhau chuyên tâm tu đạo nên Thiền viện Từ Hưng được lập thành và vào mỗi mùa Đông Ngài lại tổ chức một khóa thiền thất kéo dài mười tuần liên tiếp. Vì Thiền viện tọa lạc trên hòn đảo Từ Sơn cách Cửu Long Hương Cảng khoảng ba giờ đường tàu, lại thêm con đường dốc mòn dẫn thẳng lên đỉnh núi mới đến nơi nên rất hiếm người qua lại. Nhưng với những tòng xanh cùng suối thác ở đó dễ khiến người tu ngộ cảnh vạn vật chuyển biến vô thường.

Ngài có một sư điệt gọi Ngài là sư thúc, từ Đông Bắc, Trung Hoa sang Hương Cảng, tuy xuất gia mà giới luật không tinh nghiêm, tâm đạo không vững vàng nên Ngài vẫn thường khuyên răn, nhắc nhở Thầy ấy. Có lần vị sư điệt này muốn biểu thị cho Ngài xem sự dụng công của mình nên thỉnh phép được đả thất Bát Chu. Ngài rất vui mừng khi thấy có người phát tâm tu hành nên từ Chùa Từ Hưng khoảng nửa dặm, Ngài đặc biệt cất lên một tịnh thất riêng cho ông sư điệt tu pháp Tam muội Bát Chu trong chín mươi ngày. Bát Chu là tiếng Phạn, dịch ra là “Phật Lập” tức Phật đứng, vì khi hành pháp môn tam muội này, ngay trong lúc nhập định, hành giả sẽ thấy được chư Phật hiện ra trước mặt. Tông Thiên Thai còn gọi pháp tam muội Bát Chu là Thường Hành Tam Muội, có nghĩa là liên tục niệm Lục tự Di Đà, sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật” không gián đoạn. Pháp tu này thật hết sức khó khăn, hành giả sẽ không ngồi, không nằm ròng rã suốt chín mươi ngày. Bên trong tịnh thất toàn nhiên không có bất cứ một đồ vật nào.

Những hậu quả mà hành giả thường gặp phải và không sao tránh khỏi như bị sự đau nhức nơi ống chân, hai bàn chân sưng vù lên, thần kinh bị căng thẳng đến cùng cực và sức lực tưởng chừng như kiệt quệ. Mặc dầu phải trải qua những thử thách như vậy, hành giả vẫn phải tiếp tục bước đi, vì nếu bị vấp té thì coi như hỏng cả khóa tu. Trong lúc hành trì pháp môn này nếu như hành giả, bỗng nhiên bị xây xẩm mặt mày thì có thể dừng lại và đứng yên một lát, sau đó cử động cánh tay trước, rồi tiếp tục bước trở lại. Nếu hành trì pháp tam muội Bát Chu này một cách tinh tấn thì sẽ điều hòa được ba nghiệp thân, khẩu, ý, giúp hành giả có thể nhập định “Bát Chu Tam Muội” và sẽ thấy được chư Phật khắp mười phương. Lúc bấy giờ hành giả sẽ thấu rõ được chân tâm và đạt thành tuệ giác.

Một ngày nọ đang ngồi tĩnh tọa tại Từ Hưng Thiền Tự, Ngài chợt nghe tiếng niệm Phật của ông sư điệt vang lên như la hét, âm thanh càng lúc lại càng gấp tựa như sắp đứt hơi. Ngài hiểu rõ sự việc nên lập tức đến mật thất thì thấy ông sư điệt vừa to tiếng niệm Phật vừa chạy vòng vòng như phát cuồng, lúc Ngài bước vào thì Thầy ấy ngã quỵ xuống, Ngài liền bảo: Phật A Di Đà đã đi rồi! Mà cũng chẳng có Phật nào đâu, đó chẳng qua là con trâu nước to tướng đó thôi!

Nguyên là lúc Ngài vừa bước vào Thất thì Thầy đó không còn thấy Đức Phật A Di Đà nữa, thay vào đó Ngài thấy có một con trâu lớn đi trước ra chiều thúc giục Thầy ấy. Tại sao trâu nước lại có thể hiện ra thành Phật A Di Đà? Vì Thiên ma và ngoại ma cũng có phép biến hóa, giả dạng giống y như Phật, Bồ Tát để mê hoặc người tu.

Phật với Ma chỉ khác nhau trong lằn tơ kẽ tóc, thế nên đường tu đạo, chúng ta thường gặp nhiều cảnh giới do ma hóa hiện để chướng ngại sự tiến tu của chúng ta khiến chúng ta khó mà phân biệt được chân hay giả. Vì vậy người tu đạo nhất định phải đoạn trừ tham sân si, không tham lợi dưỡng, cũng không tham được thấy Phật, Bồ Tát. Ngày thường phải trì giới để có một nền móng vững chắc và từ sự trì giới sẽ sanh định, có định lực thì tự biết đối phó với mọi cảnh giới, không bị cảnh giới dao động. Trong cuốn “Khai Thị Lục” Ngài dạy chúng ta cách đối phó cảnh giới như: Bất luận dù gặp cảnh giới nào đi nữa chúng ta cũng không được sanh tâm hoan hỷ hoặc sanh tâm lo sợ nên nhớ lấy! nhớ lấy! Ngài lại bảo:

Nếu gặp ma cảnh đến khảo nghiệm thì chúng ta cũng nên biết cách khảo nghiệm lại và suy xét kỹ xem đó có phải là cảnh giới thật hay do chúng ma giả dạng. Vậy chúng ta phải dùng phương pháp nào đây? Chính là niệm A Di Đà Phật không gián đoạn; niệm cho đến nhất tâm bất loạn không cho khởi lên một vọng niệm nào như vậy ma cảnh dần biến mất và cảnh giới thật sẽ hiển bày càng lúc càng rõ. Có một số người tu thiền không hiểu phương pháp này cho nên bị tẩu hỏa nhập ma khiến tổn hao đạo nghiệp tu hành bấy lâu nay!”

Nhân vì Thầy ấy vừa mới khởi sự đả thất Bát Chu chỉ được vài ngày mà lại nôn nao tham ước được Phật A Di Đà đến gia bị nên xả mạng để truy cầu. Đây chính là điều tối kỵ của người tu. Cũng may Thầy được một vị Thiện tri thức ở gần bên thường để tâm quán sát nên đã kịp thời chỉ chỗ sai lầm, bằng không Thầy này sớm muộn gì cũng trở thành quyến thuộc Ma Vương.

Một kiếp trước đây ông sư điệt này từng là một con bò cần mẫn kéo cày cho một Tu viện, nhờ công đức siêng năng làm việc cho Chùa nên tái sanh làm người và lại còn được xuất gia tu đạo. Tuy nhiên phần lớn còn tập khí và bản tánh của bò từ quá khứ nên mới triệu lại một con trâu nước yêu quái có giòng giống tương quan để tiện bề quấy phá đạo nghiệp của Thầy. Mặc dầu Thầy không bị ma nhập nhưng khóa Bát Chu thất đã không thành.

 

57- In kinh tạo tượng.

Kinh Phật cốt dùng hoằng dương giáo pháp là công cụ lợi sanh, Kinh điển có giá trị vô vàn ví như ngọn đuốc sáng trong đêm tối; nếu nhân gian không có Kinh Phật sẽ như trong đêm khuya dài dẳng không một ánh đèn. Vì vậy phiên dịnh ấn hành kinh điển khiến ba giáo tạng lưu hành trên thế gian là công tác đầu tiên trong việc cứu độ chúng sanh.

Trong từng giờ từng khắc Ngài đã không quên bi nguyện hoằng pháp, lưu thông Kinh điển nên Ngài đã ấn hành Phẩm Phổ Môn, Kinh Địa Tạng, Kinh Kim Cang, Kinh Lăng Nghiêm...để phân phát khắp nơi.

Ngài đã không quản ngại ra công tuyển chọn họa sĩ thiện nghệ để chính thức giao phó trách nhiệm minh họa lại Lịch sử Lão Hòa Thượng Hư Vân. Tác phẩm này đã được trình bày qua hai ngàn bức họa tuyệt tác. Đạo đức cao vời, hạnh nguyện cao cả, sự lao tác cùng tinh lực phi thường của Hòa Thượng đã được chính tay Ngài viết qua những bài kệ tán thán, bao gồm mười ngàn chữ. Đây là quyển Thánh nhân truyền ký “Hư Vân Lão Hòa Thượng Họa Truyện Tập” chúng ta không thể không tham khảo. Hòa Thượng Hư Vân đã được diễn đạt như một Đạo sư gương mẫu muôn đời cho đoàn hậu học mai sau.

Ngoài việc xây cất những đạo tràng mới, Ngài tiếp tục bảo trợ việc đúc tượng Phật, Bồ Tát và các vị Hộ Pháp. Ngài không ngại về khoản chi phí lớn để mời các điêu khắc gia, thợ giỏi để đúc tượng cùng sơn son thếp vàng làm hiện rõ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẽ đẹp tuyệt vời của đức Như Lai; thuận tạo duyên cho chúng sanh khi chiêm ngưỡng tượng Phật sẽ phát Đại tâm lập Đại nguyện, hoặc đảnh lễ hoặc quán chiếu những nét trang nghiêm vào tâm khảm để vững lòng tu trì tinh tấn.

Khi vừa đến Hồng Kông Ngài đã cho đúc tượng đức Bồ Tát Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn để xưng tán đức hạnh Bồ Tát và sự hành trì pháp Đại Bi. Bức tượng đã được tín chúng rất mực kính quý và trong những năm sau đã có nhiều Pháp sư xin mẫu để đúc thêm.

Ngoài ba tượng Ngài đã cho đúc để thờ tại Chùa Tây Lạc Viên và ba tượng khác tại Thiền viện Từ Hưng, Ngài còn cho đúc và thếp ba vị Phật Thích Ca, Dược Sư và A Di Đà cùng các tôn tượng Hộ Pháp Vi Đà, Già Lam. Ngài còn đích thân chú tượng Đức Phật A Di Đà tại Thiền viện Chân Như, đạo tràng của Lão Hòa Thượng Hư Vân tại núi Vân Cư. Ngài cũng đã đúc tượng Đức Lục Tổ Huệ Năng, tượng Đức Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân, và tượng Đức Phật A Di Đà tại Tu viện Chí Liên Tịnh Uyển ở Hương Cảng. Trên bốn phía chánh điện của Vạn Phật Thành ở Mỹ Quốc là mười ngàn tượng Phật Thích Ca lớn nhỏ đều do chính tay Ngài đã đúc thành hơn mười năm qua; trong nhiều đêm không ngủ để khắc từng tượng một và còn đặt tóc của Ngài vào mỗi tượng nũa. Ngài kể lại:

- Lúc đầu mới tới Mỹ tôi tự hỏi, “Tôi  đến phương Tây này để làm gì? Nên phát đại nguyện là muốn làm một điêu khắc gia để khắc ra những vị Phật sống, Bồ Tát sống, Tổ Sư sống. và tôi còn muốn hóa toàn bộ chúng sanh trên thế giới thành ra những vị Phật sống, Bồ Tát sống và những Tổ Sư sống.”

Ngài thường nói:

Chỉ cần giữ giới cho thanh tịnh, nghiêm túc tu hành, thuyết giảng giáo lý cho hợp lẽ đạo, bố thí vô ngã và làm lợi cho Phật pháp. nếu quý vị giữ gìn đạo hạnh, thì việc người đời bàn tán về các vị không có quan trọng vì chính các vị nhận thức được đâu là chân, đâu là giả.”

Vì vậy Ngài đã không nề gian khổ phát đại lượng tâm in kinh ấn tống, tô đắp tượng Phật, Bồ Tát khiến ngôi Tam Bảo mãi được hưng long. Đây là mục đích trọng yếu trong cuộc đời Ngài.

 

58- Phật Giáo Giảng Đường.

Nữ cư sĩ Dư Quả Mãn trước kia thường bái viếng Ngài tại Động Quán Âm nhưng từ lúc Ngài rời khỏi động bà bặt tin tức về Ngài. Bà đã cố gắng dò hỏi tông tích của Ngài trong nhiều năm qua nhưng chẳng có kết quả gì.

Năm 1956, Quả Mãn bị gẫy xương bàn tay đến nhờ Bác sĩ đông y chữa trị, khi Bác sĩ  ấy kê toa “Long Cốt”  tức xương rồng làm thuốc thì Quả Mãn phản đối:

- Thưa Bác sĩ tôi không dùng thứ này được vì tôi đang ăn chay.

Bên cạnh bà là một bệnh nhân khác, đệ tử Ngài tên Diêu Quả Bạch nghe thế liền hỏi: - Thầy của bà là ai?

- Tôi chưa Quy Y nhưng tôi đã từng gặp một vị Pháp Sư đức độ, chân chánh tu hành tại núi Phù Dung, Động Quán Âm nhưng nay tìm mãi mà tôi vẫn không biết Ngài đang ở đâu?

- Vị Pháp Sư đó người ra sao?

- Ngài thường đeo chuỗi hạt trầm hương và trên ngực có một loạt sẹo khắc chữ Vạn!

- A! là Thầy của tôi đấy!

Đối đáp một hồi Quả Mãn đã vui mừng khôn xiết vì tìm ra được tăm tích Ngài. Ngay hôm sau Bà cùng với Quả Bạch đến Chùa Tây Lạc Viên; thân bà to béo nhưng không quản mệt nhọc bước lên hơn ba trăm nấc thang nhất định bái kiến Ngài, lần này bà không bỏ qua cơ hội xin thọ Quy y và sau đó cả gia đình bà cũng Quy y Tam Bảo.

 

Troi Nguoi Deu Vui





 

Troi Nguoi Deu Vui

Hòa Thượng tại Phật Giáo Giảng Đường 

Bà và một số Phật Tử khác đã đắc lực ủng hộ Ngài trong việc hoằng dương Phật pháp cùng phát tâm mua trọn tầng lầu thứ mười hai của một cao ốc tọa lạc tại Happy Valley cạnh vùng đua ngựa của trung tâm thành phố Hương Cảng để dựng đạo tràng mới, làm nơi thuận tiện cho các Phật tử tu hành. Vì thế năm 1956 Phật Giáo Giảng Đường được thành lập. Nơi đây Ngài giảng kinh thuyết pháp và tổ chức những sinh hoạt Phật giáo khác đã được tín chúng cùng khách viếng thăm đến đông đảo cho đến ngày nay. Nguyên cả một bức tường của Giảng Đường gồm toàn cửa sổ nên ánh nắng chiếu sáng cả Giảng Đường. Giảng Đường được nằm ở tầng cao nhất nên người ta có thể lên mái phẳng của cao ốc một cách dễ dàng và họ còn trồng rau, kiểng và hoa để cúng Phật.

Chính Ngài thường chuyển pháp luân qua những buổi thuyết giảng, Ngài cũng khuyến khích và huấn luyện cho chư đệ tử luân phiên diễn giảng vào mỗi cuối tuần.

Lúc những Phật tử trẻ thuần thành không đến được thì có lão cư sĩ Hồ Quả Vi đã ngoài sáu mươi tuổi cũng ra tham gia buổi giảng và còn vì đại chúng làm một bài thơ Tịnh Độ:

 Diêu chỉ Tây Phương lạc nhật biên

 Nhứt điều quy lộ trực như huyền

 Khứ thời bất dụng xuyên hài miệt

 Bộ bộ liên hoa đóa đóa sanh

Tạm dịch:

 Tây Phương xa thẳm tận chân trời

 Một nẻo dây đàn thẳng đến nơi

 Khi đi chẳng nệ mang giày vớ

 Mỗi bước hoa sen nở dưới chân.

Chúng ta chớ nên cười bà, bà chính là mẹ của Lý Quả Viễn (Xin xem bài 43- Người tin được cứu.) Từ ngày được Quy y, bà đã chưa từng rời chuỗi tràng mà niệm Phật miên mật. Khoảng đầu năm 1962, bà đi thăm bà con và các bạn thân mà Bà đã lâu chưa gặp lại, xong về nhà Bà an tường ra đi. Ngài từng nói:

- Biết thuyết pháp không bằng biết nghe pháp, biết nghe pháp lại không bằng biết hành trì.

Bà Hồ quả là một gương sáng đáng cho chúng ta noi theo!

Troi Nguoi Deu Vui 

 

59- “Bạch Thủy Tuyền Trung Nhất Đại Thiên”.

Sau khi Giảng Đường được thành lập thường có nhiều người đến viếng thăm Ngài kể cả các vị Tu sĩ có tiếng. Lần nọ có Pháp sư Nguyệt Khê để tóc dài tu hạnh đầu đà và xưa kia đã từng đốt ngón tay cúng dường Phật. Sư đến Phật Giáo Giảng Đường tham bái Ngài, Ngài bảo:

- Pháp sư, tôi có câu đối liễn này, nếu Thầy đáp được tôi sẽ xưng Thầy là Trưởng Lão chân tu, bằng không đáp được thì tôi sẽ gọi là Lão Ma Vương. Thầy nghe kỹ đây,

Bạch thủy tuyền trung nhất đại thiên.”

Chữ thứ nhứt Bạch và chữ thứ hai Thủy hợp lại thành chữ Tuyền.

Chữ thứ tư nằm chính giữa câu cũng là chữ Trung.

Chữ thứ năm Nhất nhập với chữ thứ sáu Đại ra chữ Thiên.

Muốn đối lại câu trên, Pháp Sư này phải tìm cho ra những chữ vừa đối và vừa có cấu trúc tương tợ. Cả nửa giờ sau lão Pháp sư ấy chỉ biết lấy tay xoa đầu không đối đáp nổi. Ngài liền thuyết thêm một bài kệ giáo huấn Lão như sau:

Bồng thủ cấu diện Lão Ma vương

 Đáo xứ linh nhân thuyết đoạn trường

 Phóng hạ, vật phóng hạ?”

Tạm dịch:

Đầu bù mặt bẩn Lão Ma vương,

Đến đâu đều khiến chúng than phiền.

Xả bỏ, sao không cố xả bỏ?

Không đáp được câu đối, Pháp sư Nguyệt Khê bèn chuẩn bị cáo từ, Ngài đưa ông ra tới tận của rồi nắm lấy búi tóc dài của ông kéo xuống buộc ông ta phải quỳ xuống và Ngài trừng nhìn ông nói:

- Này Lão Ma vương xem thử ông có bao nhiên thần thông để thoát khỏi trận này? Ông có tài cáng gì thì cứ trổ ra đi, mau lên, mau lên!

Tại sao Lão Pháp Sư kia phải bị trừng trị đích đáng như vầy? Bởi xưa khi vừa đến Hương Cảng, Ông ta đã tuyên bố rằng ông chính là Thầy của Hòa Thượng Hư Vân và có nhiều thần thông thâm hậu. Rất nhiều đệ tử của Ngài Hư Vân tưởng thật nên hết lòng cung kính, hộ pháp và cúng dường như vị Tổ của họ; và còn có một Đệ tử viết thơ báo tin cho Hòa Thượng là Thầy của Hòa Thượng đã đến Hồng Kông.

Ngài Hư Vân đáp:

- Tôi có nghe nói về Sư tóc dài đó... nên người đệ tử này nói là Thầy của tôi? Lão Hòa Thượng cũng không màng cải chánh: phải hay không phải là Thầy của Hòa Thượng; nhưng lá thơ này cho chúng ta thấy rõ là Phật tử ở Hồng Kông đã bị lừa to. Khi có người hỏi vặn, Pháp Sư Nguyệt Khê liền nổi nóng cho rằng:

- Lúc còn bé, Thầy các ông đã tới lạy và xin tôi cho xuất gia nhưng tôi không thâu... và đuổi đi chỗ khác, rồi thì ổng quỳ trước mặt tôi khóc ròng nước mắt nước mũi ràn rụa nhưng tôi vẫn không nhận.

Lúc bấy giờ Lão Hòa Thượng Hư Vân đã hơn trăm tuổi, là bằng chứng cụ thể cho chúng ta thấy được chuyện vô lý này do Pháp Sư Nguyệt Khê đã bịa ra. Giờ đây chúng ta thử xem ai sẽ là người có thể tiếp Lão đầu đà kia đáp câu đối của Ngài?

 

60- Sang Miến Điện triều Tháp.

Năm 1957, nhân viên Lãnh sự quán cùng Pháp quan Miến Điện là Trần Chấn Phú và Dư Trấn Đông đã đến Phật Giáo Giảng Đường thỉnh Ngài sang nước họ tham quan. Với nhã ý hợp nhất hai tông Đại Tiểu nhằm đoàn kết lực lượng Phật Giáo trên toàn thế giới nên Ngài đáp lời và dắt Quả Mật cùng đi. Hai Thầy Trò đã tham quan Trường Đại học Phật Giáo Pegu, triêu lễ Tháp Đại Kim và hướng dẫn hơn trăm tín đồ nhiễu tháp niệm Phật. Tại Chùa Thụy Phật, Ngài cùng chư tăng Miến Điện tọa thiền trước tượng Phật nằm nghiêng khổng lồ. Ngài đã tuyên dương hai phái Đại Tiểu thừa là đều đồng chí hướng -Tham Thiền Học Phật. Khi Ngài rời Miến Điện về Hương Cảng, chúng cư sĩ quỳ nơi sân bay bùi ngùi tiển chân Ngài, vì chỉ trong thời gian ngắn ngủi mà họ đã cảm nhận được lòng từ bi cũng như oai đức cao dày của một vị chân tu.  

Troi Nguoi Deu Vui

Hoà Thượng trước ngôi chùa Miến Điện

Troi Nguoi Deu Vui

Hoà Thượng cùng ngồi thiền với chư tăng tại một ngôi chùa Miến Điện

 

(Còn tiếp)

Troi Nguoi Deu Vui
Troi Nguoi Deu Vui
tên hình
tên hình
tên hình
tên hình
Troi Nguoi Deu Vui
Troi Nguoi Deu Vui
Troi Nguoi Deu Vui